Những câu hỏi liên quan
lương thanh thảo
Xem chi tiết

* Bố cục

Cảnh khuya

- Phần 1 (hai câu đầu): Cảnh khuya tại chiến khu Việt Bắc

- Phần 2 (hai câu cuối): tâm trạng nhà thơ

Rằm tháng riêng

- Phần 1 (hai câu đầu): cảnh đêm trăng tròn

- Phần 2 (hai câu cuối): hoạt động cách mạng trong đêm trăng.

Câu 1 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt

- Đặc điểm:

     + Mỗi dòng có 7 chữ

     + Mỗi bài thơ có 4 câu

     + Hiệp vần: Chữ cuối cùng của dòng 1- 2- 4

Ngắt nhịp: Câu 1: 3/4

Câu 2 và 3 ngắt nhịp 4/3

Câu 4 ngắt nhịp 2/5

Rằm tháng giêng: Toàn bài ngắt nhịp 4/3

Câu 2 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Hai câu thơ trong bài Cảnh khuya miêu tả cảnh trăng sáng

     + Tiếng suối so sánh giống như tiếng hát trong trẻo xa vọng trong đêm như tiếng hát: gợi sự ấm áp, gần gũi.

     + Hình ảnh đặc sắc trong câu thơ thứ hai gợi lên hình ảnh bức tranh với sự giao hòa của ánh trăng với cảnh vật

     + Với một từ “lồng” được sử dụng tới hai lần, nhấn mạnh vào sự hòa quyện giữa ánh trăng với dáng cây cổ thụ

→ Vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc huyền ảo, lung linh, vừa có hình ảnh lại có cả âm thanh êm ái, trong sáng.

Câu 3 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Hai câu thơ cuối bài: cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên

- Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên Tây Bắc tươi đẹp

- Câu thơ cuối cũng khắc họa hình ảnh vị lãnh tụ trăn trở, mất ngủ vì dân, vì nước của Bác

Câu 4 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Không gian được miêu tả trong bài thơ

     + Không gian rộng lớn của dòng sông và bầu trời, tràn ngập ánh sáng của trăng.

     + Hình ảnh ánh trăng: Tiêu đề của bài thơ đã nhấn mạnh tới vẻ đẹp của đêm trăng rằng, hơn nữa đây lại là mùa trăng đầu tiên trong năm chứa sự tinh khôi.

     + Sức sống mùa xuân: sông xuân, trời xuân, nước xuân

→ Cảnh đêm trăng được miêu tả vẫn phơi phới đẹp và đầy sức sống

- Cách miêu tả:

     + Không miêu tả chi tiết cụ thể

     + Đặc tả vào sự giao hòa giữa không gian trăng với cảnh vật

- Câu thơ thứ hai đặc biệt ở chỗ:

     + Ba chữ xuân nối tiếp: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên

     + Thể hiện sự tràn đầy sức xuân và sắc xuân đang trỗi dậy, chuyển động lớn dần

Bài thơ Nguyên tiêu gợi nhớ đến những câu thơ trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế

     + Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Trương Kế nói tới hình ảnh con thuyền trên sông nước.

Sự khác nhau:

     + “Người khách” ghé thăm tác giả là tiếng chuông chùa (Hàn Sơn)

     + “Người khách” trong bài Rằm Tháng Giêng là ánh trăng bát ngát, mênh mông, đượm tình

Câu 6 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Ra đời trong hoàn cảnh khó khăn khi vận mệnh đất nước đang trong tình thế hiểm nguy nhưng bài thơ Rằm tháng giêng vẫn tái hiện được phong thái ung dung của Bác

     + Phong thái ung dung khi thưởng thức vẻ đẹp của tự nhiên trong mọi hoàn cảnh

     + Hình ảnh trong cả hai bài thơ có vẻ cổ điển: con thuyền, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung

Cả hai bài thơ đều khắc họa hình ảnh người chiến sĩ Cộng sản yêu nước, hết lòng vì dân vì nước

Câu 7 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Cả hai bài thơ đều viết về trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài vẻ đẹp của trăng có nét riêng biệt khác nhau

     + Trong bài cảnh khuya vẻ đẹp ánh trăng đã được nhân hóa, trăng lồng vào bóng cây cổ thụ để in hình trên mặt đất.

     + Tiếng suối trong đêm trong trẻo, vang vọng như càng làm cho trăng trở nên thơ mộng hơn.

- Rằm tháng giêng miêu tả hình ảnh trăng xuân, mang không khí và sư vị của mùa xuân

     + Cảnh dòng sông trăng, con thuyền nhỏ trong sương khói

     + Sự đặc biệt phải nói tới chính là sự chan hòa của hình ảnh ánh trăng như đong đầy trên cả con thuyền.

Luyện tập

Một số câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên

Ngắm trăng

     Trong tù không rượu cũng không hoa

     Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

     Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

     Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Tin thắng trận

     Trăng vào cửa sổ đòi thơ

     Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

     Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

     Ấy tin thắng trận liên khu báo về

Thư Trung thu 1951

     Trung thu trăng sáng như gương

     Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

     Sau đây Bác viết mấy dòng

     Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung...

Khách vãng lai đã xóa
#Biinz_Tổng
3 tháng 11 2019 lúc 19:26

Vietjack and Loigiaihay xin hân hạnh tài trợ câu hỏi này!

#Choi_Tổng's

Khách vãng lai đã xóa
Lê Ngọc Thiện Nhân
3 tháng 11 2019 lúc 19:30

Câu 1 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Hai bài phiên âm được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt : gồm 4 câu, mỗi câu 7 tiếng, gieo vần chân ở câu 1-2-4. Với Cảnh khuya ngắt nhịp 3/4 (câu 1), 4/3 (câu 2 và 3), 2/5 (câu 4); còn Rằm tháng giêng ngắt nhịp 4/3 toàn bài.

Câu 2 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Hai câu thơ đầu bài Cảnh khuya miêu tả cảnh trăng sáng về khuya với cách so sánh thể hiện sự tinh tế tạo sự trẻ trung, gần gũi. Hình ảnh “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”, một không gian lung linh, huyền ảo, sống động ánh trăng.

Câu 3 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   - Hai câu cuối của bài Cảnh khuya biểu hiện sự say mê vẻ đẹp thiên nhiên của tác giả. Bác chưa ngủ không chỉ vì thiên nhiên mà còn vì tấm lòng lo dân lo nước.

   - Trong hai câu ấy có từ “chưa ngủ” được lặp lại, đó là nỗi băn khoăn về vận nước, đó là tấm lòng thiết tha vì dân vì nước.

Câu 4 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    Rằm tháng giêng miêu tả một không gian rộng lớn với bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng được miêu tả khái quát từ gần tới xa, từ thấp lên cao.

   - Câu thơ thứ hai lặp lại ba lần chữ “xuân” thể hiện sự tràn đầy sắc xuân, sức xuân, sức sống ùn ùn trỗi dậy, mùa xuân chuyển động lớn dần, lớn dần.

Câu 5 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Bài Nguyên tiêu gợi nhớ đến bài thơ Phong kiều dạ bạc của Trương Kế trong thơ cổ Trung Quốc : Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền (trong Phong kiều dạ bạc) với câu thơ Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền (trong Nguyên tiêu) đều nói về lúc đêm khuya, về thuyền, về sông nước.

Câu 6 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Hai bài thơ biểu hiện tâm hồn thơ mộng, yêu thiên nhiên, say đắm, hòa mình vào ánh trăng núi rừng. Thể hiện phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác.

Câu 7* (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   - Trăng trong Cảnh khuya : cảnh trăng ngàn gió núi, cảnh lung linh huyền ảo quấn quýt hòa quyện.

   - Trăng trong Rằm tháng giêng : là trăng xuân, cảnh trăng trên sông, con thuyền nhỏ, không gian bát ngát tràn sức xuân.

Khách vãng lai đã xóa
Lưu Hạ Vy
25 tháng 9 2016 lúc 20:44

Soạn bài : THẠCH SANH (Truyện cổ tích)

  Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài THẠCH SANH(Truyện cổ tích) 

I.VỀ THỂ LOẠI

(Xem trong bài Sọ Dừa).II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh rất khác thường. Chàng là thái tử, được Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai. Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh. Sau đó, Thạch Sanh lại được các vị thần xuống truyền cho võ nghệ và các phép thần thông.Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh với những chi tiết khác thường, nhân dân đã tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện qua sự khởi đầu kì lạ. Những nhân vật ra đời và lớn lên khác thường sau này sẽ lập được nhiều chiến công vĩ đại (ví dụ như nhân vật Hê-ra-kléx trong thần thoại Hi Lạp).2. Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã trải qua nhiều thử thách: đi canh miếu và giết chết chằn tinh, xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa rồi lại bị Lí Thông lừa nhốt trong hang, hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ khiến Thạch Sanh bị bắt nhốt trong ngục.Qua thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp. Đó là sự chất phác, thật thà, vị tha, đặc biệt là sự dũng cảm và tài năng khác người.3. Sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lí Thông thể hiện ở các chi tiết: về tính cách, Thạch Sanh vô tư, thật thà, vị tha, dũng cảm trong khi Lí Thông lừa lọc, xảo trá, vụ lợi (kết nghĩa với Thạch Sanh chỉ để lợi dụng) và vô cùng độc ác; về hành động, Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì lại tìm cách cướp công.Đó là sự đối lập giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà. Sự chiến thắng của Thạch Sanh đối với Lí Thông là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác, cái xấu.4*. Chi tiết tiếng đàn trong câu chuyện này có nhiều ý nghĩa: giải thoát cho Thạch Sanh khỏi cảnh tù tội và cưới được công chúa, tiếng đàn tượng trưng cho công lí. Tiếng đàn khiến cho quân mười tám nước chư hầu không cần phải đánh cũng thất bại, tiếng đàn khi ấy tượng trưng cho sức mạnh của chính nghĩa.5. Qua cách kết thúc câu chuyện, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), những người hiền lành sẽ được sung sướng, hạnh phúc, những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.Đây là kết thúc phổ biến trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Cây khế,...

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.Lí Thông - một người hàng rượu thấy Thạch Sanh khoẻ mạnh bèn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thuỷ Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười tám nước kính phục rồi rút hết về. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.2. Lời kể:Căn cứ vào tình tiết truyện, giọng kể thể hiện sự hấp dẫn bất ngờ.- Mở đầu các đoạn, kể bằng giọng trầm.- Giọng sôi nổi, mạnh mẽ và dồn dập khi thể hiện không khí của cuộc giao tranh, tả cảnh Thạch Sanh đánh chằn tinh, Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa...- Đoạn kể công chúa nghe tiếng đàn khỏi câm, Lí Thông bị kết tội, được Thạch Sanh tha nhưng lại bị sét đánh chết cần kể bằng giọng hào hứng, vui vẻ vì công lí đã được thực hiện.- Khi thuật lại những lời Lí Thông nói với Thạch Sanh cần thay đổi giọng điệu để diễn tả sự xảo trá, giả dối trong lời nói của Lí Thông. 3*. Nếu vẽ một bức tranh minh hoạ cho truyện Thạch Sanh (ngoài những bức tranh trong sách – hãy tự suy nghĩ về ý nghĩa và tên gọi cho các bức tranh này), có thể chọn chi tiết Thạch Sanh đánh chằn tinh để vẽ. Đây là một trong những chi tiết quan trọng trong tác phẩm. Nó cho thấy sự dũng cảm của nhân vật Thạch Sanh, cũng như thể hiện ước mơ về sự chiến thắng của con người trước những thế lực đại diện cho cái ác. Có thể đặt tên cho bức vẽ là Thạch Sanh đánh chằn tinh.
Lưu Hạ Vy
25 tháng 9 2016 lúc 20:46

Câu 1:

– Sự ra đời của Thạch Sanh khác thường ở chỗ Thạch Sanh là thái tử ở trên trời, được Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai làm con hai vợ chồng già để coi như là sự thưởng tặng của Ngọc Hoàng đại đế cho tấm lòng thương người của họ.

Bà mẹ mang thai Thạch Sanh mấy năm sau mới sinh ( không giống với những người bình thường khác là mang thai chín tháng mười ngày), thật lạ lùng. Thạch Sanh lớn lên biết múa võ và biết những phép thuật rất giỏi.

– Việc kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, qua đó nhân dân muốn thể hiện sự đề cao Thạch Sanh là một chàng trai xuất thân từ gia đình nghèo khó, cha mẹ mất sớm nhưng lại có rất nhiều tài năng để đấu tranh lại với những thế lực xấu xa.

Câu 2:

– Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã trải qua rất nhiều thử thách như: đã đánh nhau với chăn tinh trừ hại cho dân, bắn đại bàng giải cứu công chúa, rồi bị sự trả thù của lũ chăn tinh với đại bàng, cả việc bị Lí Thông lừa đảo, dối trá… Tất cả đều là những nguy hiểm, gian nan, khó khăn mà đòi hỏi Thạch Sanh dũng cảm, thông minh vượt qua.

– Qua những lần thử thách khó khăn đó, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất như: thật thà, chất phác, lòng dũng cảm dám đối đầu với những khó khăn, do bản tính thương người nên Thạch Sanh dễ tin người nhưng chàng cũng nhanh chí để đối phó với cạm bẫy đó, sức chiến đấu phi thường và không chỉ vậy chàng còn là một người trung thực không tham lam khi được nhận công của vua Thủy Tề.


Câu 3: So sánh hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông ( đối lập nhau về tính cách và hành động).

 

* Thạch Sanh:                                                                                         * Lí Thông
– Ngay thăng, thật thà                                                                             – Dối trá, lừa đảo
– Dũng cảm                                                                                              –  Hèn nhát
– Chiến đấu lập nên nhiều công lớn                                                   –   Dùng mưu mẹo, xấu xa độc ác để lừa và cướp công người khác.                          
– Có tấm lòng khoan dung nên thacho Lí Thông về quê                 – Tìm mọi cách để giết hại Thạch Sanh.

Câu 4: Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Những chi tiết này mang ý nghĩa sâu sắc.

– Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên như tiếng nói thay cho chính nghĩa vang lên, tiếng nói chính nghĩa đó khiến quân địch thấy rõ sự sai trái của kẻ đi xâm lược. Tiếng đàn vang lên như tiếng gợi sự hoàn lương, tưởng nhớ quê hương, khiến quân địch mất hết ý chí chiến đấu. Vì thế không phải ra trận đánh giặc, Thạch Sanh chỉ cần gảy đàn lên thì quân giặc đã phải tan ra, đầu hàng. Đó là cây đàn thần là một vật báu giúp Thạch Sanh giành thắng lợi.

– Niêu cơm của Thạch Sạch cũng là niêu cơm thần: một niêu cơm nhỏ mà quân sĩ của mười tám nước ăn mãi không vơi. Mượn hình ảnh niêu cơm thần này nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ về một vụ mùa bội thu, tươi tốt, lương thực đủ cho hàng vạn người ăn…

Câu 5:

-Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh thì được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng có công lý chính nghĩa. Như nhân vật Thạch Sanh người tài giỏi, thông minh, lương thiện ấy phải được hưởng hạnh phúc. Còn trái lại những kẻ xấu xa, hèn nhát, gian xảo thì phải bị trừng trị.

– Kết thúc ấy là kết thúc khá phổ biến trong truyện cổ tích thường gặp. Ví dụ: Trong truyện Sọ Dừa đã được học, kết thúc truyện cũng là một kết thúc có hậu hai người Sọ Dừa và cô Út được sống hạnh phúc bên nhau.

Hội Pháp Sư
26 tháng 9 2016 lúc 11:23
I.    Tìm hiểu chung–    Thể loại truyện cổ tích Việt Nam
–    Khái niệm truyện cổ tích: là loại chuyện thường kể về những con người có hoàn cảnh bất hạnh hay xấu xí, những người có năng lực và tài giỏi. truyện thường thể hiện những ước mơ niềm tin của nhân dân vào sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác.
–    Nội dung: truyện kể về hai vợ chồng nhà nọ làm ăn chăm chỉ làm toàn những việc tốt nhưng lại không sinh được một mụn con nào. Sau đó ngọc hoàng đã thương tình kêu thái tử xuống đầu thai làm con hai vợ chồng bà thạch. Tuy nhiên bà mang thai hẳn ba năm mà vẫn không đẻ, ông Thạch ốm yếu qua đời, sau đó ít lâu bà cũng hạ cố được một cậu con trai khỏe mạnh. Ít lâu sau bà cũng qua đời để lại chàng trai mồ côi chỉ có chiếc rìu với túp lều là di vật. Lớn lên chàng lại được thần dạy võ nghệ cho. Một ngày nọ gặp Lý Thông một tên xảo quyệt đã mượn nghĩa kết nghĩa huynh đệ với chàng nhằm lợi dụng. Và từ đó những công trạng của Thạch Sanh đều bị lý Thông cướp trắng. Nhưng cuối cùng người tốt thì vẫn được đền đáp còn người xấu thì bị trừng trị. II.    Tìm hiểu chi tiết
1.    Sự ra đời của Thạch Sanh
 –    Chàng là một vị thái tử trên thiên đình được ngọc hoàng sai xuống đầu thai làm con cho hai vợ chồng nghèo khổ nhưng chăm chỉ và tốt bụng
–    Việc mang thai cũng rất khác thường => điều đó thể hiện được sự khác thường ngay từ khi mới sinh ra của chàng Thạch Sanh
–    Sau ba năm chàng được sinh ra đã khỏe mạnh và tuấn tú -> một con người khác thường và có sức mạnh anh dũng
->    Mới cách mở đầu như thế, tác giả dân gian muốn thể hiện niềm tin của người dân Việt vào đấng thần linh tối cao. Người con trai kia vốn xuất thân là những thần linh nhưng xuống làm con của người trần thể hiện sự gần gũi thương yêu giữa vị thần và con người lao động bình dị. 2.    Cuộc đời Thạch Sanh và quá trình cái thiện chống lại cái ác
a.    Thạch Sanh giết chằn tinh
 –    Lớn lên chàng được ngọc hoàng đại đế sai người xuống dạy cho võ công chính vì thế chàng trở thành một chàng trai khỏe mạnh
–    Một hôm nọ gặp Lý Thông hắn nhìn thấy chàng khỏe mạnh đã nghĩ ngay đến việc lợi dụng chàng
–    Hai người kết nghĩa huynh đệ và Thạch Sanh theo về nhà Lý Thông ở. Khi ấy ở làng có một con chằn tinh chuyên ăn thịt người, hôm ấy đến phiên Lý thông phải đi nộp mạng cho chằn tinh hắn nghĩ ngay đến việc chọn Thạch Sanh làm con mồi thế mạng mình
–    Chàng trai hiền lành lương thiện kia đã chấp nhận lời đi trông miếu cho hắn. Khi chàng gặp con chằn tinh chàng đã rất bình tĩnh tận dụng hết võ nghệ của mình và giết được con chằn tinh, mang được đầu của nó về và nhận được cung vàng
–    Sau đó tiếp tục bị Lý Thông lừa chàng quay về túp lều tranh của mình trong rừng. Còn riêng lý thông mang đầu chằn tinh đến nhận công với vua.
->    Qua đây có thể thấy Thạch Sanh là một chàng trai khỏe mạnh lương thiện, không ngại khó khăn gian khổ và nguy hiểm. Chàng thật thà đến mức mắc lừa Lý Thông rất nhiều lần. Đồng thời ta cũng thấy được sự gian xảo dã man của Lý Thông b.    Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa 

–    Thật tình cờ Thạch Sanh thấy bàng tinh nên đã giương cung bắn vào cánh nó. Sau đó lần theo vết máu đến hang của nó cứu được công chúa và giết chết đại bàng
–    Thật không may khi tên lý Thông muốn cướp công đã chèn đá vào hang không cho chàng ra. Trong khi tìm đường ra chàng lại cứu được thái tử của vua thủy tề và được mời xuống chơi, được tặng một chiếc đàn
->    Có thể thấy Lý Thông càng ngày càng trơ trẽn và mất hết tính người, hắn muốn diệt cỏ thì diệt tận gốc, nhưng trần đời cái ác không bao giờ thắng. Thạch Sanh nhận ra được điều đó thì cũng không thể làm gì được hắn nữa rồi

cự giải cute
Xem chi tiết
Chờ Đợi Anh
8 tháng 3 2018 lúc 20:29

http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/6146495

Tham khảo đi. cho cj nhé

Quân 36 - Đinh Mạnh
Xem chi tiết
trần quỳnh anh
28 tháng 2 2022 lúc 21:11

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản ''Thạch Sanh''. Văn bản này thuộc thể loại truyện cổ tích. Đoạn văn trên kể về sự việc Thạch Sanh cưới công chúa, lên ngôi vua và lui yên quân chư hầu. 

b) Chi tiết thần kì và ý nghĩa của nó: 

·         Niêu cơm: đã hàng binh, ăn mãi không hết. có khả năng phi thường  quân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.

 

·         Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình,  muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.

Anh tên gì vậy
Xem chi tiết
Việt Hoàng ( Tiếng Anh +...
26 tháng 9 2018 lúc 21:10

vietjack

~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~

^_^

Ťëaɱᴭ ☣MŁƁƁ⚤(Tinz_ngao_d...
26 tháng 9 2018 lúc 21:10

vô lời giải hay để copy nha

Nhok Kami Lập Dị
26 tháng 9 2018 lúc 21:11
Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 66 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có điều kì lạ và khác thường:

     + Bố mẹ già mới sinh ra Thạch Sanh

     + Chàng là con Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai

     + Mẹ Thạch Sanh mang thai trong nhiều năm

     + Thạch Sanh được thần tiên dạy cho võ nghệ và phép thần thông

-> Thần thánh hóa sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh nhằm khiến nhân vật trở nên đẹp đẽ kì lạ, báo trước những chiến công lớn được lập nên.

Bài 2 (trang 66 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Trước khi kết hôn cùng công chúa, Thạch Sanh trải qua những thử thách:

     + Đi canh miếu và giết chằn tinh

     + Xuống hang giết đại bàng và cứu công chúa.

     + Bị bắt vào ngục do hồn chằn tinh và đại bàng báo thù

-> Trải qua biết bao thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp. Đó là sự chất phác, thật thà, khoan dung.

Câu 3 (trang 66 sgk ngữ văn 6 tập 1)

 Thạch SanhLý Thông
Tính cách

- Vô tư

- Dũng cảm

- Thật thà

- Toan tính

- Độc ác, tham lam

- Dối trá

Hành động- Giết chằn tinh cứu giúp dân làng

- Giết đại bàng cứu công chúa và con vua thủy tề

- Dẹp yên quân của 18 nước chư hầu trong hòa bình, khoan dung

- Cướp công giết chằn tinh của Thạch Sanh

- Lừa Thạch Sanh, lấp miệng hang, cướp công trạng.

Câu 4 (trang 66 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Ý nghĩa chi tiết thần kì, đặc sắc nhất trong truyện là tiếng đàn và niêu cơm của Thạch Sanh

- Chi tiết tiếng đàn:

     + Giúp Thạch Sanh được giải oan, vạch mặt được kẻ xấu là Lý Thông

     + Tiếng đàn là biểu trưng của công lý và công bằng xã hội

- Chi tiết niêu cơm:

     + Thể hiện sự hòa ái, khoan dung của Thạch Sanh

     + Đây cũng chính là tấm lòng nhân đạo, ưa chuộng hòa bình của nhân dân ta

Câu 5 (trang 66 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Kết thúc truyện Thạch Sanh nhân dân muốn thể hiện:

- Kẻ xấu, kẻ ác dù mưu mô xảo trá tới đâu cũng bị trừng phạt

- Người hiền lành, tốt bụng sẽ được đền đáp, được sống hạnh phúc

-> Đây là kiểu kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích nhằm thể hiện ước mơ của người dân về một cuộc sống hạnh phúc, công bằng, hòa bình

Luyện tập

Bài 1 (trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Nếu vẽ một tranh minh họa cho truyện Thạch Sanh, em sẽ chọn chi tiết Thạch Sanh gảy đàn trong ngục, bởi vì:

- Chi tiết này là bước chuyển của toàn bộ câu chuyện

- Thể hiện sự hóa giải những oan khuất mà Thạch Sanh phải chịu đựng

- Tố cáo bộ mặt tàn ác của Lý Thông

- Hình ảnh này cũng tượng trưng cho công lý, sự thật

Bài 2 (Trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Kể diễn cảm truyện Thạch Sanh

Các bài soạn văn lớp 6 hay khác:

Thạch SanhChữa lỗi dùng từEm bé thông minhChữa lỗi dùng từ (tiếp theo)

Các bài văn mẫu về truyện Thạch Sanh hay:

Phân tích truyện cổ tích Thạch Sanh

Phân tích nhân vật Thạch Sanh

Kể tóm tắt truyện Thạch Sanh

Kể tóm tắt truyện Thạch Sanh (Bài 2)

Kể diễn cảm truyện Thạch Sanh

Phát biểu cảm nghĩ về truyện Thạch Sanh

 
thị minh hiền nguyễn
Xem chi tiết
kimcherry
23 tháng 1 2022 lúc 10:33

Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau : Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm ,giúp vạch mặt Lí thông ,giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Còn niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy, làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên thán phục. Niêu cơm thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, của nhân dân. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Lê Phương Mai
23 tháng 1 2022 lúc 10:34

Refer:

 Niêu cơm thần của Thạch Sanh có khả năng phi thường cứ ăn hết lại đầy làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên khâm phục. Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ 18 nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Niêu cơm thần tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta và tượng trưng cho lòng nhân đạo yêu hoà bình của nhân dân ta.

  
Vũ Trọng Hiếu
23 tháng 1 2022 lúc 10:36

tk

niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy, làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên thán phục. Niêu cơm thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, của nhân dân. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

link : Viết đoạn văn về 2 chi tiết thần kì là cây đàn thần và niêu cơm thần - Việt Long

Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
5 tháng 11 2019 lúc 13:47

a. Câu văn giới thiệu nhân vật Thạch Sanh: sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân.

b. Bản chất nhân vật Lí Thông: lừa lọc, phản trắc, âm mưu, thủ đoạn

Nhân vật Thạch Sanh: chăm chỉ, ngay thẳng.

Khách vãng lai đã xóa
Thiên sứ của tình yêu
Xem chi tiết
kim thanh 2k8
Xem chi tiết
Minh nhật
23 tháng 9 2019 lúc 19:43

Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.

Lí Thông – một người hàng rượu thấy Thạch Sanh khoẻ mạnh bèn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thuỷ Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười tám nước kính phục rồi rút hết về. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/soan-bai-thach-sanh-c33a11944.html#ixzz60LqLPb00

Nguyễn Ngọc Phương Anh (...
23 tháng 9 2019 lúc 19:43

lên mạng tìm bạn ơi! vào vietjack ấy

Lời giải chi tiết

I. TÓM TẮT TRUYỆN THẠCH SANH

Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.

Lí Thông – một người hàng rượu thấy Thạch Sanh khoẻ mạnh bèn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thuỷ Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười tám nước kính phục rồi rút hết về. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muôn thể hiện điều gì?

Trả lời:

*Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có sự khác thường:

-  Thạch Sanh ra đời là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con

-   Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh Thạch Sanh.

-  Thạch Sanh được Thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

*   Kể về sự khác thường của Thạch Sanh nhân dân ta muốn tô đậm tính chất kì lạ đẹp đẽ cho nhân vật lí tưởng, làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện.

2. Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những thử thách ấy?

Trả lời:

*   Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh phải trải qua những thử thách:

-   Bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thờ, thế mạng. Thạch Sanh diệt chằn tinh.

-  Xuống hang diệt đại bàng, cứu công chúa, bị Lý Thông lấp cửa hang.

-  Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù, Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

*   Qua những lần thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất quý báu sau:

-   Sự thật thà, chất phác.

-   Sự dũng cảm và tài năng (diệt chằn tinh, diệt đại bàng, có nhiều phép lạ).

3. Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập này.

Trả lời:

-    Hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông đối lập nhau một cách toàn diện, sâu sắc. Đó là sự đối lập giữa thiện và ác; lao động và bóc lột; thực thà, trung hậu và lừa dối, xảo trá; vị tha và vị kỉ; anh hùng và bạo ngược; cao thượng và thấp hèn.

-    Lý Thông lợi dụng tình anh em kết nghĩa, lợi dụng tính cả tin, thật thà, nhân hậu của Thạch Sanh, đã ra sức bóc lột sức lao động của Thạch Sanh, lừa Thạch Sanh chết thay cho mình, rồi hai lần cướp công của Thạch Sanh, bỏ Thạch Sanh chết dưới hang sâu.

4. Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Em nãy nêu ý nghĩa của những chi tiết đó.

Trả lời:

*  Ý nghĩa của các chi tiết thần kì:

-  Tiếng đàn của Thạch Sanh:

+ Giúp nhân vật được giải oan, giải thoát. Nhờ tiếng đàn thần mà công chúa khỏi câm, nhận ra người cứu mình và đã giải thoát cho Thạch Sanh. Nhờ đó Lý Thông cũng bị vạch mặt. Tiếng đàn, do vậy cũng là tiếng đàn của công lí.

+ Tiếng đàn làm quân mười tám nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng đã trở thành đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân.

-  Niêu cơm thần kì:

+ Có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy... khiến quân chư hầu phải ngạc nhiên, khâm phục.

+ Niêu cơm thần với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ mười tám nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.

+ Niêu cơm thần kì tượng trưng cho tâm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.

5. Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lý Thông phải chết, còn Thạch Sanh thì được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Hãy nêu một số ví dụ.

Trả lời:

-  Cách kết thúc truyện thể hiện niềm tin, sự công bằng và chiến thắng cuối cùng sẽ thuộc về cái thiện. Còn cái ác, kẻ ác bị trừng phạt thích đáng.

-   Cách kết thúc có hậu ấy thể hiện công lí xã hội (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác) và ước mơ của nhân dân về một sự đổi đời. Đây là cách kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích, chẳng hạn như: Sọ Dừa, Tấm Cám, Cây khế...

LUYỆN TẬP

1. Nếu vẽ một bức tranh minh hoạ cho truyện Thạch Sanh (ngoài những bức tranh trong sách – hãy tự suy nghĩ về ý nghĩa và tên gọi cho các bức tranh này), có thể chọn chi tiết Thạch Sanh đánh chằn tinh để vẽ. Đây là một trong những chi tiết quan trọng trong tác phẩm. Nó cho thấy sự dũng cảm của nhân vật Thạch Sanh, cũng như thể hiện ước mơ về sự chiến thắng của con người trước những thế lực đại diện cho cái ác. Có thể đặt tên cho bức vẽ là Thạch Sanh đánh chằn tinh.