Từ văn bản Trong lòng mẹ hãy viết 1 bài văn ngắn về chủ đề cuộc sống nếu thiếu tình thương
DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Đề bài 1: Viết bài văn ngắn suy nghĩ của e về sự chủ quan trong cuộc sống (từ văn bản "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" - Vũ Khoan)
Đề bài 2: Viết bài văn ngắn suy nghĩ của e về đố kị trong cuộc sống (từ văn bản "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" - Vũ Khoan)
Đề bài 1 :
*** Dàn bài:
MB : - Giới thiệu về sực chủ động và vai trò cảu sự chủ động trong cuộc sống con người.
TB :
1. Giải thích
- Chủ động là chủ động là có thể tự mình xoay sở, có biện pháp đối phó và khắc phục, không bị bất ngờ dẫn đến bất động không thể phản ứng được
2. Chứng minh
- Cuộc sống này luôn tồn đâị đầy rẫy những bất ngờ, thuận lợi và khó khăn. Con người vì thế rất cần sự chủ động để có tâm thế vững vàng khi đứng trước phong ba của cuộc đời.
- Con người cần tạo lập cho mình thói quen chủ động trong tất cả lĩnh vực cảu cuộc sống :
+ Chủ động trong công việc : Vạch ra tất cả những công việc mà bạn cần làm và sắp xếp lịch làm việc cho phù hợp.
+ Chủ động trong cuộc họp : Đây là cơ hội giúp bạn tỏa sáng và thể hiện bản thân. Mạnh dạn đặt một câu hỏi trong cuộc họp, sẽ khiến bạn thấy tự tin hơn, tạo tiền đề cho việc chủ động ở lần tiếp theo.
+ Chủ động, tích cực trong việc tiếp cận các cơ hội
+ Chủ động tham gia các hoạt động cộng đồng
+ Chủ động thay đổi con người
+ Chủ động với tương lai của chính bạn
_ Để phát triển sự chủ động trong con người chúng ta cần phải:
+ Xây dựng một kế hoạch công việc rõ ràng.
+ Tự tin trong mọi tình huống.
+ Thấy được cơ hội và tiềm năng phát triển.
+Không quay đầu lại trước khó khăn.
+ Quyết đoán trong suy nghĩ và hành động
+ Có tinh thần cầu tiến và thái độ học hỏi.
KB : - Khẳng định sự chủ động là điều rất cần của con người trong cuộc sống.
- khuyên con người cần chủ động trong bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống.
** Bài viết tham khảo
Cuộc sống vốn là những vòng tuần hoàn mà con người không thể đoán định trước. Chính vì thế, chẳng biết lúc nào ta sẽ gặp phải những khó khăn, trắc trở trong cuộc đời. Muốn vững vàng trước những phong ba bất ngờ sẽ ập đến thì con người cần phải có sự chủ động. Vì thế cho nên con người phải luôn trong tư thế chủ động, sẵn sàng đối mặt với khó khăn. Có như vậy ta mới không bị cuộc đời làm cho gục ngã.
Vậy theo các bạn chủ động là gì? Tại sao chúng ta lại cần phải chuẩn bị trước những tính huống xấu? Trước tiên, chủ động là có thể tự mình xoay sở, có biện pháp đối phó và khắc phục, không bị bất ngờ dẫn đến bất động không thể phản ứng được. Chúng ta luôn cần phải chuẩn bị trước những tình huống có thể xảy đến và trong cuộc đời hữu hạn này, cơ hội chỉ đến trong phút chốc, nếu chúng ta không biết nắm bắt sẽ hối hận cả đời. Việc chuẩn bị trước những tình huống xấu giúp ta có sự nhanh gọn trong việc xử lý mọi việc, ít tổn thất và đạt được mục đích của mình. Bạn sẽ không trở nên lúng túng hay sững sờ vì những gì xảy ra bởi chăng mọi chuyện đều đã được bạn dự đoán và bạn biết phải làm thế nào cho đúng.
Cuộc sống luôn mang đến những điều bất ngờ và khó lý giải. Bởi vậy, chúng ta phải luôn trong tâm thế chủ động và sẵn sàng đón nhận, giải quyết. Chúng ta càng giải quyết vấn đề nhiều thì càng trở nên nhạy bén và nhanh nhẹn với các tình huống trong cuộc sống. Một ví dụ rất gần gũi mà trong chúng ta ai cũng trải qua đó là những bài kiểm tra bất chợt khi bắt đầu môn học. Đó thực sự cũng chẳng phải là tình huống xấu nhưng với lứa tuổi học sinh thì những bài kiểm tra như thế sẽ trở thành cơn ác mộng nếu không thể làm được. Khi được thông báo có bài kiểm tra 15 phút chắc hẳn ai cũng sẽ hoàn mang và bắt đầu lo lắng, thế nhưng nếu chúng ta luôn học bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà thì sẽ không có nhiều lo lắng như vậy, công việc tiếp theo của chúng ta chỉ là chờ cô giáo phát đề và đặt bút làm trong khi các bạn xung quanh đang hoảng loạn tìm người giúp đỡ. Vậy là, nếu có chuẩn bị trước chúng ta sẽ được ở trong trạng thái chủ động và đạt được kết quả tốt trong công việc.
Chuẩn bị trước những tình huống xấu trong trong cuộc sống rất quan trọng ngay cả khi công việc của bạn đang thuận buồm xuôi gió. Có thể hiện tại, bạn đang là một học sinh giỏi, nhưng cũng đừng quá tự mãn về thành tích của mình, việc học là không ngừng trau dồi và rèn luyện, vì vậy, nếu bạn không tiếp tục chăm chỉ và rèn luyện rồi sẽ có một ngày thành tích của bạn đi xuống vì lượng kiến thức hao hụt ngày càng nhiều. Học là một quá trình nối tiếp không ngừng nghỉ và khi bạn không có được kiến thức nền tảng thì sẽ không thể học được nâng cao, và như bạn đã biết những bài kiểm tra thường không ở mức độ trung bình và cơ bản như sách giáo khoa. Vì vậy đừng dừng lại ngay cả khi bạn đã có được thành công!
Việc chủ động, chuẩn bị trước những tình huống cũng đúng với việc kinh doanh buôn bán. Giả sử ở thời điểm hiện tại mặt hàng mà bạn kinh doanh rất thu hút thị hiếu người dân và bán chạy, nhưng rồi vì ham mê lợi nhuận mà bạn chỉ tập trung vào việc sản xuất mà bỏ qua bước nghiên cứu thị trường thì chỉ sau một thời gian ngắn, công việc kinh doanh của bạn sẽ đổ bể bởi sở thích của con người rất dễ thay đổi. Nó phụ thuộc vào từng thời điểm và chịu tác động bởi nhiều nhân tố bên ngoài, vậy nên chuẩn bị trước những tình huống xấu có thể xảy ra là rất quan trọng, tự tin với khả năng của bản thân là tốt nhưng đồng thời cũng nên không ngừng nghi ngờ để tìm ra những lỗ hổng, những tình huống xấu để chủ động hơn nhằm giảm thiểu tổn thất và hậu quả.
Con người dù sống lành mạnh và may mắn đến đâu nhưng rồi cũng có thể mắc bệnh và khi ấy chúng ta phải chuẩn bị tâm lý để chiến đấu đẩy lùi bệnh tật. Khi tiêu dùng hằng ngày, chúng ta cũng nên tích góp dành dụm để phòng cho những lúc gặp khó khăn bởi bệnh tật. Chúng ta cũng cần có những mối quan hệ vững chắc để ủng hộ mình, giúp bản thân vượt qua khó khăn. Họ sẽ trở thành hậu phương vững chắc mà sau này chúng ta cần đến.
Không một ai có thể dự đoán trước được điều gì sẽ xảy đến với mình trong tương lai, vậy nên, tất cả đều phải chủ động chuẩn bị với những tình huống xấu. Khi đã có chuẩn bị, chúng ta sẽ chủ động hơn trong việc giải quyết vấn đề, không bối rối lúng túng và có cách giải quyết thích hợp. Khi có sự chuẩn bị trước, chúng ta có thể phát huy hết khả năng của bản thân, từ đó giảm thiểu thiệt hại cũng như có cơ hội xoay chuyển tình thế gặt hái được thành công trong công việc của mình. Và ngược lại, nếu như không có chuẩn bị, chúng ta sẽ hoàn toàn bất lực trước những gì xảy ra, để rồi khi mọi việc trôi qua lại tiếc nuối để rồi nói giá như, nếu như mình làm thế này thì tốt. Và đó cũng là câu nói của đa số mọi người thường than vãn về sự thất bại của mình. Bí quyết của người thành công là không ngừng phấn đấu, không ngừng chuẩn bị để đón nhận những bất ngờ từ cuộc sống. Chỉ có mạnh dạn dấn thân vào khó khăn, mạo hiểm thì mới gạt hạt được thành công lớn vì vậy hãy dốc hết sức mình để tìm nước cờ đúng nhất cho bước đi của mình.
Cuộc sống là của bạn, lựa chọn sống như thế nào cũng là quyền của bạn nhưng nên nhớ rằng chuẩn bị trước không có gì là thừa, những cố gắng, công sức của bạn sau này ắt sẽ có câu trả lời xứng đáng vì vậy đừng từ bỏ, đừng vì đôi phút lười biếng mà hủy hoại cả sự nghiệp của mình. Khó khăn rồi sẽ qua, có công mài sắt rồi sẽ có ngày nên kim và bạn có thành công hay không đều phụ thuộc vào khả năng ứng biến trước những tình huống bất ngờ xảy đến trong công sống của mình. Nếu muốn thành công, nếu muốn có được kết quả tốt nhất hãy chủ động chuẩn bị trước những tình huống xấu của cuộc sống.
Đề bài 2 :
Thói ghen ghét, lòng đố kị là một trong những thói hư tật xấu, làm hạ thấp giá trị của con người, làm cho mối quan hệ giữa ta với người khác không được tốt đẹp. Lòng ghen ghét, đố kị không nhưng làm cho bản thân khổ sở mà còn gây cho người khác nhiều khó khăn, trở ngại. Bởi thế, nhà văn Edmondo de Amicis đã từng nhắc nhở: “Đừng để con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim”.
Bằng hình ảnh so sánh độc đáo, nhà văn Edmondo de Amicis đã chỉ ra rằng thói ghen ghét, đố kị trước những thành công, tương lai, địa vị và những điều tốt đẹp mà người khác đang có chẳng khác nào như một con rắn độc từng bước đầu độc trái tim và khối óc, làm tha hóa tâm hồn, nhân cách, đạo đức của con người.
Thói ghen ghét, đố kị làm cho con người trở nên ti tiện, nhỏ nhen, tầm thường, ích kỉ, tự hạ thấp giá trị bản thân mình. Phải biết rằng những thành công mà người khác có được đâu phải tự nhiên mà có. Nó được đánh đổi từ mồ hôi, nước mắt, công sức lao động khó nhọc mà ra. Nếu ta chăm chỉ làm lụng, chịu khó học hành, trau dồi tài năng trí tuệ của bản thân mình thì ắt hẳn một ngày nào đó ta cũng sẽ thành tựu, có được những gì mình mong muốn. Thế nên, không nên đố kị, ghen tị người khác.
Mỗi một người đều có những sở trường, sở đoản, mặt mạnh, mặt yếu khác nhau. Có thể họ tài giỏi ở một lĩnh vực nào đó và ta cũng vậy. Đừng ghen tị so đo mà tự chuốc lấy phiền não, rồi tỏ ra cau có, bực dọc đối với người khác làm cho mối quan hệ giữa ta với họ trở nên không còn tốt đẹp như trước. Những người như thế thật đáng bị chê trách.
Một số người vì ghen tị với tài năng của người khác mà tìm đủ cách hãm hại, trù dập, không cho người đó cơ hội thăng tiến, phát triển tài năng, kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Phải phân biệt giữa thói ghen tị và thi đua. Thói đố kị, ganh ghét và tinh thần thi đua, cầu tiến giống nhau ở chỗ từ thành công của người khác khiến cho ta không hài lòng và vui vẻ. Nếu là người có lòng đố kị, ganh đua họ thường sẽ mỉa mai, gièm pha, khiêu khích. Nếu là người có tinh thần thi đua, họ sẽ lấy đó làm bài học mà phấn đấu vươn lên và vượt qua.
Quyết tâm loại bỏ thói ghen tị, luôn vui mừng trước những thành tựu của người khác, không ngừng học hỏi, trao dồi, hoàn thiện nhân cách, tài năng của chính mình.
Lòng đố kị là nguyên nhân dẫn đến sự dối trá. Sự dối trá lại mang đến tai họa cho bản thân. Bởi thế, hãy làm đúng như Edmondo de Amicis khuyên bảo: “Đừng để con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim”.
Lập dàn ý cho đề sau( HS chỉ gạch ý): Từ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong đoạn trích Nước Đại Việt ta, hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương, lòng nhân ái trong cuộc sống.
Dàn ý
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi và vị trí tác phẩm đại cáo bình Ngô trong nền văn học.
- Khái quát về tư tưởng nhân nghĩa: Là tư tưởng quan trọng chủ đạo trong bài. Tư tưởng này mang tính nhân văn và có giá trị nhân đạo sâu sắc.
II. Thân bài
1. Quan niệm về tư tưởng nhân nghĩa
- Tư tưởng nhân nghĩa xuất phát từ quan niệm Nho giáo: là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí.
- Tư tưởng nhân nghĩa trong quan niệm của Nguyễn Trãi: Chắt lọc những hạt nhân cơ bản nhất, tích cực nhất của của Nho giáo để đem đến một nội dung mới đó là:
+ Yên dân: Làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, no đủ, hạnh phúc.
+ Trừ bạo: Vì nhân mà dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.
→Đó là tư tưởng rất tiến bộ, tích cực và phù hợp với tinh thần của thời đại
2. Sự thể hiện của tư tưởng nhân nghĩa trong Đại cáo bình Ngô.
a. Nhân nghĩa gắn với sự khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc.
Đứng trên lập trường nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền dân tộc bằng một loạt dẫn chứng đầy thuyết phục:
- Nền văn hiến lâu đời
- Lãnh thổ, bờ cõi được phân chia rõ ràng, cụ thể
- Phong tục tập quán phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc
- Có các triều đại lịch sử sánh ngang với các triều đại Trung Hoa.
→Khẳng định độc lập dân tộc là chân lí, sự thật hiển nhiên mà không ai có thể chối cãi, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc
→Đây là tiền đề cơ sở của tư tưởng nhân nghĩa bởi chỉ khi ta xác lập được chủ quyền dân tộc thì mới có những lí lẽ để thực thi những hành động “nhân nghĩa”
b. Nhân nghĩa thể hiện ở sự cảm thông, chia sẻ với nỗi thống khổ của người dân mất nước.
Đứng trên lập trường nhân bản, tác giả liệt kê hàng loạt những tội ác dã man của giặc Minh với nhân dân ta:
- Khủng bố, sát hại người dân vô tội: Nướng dân đen, vùi con đỏ,..
- Bóc lột thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật: nặng thuế khóa, nơi nơi cạm đất
- Phá hoại môi trường, sự sống: tàn hại giống côn trùng, cây cỏ,...
- Bóc lột sức lao động: Bị ép xuống biển mò ngọc, người bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,..
- Phá hoại sản xuất: Tan tác cả nghề canh cửi,...
→Nỗi căm phẫn, uất hận của nhân dân ta trước tội ác của giặc
→Niềm cảm thông, xót xa, chia sẻ với nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng
c. Nhân nghĩa là nền tảng sức mạnh để chiến thắng kẻ thù.
- Cuộc chiến của ta ban đầu gặp vô vàn khó khăn: Lương hết mấy tuần, quân không một đội
- Nhưng nghĩa quân biết dựa vào sức dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ đã phản công giành được thắng lợi to lớn:
+ Những thắng lợi ban đầu đã tạo thanh thế cho nghĩa quân, trở thành nỗi khiếp đảm của kẻ thù
+ Nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi tiêu diệt giặc ở các thành chúng chiếm đóng, tiêu diệt cả viện binh của giặc.
→Tư tưởng nhân nghĩa với những hành động nhân nghĩa đã khiến quân và dân có sự đoàn kết, đồng lòng tạo thành sức mạnh to lớn tiêu diệt kẻ thù bởi tất cả mọi người đều cùng chung một mục đích chiến đấu
d. Nhân nghĩa thể hiện ở tinh thần chuộng hòa bình, tinh thần nhân đạo của dân tộc.
- Sau khi tiêu diệt viện binh, quân ta đã thực thi chính sách nhân nghĩa
+ Không đuổi cùng giết tận, mở đường hiếu sinh.
+ Câp thuyền, phát ngựa cho họ trở về.
- Để quân ta nghỉ ngơi, dưỡng sức
→Đây là cách ứng xử vừa nhân đạo, vừa khôn khéo của nghĩa quân Lam Sơn, khẳng định tính chất chính nghĩa cuộc chiến của ta, thể hiện truyền thống nhân đạo, nhân văn, chuộng hòa bình của dân tộc Đại Việt
→Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng để duy trì quan hệ ngoại giao sau chiến tranh của dân tộc ta với Trung Quốc.
III. Kết bài
- Khái quát, đánh giá lại vấn đề
- Liên hệ tư tưởng nhân nghĩa trong thời đại nay: vẫn còn được ngợi ca và là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên ứng với mỗi hoàn cảnh cụ thể nó lại mang những ý nghĩa giá trị khác.
Chúc bn hok tốt!!
Văn bản cô bé bán diêm đã để lại trong lòng em bài học sâu sắc về tình yêu thương con người. Bằng một đọn văn ngắn ( 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống?
Tham khảo:
Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng thương thay, em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tác giả muốn khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương đối với những trẻ em nghèo.
Văn bản cô bé bán diêm đã để lại trong lòng em bài học sâu sắc về tình yêu thương con người. Bằng một đọn văn ngắn ( 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống?
Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng thương thay, em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tác giả muốn khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương đối với những trẻ em nghèo.
h cho mình nhé
) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống mà
Từ những văn bản viết về tình yêu thương quê hương đất nước mà em đã học ở kỳ 1 . Em hãy viết đoạn văn ngắn (7-9) nện cảm nghĩ của mình về vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống .
Trong đó có sử dụng biện pháp tu từ đã học . Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng
THAM KHẢO:
Viết đoạn văn về tình yêu quê hương đất nướcĐoạn văn mẫu số 1
Quê hương, đất nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Bởi vậy, chúng ta cần có tình yêu quê hương, đất nước. Đó là tình cảm gắn bó, yêu mến và tự hào của con người dành cho quê hương, đất nước của mình. Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu quê hương, đất nước. Lịch sử dân tộc đã phải trải qua nhiều năm đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược. Bất kì một thời đại nào, nhân dân cũng đoàn kết một lòng để đánh bại kẻ thù, giành lại độc lập cho đất nước. Hòa bình lặp lại, chúng ta lại cùng chung tay để khắc phục hậu quả của chiến tranh, xây dựng lại quê hương giàu đẹp. Hiện tại, tình yêu quê hương, đất nước được xuất phát từ những điều nhỏ bé. Chúng ta yêu cánh đồng quê hương, xóm làng thân thuộc hay con đường vẫn đi qua. Thế hệ trẻ cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này.
Đoạn văn mẫu số 2Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm gắn bó, yêu mến và tự hào về quê hương, đất nước. Ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, tình cảm đó lại được biểu hiện theo một cách riêng. Nếu trong những năm tháng chiến tranh, nhân dân Việt Nam cùng đồng lòng để đánh bại kẻ thù xâm lược, giành lại chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Biết bao nhiêu con người đã hy sinh không tiếc tuổi thanh xuân. Thì khi đất nước được hòa bình, chúng ta lại yêu quê hương, đất nước với nhiều hành động khác. Mỗi người luôn nhớ về nguồn cội, biết ơn thế hệ trước. Chúng ta cố gắng học tập để trở về xây dựng quê hương, đất nước. Hay ý thức cần phải coi trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Tình yêu quê hương, đất nước cũng có thể đến từ nhiều điều nhỏ bé như yêu con đường, xóm làng hay cánh đồng… Như vậy, chúng ta cần hiểu được tầm quan trọng và ý thức phát huy tình cảm tốt đẹp này.
Đoạn văn mẫu số 3“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao”
(Quê hương, Giang Nam)
Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm thật đẹp đẽ, thiêng liêng. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người Việt Nam vẫn giữ gìn và phát huy tình cảm tốt đẹp đó. Trong quá khứ, rất nhiều thế hệ đ ã ngã xuống để bảo vệ cho nền độc lập, hòa bình của dân tộc. Đến hiện tại, tình yêu quê hương đất nước lại được thể hiện qua nhiều hành động khác nhau. Chúng ta cố gắng học tập thật tốt để tương lai góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu những nét đẹp truyền thống của quê hương, đất nước đến nhân dân trong nước và quốc tế. Ý thức trách nhiệm, cũng như tinh thần quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, những nét đẹp truyền thống văn hóa lâu đời… Mỗi người hãy nuôi dưỡng tình cảm tốt đẹp này, để xứng đáng với nguồn gốc của mình.
Đoạn văn mẫu số 4Tình yêu quê hương, đất nước là một thứ tình cảm tốt đẹp. Trước hết, tình yêu quê hương, đất nước là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước của mình. Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn luôn tự hào với truyền thống yêu nước vẻ vang. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, biết bao con người đã ngã xuống để giành lại nền độc lập dân tộc, bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh - khi còn trẻ vốn là một chàng thanh niên giàu lòng yêu nước, chứng kiến cảnh nước mất nhà tan nhân dân lầm than khổ cực, Người đã quyết tâm ra đi và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Trong suốt những năm bôn ba nước ngoài, Bác luôn nhớ về mảnh đất quê hương, với một lòng mong mỏi, yêu thương. Bác chính là tấm gương sáng cho lòng yêu quê hương, đất nước. Khi đất nước đã bước vào thời đại hòa bình, tình yêu quê hương đất nước lại thể hiện qua những hành động giản dị. Lòng yêu xóm làng thân thuộc, cánh đồng lúa chín hay con người thôn quê. Tinh thần nỗ lực học tập để tương lai trở về xây dựng quê hương, đất nước. Hay ý chí kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, nét đẹp truyền thống dân tộc. Mỗi người dân Việt Nam hãy luôn giữ được tình cảm thiêng liêng, quý giá đó trong trái tim của mình.
Đoạn văn mẫu số 5Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Tình yêu quê hương, đất nước có thể được hiểu là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước. Trong lịch sử dân tộc đã có hàng nghìn năm chống lại kẻ thù phương Bắc. Sau đó, chúng ta phải kể đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Trong bất cứ thời đại nào, nhân dân Việt Nam vẫn đồng lòng, chung sức vì một tình yêu to lớn. Thế trẻ hôm nay cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống quý giá đó. Từ việc nhỏ nhất là cố gắng học tập tốt, rèn luyện phẩm chất để trở thành những công dân có ích cho đất nước. Đến việc lớn lao như kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Dù nhỏ bé hay lớn lao thì cũng đều là tấm lòng đáng trân trọng. Tinh thần yêu nước chắc chắn sẽ là một sức mạnh to lớn để đất nước Việt Nam, con người Việt Nam ngày càng phát triển.
Đoạn văn mẫu số 6Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống. Một trong những truyền thống quý giá đó là lòng yêu nước. Tình yêu dành cho quê hương, đất nước - thứ tình cảm mà bất cứ con người nào cũng cần phải có. Nhờ có tình yêu đó, dân tộc ta đã vượt qua những khó khăn. Trong quá khứ là các cuộc kháng chiến để bảo vệ lãnh thổ của đất nước. Nhiều người con đã ngã xuống vì tinh thần: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Đến với thời điểm hiện tại, tình yêu quê hương, đất nước lại được thể hiện ở phương diện khác. Mỗi người khi tiếp thu văn minh hiện đại của nước ngoài dựa trên nguyên tắc “hòa nhập chứ không hòa tan”. Nhiều thanh niên tài năng với những phát minh khoa học được thế giới công nhận lại nguyện trở về Việt Nam xây dựng sự nghiệp. Nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp, tình nguyện trở về quê hương để xây dựng cho quê hương mình. Bên cạnh đó, không ít người sẵn sàng chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức… Đó là những hành động đáng phê phán và tránh xa. Chúng ta - những con người Việt Nam hãy luôn dặn lòng phải giữ cho mình một tình yêu dành cho quê hương, đất nước.
Đoạn văn mẫu số 7“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều…”
Những lời trong bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân đã gợi ra những suy từ về tình yêu quê hương đất nước. Đầu tiên, tình yêu quê hương, đất nước là một tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Con người Việt Nam vốn giàu tình yêu quê hương, đất nước. Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn phát huy điều đó trong mọi hoàn cảnh. Từ quá khứ hào hùng của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Cho đến những năm kháng chiến chống Pháp, Mỹ thì tinh thần đó lại càng sáng ngời. Tinh thần yêu nước không phân biệt tuổi tác, giới tính hay giai cấp. Bất kì ai, nếu đã là người Việt Nam thì đều mang trong mình lòng yêu quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước là một thứ tình cảm thiêng liêng. Nhưng có những người lại quên đi nguồn cội của mình. Điều đó thật đáng lên án và phê phán. Mỗi người dân Việt Nam cần ý thức nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
Đoạn văn mẫu số 8Quê hương, đất nước - tiếng gọi thật thiêng liêng mà giàu tình cảm. Đối với mỗi người cũng như với em, tình yêu quê hương, đất nước là vô cùng quan trọng. Em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê thuộc ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Đó là một vùng quê trù phú, yên bình và tuyệt đẹp. Những cánh đồng lúa bát ngát một màu vàng ươm. Con đường làng như một dải lụa vắt ngang qua cánh đồng. Dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa quanh năm cung cấp cho đồng ruộng quê em những tinh túy của đất trời. Không chỉ có thiên nhiên mà con người cũng đáng quý, họ sống rất thật thà và nồng hậu. Người dân quê em làm ăn vất vả, bận rộn quanh năm. Nhưng họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Tất cả khiến em thêm yêu quê hương của mình nhiều hơn. Hôm nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, quê hương của em cũng đang trở nên hiện đại hơn. Nhiều ngôi nhà cao tầng được xây dựng. Đường phố trở nên khang trang, tập nập. Những cửa hàng đẹp đẽ, rộng lớn… Càng tự hào về quê hương của mình bao nhiêu, em tự nhủ phải cố gắng học tập bấy nhiêu. Trong tương lai, em sẽ trở về để xây dựng quê hương mình ngày một giàu đẹp hơn nữa.
Đoạn văn mẫu số 9Nhà bác học Louis Pasteur đã từng khẳng định: “Học vấn không có quê hương, nhưng người học phải có tổ quốc”. Qua câu nói trên, người đọc đã cảm nhận được tầm quan trọng của quê hương, đất nước đối với con người. Bởi vậy mà chúng ta cần phải có tình yêu quê hương, đất nước. Đó chính là sự yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Trong quá khứ, dân tộc Việt Nam đã luôn phát huy truyền thống yêu nước. Chúng ta đã cùng nhau đoàn kết đánh thắng kẻ thù xâm lược, bảo vệ nền độc lập của đất nước. Biết bao chàng trai, cô gái đã ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ. Đến ngày hôm nay, tình yêu đó vẫn được giữ gìn. Sự biết ơn, yêu mến của mỗi học sinh, sinh viên với những người đã sinh thành, dạy dỗ chúng ta. Cũng có thể đến từ sự bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp lâu đời của dân tộc. Đặc biệt là lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh…). Trong bất kì hoàn cảnh nào, tình yêu quê hương đất nước cũng vô cùng quan trọng.
Đoạn văn mẫu số 10Tình yêu quê hương, đất nước - một thứ tình cảm cao quý trong cuộc sống. Lòng yêu nước được hiểu là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước. Từ đó mà chúng ta mong muốn được cống hiến, xây dựng quê hương, đất nước ngày một tốt đẹp hơn. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn. Điều đó không chỉ được thể hiện trong những năm chiến tranh. Mà còn ngay trong thời bình, khi chúng ta cùng nhau chung tay xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Đôi khi, lòng yêu quê hương, đất nước cũng đến từ những hành động vô cùng đơn giản: dọn dẹp đường làng ngõ xóm, học tập chăm chỉ… Nhờ có tình yêu này mà chúng ta sẽ vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống, sống tích cực hơn và nỗ lực để trở thành người có ích cho xã hội. Vậy mà có những người lại quên đi nguồn cội của mình. Họ rời bỏ quê hương hoặc thậm chí là tìm cách chống phá đất nước (để lộ bí mật quốc gia, hiện tượng chảy máu chất xám…). Đó là những hành vi đáng lên án, cần phải tránh xa. Tình yêu quê hương, đất nước trong mọi hoàn cảnh đều vô cùng quan trọng. Bởi vậy thế hệ trẻ hôm nay hãy giữ gìn thứ tình cảm thiêng liêng đó.
Đoạn văn mẫu số 11Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, cho đến những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ. Trong công việc hay cuộc sống gia đình, và cho tới lúc nhắm mắt họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương. Nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp.
Đoạn văn suy nghĩ về tình yêu quê hương, đất nước Lớp 7Đoạn văn mẫu số 1
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể”
(Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm)
Đó là những cảm nhận về đất nước của riêng nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Còn đối với tôi, đất nước là tất cả những gì gần gũi, thân thương nhất: là mảnh đất nơi ta cất tiếng khóc chào đời, là nơi có những người thân yêu, là nơi có mái đình cổ kính, có cây đa già và có cả những điều thân thuộc vô cùng gắn bó …. Và như thế, tình yêu đất nước nói ra cũng thật giản đơn, yêu đất nước chính là yêu gia đình, yêu xóm làng thân quen, yêu những lũy tre bờ đê, yêu từng cánh đồng lúa chín… Tình yêu đất nước bắt nguồn từ những điều bình dị thân quen như thế và biểu hiện ra trong đời sống hằng ngày. Với những người lính tình yêu đất nước là sẵn sàng hy sinh, xả thân vì Tổ quốc. Với những người dân là cố gắng làm việc để xây dựng gia đình, xã hội. Với những em nhỏ là cố gắng học tập để góp phần kiến thiết quê hương… Tình yêu đất nước lúc nào cũng thường trực trong mỗi con người. Chúng ta cần phải luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ đất nước, sẵn sàng cống hiến khi Tổ quốc cần, cố gắng lao động tích cực xây dựng xã hội vững mạnh… Tình yêu đất nước là một tình cảm giản dị nhưng thiêng liêng và cao quý vô cùng như nhà thơ Xuân Diệu đã từng ca ngợi: “Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi bờ sông”.
Đoạn văn mẫu số 2Đối với em, cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào, vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền, bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Những lời giảng, những nét bút, tiếng nói, đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt, những bãi nương dâu, màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.
Đoạn văn mẫu số 3Nhắc đến quê hương mình, lòng em dâng lên biết bao niềm yêu mến, tự hào. Quê hương em, đó là nơi cha mẹ sinh ra em và nuôi lớn em thành người. Nơi đây ghi dấu bao kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ. Đó là những ngày đầu tiên em chập chững biết đi, em bi bô biết nói. Ngày nắng chói chang mẹ thức đêm quạt cho em ngủ. Đêm đông lạnh giá, cha ủ ấm cho em bằng hơi ấm của của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn quý trong đời. Người bạn cùng em chăn trâu cắt cỏ, người bạn cùng em thả diều, bắt cá và cũng chính người bạn ấy cùng em tới lớp tới trường, sẻ chia bao niềm vui nỗi buồn với em. Em còn nhớ đến những thầy cô đã góp công dạy em khôn lớn. Từng lời thầy giảng, từng nét bút của cô còn như in dấu trong em như những âm thanh, hình ảnh thiêng liêng nhất trong đời. Làm sao em quên được những hàng cây xanh mướt, những con đường giản dị, những bờ mương trong mát, và bầu trời lồng lộng tiếng sáo diều... Chao ôi! Biết ơn và tự hào biết mấy về quê hương yêu dấu này.
Đoạn văn mẫu số 4Bất cứ ai trong cuộc sống này cũng có một quê hương, một Tổ quốc trong tim. Ngay từ bé, tôi đã được mẹ nói cho nghe về những truyền thống lịch sử dân tộc, những văn hóa cổ truyền đặc sắc của quê hương. Từ đó trong tôi đã dồi dào một lòng yêu quê hương, đất nước từ bao giờ không hay. Quả thực, đây là một thứ tình cảm cao quý mà ai cũng cần có trong mình. Vì quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn ta, cho ta sự sống. Đó là cội nguồn để hướng về, nơi chôn rau cắt rốn mà bất cứ ai cũng không thể phủ nhận. Bên cạnh đó, con người ta có được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, ấm no như ngày hôm nay là nhờ công lao của biết bao thế hệ ông cha ta ngày trước đã kiên cường dựng nước và giữ nước, không ngại đổ máu xương để chống lại kẻ thù xâm lược. Vậy nên, cần biết trân trọng và yêu thương Tổ quốc này vì từng tấc đất mà ta đang ở đều được đánh đổ bằng bao mồ hôi công sức của thế hệ trước.
Đoạn văn mẫu số 5Tình yêu quê hương là một tình yêu thường trực trong tâm hồn mỗi con người. Bởi quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên và có những kỉ niệm về một tuổi thơ êm đềm. Quê hương gắn với những chiều ngả mình trên lưng trâu, lim dim đôi mắt nhìn bầu trời xanh và lắng nghe tiếng sáo diều. Quê hương gắn với những cánh cò, những rặng tre rì rào, những cánh đồng lúa chín thơm vàng ửng. Quê hương gắn với giọt mồ hôi của mẹ, của cha, gắn với tiếng đưa võng kẽo kẹt cùng lời ru của bà... Nhắc đến quê hương thôi là mở ra cả một bầu trời thương nhớ. Những kỉ niệm thơ bên những người thân thương sao mà êm đềm đến thế. Tình yêu quê hương còn là tình cảm gắn bó với giang sơn, đất nước, với lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc. Nhà văn Nga, I-li-a Ê-ren-bua đã từng nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Quê hương nào không là một phần máu thịt của tổ quốc, giang sơn. Yêu quê hương là một biểu hiện của lòng yêu Tổ quốc.Dựng xây quê hương cũng là một cách xây dựng đất nước mình, cho đất nước ngày một giàu đẹp hơn. Tình yêu quê hương , đất nước là cội nguồn của những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn mỗi con người. Phải biết yêu mình, yêu lấy mảnh đất mình được sinh ra và lớn lên thì mới có thể yêu thương người khác, yêu thương những mảnh đất mà trong cuộc đời ta sẽ đi qua. Yêu quê hương đất nước không chỉ là yêu vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của những danh lam thắng cảnh mà còn là tình yêu, niềm tự hào với nền văn hoá, văn hiến, với lịch sử hào hùng của dân tộc. Chúng ta có quyền tự hào về những chiến công vang dội trong quá khứ, đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ gìn bản sắc dân tộc suốt mấy nghìn năm lịch sử. Là một người con Việt Nam, ghi nhớ lời Bác Hồ dạy “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước” Dải đất hình chữ S thân thương đánh đổi bằng biết bao xương máu của thế hệ cha anh. Vì vậy mỗi chúng ta phải biết trân trọng những hy sinh lớn lao ấy, trân trọng và bảo vệ tổ quốc, xây dựng một đất nước Việt Nam ngày một giàu đẹp sánh vai với các cường quốc trên trường quốc tế.
Đoạn văn mẫu số 6Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Nhờ có tình yêu đó mà con người không ngừng cố gắng để xây dựng và phát triển quê hương, dựng xây đất nước. Một thứ tình cảm đầy thiêng liêng luôn thường trực trong trái tim mỗi con người. Dân tộc Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn. Điều đó được thể hiện từ những buổi đầu dựng nước và giữ nước. Lịch sử dân tộc chứng kiến hơn một nghìn năm Bắc thuộc với biết bao mất mát, đau thương. Nhưng không thời nào là không có anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù. Không thời nào là nhân dân không chung lòng đấu tranh để bảo vệ đất nước. Nhưng những năm tháng hào hùng nhất có lẽ phải kể đến cuộc đấu tranh kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam - Người cũng là tấm gương sáng ngời cho lòng yêu nước thương dân sâu sắc, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng đánh bại kẻ thù xâm lược. Biết bao nhiêu chàng trai, cô gái - họ ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ, mang trong trái tim mình tình yêu với mảnh đất quê hương, để rồi không ngại hy sinh thân mình vì chính mảnh đất ấy. Ngày hôm nay, khi nhân loại được hưởng nền hòa bình hiếm hoi. Tình yêu quê hương, đất nước có lẽ xuất phát từ những điều thật bình dị. Đó có thể là lòng biết ơn, yêu mến những người đã sinh ra, dạy dỗ chúng ta. Hay là mong muốn học tập để mai này trở về xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. Cũng có thể đến từ sự bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của quê hương. Đặc biệt là lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh…). Chính vì vậy, thế hệ trẻ hôm nay được sống trong một thế giới hòa bình, cần phải ý thức giữ gìn tình yêu quê hương, đất nước.
Đoạn văn mẫu số 7“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
Tình yêu quê hương, đất nước là một tình cảm tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Tình yêu quê hương, đất nước giúp cho con người trở nên tốt đẹp hơn, không quên đi nguồn cội của chính mình. Đó còn là động lực để bản thân sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước. Tình yêu nước được biểu hiện qua những hành động cụ thể. Có thể là trong quá khứ với biết bao nhiêu người con đã nguyện hy sinh tính mạng để bảo vệ nền độc lập của tổ quốc. Hay trong hiện đại là việc tiếp thu văn minh hiện đại của nước ngoài dựa trên nguyên tắc “hòa nhập chứ không hòa tan”. Nhiều thanh niên tài năng với những phát minh khoa học được thế giới công nhận lại nguyện trở về Việt Nam xây dựng sự nghiệp. Nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp, tình nguyện trở về quê hương - những vùng miền núi xa xôi… Vậy mà có nhiều bạn trẻ lại sẵn sàng chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức… Họ quên đi nguồn cội của mình, rời bỏ quê hương hoặc thậm chí là tìm cách chống phá đất nước (để lộ bí mật quốc gia, hiện tượng chảy máu chất xám…). Từ đó sẽ góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, giữ gìn và phát triển đất nước ngày một cường thịnh. Mỗi cá nhân hãy biết bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và có những hành động cụ thể để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày một phát triển. Đồng thời cũng cần lên án và tránh xa những hành vi gây hại đến quê hương, đất nước. Quê hương, đất nước - là nơi gắn bó máu thịt với mỗi người. Chính vì vậy hãy giữ gìn tấm lòng yêu nước của chính mình.
Đoạn văn mẫu số 8“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi”
(Quê hương, Đỗ Trung Quân)
Quê hương, đất nước là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Bởi vậy chắc hẳn ai cũng đều dành cho quê hương, đất nước một tình yêu mãnh liệt. Tình yêu đó có thể được thể hiện qua những lời thơ, câu hát. Những cụ thể nhất vẫn là những hành động cụ thể, thiết thực. Con người Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn. Trong quá khứ, nhân dân ta đã cùng nhau đồng lòng để chống lại biết bao kẻ thù xâm lược. Hàng nghìn năm Bắc thuộc, đến thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì lòng tình yêu đó vẫn là điểm tựa sức mạnh để giúp nhân dân ta chiến thắng. Bởi vậy thế hệ trẻ hôm nay cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của ông cha ta. Mỗi bạn trẻ cần cố gắng học tập tốt, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của trường, lớp cũng như biết yêu thương bạn bè, kính trọng thầy cô và những người xung quanh. Đồng thời, cần phải xác định cho bản thân một ước mơ, một lý tưởng để cố gắng hoàn thành nó và trở thành người có ích trong tương lai. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những thanh niên có nhận thức hết sức lệch lạc. Bên cạnh đó, nhiều người có lối sống sai lầm, lệch lạc. Họ chạy theo lối sống ích kỉ, thực dụng để rồi có những việc làm ảnh hưởng đến lợi ích của quê hương, đất nước. Như vậy, mỗi người cần nuôi dưỡng để tình yêu quê hương, đất nước luôn cháy trong trái tim mình.
Đoạn văn mẫu số 9Hồ Chủ tịch đã từng khẳng định rằng: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Điều đó đã được chứng minh qua từng trang sử vẻ vang của dân tộc. Trước hết, tình yêu quê hương, đất nước là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước. Trong quá khứ, nhân dân ta luôn thể hiện được tình cảm đó. Thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… - năm tháng nào cũng có những con người đứng lên để bảo vệ đất nước. Đặc biệt nhất trong hai cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp, đế quốc Mỹ thì tinh thần đó lại càng sáng ngời. Trong thời hiện đại, tình yêu quê hương đất nước đến từ những điều bình dị. Chúng ta yêu lời kể chuyện của bà, yêu tiếng hát ru của mẹ. Chúng ta yêu xóm làng thân thuộc, yêu cánh đồng lúa chín thơm. Hay cũng có thể là những hành động thật lớn lao như học tập tốt để mai này trở về xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp, bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của quê hương và lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh…. Dù là nhỏ bé hay lớn lao thì tình yêu đó tin chắc sẽ còn tồn tại mãi với thời gian. Bởi tình yêu quê hương, đất nước chính là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Đoạn văn mẫu số 10Tình yêu quê hương, đất nước là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước của mình. Tình cảm này đã được nhân dân ta giữ gìn và phát huy từ trong quá khứ đến thời hiện tại. Lịch sử dân tộc ta đã trải qua những năm tháng dựng nước, giữ nước. Nhân dân ta đã cùng nhau đoàn kết để đánh bại những kẻ thù xâm lược. Từ kẻ thù phương Bắc đến thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ. Ở bất cứ thời đại nào, luôn có những con người sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ mảnh đất của quê hương, đất nước. Còn khi đất nước đã bước vào thời đại hòa bình, tình yêu quê hương đất nước lại thể hiện qua những hành động giản dị. Chúng ta cố gắng học tập tốt, rèn luyện phẩm chất để trở thành những công dân có ích cho đất nước. Hay như việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc. Tình yêu quê hương, đất nước chính là một sức mạnh lớn ảnh hưởng đến sự tồn vong của một dân tộc.
Đoạn văn mẫu số 11Quê hương, đất nước là một phần trong cuộc sống của con người. Tình yêu dành cho quê hương, đất nước là thứ tình cảm mà bất cứ con người nào cũng cần phải có. Trong quá khứ, dân tộc Việt Nam đã phải trải qua nhiều năm tháng chiến tranh. Chúng ta luôn giữ trong tim một tình cảm nồng cháy dành cho mảnh đất thân thương. Để rồi có biết bao con người đã ra đi - “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” - để đất nước có được nền độc lập, tự do. Còn trong thời hòa bình, tình yêu quê hương đất nước lại biểu hiện theo một cách khác. Chúng ta yêu những điều giản dị như câu chuyện của bà, lời hát ru của mẹ. Chúng ta yêu con đường làng thân quen, cánh đồng lúa chín… Những điều nhỏ bé, giản dị nhưng lại là một phần máu thịt không thể thiếu. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ đã có lối sống sai lầm, thậm chí gây ra những hành động ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Mỗi con người Việt Nam hãy nuôi dưỡng cho mình thứ tình cảm tốt đẹp, đáng giữ gìn - tình yêu quê hương, đất nước.
Đoạn văn mẫu số 12Một trong những tình cảm tốt đẹp là tình yêu quê hương, đất nước. Hiểu đơn giản tình yêu quê hương, đất nước là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước của mình. Dân tộc Việt Nam đã trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh để chống lại kẻ thù xâm lược. Rất nhiều thế hệ đã nằm xuống, họ ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ. Trong thời hòa bình, tình yêu quê hương đất nước lại được biểu hiện qua những hành động thật giản dị. Tuổi trẻ cố gắng học tập thật tốt để tương lai cống hiến cho đất nước. Sự tiếp thu văn hóa nước ngoài có chọn lọc, mà vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc. Hay tinh thần quyết tâm bảo vệ đất nước khi gặp phải gian nguy… Bên cạnh đó, nhiều người có lối sống ích kỉ, có những suy nghĩ và hành động gây ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Bởi vậy, mỗi người Việt Nam hãy nuôi dưỡng tình cảm tốt đẹp này trong trái tim mình - tình yêu quê hương, đất nước.
Đoạn văn mẫu số 13Tình yêu quê hương, đất nước là một tình cảm đẹp đẽ. Đó là sự gắn bó, yêu mến và tự hào của con người với quê hương, đất nước của mình. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, tình cảm này vẫn được giữ gìn và phát huy. Trong những năm chiến tranh, người dân Việt Nam đã cùng nhau đánh bại kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập cho đất nước và tự do cho nhân dân. Còn trong thời đại hòa bình, tình yêu quê hương, đất nước lại đến từ những hành động rất đơn giản. Chúng ta yêu những gì thuộc về quê hương như xóm làng quen thuộc, cánh đồng lúa chín hay con sông hiền hòa. Chúng ta cố gắng học tập thật tốt, trở thành những con người thành công để góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp. Vậy mà vẫn còn nhiều người sống ích kỉ, chạy theo lối sống vật chất. Điều đó thật đáng lên án, phê phán. Mỗi người cần hiểu rằng, tình yêu quê hương đất nước chính là nguồn sức mạnh to lớn cần được giữ gìn và trân trọng.
Đoạn văn mẫu số 14“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ…”
(Bài học đầu cho con, Đỗ Trung Quân)
Chắc hẳn, mỗi người đều có quê hương, đất nước của mình. Và tình yêu quê hương, đất nước là một tình cảm thiêng liêng, quan trọng. Dân tộc Việt Nam được biết đến với truyền thống yêu nước. Trong quá khứ, chúng ta đã phải trải qua nhiều năm tháng chiến tranh. Dù trong hoàn cảnh khó khăn thế nào, tình yêu quê hương đất nước vẫn cháy bỏng trong trái tim mỗi người. Nhiều thế hệ đã hy sinh cho nền độc lập của dân tộc. Khi đất nước có được hòa bình, tình yêu đó lại đến từ những hành động khác. Nhiều người đã cố gắng học tập để trở về xây dựng quê hương, đất nước. Chúng ta luôn coi trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Hay lòng tự hào trước quá khứ hào hùng của đất nước… Nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ đã có lối sống ích kỉ và vô cảm, họ có những hành động ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước thật đáng trân trọng, là nguồn động lực để mỗi công dân tự khẳng định chính mình.
Đoạn văn mẫu số 15Quê hương, đất nước là nơi gắn bó với mỗi người. Tình yêu quê hương, đất nước là một tình cảm đẹp đẽ. Đó là s ự gắn bó, yêu mến và tự hào của con người với quê hương, đất nước của mình. Từ quá khứ cho đến hiện tại, tình cảm đó vẫn luôn được lưu giữ và phát huy một cách mạnh mẽ. Trong quá khứ, dân tộc Việt Nam phải chịu áp bức, bóc lột trước nhiều kẻ thù xâm lược. Nhưng bất cứ thời đại nào, chúng ta cũng đoàn kết một lòng để giành lại độc lập, tự do cho đất nước, cho nhân dân. Ở thời hòa bình, tình yêu quê hương, đất nước lại đến từ những hành động rất đơn giản. Mỗi người ra sức cố gắng học tập thật tốt, trở thành những con người có ích cho xã hội. Nhiều bạn trẻ sau khi học tập xong, không ở lại thành phố mà trở về để xây dựng quê hương dẫu biết còn nhiều khó khăn. Có đôi khi, tình yêu quê hương, đất nước chỉ đơn giản là yêu mến cánh đồng, xóm làng, con đường… đã rất đỗi quen thuộc. Bên cạnh đó, vẫn có rất nhiều người chạy theo lối sống vật chất, quên đi nguồn cội của bản thân. Hành động này thật đáng lên án, phê phán. Chúng ta cần giữ gìn tình yêu quê hương đất nước, bởi đó chính là nguồn sức mạnh to lớn.
Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về lòng yêu thương mẹ của bé Hồng trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" trích từ hồi kí "Những ngày thơ ấu" của nhà văn Nguyên Hồng. (Bài viết phải có bố cục 3 phần, đảm bảo tính thống nhất về chủ đề của văn bản.)
Tham khảo:
"Những ngày thơ ấu" là tập hồi kí trung thực và cảm động về tuổi thơ cay đắng của nhà văn Nguyên Hồng trong chế độ cũ. Ở đoạn trích Trong lòng mẹ, tác giả đã miêu tả tinh tế những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại, đó là nỗi nhớ thương, yêu quý sâu sắc của bé Hồng đối với người mẹ của mình.
Bé Hồng là kết quả của một cuộc hôn nhân gượng ép, không tình yêu. Người cha lớn tuổi, bệnh tật, luôn lặng lẽ, u uất cạnh bàn đèn thuốc phiện. Người mẹ trẻ phải chôn vùi tuổi xuân bên ông chồng nghiện ngập nên luôn khao khát hạnh phúc. Không khí trong gia đình bé Hồng lạnh lẽo, thiếu vắng tiếng nói, tiếng cười.
Rồi cha chết. Mẹ không chịu nổi sự hắt hủi, o ép của nhà chồng, đành bỏ con thơ, dứt áo ra đi. Bé Hồng phải sống với bà cô nghiệt ngã. Như mọi đứa trẻ khác, bé Hồng yêu mẹ, thèm được ở bên mẹ nhưng cố giấu kín điều đó trong lòng. Vì thế mà tình thương mẹ của bé Hồng càng thêm sâu đậm.
Một lần, nghe bà cô hỏi có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không, bé lập tức tưởng tượng ra vẻ mặt rầu rầu và hiền từ của mẹ. Bé nhớ mẹ, muốn gặp mẹ nên đã toan trả lời là có, nhưng tâm hồn nhạy cảm đã khiến bé Hồng nhận ra ngay ý đồ thâm hiểm trong giọng nói và trên nét mặt bà cô, cho nên bé cúi đầu không đáp. Cử chỉ ấy là một cách phản kháng ý đồ gieo rắc vào đầu óc cậu bé những hoài nghi để cậu khinh miệt mẹ.
Bé Hồng đã bênh vực mẹ bằng những ý nghĩ quyết liệt: đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến. Họ hàng bên nội có thể ruồng rẫy mẹ, kết tội mẹ, thóa mạ mẹ… nhưng với bé Hồng, mẹ vẫn là người mẹ hiền từ, yêu quý mà cậu ra sức bảo vệ. Bé Hồng còn nhỏ lắm nên trước những lời kết tội mẹ mình, bé chỉ phản đối bằng cử chỉ im lặng mà lòng thắt lại, khóe mắt cay cay.
Cuối cùng, trước sự mỉa mai của bà cô, bé không chịu nổi đã òa lên khóc, nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và cổ. Bé khóc vì những lời chì chiết mà bà cô cố ý nhắc đi nhắc lại cứ xoáy chặt tâm can. Bé khóc vì căm tức những thành kiến bất công của bà cô, của người đời đối với mẹ. Bé khóc vì thương xót người mẹ yếu đuối do sợ miệng lưỡi thế gian mà phải xa lìa con, trốn tránh tìm nơi sinh nở. Tình thương mẹ của bé Hồng trỗi dậy mãnh liệt hơn bao giờ hết và đã biến thành khát vọng phản kháng quyết liệt: Giá như cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi.
Lòng thương mẹ của bé Hồng còn được thể hiện qua tâm trạng và hành động của bé trong lần gặp mẹ vào ngày giỗ bố.
Chiều ấy lúc tan trường, thoáng thấy người ngồi trên xe kéo giống mẹ mình, bé liền đuổi theo, bối rối gọi. Đó là tiếng gọi bật ra từ tình thương nhớ mẹ bao ngày dồn lại, là tiếng thổn thức tủi cực của trái tim con trẻ khao khát thương yêu. Tác giả đã miêu tả những cử chỉ thể hiện niềm vui sướng của bé Hồng khi gặp mẹ. Vì cố chạy đuổi theo mẹ mà bé thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi. Đến khi trèo được lên xe với mẹ thì mừng ríu cả chân lại. Mẹ vừa kéo tay, xoa đầu hỏi chuyện thì bé đã òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Lần này, bé Hồng khóc thành tiếng. Tiếng khóc trút bỏ những nỗi uất ức trong bao ngày xa mẹ, là tiếng khóc sung sướng được gặp lại mẹ thương yêu.
Trong lòng mẹ, bé Hồng nhận ra những cảm giác ấm áp thiếu vắng bấy lâu nay lại mơn man khắp cả da thịt. Bé nhận ra hơi quần áo của mẹ, hơi thở của mẹ lúc đó thơm tho lạ thường, gương mặt mẹ vẫn tươi sáng, mắt trong, da mịn, má hồng. Mẹ vẫn đẹp như thuở nào. Bé cũng nhận ra người mẹ có một êm dịu vô cùng… Tất cả những cảm giác đó, ý nghĩ đó chỉ có được khi đứa con hết lòng yêu thương mẹ.
Được gặp mẹ là một niềm hạnh phúc lớn lao, là một niềm vui khôn xiết. Được sà vào lòng mẹ, bé Hồng mừng đến nỗi quên hết mọi thứ trên đời. Những lời thăm hỏi của mẹ giống như một chuỗi âm thanh hạnh phúc, bé Hồng không thể nhớ đó là câu gì, chuyện gì. Ngay cả những lời cay độc của bà cô đã từng làm cho bé đau đớn, tủi cực… cũng chìm đi, biến mất. Bao trùm tâm trí bé là niềm hạnh phúc tột cùng khi được ngồi trong lòng mẹ. Phải thương nhớ mẹ, yêu quý mẹ, thèm khát mẹ đến mức nào thì bé Hồng mới cảm thấy sung sướng như vậy khi được gặp lại mẹ mình.
Đoạn trích Trong lòng mẹ đã mở ra trước mắt chúng ta thế giới tâm hồn phong phú của một cậu bé bất hạnh. Tình thương mẹ đã giúp bé Hồng có cách nhìn xác thực về con người và cuộc đời.
Cho dù cảnh ngộ có éo le đến mấy thì cũng không thể chia cắt được tình cảm mẹ con. Chúng ta càng thêm thương, thêm quý bé Hồng và càng trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng.
Em tham khảo nhé:
Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết gục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ, nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quý. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Dù đã kìm nén hết mức nhưng những lời độc ác kia vẫn đạt được mục đích khi đã lấy được những giọt nước mắt tủi nhục của một đứa trẻ không đủ sức tự vệ . Ta chợt ghê sợ trước loại người như bà cô – họ vẫn lẩn quất đâu đó quanh ta, với trò tra tấn gặm nhấm dần niềm tin con trẻ. Liệu ta có hoà chung giọt nước mắt này chăng: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ”.
Càng thương cho cậu bé Hồng, ta lại càng căm uất sự ghẻ lạnh của người đời trước những số phận bất hạnh. Từ nhận thức non nớt, cậu bé ấy cũng đã kiên quyết bảo vệ mẹ mình, bất chấp những thành kiến ác độc: “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm… Tôi cười dài trong tiếng khóc”. Dường như khoảnh khắc cười dài trong tiếng khóc kia chứa chất sự phẫn nộ và khinh bỉ không cần giấu giếm Trong thâm tâm, liệu rằng cậu bé ấy có khi nào oán trách mẹ mình đã nhẫn tâm bỏ con không? Có lẽ không bao giờ, bởi lẽ niềm khao khát được gặp lại mẹ lúc nào cũng thường trực trong lòng cậu bé.
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi.
Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn Nguyên Hồng thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình mẹ giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thỏa lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều.
Lên google tra
Ko được thì hỏi lại tôi nhé:)))))
DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Đề bài 1: Viết bài văn ngắn suy nghĩ của e về sự chủ quan trong cuộc sống (từ văn bản "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" - Vũ Khoan)
bài văn nha mn chứ k phải đoạn văn đâu
DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Đề bài 1: Viết bài văn ngắn suy nghĩ của e về sự chủ quan trong cuộc sống (từ văn bản "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" - Vũ Khoan)
“Thế giới ngày mai thuộc về những người có tầm nhìn hôm nay”.
Vũ Khoan từng là Phó Thủ tướng Chính phủ nước ta. Ông đã từng viết bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” để khuyên lớp trẻ Việt Nam bước vào thế kỉ mới cần nhận ra những điểm mạnh, từ bỏ những điểm yếu. Trong bài viết có những lời nhắc nhở chân tình sau đây: “Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề …”.
Vậy hành trang là gì? Hành trang là đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa. Ở đây dùng với nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kĩ năng, thói quen để bước vào một thời kỳ mới. Thế nào là thế kỉ mới? Đây là cụm từ chỉ thế kỉ XXI, thế kỷ của khoa học, của thế giới mạng. Thế kỉ mới (thế kỉ XXI) là thời kỳ đất nước ta đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hơn thế nữa “hội nhập càng sâu vào nền kinh tế thế giới”.
Tại sao phải chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới? vì muốn định hướng cho tương lại thì trước hết chúng ta phải bắt tay vào chuẩn bị và cải thiện lại bản thân mình. Đây là khâu quan trọng mở đầu cho các khâu tiếp theo. Nó mở ra hướng đi trong việc chuẩn bị các hành trang tiếp theo. Dù là thời kì đồ đá hay đồ đồng, kể cả thời hiện đại, dù ở nước Mỹ hay ở Việt Nam thì bản thân con người bao giờ cũng là trung tâm của sự phát triển. Vì từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới, nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ, vai trò của con người càng nổi trội. Muốn chuẩn bị cho bản thân thì phải nhận ra cái mạnh và cái yếu của chính mình.
Cái mạnh của con người Việt Nam là gì? Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới. Sự thông minh nhanh nhạy là một mặt mạnh mà không ai có thể phủ nhận. Nhờ vậy mà dân tộc ta có thể tồn tại và phát triển quan 4000 năm lịch sử đầy thăng trầm biến động bởi thù trong, giặc ngoài; mới vượt qua được bao thử thách nghiệt ngã, vận nước ngàn cân treo sợi tóc. Nhiều tấm gương thành công của con người Việt Nam đã chứng minh điều này. Ngày xưa, Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã làm cho vua Trung Quốc phải nể phục GS Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh đất nước với giải Fields Toán học.
Cái yếu của con người Việt Nam là gì? Cái yếu của người Việt Nam là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Vậy học vẹt là gì? Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Học vẹt là thuộc làu làu những khái niệm, những định nghĩa, những kiến thức nhưng không hề hiểu gì về kiến thức, định nghĩa, khái niệm đó. Biểu hiện của nó là lý thuyết thì thuộc nhưng không biết áp dụng kiến thức đó vào thực hành. Học sinh cố học thuộc để lấy điểm miệng hay kiểm tra nhưng rốt cuộc chẳng hiểu vấn đề. Còn thế nào là học tủ? “Học tủ” là chọn một phần kiến thức trong vô vàn kiến thức để học và nghĩ rằng kiến thức đó sẽ có trong kỳ thi. Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách học này mang tính chất may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi – kiểm tra mà không trúng “tủ” thì sẽ nhận được điểm kém. Trong Luận văn thị phạm, Nghiêm Toản đã viết:
“Sự học mà đã hạ xuống là “học tủ” thì chúng tôi cũng không còn cần làm việc cùng các bạn nữa”.
Vậy chúng ta phải làm gì để chuẩn bị bước vào thế kỉ mới? chúng ta phải lấp đầy túi hành trang của mình bằng những điểm mạnh và vứt bỏ điểm yếu. Chúng ta đang sống, sinh hoạt, học tập trên đất nước Việt Nam; chúng ta thừa hưởng, sự thông minh, nhạy bén của cha ông. Và giờ đây, chúng ta phải biến thế mạnh ấy thành kho tàng riêng của mình bằng cách ra sức học tập để bồi dưỡng cho kho tàng ấy ngập tràn kiến thức. Bởi lẽ “kiến thức là sức mạnh”, chỉ có kiến thức, tuổi trẻ mới có sức mạnh xây dựng đất nước phát triển. Nhưng để làm được điều đó chúng ta phải học những gì, học ra sao? Có lẽ không phải là học vẹt, học tủ. Mà phải thay đổi phương pháp học tập, “học đi đôi với hành”.
“Học kiến thức phải giỏi suy nghĩ, suy nghĩ, lại suy nghĩ. Chín nhờ cách ấy tôi đã trở thành nhà khoa học” (Einstein).
Trong một thế giới đang phát triển, nước ta lại phải cùng lúc giải quyết ba nhiệm vụ; thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đồng thời phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. Để hoàn thành sự nghiệp ấy con người Việt Nam phải hiểu rõ những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Bước chân vào thế kỉ mới, đất nước Việt Nam, con người Việt Nam có rất nhiều cơ hội; hòa nhập, mở rộng giao lưu về kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ nhưng cũng đứng trước không ít khó khăn, thử thách. Vấn đề làm sao tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại là vấn đề hết sức to lớn, là mối quan tâm của tất cả mọi người.
Tóm lại, bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai với các cường quốc năm châu”, thì con người chính là yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành bại của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Con người phải chuẩn bị những hành trang cần thiết để bước vào thế kỉ XXI bằng cách trang bị tri thức khoa học công nghệ, có nhận thức đúng về bản thân, xã hội, thời đại, có tâm hồn trong sáng, lành mạnh, giàu tính nhân văn, có lí tưởng, có niềm tin. Còn học sinh chúng ta cần phải tập trung ý chí và xác định thật đúng đắn mục đích của học tập của mình, mục đích học tập như tổ chức Unesco đề xướng:
“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
Chúc bạn học tốt
Từ 2 văn bản 'Tôi đi học' và 'Trong lòng mẹ' hãy viết bài văn nếu cảm nhận của em về tình mẫu tử
Tham khảo:
Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”… Vâng, từ xưa đến nay mỗi khi nhắc đến hình tượng người mẹ, chúng ta luôn nghĩ đến một tình cảm thật bao la, chân thành và ấm áp chứa chan bao tình yêu. Thật cao quý và may mắn biết bao đối với những ai còn mẹ. Lòng mẹ, cũng chính là tình mẫu tử. Đó là một thứ thiêng liêng, quý giá xuất phát từ tâm hồn long lanh như pha lê, dịu ngọt như dòng suối của mẹ dành cho đứa con thân yêu của mình. “Mẫu” là mẹ, “tử” là con. Hai từ này hầu như chưa bao giờ xa cách, ví như cho dù họ có cách xa bao lâu, bao xa thì tâm hồn của mẹ và con luôn hòa quyện vào nhau. Khi con còn bé thơ, từ lúc vừa chào đời đã được bàn tay của mẹ dỗ dành, nâng niu. Một chút lớn nữa, mẹ cũng là người đỡ từng bước đi đầu tiên. Khi đi học, cũng có những lúc con ham chơi khiến mẹ buồn lòng nhưng bà vẫn không bao giờ buồn hay hờn trách con, luôn chỉ bảo cho con thứ gì đúng, thứ gì sai. Tất cả những đều đấy đã đều chứng minh được thế nào là tình mẹ. Và con cũng đã đáp lại tình cảm ấy bằng sự thành công, sự hiếu thảo mà mỗi người đều có thể đạt được bằng chính sự nỗ lực của mình. Nhưng tình con dành cho mẹ không bao giờ bằng tình mẹ dành cho con. Đó cho ta thấy sự tuyệt diệu về đức hi sinh của người “mẫu”, người mẹ mà ta không thể lí giải được. Không thể không nói đến một số trưởng hợp ngoại lệ. Cũng đã có nhiều người mẹ nhẫn tâm vứt bỏ đi cốt nhục, những đứa con ruột thịt của mình không lí do. Tôi không thể hiểu được tại sao lại có người như thế. Những việc như vậy có đã để bị xã hội chê trách không? Hay sâu trong tâm hồn của họ đang nghĩ những gì, có ăn năn hối hận không? Chúng chỉ là những đứa trẻ thơ cần tình thương ấm áp, dịu ngọt của mẹ thôi mà… Họ đã vô tình làm vấy bẩn sự thiêng liêng cao quý của ba chữ vàng “tình mẫu tử“ mà chúng ta hằng nghĩ đến và yêu quý nó. Mẹ dành tình cảm cao quý, đầy sự hi sinh khắc khổ đó cho con thì con cũng phải đáp lại bằng những thứ thiêng gần như thế. Mẹ không bao giờ đòi hỏi nhiều ở con, luôn mong con thành đạt, hạnh phúc thì đó cũng chính là niềm vui của mẹ. Và đồng thời con cũng là niềm tin, là hi vọng, hoài bão của mẹ. Tất cả những gì tốt nhất cũng đều dành cho con. Những ai đang còn mẹ thì hãy biết quý trọng và giữ gìn nó. Có những thứ khi đã qua rồi thì không bao giờ lấy lại được. Tình cảm của mẹ như ánh sáng trên cao, bóng mát trên cao, như dòng sữa ngọt ngào. Cuộc đời thật công bằng biết bao khi đã cho cho mỗi người chúng ta thứ gọi là “tình mẫu tử“….