Chỉ ra chiếc bóng trên vách là một nghệt thuật trong chuyện người con gái Nam Xương
Chiếc bóng trên vách là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Hãy nêu cảm nhận của em về chi tiết nghệ thuật này bằng một đoạn văn tổng – phân – hợp ( 12-15 câu). Trong đó có sử dụng một câu bị động, một phép nối. (chú thích)
trong câu chuyện người con gái nam xương lúc vắng chồng vũ nương đùa cùng con thưởng chỉ bóng mình trên vách là cha đản đấy là một phân cho tiết nghệ thuật đặc sắc em hãy phân tích
viết đoạn văn ah
giúp em với em cần gấp
Chiếc bóng trên vách là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong " Chuyệ người con gái Nam Xương". Viết đoạn văn T-P-H khoảng 12 câu nêu cảm nhận về chi tiết này. Trong đoạn văn sử sử dụng câu ghép và lời dẫn trực tiếp.(gạch chân và chú thích)
Trong chuyện người con gái Nam Xuowg của Nguyễn Dữ, cái bóng có 1 ý nghãi vô cùng quan trọng, là thắt nút và mở nút câu chuyện. Vớ bé Đản, nó là 1 người cha đẻ Đản vơi đi nỗi nhớ, thiếu vắng cha, bằng việc Vũ Nương dùng bóng của mình in tren vách bảo vưới bé Đản rằng đó là cha nó ( Trương Sinh). Qua đây thấy việc làm của Vũ Nương là vô cùng tốt, ko hề ai trái. Ấy thé nhưng cái bóng oan gia ấy lại là 1 trong những nguyên nhân khiến Vũ Nương phải chết 1 cách đầy đau khổ. Đối với Trương Sinh, cái bóng là 1 lý do khiến anh ta nghi oan cho vợ, trách móc chửi rủa, mắng nhiếc vợ. Sau này, khi Vũ Nương đã mất, trong 1 đêm phòng ko tĩnh lặng, dứi ánh đèn khuya, bóng của Trương Sinh hiện lên trên vách, bé Đản tháy thế liền chỉ tay và nói đó là cha nó. Bấy giờ Sinh mới hiểu ra mọi việc, biết vợ mình bị oan. Qua tháy, Nguyễn Dữ đã thành công trong việc sử dụng cái bóng vừa làm nút thắt, vừa làm nút mở câu chuyện
Đoạn truyện sau trích từ văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”:
Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng:
- Cha Đản lại đến kia kìa!
Chàng hỏi đâu. Nó chỉ bóng chàng trên vách:
- Đây này!
Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ , nhưng việc trót đã qua rồi!
1. Đoạn trích sử dụng ngôn ngữ thoại nào? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết điều đó?
cho mk hỏi ngôn ngữ hội thoại ntn vậy giúp mk câu 1 với.
1. Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm
1) Sử dụng ngôn ngữ đối thoại
Dấu hiệu: Xuống dòng và có gạch ngang đầu dòng
Chuyển sang gián tiếp:
-Đản bảo cha Đản đến rồi và đang ở kia kìa.
- Cha Đản ở đây này
Khác nhau
+ Cách dẫn trực tiếp: nhắc lại nguyên văn và đặt trong dấu ngoặc kép.
+Cách dẫn gián tiếp: thuật lại, được điều chỉnh cho thích hợp và không đặt trong dấu ngoặc kép.
có những chi tiết nghệ thuật làm nên giá trị của tác phẩm hãy nêu giá trị của chiếc bóng trong chuyện người con gái nam xương
Cái bóng trong chuyện người con gái nam xương là một chi tiết rất hay . Nó là chi tiết "thắt nút vừa là chi tiết mở nút" . Thắt nút ở chổ chính cái bóng đã làm trương sinh hiểu lầm vũ nương khiến nhà tan cửa nát nhưng sau đó cũng nhờ chính cái bóng mà trương sinh nhận ra lỗi lầm của mình nhưng đã qua muộn
Qua câu chuyện cho ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ phê phán thói trưởng dã của trương sinh
Hình ảnh chiếc bóng trong “Chuyện người con gái Nam Xương” giữ vai trò gì trong câu chuyện?
A. Làm câu chuyện hấp dẫn
B. Thắt nút, mở nút câu chuyện
C. Là yếu tố truyền kì
D. Thể hiện tính cách nhân vật
Trong " chuyện người con gái Nam Xương , chi tiết cái bóng là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc " .Hãy làm rõ nhận định trên ( Sự dụng phương phát liên kết , gạch chân phương tiện liên kết đó )
tham khảo
* Ý nghĩa:
- Chiếc bóng là một ẩn dụ cho số phận mong manh của người phụ nữ trong chế độ nam quyền.
- góp phần tạo kịch tính và thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện. Cái bóng tạo ra sự bất ngờ, tính hấp dẫn của tình huống, sự chặt chẽ cho cốt truyện, tạo sự thắt nút, mở nút rất hợp lí.
Chiếc bóng chính là hiện thân của sự cô đơn của Vũ Nương. Cùng với chiếc bóng của mình trên vách, Vũ Nương vừa làm mẹ, vừa làm cha. Một giá trị hiện thực thứ hai của chiếc bóng đó là chiếc bóng đã tố cáo hiện thực chiến tranh làm cho đôi lứa chia lìa và bé Đản phải sống những ngày không có cha, Vũ Nương sống những ngày không có chồng. Thứ hai, chiếc bóng còn chính là yếu tố dẫn đến nỗi hàm oan của Vũ Nương. Vì con trẻ non nớt, vì người chồng ít học lại còn hay ghen, chiếc bóng đã trở thành nguyên nhân khiến cho Vũ Nương bị chồng nghi là thất tiết. Chính chiếc bóng đã trở thành một trong những yếu tố dẫn đến nỗi oan và cái chết của Vũ Nương.
Câu chuyện của người con gái Nam Xương câu chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Du đã chuyển thể sang kịch bản sân khấu chèo nhà biên kịch đổi tên tác phẩm thành chiếc bóng oan khiên, em hãy giải thích chi tiết cái bóng trong tác phẩm có ý nghĩa gì đối với nhân vật
Trong chuyện người con gái Nam Xương, chiếc bóng được nhắc lại mấy lần và ý nghĩa của những lần cái bóng xuất hiện?
Trong " Chuyện người con gái Nam Xương ", có hai cái bóng xuất hiện và xuất hiện tại hai thời điểm khác nhau. Chi tiết cái bóng là một chi tiết đặc sắc, vừa là thắt nút vừa là mở nút cho câu chuyện:
- Xuất hiện lần đầu trên vách tường là chiếc bóng của Vũ Nương, nàng trỏ vào chiếc bóng của mình mà nói là cha Đản. Điều ấy đã gây ra sự hiểu lầm của Trương Sinh mà dẫn tới cái chết bi thảm của nàng.( thắt nút)
- Xuất hiện lần thứ hai sau khi Vũ Nương chết, Trương Sinh nhận ra cái bóng là người cha mà bé Đản nhắc tới. Nỗi oan của Vũ Nương được hóa giải (mở nút)
→→Ý nghĩa :
- Là chi tiết đặc sắc trong chuyện
- Làm cho câu chuyện trở nên phong phú, li kì
- Thể hiện sự yêu thương của Vũ Nương với con cái
- Nỗi nhớ da diết của người phụ nữ có chồng đi lính→→lên án chiến tranh phi nghĩa đã gây ra mối xa cách, sự tan vỡ trong hôn nhân của người dân
- Làm cho người đọc càng hiểu rõ hơn về con người của Vũ Nương
- Tố cáo xã hội nam quyền bất công đày đọa người phụ nữ
- Phần nào thể hiện tư tưởng đạo lí của nhân dân : Ở hiền gặp lànhv