Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
29 tháng 12 2019 lúc 6:17

Sự khai thác rừng quá mức đã làm cho: đất bị xói mòn, mực nước ngầm hạ thấp, suy giảm đa dạng sinh học, lũ quét có thể xảy ra ở các vùng núi…

đạt lê
Xem chi tiết
minh nguyet
17 tháng 10 2021 lúc 15:40

Em tham khảo:

Khai thác rừng quá mức sẽ có tác động xấu tới môi trường, gia tăng các thiên tai: sạt lở lũ quét ở miền núi, hạn hán ngập lụt ở đồng bằng, tăng hiệu ứng nhà kính, mất đi nguồn gen động thực vật quý hiếm, suy giảm đa dạng sinh vật,…

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Lưu Thị Thảo Ly
1 tháng 6 2017 lúc 22:01

Sự khai thác rừng quá mức đã làm cho: đất bị xói mòn, lũ quét xảy ra nhiều nơi ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, đa dạng sinh học bị suy giảm,...

Tuyết Nhi Melody
2 tháng 6 2017 lúc 7:38

Lũ lụt , hạn hán , lũ quét xảy ra ở nhiều tỉnh thành , lở đất , ngập lụt ở đồng bằng , khí hậu toàn cầu thay đổi nghiêm trọng , đa dạng sinh học suy giảm , ...

Dương Hạ Chi
2 tháng 6 2017 lúc 7:57

Hạn hán, sạt lở đất, đất bị xói mòn,ngập lụt, băng tan ở hai cực gây ra các hiện tượng như El Nino và La Nina, mất đi rất nhiều loài thực vật,...

Nguyễn Duy Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
18 tháng 12 2016 lúc 11:46

Câu 1: Trả lời:

Hiện nay ở nhiều nơi tại Việt Nam do phá rừng mà đã phải chịu một số hậu quả lớn: sạt lở đất, nứt nẻ, sói mòn,....

- Bản thân em cần trồng cây gây rừng, chăm sóc cây xanh, kêu gọi mọi người bảo vệ rừng

Nguyễn Trần Thành Đạt
18 tháng 12 2016 lúc 11:48

Câu 2: Trả lời:

Hoang mạc chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi vì :
- Chí tuyến Bắc đi qua chính giữa Bắc Phi nên quanh năm chịu ảnh hưởng áp cao cận chí tuyến nên không có mưa, thời tiết ổn định.
- Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn ít chịu ảnh hưởng của biển, có dòng biển lạnh Ca-na-ri chạy ven bờ Tây, lượng bốc hơi nước rất ít nên ít mưa. Nằm sát ngay đại lục Á -Âu nên chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến lục địa khô, khó có mưa.

Nguyễn Trần Thành Đạt
18 tháng 12 2016 lúc 11:50

Câu 3:

vd: Sông Đồng Nai, sông Đại Nga, sông Đà, sông Hồng,......

Tran Phuong Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
11 tháng 11 2021 lúc 16:32

Tham khảo!

Bùng nổ dân số cũng ảnh hưởng xấu tới môi trường của đới nóng. Điều kiện sống thấp ở vùng nông thôn hay trong những khu nhà ổ chuột ờ thành phố là những tác nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm. Hơn 700 triệu người dân đới nóng không được dùng nước sạch, khoảng 80% số người mắc bệnh là do thiếu nước sạch. Việc khai thác tài nguyên quá mức để phục vụ cho số dân đông cũng làm môi trường bị tàn phá.

 

Để giảm bớt sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng, cần giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân.

đất đá thải loại trong khai thác khoáng sản cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tác động cộng hưởng về phát thải bụi từ các mỏ, gây suy giảm môi trường không khí do nhiễm bụi ở các khu dân cư ở trong vùng khai thác. Trên các mỏ than thường có mặt với hàm lượng cao các nguyên tố Sc, Ti, Mn...Các khoáng vật sulphua có trong than còn chứa Zn, Cd, HG...làm cho bụi mỏ trở nên độc hại với sức khỏe con người.

  
Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Ngọc Minh
25 tháng 9 2017 lúc 21:13

Rừng có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Khi còn người ngày càng khai thác rừng một cách quá mức, nó sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường.

Cụ thể một số dẫn chứng mà chúng ta đang ngày càng phải đối mặt đó chính là: Lũ lụt, hạn hán, lũ quét, sạt lở đất, biến đổi khí hậu toàn cầu, suy giảm số lượng và sự đa dạng động thực vật…

Cầm Đức Anh
25 tháng 9 2017 lúc 21:13

Tác động: -Lũ lụt , hạn hán , lũ quét , lỡ đất , biến đổi khí hậu toàn cầu , ảnh hưởng giới thực vật và đông vật ......

Ánh Right
25 tháng 9 2017 lúc 21:14

Sự khai thác rừng quá mức đã làm cho: đất bị xói mòn, lũ quét xảy ra nhiều nơi ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, đa dạng sinh học bị suy giảm,...

Ice Tea
Xem chi tiết
Cherry
5 tháng 4 2021 lúc 17:57

Từ thuở con người xuất hiện trên trái đất, môi trường là một điều kiện tự nhiên không thể thiếu với sự tồn tại và phát triển của sự vật cũng như con người. Hiện nay, do nhu cầu đời sống vật chất cao nên ít ai quan tâm đến và làm cho môi trường ngày càng trở nên xấu đi do những kẻ vô lương tâm phá hoại.

Trước hết, có thể hiểu đơn giản môi trường là không gian sống của con người, động vật... , bao gồm tất cả những gì xung quanh ta. Môi trường được phân làm hai loại: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Đặc biệt nhất là môi trường tự nhiên, có vai trò quan trọng đối với con người.

Môi trường có không khí cho con người trao đổi chất. Nhưng bầu không khí đó lại đang bị ô nhiễm. Nguyên nhân là do khí thải hóa học của các nhà máy, xí nghiệp hay khí thải của ô tô, xe máy. Tất cả khiến cho bầu không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tầng ôzon ngăn cản ánh sáng bức xạ không tốt từ mặt trời đã bị thủng ngày một lớn hơn. Trái đất ngày một nóng lên khiên cho băng tan chảy gây ra ngập lụt, bão, và sóng thần. Không chỉ thế, không khí bị ô nhiễm gây ra mưa a-xít làm hư hại mùa màng, phá hủy nhiều rừng cây và đời sống của các sinh vật cũng bị đe dọa.

 

Cây xanh là nguồn cung cấp không khí trong lành. Cây còn ngăn lũ, cho bóng mát, bảo vệ đời sống con người. Vì thế, cây xanh cũng rất quan trọng trong môi trường. Nhưng có một số người không hiểu điều đó, chặt phá cây, đốt rừng, xuất hiện đất trống đồi trọc. Màu xanh dần dần biến mất, khí hậu trở nên ngột ngạt. Lũ lụt tràn về gây nhiều thiệt hại. Những nguồn lợi quý giá như gỗ, nguyên liệu làm thuốc, dường như cũng bị cuốn vào những lưỡi cưa phá hoại rừng. Chỉ một hành động tàn nhẫn đó đã phá hoại vẻ đẹp thiên nhiên, mà con người không thể tạo ra. Đâu chỉ có vậy, rừng còn là nơi cư trú của các loài động vật hoang dã, quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Con người đã săn bắn thú quý hiếm bán cho nhau. Chỉ vì cái lợi trước mắt mà tàn phá thiên nhiên. Bây giờ một số loài đã và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Chúng ta nên bảo vệ, xây dựng nhiều khu bảo tồn để bảo vệ các thú vật quý hiếm.

Thành phần tiếp theo cũng có không ít vai trò quan trọng đó chính là nước. Nước là vật chất không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người và sự vật. Con người có thể không ăn uống trong nhiều ngày nhưng sẽ không thể nào thiếu nước uống được. Ông cha ta vẫn luôn tự hào về những gì thiên nhiên đã đem lại “rừng vàng, biển bạc” mà giờ đây mặt biển lại bập bềnh toàn rác thải. Những ao, hồ bị ô nhiễm do rác của con người quá nhiều làm cho cá, tôm chết, nhiễm bệnh hàng loạt. Nguồn nước bị ô nhiễm chẳng những không sử dụng được mà còn gây ô nhiễm môi trường.

Hiện nay, sự ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động. Chúng ta nên bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực. Không khí bị ô nhiễm thì cần phải có những biện pháp lọc không khí. Nguồn nước bị ô nhiễm thì phải bảo vệ và tiết kiệm nước. Rừng bị tàn phá thì phải trồng thêm cây. Tích cực tham gia các hoạt động phong trào như: Mùa hè xanh, Ngày chủ nhật. Nếu mỗi người đóng góp một ít thì chẳng bao lâu môi trường sẽ ngày càng xanh tươi.

 

Môi trường sống là rất quan trọng. Nếu không có môi trường thì sẽ không có chúng ta, không có sự sống. Nhưng đã có nó thì phải biết giữ gìn, bảo vệ. Chúng ta không nên có thêm hành động nào phá hoại môi trường. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất để hành tinh luôn xanh tươi.

Bạn tham khảo nhé!

MoMo
Xem chi tiết
Chi Nguyễn Khánh
3 tháng 8 2017 lúc 23:11

1.Nêu vị trí và đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới gió mùa ?

* Vị trí : nam á và đông nam á .

* Khí hậu :+nhiệt độ TB trên 20oC

+lượng mưa TB trên 100mm

+khí hậu nhiệt đới gió mùa có 2 đặc điển nổi bật :

-nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió :

. mùa hạ nóng ,ẩm , mưa nhiều .

. mùa đông khô và lạnh .

-thời tiết diễn biến thất thường .

2. Nêu một vài dẫn chứng để thấy rõ sự khai thác rừng quá mức sẽ tác động xấu đến môi trường ?

- Lũ lụt , hạn hán , lũ quét , lỡ đất , biến đổi khí hậu toàn cầu , ảnh hưởng giới thực vật và đông vật ......

Chu Phương Uyên
3 tháng 8 2017 lúc 23:08
1. Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới
- Nhiệt độ cao quanh năm (nhiệt độ trung bình trên 20 độ C), trong năm có một thời kỳ khô hạn (tháng 3 đến tháng 9). Càng gần chí tuyến, thời kỳ khô hạn càng kéo dài, biên độ càng lớn.
- Lượng mưa trung bình: 500 - 1500 mm (chủ yếu tập trung vào mùa hạ).
- Thiên nhiên thay đổi theo mùa: Lượng mưa và thời gian khô hạn ảnh hưởng đến thực vật, con người, thiên nhiên Xa-van, đồng cỏ cao là nét tiêu biểu cho môi trường nhiệt đới.

2. Một vài dẫn chứng để thấy rõ sự khai thác rừng quá mức sẽ tác động xấu đến môi trường.

-Lũ lụt , hạn hán , lũ quét , lỡ đất , biến đổi khí hậu toàn cầu , ảnh hưởng giới thực vật và đông vật ......

Bình Trần Thị
4 tháng 8 2017 lúc 12:01

1.

– Vị trí địa lí Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới gió mùa.
– Đặc điểm Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặc điểm nổi bật là nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường.

Nguyễn Yến Quỳnh 1205
Xem chi tiết