Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Văn Lộc
Xem chi tiết
Cá Kho
31 tháng 10 2018 lúc 21:05

Trong cuộc đời chúng ta chắc hẳn ai cũng sẽ thần tượng một người, đó có thể là một cô ca sĩ hát hay nhảy đẹp, đó có thể là một doanh nhân tài ba,… Còn đối với riêng tôi người tôi thần tượng nhất chính là chị họ của mình.

Chị họ tôi tên Dương, chị con nhà bác cả, chị có vóc người nhỏ nhắn, khuôn mặt thanh thú, những đường nét trên mặt nhỏ bé, xinh xinh nhìn rất đáng yêu. Chị có mái tóc đen, dài bồng bềnh. Trán chị rộng và cao, đôi mắt đen láy và sáng, ánh lên sự thông minh, lanh lợi. Đôi môi chị bé xíu như môi em bé, lúc nào cũng hồng hồng mọng nước. Nhưng tôi thần tượng chị không phải bởi vẻ ngoài dễ thương, xinh xắn mà bởi ý chí nghị lực phi thường của chị.

Năm chị học lớp chín, hôm ấy, trên đường đi học về, chị đã bị một người đàn ông say rượu đâm. Chân phải của chị dập nát, không còn khả năng phục hồi nữa nên buộc phải cắt bỏ đi. Nghe tin ấy gia đình tôi ai cũng thắt tim lại, hai bác khóc ngất đi, nhìn cảnh tượng đó không ai có thể kìm được nước mắt. Chị mê man, gương mặt lanh lợi hàng ngày thay thế bằng gương mặt xám ngoét, đôi môi tái nhợt, mắt nhắm nghiền. Chị tỉnh dậy sau vài ngày mê man, tôi còn nhớ mãi sự thảng thốt, hốt hoảng của chị khi phát hiện mình chỉ còn lại một chân. Chị khóc như mưa một ngày ròng, bất kể ai động viên, an ủi cũng không được. Làm sao có thể không đau đớn, xót xa cho được khi một phần cơ thể mất đi, khi tương lai phía trước đóng sầm lại. Vừa thương chị lại vừa ái ngại cho hoàn cảnh của chị, tôi chỉ biết động viên để chị nguôi ngoai.

Sau một tuần ủ dột, buồn bã, không ai có thể ngờ rằng chị lấy lại tinh thần nhanh đến vậy. Tôi bắt gặp lại con người nhanh nhẹn, luôn luôn tươi cười của chị khi xưa. Chị ăn uống đầy đủ và bắt đầu đi học lại. Nhìn chị tôi càng khâm phục và ngưỡng mộ hơn nữa. Dù đôi chân tật nguyền nhưng ý chí nghị lực của chị quả thật phi thường. Cánh cửa tương lai và hi vọng lại mở ra trước mắt khi chị xuất sắc đỗ đầu kì thi vào chuyên Anh của tỉnh. Quả thật chị đã đem đến cho tôi hết bất ngờ, ngưỡng mộ này đến bất ngờ, ngưỡng mộ khác. Vượt qua thử thách khắc nghiệt đó một cách kiên cường, dũng cảm tôi lại càng yêu quý và khâm phục bản lĩnh của chị hơn.

Chị Dương là tấm gương sáng của đại gia đình tôi để chúng tôi học tập và noi theo. Mỗi lúc có khó khăn trong học tập hay cuộc sống tôi lại nghĩ về chị để có động lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn. Quả thật mỗi giông bão trong cuộc đời là thử thách để chúng ta trưởng thành, bản lĩnh và vững vàng hơn.

03. Lữ Mai Anh
Xem chi tiết
Rio Fujiro
Xem chi tiết
Cho em xin thêm một cơ h...
15 tháng 10 2017 lúc 9:56

Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp của người xưa. Đó là giấc mơ được tự do trong hôn nhân. Giấc mơ có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Giấc mơ chiến thắng được bệnh tật. Giấc mơ chiến thắng được giặc ngoại xâm. Giấc mơ cái thiện chiến thắng cái ác. Niềm mơ ước lớn nhất của con người đó là: Mơ ước cái thiện thắng cái ác. Nhiều câu chuyện cổ tích thể hiện niềm mơ ước đó, tiêu biểu nhất là truyện “Thạch Sanh”. Trong truyện "Thạch Sanh" tiếng đàn là một chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa.
Thiện là cái tốt. Ác là cái xấu. Từ xưa, con người đã phân biệt thiện và ác như phân biệt ánh sáng và bóng tối. Thiện và ác mâu thuẫn gay gắt, như nước với lửa. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, người bình dân mơ ước: Cái thiện sẽ thắng cái ác. Trong truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh đại diện cho cái thiện, Lí Thông dại diện cho cái ác.
Nhân vật Thạch Sanh rất gần gũi với đời thường, chàng được sinh trong một gia đình nông dân nghèo. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Chàng kiếm sống bằng nghề đốn củi. Trong con người bình thường của Thạch Sanh có chứa đựng những yếu tố khác thường, tác giả dân gian khẳng định chàng được Ngọc Hoàng đầu thai, vì thế mà mẹ chàng mang thai đến ba năm mới sinh được chàng. Lớn lên Thạch Sanh được các thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông. Là người tốt nhưng cuộc đời của chàng lại phải trải qua nhiều gian truân, thử thách. Khi gặp thử thách Thạch Sanh lại lập nên những chiến công lớn.
Thử thách thứ nhất Thạch Sanh đã vượt qua, đó là: Chàng bị Lí Thông, người hàng rượu xảo quyệt độc ác nghĩ kế kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi lừa đưa Thạch Sanh đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Sự việc diễn ra không như suy tính của mẹ con Lí Thông, Thạch Sanh đã diệt được Chằn Tinh, trừ hại cho dân. Diệt được Chằn Tinh, chàng có được bộ cung tên bằng vàng. Mẹ con Lí Thông lại lập mưu cướp công của Thạch Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý. Thạch Sanh quay về sống nơi gốc đa. Sau này, Thạch Sanh đã nhận ra được bản chất xấu xa của mẹ con Lí Thông nhưng chàng đã tha thứ cho họ. Điều đó khẳng định người tốt thường có tấm lòng nhân hậu và bao dung.
Thử thách lần thứ hai đối với chàng đó là Thạch Sanh đánh Đại Bàng cứu công chúa. Thạch Sanh dùng cung tên vàng làm vũ khí để bắn chim Đại Bàng cứu công chúa. Do tin người mà Thạch Sanh lại bị cướp công lần thứ hai. Sau khi cứu công chúa lên khỏi hang, Lí Thông cho người lấp cửa hang, Thạch Sanh bị nhốt lại dưới hang. Thật tàn nhẫn, bất nhân. Thật không công bằng khi một người làm mà kẻ khác được hưởng lợi. Nơi hang sâu, một lần nữa Thạch Sanh thể hiện dũng khí của mình. Chàng đã cứu được thái tử con vua Thủy Tề khỏi sự giam cầm của Đại Bàng. Thạch Sanh đúng là dũng sĩ tài năng. Chàng được vua Thủy Tề chiêu đãi và biếu tặng nhiều vàng bạc, châu báu. Chàng chỉ xin cây đàn rồi trở về gốc đa. Thạch Sanh đúng là con người thật thà, tài hoa, giàu lòng nhân ái, không tham bổng lộc.
Thử thách lần thứ ba Thạch Sanh đã vượt qua, chàng đã dùng tiếng đàn chữa bệnh cho công chúa Quỳnh Nga. Đang sống yên ổn, Thạch Sanh bị hồn Chằn Tinh, hồn Đại Bàng báo thù. Điều này làm ta liên tưởng đến cuộc sống đời thường đã từng có bao người dân lương thiện bị tai ương, bị vu oan. Chằn Tinh và Đại Bàng đã lấy trộm của cải của nhà vua đem giấu ở gốc đa rồi vu cáo cho Thạch Sanh. Người đời thường nói “Trong cái rủi lại có cái may”. Ở trong tù, Thạch Sanh mang đàn ra gảy. Công chúa đã nghe được tiếng đàn ai oán của Thạch Sanh. Tiếng đàn như tiếng nói chân chính của con người gặp oan trái đòi công lí. Phép màu nhiệm của tiếng đàn là đã khiến công chúa cười nói trở lại sau thời gian dài sống câm lặng:
“Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lí Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?”.
Tiếng đàn kì diệu còn có thêm một phép màu nhiệm, đó là: Giãi bày nỗi oan trái của Thạch Sanh. Âm thanh đó đã lọt đến tai của đức vua, người có quyền lực cao nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Đức vua đã mang lại sự công bằng cho Thạch Sanh, người trừng trị kẻ có tội. 
Trong truyện cổ tích thường có sự xuất hiện của yếu tố hoang đường kì ảo, như: Bụt có phép lạ, tấm thảm biết bay, tiếng đàn chữa được bệnh, một loài cây có thể cải tử hoàn sinh. Người bình dân gửi niềm mong ước vào các yếu tố thần kì. Vì sao ngày xưa con người không đặt niềm tin vào pháp luật, không đặt niềm tin vào những người được xem là trụ cột trong gia đình mà lại đặt niềm tin vào các thế lực siêu nhiên?
Người bình dân có thân phận thấp bé. Trong cuộc sống, chân lí luôn thuộc về kẻ mạnh. Truyện cổ tích Tấm Cám kể lại sự việc cô Tấm bị mẹ kế hãm hại. Vua biết, nhưng ông không làm gì để giúp Tấm. Trong xã hội phong kiến vua là người có quyền lực cao nhất. Vua phải mang lại sự công bằng cho dân chúng. Vua trong truyện Tấm Cám không mang được sự công bằng đến cho mọi người, không trừng trị được kẻ có tội. Ở truyện "Thạch Sanh", Lí Thông làm quan, là người có quyền hành nhưng tâm địa Lí Thông độc ác. Như vậy, vua quan có cũng như không. Trong gia đình, người mẹ, người anh được xem là trụ cột. Thế nhưng người mẹ kế, người anh cả lại đối xử không công bằng với chính những đứa con, những đứa em của mình. Thực tế cuộc sống quá nhiều bất công. Không thể đặt niềm tin vào những người thừa hành pháp luật. Không thể đặt niềm tin vào người thân. Vì vậy cho nên người bình dân đặt niềm tin của mình vào thần linh, vào các thế lực siêu nhiên. Người bình dân hi vọng thế lực siêu nhiên sẽ cứu giúp khi họ gặp khó khăn.
Nhờ cây đàn, món quà vô giá mà vua Thủy Tề ban tặng Thạch Sanh đã giãi bày được nỗi oan ức. Tiếng đàn Thạch Sanh là tiếng nói đòi công lí xã hội: “Cái thiện nhất định thắng cái ác”, “Ở hiền nhất định sẽ gặp lành.”, đó là ước mơ, là niềm tin lớn lao về sự công bằng của người dân lương thiện mỗi khi họ gặp nạn. Được kết hôn cùng công chúa, điều đó đã khẳng định đạo lí “Người làm việc nghĩa nhất định sẽ có ngày được đền ơn”. Còn Lí Thông “Gieo gió ắt sẽ gặt bão”. Được Thạch Sanh tha chết nhưng mẹ con Lí Thông về đến giữa đường bị sét đánh. Mẹ con Lí Thông chết hóa thành con bọ hung, loài côn trùng sống nơi nhơ bẩn. Đúng là trời không tha cho kẻ bất nhân. Điều này còn khẳng định thêm chân lí “Ác giả ác báo”. Con người tham lam, hèn nhác, độc ác, tàn nhẫn, xảo quyệt, bội bạc nhất định sẽ có ngày bị quả báo. Tôi tin vào công lí. Cuộc đời còn nhiều cái xấu nên con người cần phải có niềm tin. Vì có niềm tin mới giúp con người vượt qua được khó khăn.
Thạch Sanh thật thà, tốt bụng, dũng cảm, tài năng xứng đáng để nhà vua gả công chúa. Sự việc đó đã làm cho hoàng tử của các nước chư hầu tức giận. Thạch Sanh đã vượt qua thử thách này một cách kì diệu. Chàng đã chinh phục được các nước chư hầu bằng vũ khí kì lạ, đó là tiếng đàn. Dùng lời nói, dùng lí lẽ để thuyết phục kẻ thù, khiến kẻ thù từ bỏ vũ khí, đó cũng là niềm mong ước của người bình dân. Thạch Sanh đã thuyết phục được kẻ thù, bảo vệ được đất nước. Một lần nữa nhân cách Thạch Sanh tỏa sáng. Sau khi chiến thắng, chàng đã thết đãi những kẻ thua trận bằng niêu cơm kì diệu “Ăn mãi không vơi”. Sự việc đó khẳng định Thạch Sanh đúng là người giàu lòng nhân ái, là người tha thiết yêu hòa bình.
Thạch Sanh chính là biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong lao động, trong chiến đấu, trong tình yêu và hạnh phúc gia đình.
Cuộc sống hiện tại, không có cây đàn thần kì, không có niêu cơm ăn mãi không hết, chỉ có tiếng nói và sức lao động của con người. Tiếng nói, sức lao động của con người mới chính là những yếu tố thần kì làm nên điều kì diệu. 
Tôi có theo dõi thông tin, thiên đình đang vào hội. Ở chốn âm ti Lí Thông tự ứng cử. Lí Thông đang ráo riết vận động tranh cử để được mọi người bầu làm nghị viên đại diện cho đại biểu chốn âm ti. 
Người như Lí Thông mà làm nghị viên đại diện cho chốn âm ti thì thật khổ cho những linh hồn tội lỗi. 
Người sống có trách nhiệm với bản thân, sống có trách nhiệm với mọi người đó chính là những Thạch Sanh trong thời đại mới. Cuộc sống đã thay đổi nhưng con người vẫn còn mong đợi nhiều từ tiếng đàn của Thạch Sanh.

Xua Tan Hận Thù
10 tháng 11 2017 lúc 20:50

Thạch Sanh là một truyện cổ tích kì diệu nhất trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Hình ảnh chàng dũng sĩ chém Trăn tinh, bắn Đại bàng; cây đàn thần, niêu cơm thần của chàng dũng sĩ đã đem đến cho thế giới tuổi thơ bao kỳ thú, bao giấc mơ đẹp.

Thạch Sanh là con Trời. Vợ chồng Lục ông hiền lành, tốt bụng, gần xa ai ai cũng quý mến. Ngọc Hoàng đã thương tình cho thái tử xuống trần đầu thai. Khác với người trần, Thạch Sanh nằm trong bụng mẹ (Lục bà) nhiều năm mới cất tiếng chào đời. Yếu tố hoang đường ấy tạo nên chất kỳ diệu của truyện ca ngợi tính phi thường của Thạch Sanh. Vợ chồng Lục ông đã được Ngọc Hoàng thương cho đứa con trai khôi ngô tuấn tú nối dõi tông đường. Đó là niềm tin của dân gian: ở hiền gặp lành.

Mọi thứ hạnh phúc đều có giá và phải trả giá. Con đường của Thạch Sanh cũng đầy gian truân. Phải chăng Ngọc Hoàng thử thách Thái tử? Mồ côi cả bố lẫn mẹ. Nhà nghèo, một túp lều ở gốc đa. Chỉ một chiếc búa cùn, chỉ có một nghề kiếm củi độ thân. Tuổi thơ chàng bơ vơ, thật đáng thương! Thiên thần đã đến với đứa con mồ côi: dạy võ nghệ, các phép thần thông biến hoá, và trao cho chiếc búa thần. Qua các chi tiết hoang đường ấy, nhân dân gửi gắm bao ước mơ: phải có sức mạnh vô địch để sống, để tồn tại, để chiến thắng!

Cuộc đời Thạch Sanh là những năm tháng đầy gian truân thử thách, chiến công nối tiếp chiến công.

Thạch Sanh đến miếu thần là để thế mạng cho Lý Thông. Nhưng chàng đâu có biết? Trăn tinh là một yêu quái khổng lồ, có nanh sắc, có nọc độc, có sức mạnh ghê gớm, lại biết tàng hình, lắm phép lạ, người đời khiếp sợ, vua quan chịu bó tay. Trăn tinh xuất hiện bất ngờ khi Thạch Sanh đang lim dim mắt nằm ngủ... Trong thế bị động, nhưng Thạch Sanh cực kỳ dũng cảm, tài trí đã dùng phép lạ và búa thần giáng trả quái vật. Trăn tinh bị Thạch Sanh chém giết, bị cắt đầu, bị bổ xác. Chàng thu được một bộ cung tên vàng. Thạch Sanh đã diệt trừ quái vật, trừ hậu hoạ cho nhân dân. Chàng dũng sĩ có thêm vũ khí mới: cung tên thần. Thạch Sanh đã có búa thần đế đánh gần, đánh ở tầm thấp, giờ đâý lại có thêm cung tên thần, đế đánh ở tầm cao, tầm xa. Thử hỏi, kẻ thù nào địch nổi chàng dũng sĩ?.

Đại bàng là một kẻ thù rất nguy hiểm vì nó ở trên trời, lại có hang sâu bí mật. Thái tử con vua Thuỷ tề còn bị Đại bàng bắt sống, giam giữ trong cũi sắt! Công chúa con vua còn bị Đại bàng quắp đi giữa thanh thiên bạch nhật trong lễ hội kén phò mã trước mắt bá quan văn võ và đông đủ anh tài trong thiên hạ! Thạch Sanh chỉ bắn một mũi tên vàng đã làm cho Đại bàng bị trọng thương. Lần theo vết máu, dũng sĩ tìm đến hang ổ ác điểu. Đại bàng có mỏ sắc, vuốt nhọn, có sức mạnh ghê gớm lao tới mổ, cắn xé Thạch Sanh. Vung búa thần giáng trả, dùng cung tên thần bắn mù hai mắt quái vật. Đại bàng bị giết, bị phanh xác. Một kẻ thù nguy hiểm nữa của nhân dân đã bị chàng dũng sĩ tiêu diệt! Chiến công diệt Đại bàng là một kì tích vì Thạch Sanh đã cứu được nàng công chúa và Thái tử con vua Thuỷ tề. Chiến công chấn động cõi đời mà còn vang động tới vương quốc Thuỷ tề. Từ thuỷ phủ trở về, Thạch Sanh chỉ cầm trong tay một cây đàn thần làm kỉ niệm một chuyến viễn du thú vị. Chàng lại trở về gốc đa, chốn cũ yêu thương. Với chàng dũng sĩ thì vàng bạc châu báu cũng như dinh thự nguy nga, của ngon vật lạ đều trở nên xa lạ. Túp lều gốc đa là nơi chàng đã sinh ra, lớn lên, với bao kỷ niệm buồn vui. Thạch Sanh trở về gốc đa, một tình tiết, phải chăng nói lên quan niệm nhân sinh tốt đẹp của nhân dân thời xưa: Một túp lều tranh, một trái tim vàng?

Với Thạch Sanh, cây đàn thần không phải là một nhạc cụ để mua vui mà là một vũ khí vô cùng linh nghiệm. Nơi chàng đánh đành, gảy đàn là trong ngục. Tiếng đàn để giãi bày. Tiếng đàn như một thứ "thần dược" làm cho công chúa đang bị câm nghe tiếng đàn mà nói lên được! Nhờ tiếng đàn mà chàng dũng sĩ đưọc gặp lại người đẹp, rồi được minh oanh, để vạch trần bộ mặt thật của Lý Thông, tên bán rượu xảo quyệt, cướp công, độc ác, âm mưu hãm hại người... Thạch Sanh không dùng búa thần, cung tên thần để giao tranh với tướng sĩ 18 nước chư hầu, mà chỉ dùng đàn thần để lui giặc. Đó là tiếng đàn hoà bình. Niêu cơm Thạch Sanh là niêu cơm hàng vạn người ăn mãi không hết; niêu cơm ấm no, hạnh phúc. Đàn thần và niêu cơm thần đã góp phần tô đậm vẻ đẹp kì diệu truyện Thạch Sanh.

Thạch Sanh tha tội cho Lý Thông, kẻ đã cướp công và hãm hại mình. Hành động ấy thể hiện đức dộ lượng, lòng nhân ái bao dung cao đẹp.

Nhân vật Thạch Sanh thật đẹp. Với búa thần, cung tên vàng, đàn thần, với võ nghệ và phép thần thông biến hoá, chàng dũng sĩ đã chém Trăn tinh, giết Đại bàng, trừ diệt cái ác, tai hoạ cho nhân dân, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đem lại hoà bình. Thạch Sanh đã trải qua bao gian truân thử thách, lấp lánh bao chiến công hiển hách. Anh đã được kết duyên với công chúa, chàng đã thể hiện ước mơ của nhân dân, những ước mơ hồn nhiên, trong sáng và rất đẹp. Thật vậy, truyện Thạch Sanh là một truyện cổ tích thần kì, nói lên một giấc mơ đẹp của nhân dân ta bao đời nay.

Nguyen Thao MY
10 tháng 11 2017 lúc 20:56

;Thạch Sanh :

- Thật thà , dũng cảm , giàu thành nghĩa , cuối cùng sống rất hạnh phút

 Lí Thông :

- Dối trá , độc ác , gian xảo , hèn nhát , tham lam , bất nhân bất nghĩa , cuối cùng cũng bị trừng trị

Công chúa :

- Công chúa hiền lành , nhân hậu , cô biết người cứu mình không phải là Lí Thông nên khi về không nói cũng không cười nhưng sau khi nghe tiếng đàn của Thạch Sanh thì bỗng dưng nói cười được ngay

Lê Nhật Thiên
Xem chi tiết
Xuân Hùng 7.1
9 tháng 4 2022 lúc 18:40

 Qua truyện Thánh Gióng, em hiểu rằng nhân dân Việt Nam luôn hiện hữu một lòng nồng nàn yêu nước. Tinh thần yêu nước ấy luôn thường trực trong tâm khảm mỗi người. Họ có thể quanh năm im lặng, cần cù làm ăn nhưng chỉ cần có giặc ngoại xâm sang xâm lược thì họ nhất định sẽ dũng cảm đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước. Điều này được thể hiện rất cụ thể thông qua chi tiết Thánh Gióng 3 năm vẫn chưa biết nói biết cười cứ đặt đâu nằm đấy nhưng chỉ khi nghe sứ giả tìm người tài giúp nước, biết được đất nước đang nguy nam thì tiếng nói thốt lên đầu tiên chính là tiếng nói đòi đánh giặc. Một điều nữa, em hiểu được đó là nhân dân ta luôn đoàn kết để chống lại bất kì kẻ thù nào, bởi đoàn kết là sức mạnh, có được sức mạnh, sự đồng lòng nhất trí của toàn dân tộc, chúng ta nhất định giành chiến thắng. Điều này được thể hiện thông qua chi tiết dân làng cùng nhau góp gạo nuôi Gióng ở trong truyện. Em cảm thấy tự hào và biết ơn vô cùng về tình thần yêu nước của dân tộc Việt Nam ta khi có giặc ngoại xâm.

(THAM KHẢO)
Vũ Tuấn Hải
Xem chi tiết
Noo Phước Thịnh
11 tháng 12 2017 lúc 21:06

Khi trải qua thử thách làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ, cậu bé khảng khái bảo sứ giả về tâu với vua mài một côn dao để mổ thịt chim. Từ lúc đó, vua mới phục hẳn sự thông minh hơn người, tài năng ứng xử nhanh nhẹn và linh hoạt của cậu bé, khiến cho nhà vua lúc này mới chịu “phục sát đất” và không thử cậu bé nữa. Hồi đó, nước láng giềng muốn lăm le nước ta, để dò xem bên này có nhân tài không họ sai sứ đưa sang một con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu được sợi chỉ xuyên qua vỏ ốc. Trong khi các vua quan, đại thần đều vò đầu bứt tóc tìm mọi cách để xâu sợi chỉ qua con ốc nhưng không thành. Cuối cùng đành phải mời xứ đi nghỉ ngơi để có thời gian hỏi ý kiến của cậu bé, câu trả lời là một bài hát:

“Tang tính tang! Tính tình tang

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng

Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang

Tang tình tang…”

Viên quan vui sướng và về làm theo lời  chỉ của cậu bé và quả nhiên, trước con mắt chứng kiến của các quan cũng như sứ láng giềng, con kiến đã xâu sợi chỉ qua vỏ ốc vặn. Câu trả lời không chỉ thể hiện rõ sự thông minh hơn người cũng như tài trí tầm vóc cao siêu của cậu bé àm còn nói lên sự hài hước, dí dỏm, đậm chất dân gian, tiếng cười sảng khoái của nhân dân ta. Chính câu trả lời tưởng như rất khó khăn, cụt đường đối với các quan đại thần nhưng lại vô cùng đơn giản, “nhẹ tựa lông hồng” đối với em bé thông minh đã đưa em lên chức trạng nguyên, được vua xây cho dinh thự riêng để tiện được hỏi han.

Câu chuyện “Em bé thông minh” thật hay và ý nghĩa. Truyện đề cao trí thông minh vượt trội của cậu bé nói riêng và của người lao động nói chung. Trí thông minh được thể hiện xoay quanh cuộc sống đời thường của nhân dân lao động, qua những hình ảnh thân thuộc, gần gũi: con trâu, con ngựa, con chim sẻ, con kiến. Trí thông minh của cậu bé tiêu biểu cho trí tuệ của dân gian được đúc kết từ đời sống và vận dụng vào thực tế. Truyện không chỉ đề cao trí tuệ của em bé mà còn mang ý nghĩa sâu sắc, thâm thúy, đồng thời nó còn mang lại tiếng cười sảng khoái, hài hước, vui vẻ cho nhân dân lao động. Qua đó, là sự đề cao, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của em bé giàu trí tuệ.

Tóm lại, qua câu chuyện, ông cha ta muốn gửi gắm, đề cao tầm quan trọng của trí tuệ đối với cuộc sống hằng ngày. Những người có trí thông minh sẽ luôn mang lại kết quả tốt đẹp cho công việc, chính vì vậy, mỗi chúng ta cần rèn luyện, học tập thật tốt để trở thành những người có ích cho xã hội.

Nguyễn Phương Uyên
11 tháng 12 2017 lúc 21:01

Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.

chúc bn ngày mai thi tốt!

Nguyễn Thị Kim Oanh
11 tháng 12 2017 lúc 21:01

Trong kho tàng truyện dân gian truyện cổ tích thì không thiếu nhưng câu chuyện về những cô bé cậu bé từ nhỏ đã được biết đến la rất thông minh. Trong đó có câu chuyện em bé thông minh là một câu chuyện khá nổi tiếng nói về một em bé rất thông minh đề cao trí khôn dân gian từ đó tạo ra tiếng cười vui vẻ hồn nhiên nhưng không kém phần thâm thúy. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí. Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.

I love sapa
Xem chi tiết
Thảo Phương
25 tháng 10 2016 lúc 20:38
Truyện Con Rồng, cháu Tiên phản ánh sự hình thành của đất nước Lạc Việt trong buổi bình minh của lịch sử qua các chi tiết: Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đật tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ… Khi cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.
Đây là thời kì mở đầu kỉ nguyên độc lập của người Việt, hay còn gọi là thời kì Hùng Vương dựng nước. Nội dung truyện nhằm giải thích nguồn gốc dân tộc Việt là con Rồng, cháu Tiên. Tổ tiên ta là hai vị thần khỏe mạnh, tài năng, xinh đẹp, đức độ. Cuộc hôn nhân giữa Long Quân – Âu Cơ như một mối lương duyên tiền định và kết quả thật tạ thường ! Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành một trăm ngươi con hồng hào, đẹp đẽ… Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Dấu ấn thần tiên được khắc sâu trong cuộc sinh nở này. Hình ảnh cái bọc một trăm trứng mang ý nghĩa tượng trưng rất thiêng liêng. Nó khẳng định rằng tất cả các dân tộc sống trên đất Việt đều chung một mẹ sinh ra, do đó mối quan hệ giữa các dân tộc là mối quan hệ anh em thân thiết. Hai tiếng đồng bào (cùng một bọc) đã gợi lên đầy đủ và cảm động nghĩa tình keo sơn, máu thịt ấy.
Nguyễn Trần Trúc Ly
Xem chi tiết
Bích Ngọc Huỳnh
20 tháng 12 2017 lúc 12:24

Trong cuộc sống mỗi người ai cũng có một thần tượng. Thần tượng ấy ảnh hưởng rất lớn đến chúng ta, đặc biệt là về mặt tinh thần. Khi nhìn thấy thần tượng mình thành công, thì chúng ta vui cùng sự thành công ấy, và khi thấy thần tượng mình hạnh phúc thì ta cũng xem đó là niềm hạnh phúc của mình. Đôi khi chúng ta còn cảm thấy buồn khi thần tượng mình cũng rơi vào cảm giác ấy. Đối với Tôi, ngoài Ba Mẹ - hai người có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống tinh thần của Tôi, thì ca sĩ Lý Hải là thần tượng âm nhạc cũng ảnh hưởng không kém đến tinh thần của Tôi. Đã xem là thần tượng thì ta không phân biệt về quê hương, tuổi tác, nghề nghiệp và giới tính của người đó. Tôi thần tượng ca sĩ Lý Hải, một người anh cùng quê. Anh ấy cũng lớn tuổi hơn Tôi với một chênh lệch cũng khá xa, nhưng Tôi thật sự không quan tâm đến điều đó. Tính đến thời điểm hiện tại thì Tôi đã mến mộ anh ấy gần 5 năm. Tuy khoảng thời gian ấy không dài, nhưng cũng không phải ngắn đối với Tôi để xác định đó là thần tượng duy nhất thôi! Tôi còn nhớ rất rõ năm học lớp 12, sau khi xem xong Trọn Đời Bên Em - series phim ca nhạc Vol 5 của anh ấy và biết địa chỉ nhà anh ấy, Tôi chủ động viết thư xin ảnh. Thư gửi đi đươc gần 5 tháng thì Tôi nhận được hồi âm. Mở thư ra xem thì Tôi thấy bên trong có 2 tấm ảnh chụp và không ai khác đó chính là ành anh Hải. Và không thể ngờ niềm vui ấy cứ lâng lâng trong Tôi suốt mấy ngày tiếp theo. Được hình anh Hải rồi Tôi cất giữ rất cẩn thận, Tôi bắt đầu tìm thêm những thông tin trên mạng hay báo chí có những tin tức về anh, về cuộc đời ca sĩ của anh và về cả những nỗi niềm tình cảm của anh nữa, và không ngoại lệ Tôi ước rằng một ngày nào đó sẽ gặp một Lý Hài bằng xương bằng thịt. Khi ấy, Tôi chỉ nghe và hát nhạc của anh Hải. Tôi chỉ mua VCD của anh ấy về xem. Và thường thì một năm một lần vào đúng dịp cuối năm, Tôi lại háo hức chờ đợi một VCD Trọn Đời Bên Em mới, và chưa kể những CD phát hành riêng nữa. Lúc Tôi chưa đủ điều kiện để mua điện thoại, thấy người ta có điện thoại nghe nhạc, Tôi hứa với lòng rằng sau này có điện thoại rồi thì hình nền và bài hát trong điện thoại Tôi sẽ là anh ấy. Khi Tôi là một sinh viên sống và học tập tại Thành Phố Hồ Chí Minh thì ước mơ gặp anh Hải lại ngày một cháy bỏng hơn. Tôi nằm trong Fanclub của anh ấy, có thẻ Fan, rồi một ngày đó biết được anh ấy sẽ hợp Fanclub tại nhà, Tôi đạp xe đạp đến đúng địa chỉ nhà, vào nhà, và nhìn thấy anh Hải. Cảm giác nhìn thấy anh ấy thật là vui và hồi hộp, Tôi không nghĩ rằng mình là một Fan may mắn trong những Fan khác của anh, được gặp anh, trò chuyện rất nhiều, và đặc biệt là chụp ảnh làm kỉ niệm nữa chứ! Thật sự hạnh phúc lắm - Tôi cứ nghĩ thầm! Anh Hải có ảnh hường rất lớn trong đời sống tinh thần của Tôi. Tôi rất quý mến tính cách chân thật của anh ấy - tính cách đặc trưng của một người con sinh ra ở khu vực Miền Tây Nam Bộ. Trò chuyện trực tiếp và đọc những dòng phỏng vấn, tâm sự của anh, Tôi thấy anh hiền lắm! Anh là một người có năng lực thật sự, anh vươn lên với cuộc sống bằng chính năng lực của mình. Dù anh sống giữa phồn hoa thành thị, nhưng anh vẫn giữ nét giản dị của mình. Vì thế anh được rất nhiều người yêu thương và hâm mộ. Anh đã thành công và thành danh, anh đã là một tấm gương cho Tôi, Tôi cũng đang sống ở Thành Phố náo nhiệt và có rất nhiều xa hoa của cuộc sống. Tôi luôn dặn với lòng rằng phải sống đúng với sự chân thật mà Ba Mẹ Tôi đã dạy, và cũng như anh vậy. Thể loại âm nhạc mà anh theo đuổi là một thể loại nhạc nhẹ mà Tôi rất thích. Những ca khúc anh thể hiện thành công nhất là tình yêu của người con trai luôn bị người yêu phản bội vì nghèo. Anh hát bằng một trái tim đã từng trải nghiệm, từng đau đớn. Tôi không hiểu vì sao lại có sự trùng hợp như vậy. Từng tên bài hát, ca từ của những bài hát ấy lại rơi vào hoàn cảnh của Tôi, chỉ hơi khác một đều là Tôi là nữ, nhưng cảm giác được nỗi buồn và tâm sự của mình lại giống như anh vậy. Vì thế mỗi lần buồn Tôi lại nghe nhạc anh Hải và hát theo. Tôi thuộc rất nhiều bài hát ấy. Bây giờ, Tôi đã có điện thoại, tất nhiên Tôi vẫn không quên rằng máy Tôi sẽ có hình nền là hình anh Hải, nghe nhạc trong thẻ nhớ, nhạc chuông, nhạc chờ cũng là của anh ấy! Những lùc buồn, tôi lại nghe nhạc, lại xem hình anh Hải. Tôi lại trấn tĩnh mình và nhủ lòng rằng sẽ cố gắng như anh. Không chỉ có những lúc buồn, những lúc vui hay hồi hộp khi phải đối diện với một bài thi gì đó, Tôi cũng nhớ đến anh và sẽ lấy lại bình tĩnh trong giây lát. Đó là cách hay nhất để Tôi thêm tự tin hơn. Đều mà Tôi vui nhất là tất cả những người thân của Tôi, bạn bè của Tôi, ai ai cũng biết Tôi là Fan anh Hải và anh Hải là thần tượng của Tôi. Trong lòng Tôi luôn quý mến và hâm mộ anh Hải, tuy có nhiều người bạn của Tôi có nói rằng anh đã lớn tuổi và không Teen như những ca sĩ hiện nay, nhưng Tôi không nghĩ thế. Trong lòng Tôi, anh như vậy là nhất rồi, ai có nói gì Tôi không quan trọng. Dù biết rằng Tôi là một trong những người hâm mộ khác của anh thôi nhưng Tôi rất muốn anh Hải biết Tôi thần tượng anh nhiều lắm! Anh là tấm gương của Tôi, Tôi luôn vui khi nhìn thấy anh ngày càng thành công. Và sắp tới đây Tôi còn hạnh phúc hơn nữa khi thấy anh sẽ hạnh phúc mãi mãi bên tình yêu của anh! Anh sẽ kết hôn và xây dựng nên một Lý Hải ở một thành công mới trong một mái ấm gia đình. Và Tôi cũng đã chuẩn bị một món quà sẽ gửi tặng anh, thể hiện tấm lòng của một Fan thật sự yêu mến anh. Tôi mong anh Hải luôn có nhiều sức khỏe, có nhiều niềm vui, hạnh phúc và ngày càng có nhiều người yêu mến anh nữa! Tôi mãi mãi yêu mến anh-thần tượng của Tôi!

Lan huong
Xem chi tiết
Thanh Nhàn ♫
20 tháng 4 2020 lúc 9:42

Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.

Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.

Tham Khảo

Khách vãng lai đã xóa
lê trọng đại(Hội Con 🐄)...
20 tháng 4 2020 lúc 9:50

1 . Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuổi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam .

Khách vãng lai đã xóa
văn dũng
20 tháng 4 2020 lúc 9:56

Suy nghĩ của em về tinh thần yêu nước của con người việt nam mẫu 1

Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.

Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.

Suy nghĩ của em về tinh thần yêu nước của con người việt nam mẫu 2

Em có suy nghĩ gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta được thể hiện qua văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của tác giả Hồ Chí Minh. Từ đó liên hệ về trách nhiệm của người học sinh đối với đất nước trong tình hình hiện nay?

Trả lời:

Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là đoạn trích trong văn kiện Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam họp tại Việt Bắc tháng 2 năm 1951, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

Qua đoạn trích này, tác giả khẳng định lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước đó được thể hiện rõ ràng nhất, rực rỡ nhất trong những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Đoạn trích cũng phản ánh thái độ trân trọng, tự hào của tác giả trước truyền thống ấy.
Tuy chỉ là đoạn trích nhưng bài văn vẫn có đầy đủ tính chất đặc trưng và cấu trúc của một văn bản nghị luận chứng minh với ba phần rõ rệt như sau:

Mở bài: Từ đầu đến lũ cướp nước: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta. Đó là sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lăng.

Thân bài: Tiếp theo đến lòng nồng nàn yêu nước: Chứng minh những biểu hiện cụ thể của tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

Kết bài: Phần còn lại: Nhiệm vụ của Đảng là động viên, khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày càng phát huy mạnh mẽ để cuộc kháng chiến chống Pháp đi tới thành công.

Bố cục như trên cho thấy sự hợp lí và chặt chẽ trong phương pháp lập luận. Nghệ thuật nổi bật nhất của bài văn là cách lựa chọn và trình bày dẫn chứng.

Phần mở bài nêu lên vấn đề được đưa ra nghị luận: Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta… nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Trong cuộc sống chiến đấu, trong xây dựng biểu hiện của lòng yêu nước rất phong phú và đa dạng, ở bài viết này, tác giả nhấn mạnh đến lòng yêu nước ở các cuộc chống ngoại xâm bởi nó được bộc lộ mạnh mẽ nhất, cụ thể nhất. Đặc điểm lịch sử của đất nước ta là luôn phải đương đầu với giặc ngoại xâm nên rất cần đến lòng yêu nước và tinh thần xả thân vì nước. Trên thực tế, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra quyết liệt, đòi hỏi phải phát huy cao độ tinh thần thi đua yêu nước của toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiệt liệt biểu dương những gương sáng về lòng yêu nước.

Để khẳng định sức mạnh vĩ đại của lòng yêu nước, tác giả đã mượn một hình ảnh hoành tráng có tính chất tượng trưng để so sánh: … lòng yêu nước kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lòng yêu nước được nhắc lại nhiều lần (bằng đại từ thay thế nó), kết hợp với các động từ có khả năng gợi cảm lớn như: kết thành, lướt qua, nhấn chìm… làm nổi bật sức mạnh không gì ngăn cản nổi của lòng yêu nước. Âm hưởng hào hùng của câu văn làm rung động trái tim muôn người. Cảm xúc sôi nổi, nhiệt thành, khâm phục và rất đỗi tự hào của Chủ tịch Hồ Chí Minh bộc lộ rõ trong từng câu, từng chữ.

Ở phần thân bài, để chứng minh cho nhận định trên, tác giả đã đưa ra những chứng cứ hùng hồn trong lịch sử giữ nước và trong thực tế cuộc kháng chiến chống Pháp để chứng minh. Đó là những tấm gương yêu nước sáng soi muôn đời của các vị anh hùng dân tộc nổi tiếng:

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,,.. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

Bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là bốn ngàn năm kế thừa và phát huy liên tục truyền thống yêu nước. Lòng yêu nước như một mạch ngầm thiêng liêng không bao giờ vơi cạn trong dòng máu mỗi người dân đất Việt. Giờ đây, nó được biểu hiện thành những hành động thiết thực:

Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Trong đoạn cuối văn bản, tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh đặc sắc để cụ thể hóa khái niệm trừu tượng, giúp người đọc, người nghe hiểu được một cách dễ dàng:

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
Bác đã phân tích rõ hai trạng thái của tinh thần yêu nước là tiềm tàng, kín đáo và sôi nổi, mãnh liệt.

Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng và hệ thông dẫn chứng chân thực, bài văn có sức thuyết phục rất lớn. Nhiều thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng như so sánh, liệt kê, lặp cấu trúc câu và hàng loạt động từ có khả năng gợi cảm cao… làm cho câu văn trở nên nhịp nhàng, cân đối, khỏe khoắn. Do vậy mà âm hưởng bài văn hào hùng như âm hưởng của một lời hịch kêu gọi, khích lệ toàn dân đoàn kết một lòng đánh đuổi xâm lăng, bảo vệ chủ quyền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc.

Bài văn đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong lòng mỗi người dân. Truyền thống anh dũng, bắt khuất là cơ sở vững chắc bảo đảm cho cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi cuối cùng. Ngày nay, bài văn trên vẫn còn nóng bỏng tính thời sự, có tác dụng động viên nhân dân Việt Nam vững bước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thân yêu.

Suy nghĩ của em về tinh thần yêu nước của con người việt nam mẫu 3

Chiến tranh đã đi qua, đau thương mất mát đã dần vơi dịu nhưng mỗi khi nghe các ca khúc cách mạng thời kì chống Mỹ, bức tranh toàn cảnh về cuộc kháng chiến của dân tộc ta lại hiện lên rõ nét. Có những bài ca làm sống dậy hình ảnh những đoàn quân trùng trùng điệp điệp với khí thế hào hùng của tuổi thanh xuân “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai”; lại có những bài ca làm người nghe xúc động, bởi tình yêu, niềm tin son sắt mà quân và dân ta đã dành trọn cho Đảng, cho Bác… Nhìn chung, hàng nghìn ca khúc ra đời trong thời kì kháng chiến chống Mĩ đã trở thành những bản anh hùng ca bất hủ ngợi ca tinh thần đấu tranh bất khuất, truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.
Trải qua 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 - 1975), nhân dân Việt Nam anh hùng đã giương cao ngọn cờ cách mạng, quyết hi sinh xương máu để giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Trong sự hi sinh đó phải nói đến sự cống hiến của đội ngũ trí thức mà trước hết là sự đóng góp của các nhà thơ, các nhạc sĩ. Họ là những người lính vừa cầm bút, vừa cầm súng đi dọc chiều dài của cuộc kháng chiến gian khổ để viết nên những bản hùng ca bất diệt về truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của quân và dân ta.

Trong hàng nghìn ca khúc đó trước hết là những ca khúc tiêu biểu, như: “Anh vẫn hành quân”, “Cùng anh tiến quân trên đường dài”, “ Trên đỉnh Trường Sơn ta hát”, “Đường chúng ta đi”, “Nổi lửa lên em” ( Huy Du); “Biết ơn Võ Thị Sáu” (Nguyễn Đức Toàn); “Bài ca Hà Nội” Vũ Thanh; “Người chiến sĩ ấy” (Hoàng Vân); “Đêm Trường Sơn nhớ Bác” (Trần Chung); “Xuân chiến khu”, “Bài ca may áo” (Xuân Hồng); “Tiến về Sài Gòn”, “Bài ca xuống đường”, “Ca ngợi Hồ Chủ Tịch”, “Tình Bác sáng đời ta”, “Thanh niên ba sẵn sang”, “ Giải phóng miền Nam” (Lưu Hữu Phước); “Cô gái mở đường”(Xuân Giao); “Bài ca trường Sơn” (Trần Chung); “Tự nguyện” (Trương Quốc Khánh); “Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam” (Nhạc Chu Minh, lời thơ: Hoàng Trung Thông); “Cuộc đời vẫn đẹp sao”, “Hành khúc ngày và đêm;” “ Đảng đã cho ta một mùa xuân”, “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” (Phạm Tuyên),…

Tháng 5 năm 1954, chiến thắng Điện Biên đã đánh dấu một mốc son lịch sử của dân tộc Việt Nam. Nhưng nước ta chưa được thống nhất trọn vẹn, đất nước vẫn bị chia cắt hai miền: Nam - Bắc. Những chiến sĩ trong đoàn quân giải phóng Điện Biên nay lại có mặt trong đoàn quân trùng trùng ra trận, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”.

Các ca khúc được sáng tác trong thời kỳ này đều thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh quật cường của quân và dân hai miền. Mỗi một ca khúc ra đời như tiếp thêm tinh thần và sức mạnh cho tiền tuyến.

Bao năm dài dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, dân tộc ta vô cùng lầm than, cực khổ. Từ khi có Đảng, có Bác Hồ cuộc sống của nhân dân ta ấm no, hạnh phúc. Cả dân tộc được đón những mùa xuân đâm chồi nẩy lộc, nhân dân một lòng đi theo Đảng, đồng tâm đánh đuổi kẻ thù xâm lược, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, giàu đẹp. Điều này được thể hiện rõ trong ca khúc “Đảng cho ta một mùa xuân” của nhạc sĩ Phạm Tuyên, ra đời năm 1957. Đây là một ca khúc tiêu biểu có sức sống mãnh liệt, mãi mãi đi cùng năm tháng, đồng hành với dân tộc Việt Nam. Bài hát viết ở nhịp 3/8, giọng Dur. Với tính chất trong sáng, nhịp độ vừa phải, lời ca giản dị nhưng tràn đầy tự hào và niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng: “Bao năm khổ đau đất nước ta không mùa xuân, cuộc đời tăm tối chốn lao tù bao hờn căm. Vầng dương hé sáng khi khắp nơi ta có Đảng, bóng tối lui dần tiếng chim vui hót vang. Và rồi từ đây ánh dương xây đời mới, tiến theo cờ Đảng là thấy tương lai sáng tươi”.

Trong cuộc chiến chống Mỹ, nhân dân hai miền Nam - Bắc đã không tiếc máu xương, hi sinh vì độc lập của Tổ quốc. Trong sự hi sinh lớn lao đó có sự đóng góp của bao thế hệ thanh niên Việt Nam. Họ là những chàng trai, cô gái cày cấy trên đồng ruộng; những anh chị công nhân hăng hái trong xưởng lò, những nam nữ sinh viên miệt mài sách vở… Nhưng khi đất nước lâm nguy đã sẵn sàng lên đường ra trận. Tuổi thanh xuân trải dọc những cánh rừng, con suối, nơi chiến trường đầy khói lửa. Dù cuộc sống có gian khổ đến đâu, những chàng trai, cô gái vẫn lạc quan, yêu đời, tin vào ngày mai tất thắng “Mỹ sẽ cút, Ngụy sẽ nhào (…) Lòng khắc sâu vì nợ nước thù nhà, không có gì quý hơn độc lập tự do. Cuộc đấu tranh này ta là người chiến thắng… Đi lên thanh niên, gian khó không cản được ta. Chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi.”

Ca khúc “Chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi” (Nhạc: Thanh Phúc, Lời: Tô Hải và Thanh Phúc) với tính chất hành khúc, khỏe khoắn, kết hợp với lời ca mang tính hiệu triệu, ca khúc đã nhanh chóng lan tỏa khắp mọi miền của Tổ quốc. Với lời ca thôi thúc“Đi ta đi, kèn lệnh đã nổi lên rồi. Lời hịch như tiến quân ca. Tiến lên đi! Cùng tiến lên đi!...” cùng tiết tấu âm nhạc sôi nổi, ca khúc như tiếp thêm sức mạnh, nghị lực cho bộ đội ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.

Tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm chiến đấu của quân dân ta luôn gắn liền với niềm tin yêu Đảng, Bác Hồ. Đề tài về Đảng, Bác chiếm phần nhiều trong các ca khúc. Mỗi bước hành quân ra trận đều có Đảng, Bác soi đường dẫn lối. Điều đó được thể hiện qua ca khúc “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” (Huy Thục):

“Đêm nay trên đường hành quân ra mặt trận, trùng trùng đoàn quân tiến bước theo con đường của Bác. Nở ngàn hoa chiến công ta dâng lên Người. Dâng lên tới Đảng cả niềm tin chiếu sáng ngời (…) Đi, ta đi giải phóng miền Nam khi quê nhà vẫn còn bóng quân xâm lược thì ta còn chiến đấu quét sạch nó đi, lời Bác thúc giục chúng ta. Chiến đấu cho quê nhà Nam Bắc hòa lời ca. (…) Bác kính yêu đang cùng chúng cháu hành quân”.

Khi miền Nam đang chìm trong khói lửa, thì miền Bắc với tinh thần: “Gạo không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”. Bởi vậy, trên mọi miền quê nơi hậu phương, những người phụ nữ đã thay chồng đảm đang trên đồng ruộng. Họ cũng là những chiến sỹ trên mặt trận sản xuất, vững tay súng, đảm tay cày. Trong ca khúc“Đường cày đảm đang” của nhạc sỹ An Chung, tác giả đã viết:

“Từ ngày anh đi việc đồng em giỏi giang, ruộng cấy chăng dây cây lúa thẳng hàng đào đắp mương dẫn nước quanh làng. Tiếng hát ba đảm đang… Cùng vì quê hương, lời Bác còn vang giết giặc anh sẵn sàng cứu nước, em đảm đang dù bao gian khổ tiếng ca vẫn rộn ràng…”

Trên chiến trường đạn lửa, biết bao chiến sĩ đã hi sinh anh dũng. Họ không tiếc máu xương, sẵn sằng hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình vì nền độc lập tự do của Tổ quốc; tinh thần yêu nước càng được thể hiện nổi bật trong từng lời ca, từng giai điệu của ca khúc“Tự nguyện” (Trương Quốc Khánh)

“Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng. Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương. Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm. Là người, tôi sẽ chết cho quê hương,…”

Từ 1966 đến năm 1972 là thời kỳ quyết liệt nhất của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đế quốc Mỹ điên cuồng leo thang bắn phá miền Bắc. Hà Nội, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả nước bị bắn phá ác liệt. Với quyết tâm bảo vệ thủ đô, bảo vệ miền Bắc, quân và dân ta đã chiến đấu ngoan cường. Những ụ pháo được mọc lên trên khắp phố phường của thủ đô Hà Nội nhằm đập tan những đợt không kích của máy bay Mỹ. Ca khúc Bài ca Hà Nội của nhạc sỹ Vũ Thanh đã ghi lại dấu ấn sâu sắc về cuộc chiến đấu của đồng bào thủ đô trong những ngày lịch sử này:

“Ơi cô gái ơi! Súng trên vai sao vuông đầu mũ em đi về đâu mà mắt em tươi sáng, em đi về đâu mà chân bước hiên ngang (…) Anh chiến sỹ ơi! Đã bao đêm canh bên nòng súng, ngắm những đường phố mà thấy sao tha thiết. Ôi thủ đô thịt da máu xương ta…”.

Ca khúc với giai điệu trữ tình, khắc họa bức tranh đầy màu sắc trong cuộc chiến hào hùng của người chiến sỹ Hà Nội. Đặc biệt, tác giả đã xây dựng được hình tượng người nữ dân quân tự vệ thủ đô sát cánh bên người chiến sỹ một cách sinh động nhất. Hình ảnh đẹp của cô gái với sao vuông trên mũ trong lời ca, cùng với giai điệu trữ tình, thiết tha đã đem lại những xúc cảm mãnh liệt, những ấn tượng sâu sắc trong lòng người nghe.

Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc, vị lãnh tụ thiên tài của đất nước đã qua đời. Người ra đi trong khi cuộc đấu tranh đánh đuổi đế quốc Mỹ còn dang dở, đất nước vẫn còn bị chia cắt hai miền. Ước nguyện của Bác trước lúc ra đi là nước nhà thống nhất. Ca khúc “Người là niềm tin tất thắng” được nhạc sỹ Chu Minh sáng tác trong giờ phút xúc động vô bờ bến, đầy nước mắt; Bác ra đi nhưng hình ảnh của Người sống mãi với non sông đất nước:

“Đất nước nghiêng mình, đời đời nhớ ơn tên Người sống mãi với non sông Việt Nam…Hồ Chí Minh Bác Hồ Chí Minh Đẹp nhất tên Người, rạng rỡ núi sông. Vì độc lập tự do đường lên phía trước rực màu cờ sao. Hồ Chí Minh Bác Hồ Chí Minh kính yêu Người là niềm tin tất thắng sáng ngời.”

Nội dung ca khúc nói lên nỗi thương tiếc vô hạn, ghi nhớ công lao to lớn của Bác đối với đất nước. Thể hiện sự quyết tâm đồng lòng “Nén đau thương thành hành động”của cả dân tộc Việt Nam đứng lên đấu tranh đánh đuổi đế quốc Mỹ giành độc lập tự do.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi cả đất nước ta đang ngập tràn trong niềm vui, thống nhất, ca khúc bất hủ Như có Bác trong ngày đại thắng của nhạc sĩ Phạm Tuyên đã ra đời. Bài hát được phát trên làn sóng đài tiếng nói Việt Nam, được mọi người yêu thích và hát thuộc ngay sau đó:

“Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng, lời Bác nay đã thành chiến thắng huy hoàng…Việt Nam Hồ chí Minh! Việt Nam Hồ Chí Minh!”.

Bài hát ngắn gọn, âm nhạc rộn ràng, lời ca súc tích, ghi dấu tên đất nước, tên Người:“Việt Nam - Hồ Chí Minh” đã trở thành điều bất hủ của dân tộc Việt Nam. Ca khúc có giá trị và tác dụng nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người dân Việt Nam, nó như là máu là thịt của con người, là niềm tự hào của dân tộc.

Chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975 là bản anh hùng ca bất diệt của dân tộc ta. Cả thế giới đã biết đến dân tộc Việt Nam, một dân tộc có truyền thống yêu nước và tinh thần đấu tranh bất khuất. Để có được ngày chiến thắng oanh liệt đó, nhân dân ta đã phải đổ biết bao xương máu. Trong những năm dài đấu tranh gian khổ ấy, quân và dân ta luôn sát cánh bên nhau, chia sẻ khó khăn vất vả, một lòng đi theo Đảng. Các ca khúc ra đời trong thời kỳ này hầu hết đều mang tính chiến đấu, thể hiện lòng quyết tâm đánh đuổi đế quốc Mỹ của quân và dân cả nước. Dù trong mưa bom bão đạn, dù biết cái chết có thể đến bất cứ lúc nào nhưng tất cả vẫn thể hiện một tinh thần lạc quan, yêu đời, tin tưởng vào ngày mai chiến thắng.

Các ca khúc sáng tác từ 1954 -1975 là những bản hùng ca cách mạng thể hiện đậm nét truyền thống yêu nước, ý chí quật cường, niềm tự hào dân tộc. Chúng có sức sống mãnh liệt, khơi dậy niềm lạc quan tin tưởng cho quân và dân ta vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà. Ca khúc thời chống Mỹ mãi mãi là bài ca đi cùng năm tháng, sống mãi trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam.

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Lê Nhật Anh
Xem chi tiết
vuphuongthao
27 tháng 12 2019 lúc 20:46

Có lẽ trong đời ai cũng từng có một thần tượng cho mình. Người thần tượng chính cha, mẹ mình.

Người lại thần tượng thầy cô giáo đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong quãng thời gian đi học. Với lớp trẻ, thần tượng của các em phần nhiều là các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng hay các siêu sao trên sân cỏ.

Bài văn của cô bé lớp 7 tả về thần tượng là bác bảo vệ khiến người đọc rơi nước mắt (Ảnh gia đình cung cấp)

Nhưng cô bé lớp 7 tại một trường trung học cơ sở tại Hà Nội lại làm nhiều người bất ngờ đến xúc động khi em thần tượng bác bảo vệ gần nhà em.

Đọc bài văn của cô bé, nếu không nghe giới thiệu bé mới học lớp 7 thì có lẽ nhiều người cứ nghĩ rằng bài viết ấy của những cô cậu cấp 3.

Hành văn trôi chảy, giàu hình ảnh gợi tả, gợi cảm, cùng với những lời văn trong trẻo ngây thơ, những ngôn từ mang nhiều sáng tạo đã lột tả chi tiết chân dung một bác bảo vệ nghèo khó nhưng giàu lòng nhân hậu.

Bác luôn làm việc vất vả để cưu mang những đứa trẻ mồ côi đáng thương. Phải có sự quan sát tốt, có trái tim nhân hậu mới giúp em cảm nhận sâu sắc đến vậy.

Cô giáo dạy văn đã không tiếc khi cho em điểm 9+ cùng lời phê: “Hiểu đề, cấu trúc rõ ràng, ngôn từ phong phú, giàu cảm xúc, khả năng quan sát, đánh giá tốt. Cần phát huy!".

Chúng tôi xin giới thiệu nguyên văn bài văn này


Bài văn kể về bố khiến cô giáo nghẹn ngào

Đề văn: Hãy biểu cảm về 1 thần tượng mà em yêu thích nhất

Có thể với mọi người, thần tượng của họ sẽ là những nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng nhưng đối với em thần tượng của em chính là bác Hồng bảo vệ gần nhà em.

Bác tuy mới gần năm mươi tuổi nhưng tóc tai đã bạc trắng, khuôn mặt bác in hằn những nếp nhăn và vết chân chim đặc kín ở đuôi mắt nhưng những thứ đó chẳng thể làm lu mờ đi vẻ phúc hậu vốn có trên gương mặt bác.

Thân hình bác cao to vạm vỡ nhưng tay bác lại bị tật do di chứng của một tai nạn năm xưa.

Cơ thể bác luôn bốc lên một mùi mồ hôi khiến người khác cảm thấy khó chịu nhưng đâu ai biết rằng tấm lưng bác vất vả vì đàn con ngây dại đang ở nhà ngày ngày trông ngóng.

Từ khi còn trẻ tuổi bác đã cưu mang nhiều đứa trẻ cơ nhỡ bị bỏ rơi ngoài đường, ngoài viện hay thậm chí là những bãi rác.

Có những đứa bé bị dị tật, có những đứa bị nhiễm trùng lở loét trông rất thương nhưng bác Hồng không ngại sáng nắng chiều mưa đưa tụi nó vào bệnh viện khám, băng bó sát trùng vết thương cho các em.

Bác vừa là người cha vừa là người mẹ của các em. Từ sáng sớm bác đã đi chợ để mua đồ ăn cho hơn chục đứa trẻ ở nhà, lo cho tụi nhỏ bữa ăn xong bác còn phải bươn chải nhiều công việc để kiếm tiền mua quần áo sách vở cho các con.


Bài văn của học sinh lớp 8 làm cô giáo choáng váng

Ngoài công việc bảo vệ bác còn đi rửa bát thuê, làm xe ôm...tuy mình nghèo khó là thế nhưng bất kỳ ai cần sự giúp đỡ bác đều không ngần ngại làm hết khả năng của mình, không bao giờ bỏ qua những mảnh đời khó khăn hơn.

Nhiều khi em thấy bác ngồi thở trên vỉa hè nhưng khi có người hỏi bác lại cười rạng rỡ bắt tay vào công việc.

Đối với bác những đứa con bác cưu mang là những báu vật vô giá nhất trên đời, các em chính là động lực để bác vượt qua muôn vàn khó khăn, gian nan thử thách!

Em nhớ có 1 lần em đến thăm bác Hồng, căn nhà không quá to nhưng rất ấm cúng và ngập tràn tiếng cười.

Lúc em đến bọn trẻ rất nồng nhiệt và lễ phép, tuy một số em bị khiếm khuyết trên cơ thể nhưng tâm hồn đã được bác nuôi dưỡng đủ đầy từ chính tình yêu thương sâu trong trái tim.

Bác và các em hát bài "Bố là tất cả" cho em nghe, những giai điệu hồn nhiên là thế nhưng không hiểu sao nước mắt em trực trào ra.

Các em nhỏ thật may mắn khi gặp được bác, biết đâu bác lại chính là Đức Phật đang đi nghỉ phép.

Hâm mộ một người nào đó đơn giản lắm, chẳng cần người ta quá tài giỏi, chẳng cần người ta có ngoại hình đẹp, chẳng cần người đó đã cho mình cái gì, chỉ cần người đó có tâm hồn đẹp, biết yêu thương suy nghĩ đến người khác đã khiến chúng ta ngưỡng mộ lắm rồi.

Cho đi bao nhiêu nhận lại bấy nhiêu. Bác Hồng đã cho đi sức khỏe và thời gian của mình, những gì bác nhận lại cũng thật ấm áp, những bóng hình bé nhỏ chiều chiều lại tíu tít quây quần bên bác thật đáng yêu làm sao.

Em mong rằng về sau em sẽ trở thành một người như bác chịu thương chịu khó và có tấm lòng bao dung nhân hậu.

Bác Hồng thần tượng của cháu, bác hãy luôn khỏe mạnh và sống thật hạnh phúc bên mái ấm bé nhỏ của bác nhé!

Cháu mong rằng các con của bác khi lớn lên chúng sẽ luôn nhớ rằng ở mái nhà nhỏ kia luôn có bác đứng đợi, là chỗ dựa tinh thần vững chãi nhất và không có ai phải cô đơn một mình giữa cái xã hội đầy sự đấu đá này!".

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Lê Nhật Anh
27 tháng 12 2019 lúc 20:48

bài khác đc ko bài này mk biết rồi

Khách vãng lai đã xóa
vuphuongthao
27 tháng 12 2019 lúc 20:52

Trong cuộc đời chúng ta chắc hẳn ai cũng sẽ thần tượng một người, đó có thể là một cô ca sĩ hát hay nhảy đẹp, đó có thể là một doanh nhân tài ba,… Còn đối với riêng tôi người tôi thần tượng nhất chính là chị họ của mình.

   Chị họ tôi tên Dương, chị con nhà bác cả, chị có vóc người nhỏ nhắn, khuôn mặt thanh thú, những đường nét trên mặt nhỏ bé, xinh xinh nhìn rất đáng yêu. Chị có mái tóc đen, dài bồng bềnh. Trán chị rộng và cao, đôi mắt đen láy và sáng, ánh lên sự thông minh, lanh lợi. Đôi môi chị bé xíu như môi em bé, lúc nào cũng hồng hồng mọng nước. Nhưng tôi thần tượng chị không phải bởi vẻ ngoài dễ thương, xinh xắn mà bởi ý chí nghị lực phi thường của chị.

   Năm chị học lớp chín, hôm ấy, trên đường đi học về, chị đã bị một người đàn ông say rượu đâm. Chân phải của chị dập nát, không còn khả năng phục hồi nữa nên buộc phải cắt bỏ đi. Nghe tin ấy gia đình tôi ai cũng thắt tim lại, hai bác khóc ngất đi, nhìn cảnh tượng đó không ai có thể kìm được nước mắt. Chị mê man, gương mặt lanh lợi hàng ngày thay thế bằng gương mặt xám ngoét, đôi môi tái nhợt, mắt nhắm nghiền. Chị tỉnh dậy sau vài ngày mê man, tôi còn nhớ mãi sự thảng thốt, hốt hoảng của chị khi phát hiện mình chỉ còn lại một chân. Chị khóc như mưa một ngày ròng, bất kể ai động viên, an ủi cũng không được. Làm sao có thể không đau đớn, xót xa cho được khi một phần cơ thể mất đi, khi tương lai phía trước đóng sầm lại. Vừa thương chị lại vừa ái ngại cho hoàn cảnh của chị, tôi chỉ biết động viên để chị nguôi ngoai.

   Sau một tuần ủ dột, buồn bã, không ai có thể ngờ rằng chị lấy lại tinh thần nhanh đến vậy. Tôi bắt gặp lại con người nhanh nhẹn, luôn luôn tươi cười của chị khi xưa. Chị ăn uống đầy đủ và bắt đầu đi học lại. Nhìn chị tôi càng khâm phục và ngưỡng mộ hơn nữa. Dù đôi chân tật nguyền nhưng ý chí nghị lực của chị quả thật phi thường. Cánh cửa tương lai và hi vọng lại mở ra trước mắt khi chị xuất sắc đỗ đầu kì thi vào chuyên Anh của tỉnh. Quả thật chị đã đem đến cho tôi hết bất ngờ, ngưỡng mộ này đến bất ngờ, ngưỡng mộ khác. Vượt qua thử thách khắc nghiệt đó một cách kiên cường, dũng cảm tôi lại càng yêu quý và khâm phục bản lĩnh của chị hơn.

   Chị Dương là tấm gương sáng của đại gia đình tôi để chúng tôi học tập và noi theo. Mỗi lúc có khó khăn trong học tập hay cuộc sống tôi lại nghĩ về chị để có động lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn. Quả thật mỗi giông bão trong cuộc đời là thử thách để chúng ta trưởng thành, bản lĩnh và vững vàng hơn.

Khách vãng lai đã xóa