Bác Hồ có bài thơ nào nói về kỷ luật ?
Giải thích câu tục ngữ : Đất có lề quê có thói Nước có vua nhà có bụt.
Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:
a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:
Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Hãy giải thích câu ca dao đó?
b. Ca dao xưa có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Hãy giải thích câu ca dao đó?
c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-
ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ
quốc”
Em hiểu câu nói trên như thế nào? Theo em, khi ngồi trên ghế nhà trường, ta nên
thể hiện tình yêu quê hương, đất nước như thế nào?
d. Bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân có đoạn:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Em hãy giải thích ý nghĩa những câu thơ trên và nêu rõ vai trò, tác dụng của tình
yêu quê hương, đất nước đối với cuộc sống tâm hồn của mỗi con người?
e. Chủ tịch Hổ Chí Minh có nói: Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Em hiếu thế
nào là đoàn kết? Tại sao đoàn kết lại có sức mạnh vô địch ? Em phải làm gì để
6
thực hiện lời dạy đó ?
f. Tục ngữ xưa có câu :
Đất rắn trồng cây khẳng khiu,
Những người thô tục nói điều phàm phu.
Em hãy giải thích câu tục ngữ đó và nêu giá trị của nó trong việc nhắc nhở
thanh thiêu niên xây dựng phong cách sống văn minh trong thời đại ngày nay
g. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Hãy giải thích và làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ trên bằng một số bài học bổ
ích mà Dế Mèn (nhân vật chính trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài)
học được trong quá trình phiêu lưu đó đây.
h. Giải thích về sức mạnh của niềm tin
i. Giải thích câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề”
j. Giải thích câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".
k. Bác Hồ dạy chúng ta: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là việc
nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”. Em hiểu lời dạy trên
đây của Bác như thế nào?
l. Ông cha ta thường nói: “Có học phải có hành” Em có ý kiến gì về lời dạy tren
câu tục ngữ nào dưới đây viết không đúng
đất lành chim đậu chim có tổ người có công đất có lề quê có thói tấc đất tấc vàng
chim có tổ người có tông => chim có tổ người có tông
chim có tổ người có cồn +> chim có tổ người có tông
chim có tổ người có công => chim có tổ người có tông
BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 3: SỐNG CÓ KỈ LUẬT 1/ a/ Phân biệt hành vi, thái độ tôn trọng kỉ luật với hành vi thái độ vô kỉ luật. b/ Phân biệt pháp luật và kỉ luật. c/ Phân biệt đạo đức và pháp luật 2/ Câu thành ngữ “ Đất có lề quê có thói” liên quan đến phẩm chất đạo đức nào đã được học? Hãy trình bày hiểu biết của em về phẩm chất đó. 3/ Sáng thứ hai, cả lớp ai cũng mặc đồng phục đến trường. Duy chỉ có Thắng diện chiếc áo phông mới. Sao đỏ ghi tên vào sổ thi đua, Thắng cãi: Tớ mặc áo đẹp thì có sao đâu? Tớ không thích mặc áo đồng phục của trường. a/ Em hãy nhận xét về hành vi của Thắng. b/ Nếu là bạn sao đỏ trong tình huống trên, em sẽ làm gì? c/ Từ tình huống trên, em rút ra bài học gì cho bản thân để thực hiện tốt nội quy của trường, lớp? 4/ Thành là học sinh giỏi trong lớp nhưng hay đến muộn giờ truy bài, trực nhật thì làm qua loa đại khái. Lớp trưởng, tổ trưởng nhắc nhở thì Thành nói: Với tớ kết quả học tập là chính, còn các chuyện khác không quan trọng. a/ Em có đồng ý với ý kiến của Thành không? Vì sao? b/ Em sẽ làm gì nếu thấy tình huống trên? 5/ Có ý kiến cho rằng: Pháp luật và kỉ luật chỉ là những quy định chung để đưa mọi người vào khuôn khổ nhất định chứ không đem lại lợi ích cho con người. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? 6/ Trong buổi thảo luận tổ về pháp luật và kỉ luật, có em cho rằng pháp luật là để quản lí đất nước, còn kỉ luật để quản lí một tổ chức, một cộng đồng, một tập thể. Có em cho rằng pháp luật lớn hơn kỉ luật. Lại có em cho rằng pháp luật khó thực hiên hơn kỉ luật. Thậm chí có em cho rằng lúc còn nhỏ mà sống không có kỉ luật thì sau này dễ vi phạm pháp luật. Em hãy phát biểu suy nghĩ của mình về các ý kiến trên. 7/ Lớp 9C tổ chức buổi họp để chuẩn bị cho Hội trại 26/3. Khi cả lớp và cô giáo đang lắng nghe bạn Huy lớp trưởng phân công nhiệm vụ cho từng tổ thì bạn Thành đứng phắt dậy phản đối. Bạn Thành cho rằng lớp trưởng không công bằng khi phân công nhiệm vụ giữa các tổ. Một số bạn đề nghị Thành giữ trật tự để bạn Huy trình bày xong rồi hãy phát biểu ý kiến. Bạn Thành cho rằng trong một tập thể dân chủ thì mình có thể phát biểu bất cứ lúc nào mình muốn.
Bạn tách nhỏ ra đi bạn
Khó nhìn quá
"Chim có tổ,người có tông" "Giấy rách phải giữ lấy lề" Câu ca dao tục ngữ nói về đức tính nào của con người?Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ? Mn giúp mik nha!Cảm mơn nhìu ạ!
Hãy tả cảnh sắc làng quê nơi có ngôi nhà thân yêu của Bác mà những câu thơ sau đã gợi ra cho em :
Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Có con bướm trắng lượn vòng
Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời
Giúp với.Mai mình nộp rồi
Hãy tả cảnh sắc làng quê nơi có ngôi nhà thân yêu của Bác mà những câu thơ sau đã gợi ra cho em :
Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Có con bướm trắng lượn vòng
Có chùm vải chín vàng ong sắc trời
hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Con bướm trắng lượn vòng
chùm vải chín vàng ong sắc trời
Trong cái nắng oi nồng tháng Năm, tấp nập những đoàn xe chở du khách nối đuôi nhau hướng về làng Sen quê Bác với bao tâm nguyện thành kính trong bồi hồi nỗi nhớ...
Tháng Năm về! Trời Nam Đàn trở nên trong xanh vời vợi. Ngào ngạt hương sắc sen hồng tỏa ra từ phía ao làng. Những đóa sen vươn cao tắm nắng ban mai thơm ngát quyện vào không gian đầy ắp hương lúa ngày mùa, đan xen giữa những ngôi nhà ngói mới, tạo nên một vẻ đẹp đồng quê nồng nàn, căng tràn sức sống.
Làng Sen quê nội và làng Hoàng Trù quê ngoại vẫn lưu giữ những hiện vật gắn với cuộc sống, sinh hoạt bình dị thuở thiếu thời của Bác, khiến du khách đến thăm luôn có cảm giác gần gũi, thân thương và xúc động: hai bộ phản gỗ là nơi nghỉ của cụ Phó bảng và hai con trai, chiếc giường là của bà Thanh con gái cụ, chiếc rương đựng lương thực, chiếc tủ đứng hai ngăn đựng đồ dùng, chiếc mâm bằng gỗ sơn đen. Tuổi thơ của Bác Hồ ở đấy, một tuổi thơ êm đềm trôi trong sự giáo dục nghiêm cẩn của cha và tình yêu thương, cũng như đức hy sinh cao cả của mẹ. Mẹ Bác, bà Hoàng Thị Loan, một người mẹ tảo tần và vĩ đại, đã hết lòng vì chồng vì con, mặc dù vất vả trăm bề vì cuộc mưu sinh, nhưng vẫn toàn tâm lo chồng ăn học thành tài và chăm lo đàn con nhỏ. Bà mất vì lao lực, vì làm việc quá sức. Khi mất vẫn không nhìn thấy mặt chồng, để lại cho đàn con niềm tiếc thương vô hạn.
Giọng chị hướng dẫn viên tha thiết như điệu hò xứ Nghệ, trìu mến như khúc hát ru bên nôi. Có cái gì như là rưng rưng... Phải chăng, miền quê khổ nghèo, nhưng nghĩa tình và giàu truyền thống yêu nước cộng với những ưu việt trong lối giáo dục gia đình nhân bản ấy đã hình thành nên nhân cách một con người vĩ đại? Và phải chăng, tất cả những điều vĩ đại, đều chứa đựng trong mình những gì gần gũi, bình dị nhưng thấm đậm hồn quê hương?
Từng gốc tre hồn hậu đến bờ hoa dâm bụt thắm đỏ, từng hàng cau vươn mình trong nắng đến những mái lá đơn sơ... tất cả đều thấm hồn dân tộc, đều gợi lên trong sâu thẳm trái tim mỗi người niềm tự hào thành kính về một cuộc đời, về một nhân cách giản dị mà vĩ đại...
Rời quê Bác làng Sen, chúng cháu được đi tham quan Khu di tích ngã ba Đồng Lộc, nơi gắn liền với tên tuổi của mười cô gái thanh niên xung phong anh hùng, biểu tượng bất tử của thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ.
Đồng Lộc giờ đây bình yên, tĩnh lặng với màu xanh bạt ngàn của những đồi thông, những đồng lúa ngát hương đang thì con gái. Khó có thể hình dung được 46 năm trước, nơi này lại được mệnh danh là “tọa độ chết”, là “túi bom” mà đế quốc Mỹ thả xuống, nhằm ngăn chặn sự chi viện cho miền Nam.
Qua lời giới thiệu của các cô chú hướng dẫn viên, chúng cháu cảm nhận được đây thực sự là một vùng đất linh thiêng, huyền thoại, nơi mang trong mình nỗi đau thương chiến tranh một thuở, nhưng cũng vang lên bản anh hùng ca bất diệt của lòng yêu nước và ý chí kiên cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Chúng cháu nhớ như in trong tâm trí những lời tâm sự tràn đầy tinh thần lạc quan và lòng dũng cảm cùng ý chí chiến đấu kiên cường trong bức thư gửi mẹ của Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần: “Mẹ ơi, ở đây vui lắm mẹ ạ, ban đêm chúng nó thắp đèn để chúng con làm đường, còn ban ngày chúng mang bom giết cá để chúng con cải thiện. Bom đạn của chúng có thể làm rung chuyển cả núi rừng, nhưng không thể làm rung chuyển những trái tim của chúng con”.
Những lời tâm sự chân thành ấy khiến chúng cháu không thể cầm được nước mắt vì xúc động và cảm phục. Trước trận chiến không cân sức, tại tuyến lửa ác liệt, nơi tính mệnh chỉ như “ngàn cân treo sợi tóc”, các chị vẫn ung dung sống, chiến đấu như những anh hùng với tinh thần bất khuất không bom đạn tàn khốc nào có thể lay chuyển được. Giữa mưa bom bão đạn của kẻ thù, tâm hồn các chị vẫn ngát hương tuổi thanh xuân tươi đẹp: “Mẹ ơi, thời gian này, mặc dù địch đánh phá ác liệt, nhưng bọn con vẫn tập được nhiều bài hát mới. Cuốn sổ tay mẹ mới gửi cho con dạo nọ đã gần hết giấy rồi, mẹ gửi thêm cho con ít giấy. Mới về thăm mẹ mà sao con thấy nhớ mẹ quá, mẹ nhớ giữ gìn sức khỏe và đừng lo cho con nhiều”.
Đó cũng là sự kết tinh và quyện hòa của chủ nghĩa anh hùng cách mạng với sự dung dị của những tâm hồn xuân sắc một thời. Vẫn có đây những điều lớn lao mang tầm vóc thời đại nhưng có lẽ, đẹp hơn tất cả là những gì rất Người, rất con người mà các chị đã mang vào nơi tuyến lửa. Rõ ràng, sức mạnh không chỉ ở bom rơi, súng nổ, mà còn ẩn sâu trong những tâm hồn thép, nhưng cũng đầy ắp yêu thương ấy.
Các chị đã gửi lại tuổi thanh xuân của mình để dệt nên gấm vóc Việt Nam, giành lại độc lập tự do cho dân tộc, là những bông hoa đẹp nhất trong các loài hoa… Tổ quốc sẽ mãi gọi các chị là những “đóa hoa bất tử”.
Chân bước đi, mà lòng chẳng muốn rời. Hình ảnh của o Tần, o Cúc, chị Hợi, chị Nhỏ, chị Xuân, chị Hạ, chị Hương hay o Rạng, o Xuân, o Xanh như vẫn còn đây, trẻ trung, tươi tắn, nhưng hiên ngang khí phách lạ thường bên dòng sông La huyền thoại.
Tiếng chuông trên tháp ngân vang từng hồi giữa một vùng trời đất bao la, vừa như lời nguyện cầu cho anh linh các chị được an nghỉ trong cõi linh thiêng, được siêu thoát nơi miền cực lạc, vừa là những âm vang của quá khứ hào hùng, nhắc nhở mỗi người trong thời bình phải luôn ghi nhớ công ơn của những thế hệ đi trước đã hiến dâng đời mình cho non nước tươi đẹp hôm nay, vừa như lời giục giã hành động cùng chung tay góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Những giọt máu thắm hồng của các chị đã thấm sâu vào đất mẹ, góp phần dựng lên biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Trái tim của các chị và những người thuộc thế hệ của các chị đã ngừng đập để trái tim Tổ quốc Việt Nam còn đập mãi, cho non sông Việt Nam mãi trường tồn và tươi đẹp. Các chị thực sự là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ hôm nay và mãi mãi về sau noi theo, để sống xứng đáng với sự hy sinh cao cả ấy.
Chuyến hành hương về vùng đất Nghệ Tĩnh địa linh nhân kiệt, bất khuất trung hậu, đối với chúng cháu, những người con đến từ Tây Bắc xa xôi có lẽ đã thực sự trở thành hành trình đi tìm và khẳng định những giá trị vĩnh hằng, hành trình của cả đời người với ước mơ vươn tới những chân trời tươi sáng.
Trong tâm khảm chúng cháu, trên mỗi tấc đất của Tổ quốc Việt Nam yêu dấu, có anh linh của bao thế hệ cha anh người Việt đã ngã xuống cho màu xanh đất này. Chúng cháu nguyện học tập thật tốt và bồi dưỡng lý tưởng sống cao đẹp để xứng đáng với những thế hệ cha anh, tiếp nối truyền thống tốt đẹp mà bao thế hệ tiền nhân đã dày công xây dựng, cho non nước Việt Nam mãi mãi thanh bình và tươi đẹp.
câu 2: Em hãy giải thích vì sao Bác Hồ lại nói :"Hôm nay gặp các cháu ở đền Hùng có ý nghĩa to lớn vì Vua Hùng là vị vua khai quốc ... Các vua Hùng đã có công dựng nước.Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước." Lời căn này của Bác nói lên điều gì về vai trò của lịch đối với cuộc sống hiện nay ?
Câu 7: Bài hát “Đôi dép Bác Hồ có đoạn: Đôi dép đơn sơ, dôi dép Bác Hồ/ Bác đi từ ở chiến khu Bác về/Phố phường trận địa nhà máy đồng quê/Đều in dấu dép Bác về Bác ơi. Lời bài nói về đức tính nào của Bác. *
Giản dị
Tiết kiệm
Cần cù
Khiêm tốn
Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây chỉ nơi con người sinh ra?
Đất lành chim đậu
Quê hương bản quán
Đất khách quê người
Đất lề quê thói