- Nêu những sự kiện tiêu biểu trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thế kỉ XIX.
-Cho biết hình thức và phương pháp đấu tranh của giai cấp công nhân.
-Nhận xét về phong trào công nhân.
Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX phát triển từ hình thức:
A. đập phá máy móc đến vũ trang có tự vệ
B. đập phá máy móc đến mít tinh, biểu tình
C. mít tinh, biểu tình đến khởi nghĩa vũ trang
D. mít tinh, biểu tình, đưa kiến nghị đến đấu tranh chính trị
-Vào cuối thế kỉ XVIII, phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng nổ ra mạnh mẽ ở Anh.
- Đầu thế kỉ XIX, phong trào này lan ra các nước khác như Pháp, Bỉ, Đức. Công nhân còn đấu tranh bằng hình thức bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm. Từ những năm 30 - 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã lớn mạnh, tiến hành đấu tranh chính trị, trực tiếp chống lại giai cấp tư sản. Hình thức đấu tranh của phong trào này là mít tinh, biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động.
Đáp án cần chọn là: B
Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân rộng lớn, có tổ chức và kéo dài nhất trong phong trào công nhân quốc tế nừa đầu thế kỉ XIX là cuộc đấu tranh nào ?
Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840
Từ những năm 30 - 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã lớn mạnh, tiến hành đấu tranh chính trị, trực tiếp chống lại giai cấp tư sản.
Năm 1831, công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng :ương, giảm giờ làm và đòi thiết lập chế độ cộng hòa. Tinh thần đấu tranh của họ thể hiện qua khẩu hiệu viết trên lá cờ "Sống trong lao động, chết trong chiến đấu. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Năm 1834, thợ tơ Li-ông lại khởi nghĩa, đã chiến đấu quyết liệt với quân chính phủ trong bốn ngày.
Năm 1844,công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức) khởi nghĩa, chống sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ. Cuộc khởi nghĩa chỉ cầm cự được ba ngày rồi bị đàn áp đẫm máu.
Từ năm 1836 đến năm 1847, một phong trào công nhân rộng lớn, có tổ chức, đã diễn ra ở Anh, đó là "Phong trào Hiến chương”.
Hình thức đấu tranh của phong trào này là mít tinh, biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động. Phong trào cuối cùng bị dập tắt nhưng đã tỏ rõ tính chất quần chúng rộng lớn. tính tổ chức và mục tiêu chính trị rõ nét.
Những cuộc đấu tranh của công nhân Pháp, Đức. Anh nêu trên cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng và chưa có đường lối chính trị đúng đắn, nhưng đã đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế và tạo tiền đề cho sự ra đời của lí luận cách mạng.
Câu1 : Kể tên những cuộc cách mạng tư sản mà em đã học. Nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của những cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XVI- XVIII.
Câu 2 : Nêu những phong trào đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân từ 1830- cuối TK XIX, kết quả và ý nghĩa.
Câu 3 : Vì sao tư bản phương Tây lại xâm lược các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Kể tên 5 phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á và Trung Quốc chống xâm lược thế kỉ XIX- XX.
Câu 4 : Những điểm chung về kinh tế và chính sách đối ngoại của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX là gì?
Câu 5 : Tại sao nói thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước?
Câu 6 : Vai trò của Quốc tế thứ nhất và Quốc tế thứ hai đối với phong trào công nhân.
Câu 1:
- Các cuộc cách mạng tư sản đã được học:
+ Cách mạng Hà Lan.
+ Cách mạng tư sản Anh.
+ Chiến tranh giành độc lập, của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
+ Cách mạng tư sản Pháp.
- Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên có ý nghĩa lịch sử to lớn:
+ Chấm dứt sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha (ở Hà Lan).
+ Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (ở Anh).
+ Giải phóng nhân dân khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân (ở Bắc Mĩ).
+ Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở các nước này.
Khái quát phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt nam trước và trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tại sao ngay từ khi ra đời, giai cấp công nhân Việt Nam đã đấu tranh chống lại tư bản Pháp?
* Khái quát phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trước và trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam
+ Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Nguồn gốc chủ yếu của giai cấp công nhân là từ nông dân bị phá sản. Số lượng công nhân không ngừng tăng lên.
+ Trước chiến tranh có khoảng 10 vạn người (1914) với khoảng 5 vạn công nhân chuyên nghiệp. Trong những năm chiến tranh công nhân Việt Nam không ngừng phát triển thêm về số lượng.
- Quá trình đấu tranh của công nhân:
+ Trước chiến tranh: Cả nước có 61 cuộc đấu tranh công nhân với các hình thức bỏ việc, phá giao kèo, đánh bại bọn cai lí, đưa đơn yêu cầu, tham gia khởi nghĩa, bãi công, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của toàn bộ công nhân viên chức của hãng Liên hiệp thương mại Đông Dương ở Hà Nội (1905); cuộc bãi công của xưởng sửa chứ tàu Ba Son (1912); công nhân mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng – 7-1914).
+ Trong chiến tranh: Các cuộc đấu tranh của công nhân tiếp tục diễn ra, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của nữ công nhân nhà máy sàng Kế Bào (2-1916); cuộc khởi nghĩa của công nhân mỏ than Phấn Mễ - Na Lương (1917) do Đội Cấn lãnh đạo; cuộc khởi nghĩa của 700 công nhân mỏ than Hà Tu (1918).
- Ý nghĩa:
+ Phong trào công nhân Việt Nam trước và trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất là sự tiếp nối của phong trào công nhân từ đầu thế kỉ XX.
+ Tuy còn mang tính tự phát song đây là phong trào đấu tranh của một lực lượng xã hội mới, đang trưởng thành nhanh chóng ở Việt nam.
* Ngay từ khi ra đời, giai cấp công nhân Việt Nam đã đấu tranh chống lại tư bản Pháp, vỉ:
- Giai cấp công nhân Việt Nam được tiếp thu truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc ta.
- Công nhân Việt Nam phải sống và làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, bị tư bản Pháp áp bức, bóc lột nặng nề, giá lao động rẻ mạt, đời sống khó khăn.
- Thời kì trước và trong chiến tranh phong trào đấu tranh của công nhân còn mang tính tự phát, sau chiến tranh công nhân bắt đầu tiếp nhận chủ nghĩa Mác –Leenin và chuyển dần sang đấu tranh tự giác.
Nêu nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
Tham khảo:
*Nguyên nhân:
- Họ bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề.
- Làm việc nhiều giờ, tiền lương thấp, điều kiện sinh hoạt tồi tàn.
⇒ Công nhân đứng lên đấu tranh.
Tham khảo: Nguyên nhân vì sao phong trào công nhân bùng nổ? - bala bala
Bạn bấm vào link trên
Vì sao phong trào công nhân ở các nước trong thế kỉ XIX đều thất bại?
A. Giai cấp tư sản mua chuộc, chia rẽ nhân dân lao động.
B. Hình thức đấu tranh chủ yếu là mít-tinh, biểu tình hòa bình.
C. Tất cả đều chưa thu hút được đông đảo công nhân tham gia.
D. Thiếu tổ chức lãnh đạo và đường lối chính trị đúng đắn.
So sánh phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào công nhân nửa cuối thế kỉ XIX về hình thức đấu tranh, quy mô, tính chất, kết quả.
Sự kiện lịch sử nào đánh dấu phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam hoàn toàn chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?
A. Các tổ chức cộng sản được thành lập (1929).
B. Sự thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925).
C. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son Sài Gòn (1925).
D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930).
Đáp án D
- Phong trào công nhân bước đầu chuyển sang đấu tranh tự giác từ sự kiện cuộc đấu tranh của thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn.
- Phong trào công nhân hoàn toàn chuyển sang đấu tranh tự giác là sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2/1930). Từ đây, công nhân đã trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đấu tranh vì mục tiêu chính trị - giành độc lập dân tộc.
Sự kiện lịch sử nào đánh dấu phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam hoàn toàn chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?
A. Các tổ chức cộng sản được thành lập (1929)
B. Sự thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925)
C. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son Sài Gòn (1925)
D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930)
Chọn đáp án D.
- Phong trào công nhân bước đầu chuyển sang đấu tranh tự giác từ sự kiện cuộc đấu tranh của thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn.
- Phong trào công nhân hoàn toàn chuyển sang đấu tranh tự giác là sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2/1930). Từ đây, công nhân đã trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đấu tranh vì mục tiêu chính trị - giành độc lập dân tộc.
Sự kiện nào dưới đây đánh dấu phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam đã đi vào con đường đấu tranh có tổ chức?
A. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922).
B. Tổng bãi công của công nhân Bắc Kì (1922).
C. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son – Sài Gòn (8/1925).
D. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926).
Đáp án: C
Giải thích:
Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son – Sài Gòn (8/1925) với mục đích ngăn cản tàu Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam chuyển từ đấu trong tự phát sang tự giác, đi vào con đường đấu tranh có tổ chức. Cuộc đấu tranh không chỉ nhằm mục đích kinh tế mà còn nhằm mục đích chính trị, thể hiện tình đoàn kết giai cấp, đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân Việt Nam.