một kỉ niệm đáng nhớ của em
Kể về một kỉ niệm buồn đáng nhớ của em.
Em tham khảo:
Năm nay tôi vào lớp sáu, còn bé Nhi thì bước sang lớp bốn. Bố mẹ Nhi cũng đã về sống với nhau sau hơn một năm sống ly thân. Tôi và Nhi tuy chẳng phải họ hàng nhưng thân thiết lắm! Tất cả bắt đầu từ lần ấy...
Năm ấy, tôi học lớp bốn còn bé Nhi học lớp hai. Tội nghiệp bé Nhi! Bố nó ham mê cờ bạc, rượu chè đi suốt từ sáng đến tối mới về lại còn hay đánh vợ chửi con.Mẹ nó không chịu được, quyết định đưa nó về bà ngoại. Nhà bà ngoại nó ở cuối xóm, cạnh nhà tôi. Thế là anh em quen nhau từ đó.
Một buổi chiều hè, tôi rủ bé đi chơi vì biết bé rất buồn. Tôi hỏi:
- Bây giờ em thích cái gì để anh làm cho?
Bé Nhi nói:
- Anh biết không! Ngày xưa em mơ ước nhà em như một con thuyền lớn. Bố là cột buồm vững chãi còn mẹ là khoang thuyền che chở nắng mưa. Con thuyền nhà em sẽ chở những ước mơ của em đến đích. Vậy mà bây giờ nó chẳng bao giờ có thể thực hiện được.
- Đừng buồn em ạ! Hãy cố gắng lên! Nào, đi! Đi với anh! Tôi dắt bé Nhi đi hái những lá tre thật to để gấp thuyền lá thả trôi sông.
Tôi chọn lá to nhất gặp một con thuyền thật đẹp tặng bé Nhi. Nhưng Nhi không giữ được, bé thả ngay xuống nước. Những con thuyền lại không trôi. Nó mắc cạn vào ngay đám rong đang bò lổm ngổm ở giữa dòng. Bé Nhi nói:
- Đấy! Gia đình em bây giờ cũng như con thuyền đó, chẳng thể nào nó đi được, chỉ có thể chìm thôi!
Tôi vừa tiếc, lại vừa thương Nhi, bèn cứ mang cả quần áo lội xuống sông vớt chiếc thuyền lên. Nước đến bụng rồi đến cổ. Bỗng "sụt" chân tôi trượt phải một hố bùn giữa sông ngay lúc tôi vừa với được chiếc thuyền. Tôi cố gắng chới với trong khi một tay vẫn dâng chiếc thuyền lên khỏi mặt nước. Mấy phút sau, tôi bò lên được tới bờ khi bụng đã uống no nước nhưng rất may con thuyền không nát. Bé Nhi mặt tái mét nhưng rất ngoan ngoãn nghe tôi nói:
- Em hãy giữ nó làm kỷ niệm và tin rằng có ngày nó sẽ được bơi thỏa thích trên sông.
Hôm đó, vì sợ mẹ mắng, tôi và bé Nhi ngồi ở bờ sông cho đến khô quần áo mới dám về.
Đêm, tôi bị sốt cao nhưng vẫn giấu chuyện ban chiều không nói. Mẹ thì cứ tưởng tôi dãi nắng nên bị sốt. Cũng may sáng hôm sau, tôi đã đỡ nhiều.
Ngay hôm bố mẹ nó hòa giải và về sống với nhau, nó rủ tôi đem chiếc thuyền ra sông thả. Những chiếc thuyền đã không còn thả được. Thế là anh em tôi mải miết gấp những chiếc thuyền tre khác. Những chiếc thuyền gấp buổi chiều hôm ấy, chiếc nào cũng trôi về tận cuối dòng sông. Điều bí mật giữa tôi và bé Nhi còn đến tận bây giờ. Đó cũng là kỷ niệm sâu sắc nhất tuổi thơ tôi các bạn ạ!.
Ngày 22/10 vừa rồi là một ngày đáng nhớ đối vs em . Em nhận được món quà vô cùng ý nghĩa từ bố mẹ trong ngày sinh nhật của em, Đó là một chiếc xe đạp mà em hằng ước. Nó có màu trắng , dáng rất gọn và đẹp . Em rất thích , bởi từ nay em có thể đi học , k cần ai chở . Em vô cùng sung sướng từ món quà ý nghĩa mà bố mẹ dành cho em . Đây chính là nguồn động lực giúp em học tập tốt để báo đáp công ơn cha mẹ .
NÊN NHỚ ĐÂY LÀ TỚ TỰ LÀM NẾU K HAY THÌ ĐỪNG CÓ CHÊ
viết một bài văn về một kỉ niệm đáng nhớ của em
Tham khảo
Trong cuộc đời, kỉ niệm là những điều thật đẹp đẽ và đáng trân trọng. Mỗi người đều có những kỉ niệm đáng nhớ, tôi cũng vậy. Một trong đó đó là kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên.
Tối hôm trước, mẹ giúp tôi chuẩn bị đầy đủ quần áo, sách vở. Sáng hôm sau, tôi thức dậy thật. Đúng bảy giờ, ông nội chở tôi đến trường trên chiếc xe đạp. Cảnh vật hai bên đường đã quen thuộc mà hôm nay sao thật khác. Đường phố có vẻ đông đúc hơn mọi ngày. Rất nhiều bạn học sinh trong bộ quần áo mới. Khuôn mặt của các bạn vừa có chút lo âu, vừa có chút háo hức.
Dù đã đến trường nhận lớp và được làm quen với thầy cô, bạn bè trước đó. Nhưng tôi vẫn cảm thấy vô cùng háo hức. Tôi mặc bộ đồng phục mới, đi đôi dép mà mẹ đã tặng cho tôi và cùng ông nội bước vào trường. Cô giáo đã đứng chờ ở đầu hàng của lớp tôi để đón các bạn học sinh. Tôi chào tạm biệt ông và ngồi vào chỗ theo sự sắp xếp của cô. Buổi lễ khai giảng diễn ra thật trịnh trọng với lời phát biểu của thầy hiệu trưởng, lời phát biểu của anh chị học sinh cuối cấp và của một bạn học sinh lớp Một. Cuối buổi lễ, thầy hiệu trưởng đã thay mặt thầy cô đánh tiếng trống khai trường. Khi nghe tiếng trống ấy, tôi cảm thấy bồi hồi và thật xúc động.
Buổi lễ khai giảng kết thúc trong niềm hân hoan của học sinh. Còn tôi cùng các bạn đi theo hàng vào lớp. Buổi học đầu tiên diễn ra với bài tập đọc. Chúng tôi chăm chú lắng nghe tiếng cô giáo giảng bài. Sau đó, cô giáo yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh theo cô. Giọng đọc của cả lớp nghe thật to và rõ ràng. Những tiết học tiếp theo diễn ra cũng rất vui vẻ và thú vị. Tôi còn hăng hái giơ tay phát biểu và được cô giáo khen nữa. Điều đó khiến tôi rất hạnh phúc. Đến chiều về, khi gặp lại ông nội sau một ngày học, tôi hân hoan kể cho ông nghe những câu chuyện ở lớp học. Ông còn khen và thưởng cho tôi một que kem thật to vì sự cố gắng của mình.
Kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên thật đẹp đẽ. Đó là hành trang giúp tôi vững bước trên con đường sắp tới.
Refer
Chuyện là thế này các bạn ạ. Mình nhớ mãi tiết trả bài môn văn hôm ấy, có lẽ đó là giây phút bẽ bàng đau khổ nhất đối với tôi từ trước đến nay. Một điểm 3 to tướng trong bài làm văn của tôi. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về kỉ niệm đáng buồn mà cũng là đáng nhớ nhất của tôi.
Hôm nay cô Hường trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đến chỗ tôi đặt bài của tôi xuống bàn, nét mặt cô có vẻ không vui. Tôi cúi xuống nhìn bài kiểm tra. Trời ơi! một điểm 3 to tướng, tôi choáng váng, tim như ngừng đập, không thể tin nổi nữa. Tôi lắp bắp, không, không thể như vậy được!
Tôi cố lấy bình tĩnh nhìn lại, con số 3 in rõ trong khung điểm màu đỏ rất rõ ràng như trêu ngươi, như giễu cợt tôi. Tô vội vàng gập bài vào, bần thần quay sang nhìn các bạn xung quanh như để tìm một người cùng cảnh với mình. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi buồn của tôi. Chắc các bạn nghĩ rằng tôi cũng như mọi lần thường được điểm 8 điểm 9 vì tôi là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ tôi thấy càng xấu hổ, tôi cúi gầm mặt xuống bàn nhìn bài mình một lần nữa. Dòng chữ cô Hường phê như hiện lên rõ ràng trước mắt tôi: Bài văn lạc đề!
Tôi đọc lại bài thật kĩ và nhận ra là mình đã sai đề thật. Đề bài cô Hường yêu cầu tả một dòng sông vậy mà tôi lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu của mình. Đề bài thì không khó, chỉ tại tôi quá chủ quan, chẳng chịu đọc kĩ đến nỗi nhìn gà hóa cuốc và cuối cùng là nhầm đề. Tại sao tôi lại có thể nhầm lẫn một cách ngu ngốc như thế, tôi tự trách mình. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, tôi đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè, quên mất lời cô Hường nhắc nhở: “Các em hãy kiểm tra bài viết trước khi nộp”. Có lẽ quá ỷ vào sức học của mình, quá thỏa mãn trước lời khen của cô giáo và bè bạn nên tôi đã thành một cô bé hợm hĩnh từ lúc nào chẳng biết. Đáng đời cho tôi thật – Tôi tự nhủ.
Đúng lúc ấy, bạn Liên nói thầm bên tai tôi, giọng vui mừng:
– Hương ơi! Hôm nay tớ được 8 điểm nhé! Tớ đã rất cố gắng từ lâu nay. Bây giờ mới thấy kết quả đó. Tớ vui quá. Chắc bố mẹ tớ cũng rất vui cho mà xem. Mà sao trông cậu buồn thế, cậu được mấy vậy?
Nghe Liên nói, tôi lại càng buồn bã và xấu hổ. Liên đang sung sướng với điểm 8 đầu tiên của môn Làm văn. Còn tôi, kẻ vẫn coi điểm 8 là xoàng xĩnh thì hôm nay lại bị điểm 3! Không thể hào diễn tả hết nỗi đau khổ của tôi lúc ấy. Tôi cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng về tôi cái cảm giác đó thật sự khó chịu được
kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em với bạn thân
Tham khảo
Em với Tâm chơi với nhau từ thuở bé nên chúng em gắn bó thân thiết với nhau lắm. Giữa chúng em có rất nhiều kỉ niệm đẹp và đáng nhớ nhưng có lẽ có một kỉ niệm mà không bao giờ có thể quên được đó là một lần cúp học đi chơi của hai bọn em.
Em còn nhớ như in hôm đó là một buổi tối mùa hè nóng bức và ngột ngạt. Cái nóng từ đường bốc lên khiến ai cũng cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Tâm đèo em trên con xe đạp nhỏ để đi đến lớp học thêm. Hai đứa vừa đi vừa than vì nóng như vậy mà phải đi học. Bỗng trong đầu em liền lóe lên một ý tưởng và em bảo với Tâm:
– Ê mày ơi hay là tao với mày thử một lần trốn học đi. Nay nóng thế này học cũng không vào đầu được đâu.
Nghe em nói vậy Tâm lo sợ và từ chối:
– Thôi đi học đi nhỡ thầy mà biết thầy gọi điện cho phụ huynh đấy.
– Thôi lớp đông thế chắc thầy không để ý đâu. Thôi đi đi… Nhá?
Và cuối cùng sau một hồi năn nỉ mãi Tâm quyết định sẽ cúp học cùng với em. Vì vậy nên chúng em không đến chỗ học thêm nữa mà rẽ sang một địa điểm khác. Tối hôm đó chúng em đã đi ăn và đi chơi với nhau suốt cả buổi. Chúng em tự thưởng cho mình nhiều món ăn vặt lắm nào là xúc xích, lạp sườn, khoai tây chiên… rồi hai đứa đạp xe ra bờ hồ ngồi ăn kem hóng mát. Tuy cả hai đều lo sợ sẽ bị bắt nhưng chúng em thấy rất vui và thoải mái. Tâm và em đã có thời gian tâm sự với nhau rất nhiều chuyện từ chuyện trường lớp đến bạn bè, gia đình… Nhờ có buổi tối đó mà chúng em hiểu nhau nhiều hơn và trở nên càng gắn bó thân thiết.
Sau đó chúng em đã trở về nhà và một điều không hay đã xảy ra đó là cả bố mẹ em và Tâm đều đã biết chúng em trốn học đi chơi. Lúc đó hai đứa đều phải xin lỗi bố mẹ rối rít và hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa. Vì vậy nên bố mẹ cũng bỏ qua cho hai đứa chúng em lần này.
Dẫu biết rằng đó là một việc làm sai trái và không nên làm nhưng giờ nghĩ lại em vẫn thấy rất vui. Đó là kỉ niệm mà có lẽ cả em và Tâm sẽ nhớ suốt đời và không bao giờ có thể quên được.
Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em về thầy cô giáo
cho dàn ý tham khảo nè , văn bn tham khảo trên GG nhs
1. Mở bài
Giới thiệu vào câu chuyện kỉ niệm với người thân bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào năng lực của học sinh.
(Trong cuộc sống, chúng ta sẽ có những kỉ niệm, những khoảnh khắc không thể nào quên, một trong số đó chính là kỉ niệm của em với người thân…).
2. Thân bài
a. Bối cảnh xảy ra kỉ niệm
Câu chuyện đó xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Không gian và thời gian lúc đó ra sao?
Nêu cảm xúc của bản thân mình lúc đó và thái độ của người thân.
b. Kể diễn biến câu chuyện
Câu chuyện diễn ra như thế nào? Thái độ của mọi người lúc đó ra sao? Em đã có những suy nghĩ và hành động gì?
Lưu ý: kể chuyện theo một trình tự nhất định (thường là trình tự thời gian) để tránh bỏ sót những chi tiết hoặc làm cho câu chuyện lủng củng, thiếu logic.
Câu chuyện có kết quả như thế nào? Em rút ra được bài học gì sau câu chuyện.
c. Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm đó
Bản thân em cảm thấy như thế nào qua câu chuyện, kỉ niệm đó? Nó để lại bài học sâu sắc hay những niềm vui không thể nào quên?
Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì? Tình cảm của em với người thân đó qua câu chuyện như thế nào?
Đưa ra lời khuyên của em dành cho những bạn đã và đang rơi vào câu chuyện, hoàn cảnh tương tự như của em.
3. Kết bài
Khái quát lại câu chuyện đồng thời nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm với người thân đó.
Tham khảo:
Trong suốt những năm tháng học dưới mái trường mến yêu, người mà em kính mến nhất đó là cô Thanh. Đó là người đã mang lại cho em những tình cảm cao quý của một người cô giáo đối với học sinh.
Em còn nhớ rõ, năm em học lớp hai, ngày đầu tiên cô Thanh bước vào lớp với dáng vẻ rất hiền hậu. Cô còn trẻ lắm, dáng cô thanh mảnh, nhỏ nhắn và rất dễ thương. Cô rất thương yêu học sinh. Ngày nắng cũng như ngày mưa, cô chưa bao giờ đi dạy trễ hoặc nghỉ dạy ngày nào. Cô luôn dịu dàng với học sinh nhưng rất nghiêm túc trong giảng dạy. Những giờ ra chơi, nếu có bạn nào không hiểu bài, cô ân cần ở lại lớp giảng cho từng bạn. Những bạn nam hay đùa nghịch, phá phách cô nhẹ nhàng nhắc nhở. Cô thường lấy những mẩu chuyện vui, có ích để giáo dục chúng em. Bạn nào có lỗi cô chỉ khuyên răn chứ không hề la mắng. Còn bạn nào học yếu cô luôn quan tâm đặc biệt để bạn ấy tiến bộ hơn. Vì thế chúng em ai cũng yêu quý cô, xem cô như người mẹ thứ hai của mình.
Em còn nhớ có một hôm, khi học xong tiết cuối bỗng nhiên em bị sốt, người nóng ran. Cô đã không ngại đường xa chở em về nhà, báo cho mẹ em biết bệnh tình của em. Sau đó em nghỉ học mấy ngày để bình phục do bị sốt siêu vi. Dù không đi học những bữa nào cô cũng đến thăm em và phân công các bạn thay phiên chép bài cho em. Chỗ nào em không hiểu cô sẽ giảng lại tường tận. Bạn nào có hoàn cảnh gia đình khó khăn cô cũng giúp đỡ, có khi còn đóng tiền học phí dùm cho một bạn trong lớp có hoàn cảnh mồ côi ba mẹ ở với bà ngoại. Trong lớp ai cũng quý mến cô, ngày Nhà giáo Việt Nam chúng em tặng quà cho cô cô chỉ cười bảo: "Món quà quý nhất với cô đó là kết quả học tập thật giỏi của các em đó!" Ngoài việc dạy kiến thức ở trường, cô còn dạy cho chúng em kĩ năng múa hát.
Giờ đây, tuy đã xa cô nhưng em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. Cô đã truyền cho em một tấm lòng nhân hậu, dạy em biết cách yêu thương và quan tâm đến mọi người, tin yêu cuộc đời. Em tự hứa với lòng sẽ học thật giỏi để cho cô vui lòng, trở thành con ngoan, trò giỏi và một người có ích cho xã hội. Cô là tấm gương sáng để học sinh chúng em noi theo.
Tả lại một kỉ niệm đáng nhớ thời học sinh của em
k cho mk nhé
cảm ơn
các bn
Bạn tham khảo nha !
Em nhớ mãi tiết trả bài hôm ấy. Giờ phút ngỡ ngàng và đau khổ nhất đối với em từ khi bước vào lớp 6, bởi vì em đã bị một điểm 3 môn Làm văn.
Cô Thanh trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đặt quyển vở của em xuống bàn, nét mặt có vẻ không vui. Linh tính như mách bảo điều gì, em vội vã lật giở từng trang. Những điểm 8, 9 đỏ chói lần lượt mỉm cười với em – cô học sinh giỏi Văn của lớp. Em lật tiếp. Chao ôi! Em không thể tin vào mắt mình: một điểm 3 to tướng! Choáng váng, em như lịm đi trước sự thật phũ phàng ấy.
Không, không thể như vậy được! Em cố định thần nhìn lại, nhưng còn nghi ngờ gì nữa? Con số 3 in rõ trong khung điểm. Em vội vàng gập vở lại, bần thần nhìn các bạn xung quanh. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi đau khổ của em. Có lẽ các bạn nghĩ rằng em đang sung sướng với điểm khá giỏi như mọi lần vì em là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ càng xấu hổ, em cúi gằm mặt xuống. Lần giở lại bài, dòng chữ cô phê hiện lên rõ ràng trước mắt: Lạc đề!
Em đọc lại đề bài và nhận ra đúng là mình sai thật. Đề bài yêu cầu tả một dòng sông (một cánh đồng hay một góc phố ...) gắn với kỉ niệm thời thơ ấu, vậy mà em lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời nhỏ. Đề bài đó đối với em không khó. Tại em quá chủ quan, chẳng chịu đọc kỹ. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, em đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè mà quên mất lời cô nhắc nhở: Các em phải xem lại bài thật kỹ trước khi nộp. Có lẽ vì ỷ vào sức học của mình, và thỏa mãn trước lời khen của thầy cô và bè bạn nên em đã thành một cô bé kiêu căng, hợm hĩnh từ lúc nào chẳng biết.
Đúng lúc ấy, bạn Hà thì thào bên tai em, giọng mừng rỡ:
- Lan ơi, hôm nay tớ được 7 điểm nhé! Cố mãi rồi mình cũng đạt điểm khá rồi đây. Mẹ mình chắc mừng lắm. Ủa! Mà sao mặt cậu tái thế kia? Được mấy điểm? Cho tớ xem nào!
Nghe Hà nói, em lại càng buồn bã và xấu hổ. Hà đang sung sướng với điểm 7 đầu tiên của môn Làm văn. Còn em, kẻ vẫn coi điểm 7 là xoàng xĩnh, hôm nay lại bị điểm 3! Không thể nào diễn tả hết nỗi đau khổ của em lúc ấy. Em cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng: Sao lại thế hả Lan? Cô rất buồn.
Trên đường về, em lo lắng và bối rối. Bố mẹ tin tưởng ở em nhiều lắm. Nếu biết em bị 3 điểm Làm văn thì bố mẹ em sẽ nghĩ gì đây? Bố thường động viên em học cho giỏi và ước mơ rằng em cũng sẽ trở thành luật sư như bố. Còn mẹ nữa, biết bao đêm mẹ ngồi đan len, cố chờ em học xong bài mới cùng đi ngủ. Mẹ cũng chỉ mong có một điều là con gái mẹ học giỏi. Không thể làm bố mẹ thất vọng, em sẽ giấu bài đi, sẽ nói rằng cô giáo không chấm vì cả lớp làm bài kém quá. Quanh quẩn với ý nghĩ dối trá ấy, em đã về đến nhà mà đầu óc vẫn mông lung.
Vừa vào đến cổng, mẹ dịu dàng bước xuống thềm đón em. Ánh mắt mẹ chợt hoảng hốt khi thấy em bơ phờ mệt mỏi. Em đã ôm chầm lấy mẹ, khóc tức tưởi. Không, em không thể lừa dối người mẹ yêu kính của mình.
Tối hôm ấy, em đã xem kĩ lại bài. Điểm 3 nhắc nhở em hãy nhìn lại mình. Em tự nhủ: Nhất định chỉ có một điểm 3 này mà thôi. Em sẽ tiếp tục giành được những điểm 9, điểm 10 và sẽ lại được cha mẹ, thầy cô, bè bạn tin yêu như trước.
Đến cuối buổi học, cô Ngọc trả vở chính tả cho chúng em. Cô bắt đầu nhận xét. Bỗng, cô nhắc tới em: "Bạn Gia Bảo hôm nay viết có tiến bộ. Tuy nhiên, cô nghĩ là con đang quên một điều." Em hoảng hốt cúi mặt xuống. Trong tà áo dài thướt tha, cô bước xuống bàn em và tiếp lời: "Cả lớp nhớ cô dặn khi viết, tay chúng ta cầm bút thế nào không?" Lớp em đồng thanh nhắc lại lời cô dặn. Cô lại nói: "Tuy vậy, bạn Gia Bảo vẫn quên. Cô phê bình Gia Bảo trong buổi học ngày hôm nay." Rồi cô nhìn thẳng em và nói: "Cô hi vọng Gia Bảo sẽ nhớ lời cô dặn." Một vài bạn cất tiếng cười chê bai. Nghe thấy vậy, khuôn mặt em nóng bừng, nước mắt ứa ra và bàn tay vò trang vở vừa viết. "Cô thấy hôm nay chữ con viết tròn, đều đúng khoảng cách. Con viết đẹp hơn rất nhiều bạn." - Cô lại nhẹ nhàng nói. Cả lớp im phăng phắc. Em được cô khen lại thấy êm lòng nên trút bỏ được cơn tức giận của một cậu con trai hiếu thắng.
Từ đó, em kiên trì rèn viết bằng tay phải. Lên lớp 2, em đã viết được những dòng chữ vô cùng sạch đẹp. Dù bây giờ, em không còn được học cô nữa, nhưng những bài học lí thú hay lời dạy ân cần của cô vẫn còn in đậm trong tâm trí em.
tả một kỉ niệm đáng nhớ của em
help me
Chắc hẳn mỗi chúng ta, ai cũng có nhiều kỉ niệm về buổi tựu trường.Riêng tôi, kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm đáng nhớ nhất mà tôi không thể nào quên. Tôi còn nhớ rất rõ, đêm trước ngày khai giảng hôm ấy, mẹ đã chuẩn bị rất chu đáo sách vở cho tôi. Nào là sách tiếng việt, sách toán, bút chì, cục gôm.Mặc dù vậy nhưng tôi vẫn lo sợ và kiểm tra lại. Trong đầu tôi có những suy nghĩ non nớt: “Cô giáo lớp tôi có hiền không?, Bạn bè có bắt nạt tôi không?”.Tôi suy nghĩ và trằn trọc sau đó tôi thiếp đi lúc nào không biết. Sáng hôm ấy, mẹ chở tôi đến trường. Như mọ ngày, tôi và mẹ vẫn thường đi trên con đường này nhưng sao hôm nay thấy lạ quá! Nó dài hơn so với mọi ngày. Khác với mọ ngày. Mẹ tôi hôm nay “im lặng” và ít nói làm cho tôi thấy hồi hộp và lo lắng. Cây cối hai bên đường dường như xanh hơn. Những làn gió mát rượi thổi khiến làn tóc tôi bay bay. Tất cả cứ như thúc giục tôi và lôi cuốn tôi trong một cảm giác lạ lùng. Ngôi trường tôi rộng và xinh xắn làm sao! Một khuôn viên rộng lớn mà tôi chưa đặt chân đến bao giờ. Ngôi trường nổi bật nhất là dòng chữ “Trường Tiểu học số 1 Phổ Văn” với những lá cờ đủ màu phấp phới tung bay. Mẹ dẫn tôi vào trường. Tôi rụt rè không dám xa mẹ. Cũng như tôi, mấy bạn học sinh mới cũngđược ba mẹ chở đến trường và cũng e ấp, rụt rè bên người thân. Mấy anh chị lớp lớn đã quen lớp, quen trường cười nói rất vui vẻ. Bỗng ba hồi trống giòn giã “Tùng! Tùng! Tùng!” Buổi lễ khai giảng đã bắt đầu. Giọng thầy hiệu trưởng vang lên: “Tập hợp học sinh lại để chuẩn bị cho buổi lễ”. Mẹ dẫn tôi đến chỗ cô Trần Thị Bích Lam – cô giáo chủ nhiệm lớp tôi gởi tôi cho cô rồi mới yên tâm đi làm. Tim tôi đập thình thịch và tôi rất buồn khi phải rời xa tay mẹ. Cô Lam dẫn tôi đến chỗ các bạn và hướng dẫn cho chúng tôi xếp hàng ngay ngắn. Giờ phút quan trọng đã đến với tôi. Tôi chăm chú nghe thầy hiệu trưởng phát biểu. Những lời chào và những lời chúc của thầy của tôi mà tôi vẫn còn nhớ mãi. Tiếng trống đánh chào mừng buổi lễ thật đều. Tiếp theo là những tiết mục văn nghệ của các anh chị lớp lớn và các thầy cô giáo. Thay mặt cho những học sinh trong trường, một bạn học sinh đứng lên phát biểu những cảm xúc của mình và lời hứa “Cố gắng học thật tốt để trở thành con ngoan – trò giỏi – cháu ngoan Bác Hồ”. Buổi lễ đã kết thúc trong tiếng vỗ tay không ngớt của học sinh. Chúng tôi được cô giáo dẫn vào lớp học và bắt đầu tiết học đầu tiên. Cô dạy cho chúng tôi làm toán và học chữ “a, b, c” đầu tiên. Tôi được cô xếp ngồi cùng chỗ với bạn Nguyễn Uyển Nhi – bạn cũ của tôi và được cô cho làm tổ trưởng.Tôi cảm thấy vui sướng vui cùng.
Năm tháng đã qua đi, bây giờ tôi đã là học sinh lớp 8. Những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên tôi vẫn còn nhớ mãi. Tôi thầm cảm ơn cha mẹ, thầy cô đã dìu dắt tôi trở thành người.
Chắc hẳn mỗi chúng ta, ai cũng có nhiều kỉ niệm về buổi tựu trường.Riêng tôi, kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm đáng nhớ nhất mà tôikhông thể nào quên. Tôi còn nhớ rất rõ, đêm trước ngày khai giảng hôm ấy, mẹ đã chuẩn bị rấtchu đáo sách vở cho tôi. Nào là sách tiếng việt, sách toán, bút chì, cục gôm.Mặc dù vậy nhưng tôi vẫn lo sợ và kiểm tra lại. Trong đầu tôi có những suynghĩ non nớt: “Cô giáo lớp tôi có hiền không?, Bạn bè có bắt nạt tôi không?”.Tôi suy nghĩ và trằn trọc sau đó tôi thiếp đi lúc nào không biết. Sáng hôm ấy, mẹ chở tôi đến trường. Như mọ ngày, tôi và mẹ vẫn thườngđi trên con đường này nhưng sao hôm nay thấy lạ quá! Nó dài hơn so với mọingày. Khác với mọ ngày. Mẹ tôi hôm nay “im lặng” và ít nói làm cho tôi thấyhồi hộp và lo lắng. Cây cối hai bên đường dường như xanh hơn. Những làn giómát rượi thổi khiến làn tóc tôi bay bay. Tất cả cứ như thúc giục tôi và lôi cuốntôi trong một cảm giác lạ lùng. Ngôi trường tôi rộng và xinh xắn làm sao! Một khuôn viên rộng lớn mà tôichưa đặt chân đến bao giờ. Ngôi trường nổi bật nhất là dòng chữ “Trường Tiểuhọc số 1 Phổ Văn” với những lá cờ đủ màu phấp phới tung bay. Mẹ dẫn tôi vàotrường. Tôi rụt rè không dám xa mẹ. Cũng như tôi, mấy bạn học sinh mới cũngđược ba mẹ chở đến trường và cũng e ấp, rụt rè bên người thân. Mấy anh chịlớp lớn đã quen lớp, quen trường cười nói rất vui vẻ. Bỗng ba hồi trống giòn giã “Tùng! Tùng! Tùng!” Buổi lễ khai giảng đã bắtđầu. Giọng thầy hiệu trưởng vang lên: “Tập hợp học sinh lại để chuẩn bị chobuổi lễ”. Mẹ dẫn tôi đến chỗ cô Trần Thị Bích Lam – cô giáo chủ nhiệm lớp tôigởi tôi cho cô rồi mới yên tâm đi làm. Tim tôi đập thình thịch và tôi rất buồnkhi phải rời xa tay mẹ. Cô Lam dẫn tôi đến chỗ các bạn và hướng dẫn chochúng tôi xếp hàng ngay ngắn. Giờ phút quan trọng đã đến với tôi. Tôi chămchú nghe thầy hiệu trưởng phát biểu. Những lời chào và những lời chúc củathầy của tôi mà tôi vẫn còn nhớ mãi. Tiếng trống đánh chào mừng buổi lễ thậtđều. Tiếp theo là những tiết mục văn nghệ của các anh chị lớp lớn và các thầycô giáo. Thay mặt cho những học sinh trong trường, một bạn học sinh đứng lênphát biểu những cảm xúc của mình và lời hứa “Cố gắng học thật tốt để trởthành con ngoan – trò giỏi – cháu ngoan Bác Hồ”. Buổi lễ đã kết thúc trong tiếng vỗ tay không ngớt của học sinh. Chúng tôi được cô giáo dẫn vào lớp học và bắt đầu tiết học đầu tiên. Cô dạycho chúng tôi làm toán và học chữ “a, b, c” đầu tiên. Tôi được cô xếp ngồi cùng chỗ với bạn Nguyễn Uyển Nhi – bạn cũ của tôi và được cô cho làm tổ trưởng.Tôi cảm thấy vui sướng vô cùng.
Năm tháng đã qua đi, bây giờ tôi đã là học sinh lớp 6. Những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên tôi vẫn còn nhớ mãi. Tôi thầm cảm ơn cha mẹ, thầy cô đã dạy dỗ tôi lên người
kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em và bạn thân ngắn nhất
“Thời gian trôi qua nhanh. Chỉ còn lại những kỉ niệm…”. Thật vậy, bây giờ tôi đã trải qua hơn chục năm học nhưng mỗi lần lời bài hát ấy vang lên lòng tôi lại nâng nâng khó tả nhớ về những kỉ niệm của tôi và Lan năm chúng tôi học lớp 4.
Tôi và Lan là đôi bạn thân với nhau từ nhỏ vì nhà Lan gần nhà tôi. Có gì chúng tôi cũng chia ngọt sẻ bùi cho nhau như hai chị em gái vậy. Hằng ngày Lan thường sang gọi tôi đi học kể cả trời mưa lẫn trời nắng. Nhưng hôm nay trời mưa cũng như mọi khi thôi mà tôi ở nhà chờ mãi…chờ mãi đến gần bảy giờ mà vẫn không thấy Lan sang gọi mình đi học. Tôi liền nghĩ và nói thầm: “Hôm nay không đợi mình đi học thì hôm sau mình sẽ đi trước và không đợi bạn nữa đâu.” Nói xong tôi liền nhanh chóng chạy vội đến trường vì sợ vào lớp muộn. Trời mưa, nước tát vào mặt, đường bị trơn nên tôi bị vấp ngã bẩn hết quần áo. Đến lớp lại bị các bạn trong lớp trêu là con áo ộp nên tôi càng bực và giận bạn hơn. Nhìn xung quanh trong lớp cũng không thấy Lan tôi lại nghĩ bạn đang chơi với các bạn ngoài sân. Lúc này tôi càng giận hơn và dường như trong đầu tôi lúc này Lan không còn là bạn thân nữa.
Tùng…tùng…tùng ba tiếng trống vang lên báo hiệu giờ vào lớp, tất cả mọi người đã ngồi vào hết chỗ của mình chỉ còn chỗ Lan vắng. Một lúc sau cô bước vào lớp và nói: “ Hôm nay bạn Lan bị ốm nên xin phép cô nghỉ các em ạ.” Nghe cô nói lúc này tôi cảm thấy thương bạn và có lỗi với bạn vô cùng. Dường như giờ học hôm ấy tôi chẳng tiếp thu được gì. Cô bảo đọc thì đọc, cô bảo viết thì viết. Tôi chỉ mong sao tiết học hôm đấy trôi đi thật nhanh để còn chạy về thăm bạn. Nhưng không ngờ tiết học hôm đấy trôi đi lâu lắm chắc bởi vì tôi không chú ý nghe giảng. Thế rồi tiết học cũng kết thúc, tôi chạy nhanh về nhà bạn, rồi bước vào nhà thấy bạn đang nằm giường, người xanh xao, khuôn mặt bạn nhợt nhạt hẳn đi. Mới có một ngày mà trông bạn khác hẳn. Tôi đến bên bạn và nói: “ Cho mình xin lỗi bạn nhé”. Lan vừa nghẹn ngào vừa nói: “ Mình mới thật có lỗi với bạn. Mình đã không báo trước với bạn mình bị ốm nên không đi học được.” Thế rồi chúng tôi lại thương yêu và quý mến nhau như cũ. Và từ đó tình bạn của chúng tôi lại càng trở nên thắm thiết hơn.
Những kỉ niệm về tình bạn thật đúng là chân thành. Nó xuất phát từ trái tim đến với trái tim. Chính vì vậy mà trong thơ ca cũng có câu:
“Sống trong bể ngọc kim cương
Không bằng sống giữa tình thương bạn bè.”
em hãy viết một bài văn kể lại một kỉ niệm đáng nhớ vào thời thơ ấu của em
Tham khảo nhé:
Nhân dịp Tết tới gần, chung cư nhà em tổ chức hội làng. Buổi sáng, hội chợ - một phần của hội làng bắt đầu. Những gian hàng đầu tiên bày biện hàng hóa. Những hàng bán lì xì thì đỏ rực. Những phong lì xì đề mấy câu chúc Tết đỏ thắm, đỏ rực được bọc trong những cái túi đề giá. Từng chồng lì xì chất lên nhau. Nhưng màu đỏ của lì xì thì chưa đủ. Còn có cả những màu sắc tươi tắn, sặc sỡ của những quần áo mới. Trẻ con níu kéo cha mẹ tới tiệm quần áo, thích chí lay lay những bộ áo mới toanh treo trên giá. Rồi đám trẻ lại kéo cha mẹ tới tiệm đồ chơi. Những chiếc đồ chơi xinh xắn. Có những chú cún bông, lưng đeo một chiếc yếm đỏ đề nét chữ vàng, nhúc nha nhúc nhích không ngừng trên sạp hàng theo sự điều khiển của máy. Có những chú khủng long nhựa, miệng nhe ra để lộ hàm răng sắc, chân giơ ra, những chiếc móng sắc như dao trừng trừng. Những chú thỏ xinh xinh với đôi tai dài vểnh lên, chân ngắn, lông trắng muốt được buộc vào những hộp quà nhiều màu nhỏ xinh. Trước cổng khu chung cư, người ta dựng mô hình một mái lều, dưới mái là những chậu hoa đỏ sặc sỡ, trên xà mái có treo câu đối với những dòng chữ nắn nót. Xếp thành hai hàng quanh ngôi lều là những bức tranh do trẻ con vẽ trông rất đáng yêu và ngộ nghĩnh. Tôi cũng nằm trong số những em bé hôm đó, chạy tung tăng khắp sân chung cư, liếc qua liếc lại những gian hàng bày bán đủ thứ từ bánh kẹo tới lì xì, quần áo...
Buổi tối hội làng thật vui. Tiếng đàn, tiếng hát vang lên. Mọi người tụ tập tại sân chung cư, cùng nhau hòa vào tiếng hát. Đấy sẽ là một ngày đáng nhớ cho tôi và cho tất cả mọi người.
nhân dịp ngày nghỉ lễ mẹ em quyết định rủ em đi ra sài gòn chơi sau vài giờ bàn luận mẹ em sẽ đưa em đi sài gòn trước còn em trai em sẽ để năm sau.
Rồi ngày đó cũng đến tối ngày hôm đó em và mẹ liền ra sân bay sau tầm 2 tiếng chờ đợi và mất thêm 1 tiếng nữa đẻ đi máy bay cuối cùng em và mẹ cũng tới sài gòn sau khi làm thủ tục em và mẹ liền đi tới khách sạn sáng hôm sau em và mẹ xuống căn tin ăn sáng rồi cả hai đi sang nhà họ hàng chơi sau đó em và mẹ lại đến thăm nhà cũ rồi làm đủ thứ việc mà em cũng không nhớ dõ chỉ biết mẹ luôn mang theo một cái thùng sắt rất to đến khi em lớn em tò mò mở ra thì ra trong đó là rất nhiều tập file cuối cùng sau vài ngày ở sài gòn
em và mẹ liền đi máy bay về hà nội.
Ngày em và mẹ em trai em liền nhảy cẫng lên rồi cả nahf có một buổi tối vui vẻ cùng nhau.
Viết bàu văn tả một kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ của em
a. Mở bài.
Người bạn cùng xóm tên là Thành sống với nhau từ thuở nhỏ.Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.b. Thân bài.
Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Thành rất vui tính)Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như: trèo cây, câu cá, bắn chim.Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau: tập nhật kí của Thành và chiếc bút «Kim Tinh» của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.c. Kết bài.
Giờ đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Thành.>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ mãi
Kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi mẫu 1
Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và êm đềm nhất đối với mỗi chúng ta. Tuổi thơ ấy lưu giữ biết bao kỉ niệm, có những kỉ niệm vui, cũng có những kỉ niệm buồn, nhưng tất cả chúng đều giúp ta khôn lớn, trưởng thành hơn. Trong những kí ức đẹp đẽ ấy, lần tôi về quê đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc và một kỉ niệm khiến tôi không bao giờ quên.
Sau một năm học tập vất vả, bố mẹ cho tôi về quê chơi một tuần để thăm ông bà và họ hàng. Nghe được điều ấy tôi đã buồn chán biết nhường nào, tôi liên tưởng đến những ngày hè nhàm chán, nóng nực ở quê nhà mà lòng buồn rượi rượi. Nhưng bố mẹ đã quyết định nên tôi chẳng dám phản đối. Ngày bố mẹ đưa tôi ra xe để về quê lòng tôi buồn thắt lại. Chiếc xe chuyển bánh, hình ảnh thành phố tấp nập xa dần, quang cảnh bắt đầu chuyển sang những cánh đồng lúa xanh rì bát ngát, trải dài đến tận chân trời, nhà cửa cũng dần thưa thớt hơn. Quê tôi ở ngoại thành Hà Nội, đi chỉ trong vòng một giờ đồng hồ đã đến nơi. Đến điểm dừng xe, ông bà và các anh em đã chờ sẵn để đón tôi. Mọi người ai cũng hớn hở, vui mừng.
Ông bà đưa tôi về nhà, tôi rửa mặt mũi rồi đứa em tên Hòa kéo tôi sang nhà của em. Em dẫn tôi vào một góc bí mật và lôi ra không biết bao nhiêu là giấy màu, nan tre,… Cu cậu bảo biết tôi sẽ về nên để dành những thứ này chờ tôi đến làm sáo diều. Nói xong Hòa cười giòn tan, nụ cười trong trẻo làm tôi thấy thân thiết ngay với Hòa, dù trước đây tôi và em rất ít khi trò chuyện với nhau.
Chỉ một lát sau Hòa đã lôi hết dụng cụ ra giữa sân và em bắt đầu bày cho tôi cách làm diều. Những nan tre được vót sẵn, nhẵn thín, những tấm giấy màu xanh đỏ trông thật sặc sỡ,… Hòa vừa hướng dẫn tôi, vừa làm nhoay nhoáy cái diều của mình vậy mà chẳng mấy chốc diều của em đã hoàn thành. Một chiếc diều lớn với màu đỏ rực làm chủ đạo. Sau một hồi hì hụi, cuối cùng diều của tôi cũng hoàn thành, nó siêu vẹo và có vẻ hơi yếu. Nhưng tôi vẫn rất vui, vì đây là lần đầu tiên tôi tự làm được một món đồ chơi cho riêng mình. Làm xong con diều chúng tôi ra triền đê của làng thả, Hòa thả diều vô cùng điệu nghệ, chẳng mấy chốc diều đã bay lên cao vút, hòa trong tiếng gió là tiếng sáo diều vi vu, nghe thật dịu dàng, êm đềm, thiết tha. Cứ vậy cả buổi chiều chúng tôi chơi đùa với nhau. Hòa đã làm tôi thay đổi hẳn suy nghĩ của mình về kì nghỉ hè nhàm chán ở quê.
Những ngày sau đó, tôi còn được Hòa đưa đi khám phá rất nhiều điều thú vị khác: chăn trâu, bắt cá, bơi sông,… những niềm vui tuổi thơ mà tôi sẽ chẳng bao giờ có được nếu không có kì nghỉ hè này.
Kết thúc kì nghỉ, tôi lưu luyến chẳng muốn rời xa quê hương, rời xa ông bà và bé Hòa. Kì nghỉ này đã khiến cho tôi thêm yêu quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình. Những kỉ niệm này tôi sẽ mãi khắc ghi trong tim, nó cũng đồng thời là động lực để tôi phấn đấu học tập thật tốt để xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Bài văn mẫu kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi mẫu 2
"Thời thơ ấu", mỗi khi nhắc đến ba từ ấy, trái tim em lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm tuôn trào nhưng chỉ có những cách diều là em nhớ mãi. Ôi! "những cánh diều" thuở nào.
Nhớ những buổi trưa hè, lũ trẻ trong làng tụ tập lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nồm nâng cánh diều lên. Ôi! Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều của mình từ bay lên, đùa giỡn với cơn gió. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét tranh đua. Có đứa diều tốt, bay cao nhất, nó cứ nổ mãi. Rồi khi có một con diều nào đó vươn lên đứng nhất thì mặt nó tức lắm, có gắng đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều dỏm. Vừa lên trời đã chống mũi xuống đất. Có chiếc chạy hụt hơi mà chỉ quay tròn. À, mà nói vậy chứ không phải thứ hạng cánh diều chỉ dựa vào diều tốt hay dỏm mà một phần còn nhờ tài nghệ của dân thả diều. Trong lúc thả với tay điêu nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu nâng diều. Nào là khi diều rơi thì giựt giựt đôi tay, nào là khi thả diều thì phải cầm theo keo và một ít dây diều. Nếu thấy hôm ấy gió mạnh thì gắn thêm một đoạn dây vào dây diều, còn nếu gió nhẹ diều bay không nổi thì gở một ít dây ra cho nó nhẹ... Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà thi thoảng em cũng được biệt hiệu "vua thả diều". À, mà hình như em chưa nói cái chuyện này thì phải, chả là khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái biệt hiệu quý báu ấy.
Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi...
Kể lại một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi – Dàn ý
1. Phần Mở bài
– Tuổi thơ của mỗi người có bao kỉ niệm buồn vui.
– Với em cũng vậy, em có rất nhiều kĩ niệm vui, buồn.
– Trong những kĩ niệm đó, em nhớ nhất một kĩ niệm buồn xảy ra năm em chuẩn bị vào lớp Một.
2. Phần Thân hài
a). Giới thiệu sự việc
– Vào nhừng ngày hè, quê hương em rất vui và náo nhiệt.
– Tuối thơ chúng em vui chơi thỏa thích trong những chiều hè. Các anh lớn tuổi tập trung chơi bóng đá trên bãi cỏ. Một số anh chị lại chơi thả diều. Các chị chơi đá cầu hoặc kéo co. Tiếng cười đùa vang lên thật vui.
– Em theo các anh chị đi bắt chuồn chuồn, châu chấu về cho mấy con ngan, con vịt ăn. Rồi một sự việc bất ngờ đã xảy ra.
b). Diễn biến sự việc
– Em đang cố với tay bắt một con chuồn chuồn đậu trên cành cây bên cạnh bờ ao thì dưới chân em, đất bờ ao bỗng nhiên bị sụt lỡ. Em không kịp lùi lại nên rơi tùm xuống nước.
– Em không biết bơi. Hai tay em chới với. Một chút thôi mà em uống tới mấy ngụm nước.
– Em loáng thoáng nghe tiếng ai đó trên bờ kêu cứu.
– Khi em vùng vẫy sắp chìm xuống thì có ai đó nắm tóc em kéo lên.
– Thế rồi em chẳng còn hay biết gì nữa.
– Khi tỉnh dậy, em thấy mình đang nằm trong căn phòng với bốn bức tường sơn màu trắng. Xung quanh em là bác sĩ và cô y tá. Mẹ em đứng xa hơn một chút và nước mắt ngắn dài. Ba em đang đứng cạnh mẹ em.
– Suốt ngày hôm đó, mẹ luôn ở bên em. Lúc này, em mới cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho em.
3. Phần Kết bài
Sau khi về nhà, mẹ dặn em không nên chơi gần bờ sông, bờ ao vì chơi ở những nơi đó sẽ rất nguy hiểm.
– Em sẽ nghe lời dạy bảo của mẹ. Em tránh xa những nơi nguy hiểm.
– Đã nhiều năm rồi mà em vẫn không quên được kĩ niệm buồn thời thơ ấu của em.
Kể lại một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi – Bài làm 1
Mỗi chúng ta khi lớn lên, đều bỏ lại đằng sau mình một thời thơ ấu biết bao kỉ niệm buồn vui lẫn lộn. Tôi vẫn nhớ những lần ham chơi quên cả giờ về, hãy những lần mải đi chơi làm mất cả chìa khóa nhà. Nhưng kỉ niệm về người anh họ của em khiến em nhớ mãi không thể nào quên.
Trong những dịp nghỉ hè, tôi thường được bố mẹ cho về quê. Tôi rất thích về quê bởi ở đó tôi có một người anh họ. Anh hơn tôi một tuổi và rất quý tôi. Mỗi lần về quê, anh thường dắt tôi đi chơi khắp nơi. Anh đi đằng trước, tôi lũn cũn chạy theo sau. Nhưng khi tôi mỏi chân, anh thường cõng tôi trên lưng. chạy nhong nhong. Ngồi trên lưng anh tôi thích chí cười khanh khách. Quê tôi có bờ lau trắng xóa. Nhưng lúc đang chơi đuổi bắt, không thấy anh đâu, tôi khóc thét lên, anh từ đâu chạy đến, rắc lên đầu tôi những cánh hoa khiến tôi tròn mắt ngạc nhiên. Đặc biệt, tôi rất thích mỗi khi anh và bạn anh thi thả diều, nhìn cánh diều bay lên bầu trời cao lồng lộng, tôi không bao giờ chán. Anh chiều tôi là thế nhưng tính nhõng nhẽo của tôi đã gây nên một tai nạn. Hôm đó, anh dắt tôi đi đến nhà một người bạn. Trên đường đi, tôi bống nhìn thấy một cây roi quả sai vô cùng. Những quả roi chín thành từng chùm trông thật thích mắt. Tôi dừng lại và chỉ lên những chùm quả đang lấp ló trong tán lá. Tôi muốn ăn roi. Anh định trèo lên hái cho tôi. Anh đứng ngước mắt lên và lắc đầu: “Cây cao quá, anh không trèo được. Thôi, đi cùng anh ra chợ, anh sẽ mua cho em”. Tôi nhất quyết “Không, em thích ăn cả chùm cơ! Ở chợ không có roi giống thế này”. Dù anh thuyết phục thế nào, tôi cũng không chịu. Anh càng dỗ, tôi càng bướng và tôi đã ngồi bệt xuống đất, nước mắt bắt đầu chảy dài, tay chân đạp loạn xạ. Tôi biết, anh nhất định sẽ hái cho tôi khi thấy tôi khóc. Và quả thật, tôi đã thắng. Anh kéo tôi đứng dậy, lau nước mắt và nói: “Em nín đi, anh sẽ hai cho em chùm quả đó”. Anh dắt tôi đến cổng nhà bác có cây roi, gọi cửa và tôi thấy có một bác chạy ra, anh xin phép bác cho anh được hái một chùm roi. Bác đồng ý nhưng dặn anh tôi phải cẩn thận vì cành roi rất giòn. Anh trèo lên, trèo thật cao để hái được đùng chùm roi tôi thích. Nhưng khi đang hái thì anh trượt chân, ngã nhào từ trên cây xuống. Tôi thấy anh ngã thì chạy đến hỏi: “Anh có đau không?” anh gượng cười, nói: “Anh không sao đâu. Em cứ yên tâm”. Nhưng không phải thế, anh bị gãy chân…
Bố về quê, biết anh bị gãy chân vì tôi. Bố đã mắng tôi nhưng anh lại nói với bố: “Tất cả là tại cháu, chú đừng mắng em kẻo nó sợ”. Dù tôi có gây ra chuyện gì, anh cũng luôn che chở cho tôi. Anh là người anh tuyệt vời của tôi. Kỷ niệm đó mỗi khi nghĩ lại, tôi lại thấy cay cay nơi sống mũi.
Kể lại một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi – Bài làm 2
Trên Trái đất này, ai cũng có những kỉ niệm vui buồn. Một kỉ niệm có thể chỉ là điều rất bình thường đối với người này nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc với người khác. Kỉ niệm mà tôi nhớ mãi là một ngày hè năm tôi lên mười.
Lần đó, cả nhà tôi tổ chức đi nghỉ mát ở biển. Đem trước ngày khởi hành, tôi thấy hơi lo, thao thức không yêu vì tôi không biết bơi. Đến ngày hôm sau, tôi đem chuyện đó kể với ông. Ông bảo sẽ dạy tôi tập bơi. Tôi đã an tâm phần nào. Nhưng khi ra đến biển, tôi lại càng run. Nghĩ đến những cảnh chết đuối trong phim, tôi sợ hãi ôm chầm lấy mẹ.
Chiều hôm ấy, ông dắt tôi ra bờ biển. Khi chạm vào nước biển, tôi có cảm giác lạnh toát người. Ra đến chỗ nước cao tới bụng tôi, ông dừng lại. Ông bảo tôi nhắm mắt lại rồi hít thở thật sâu. Tôi làm như ông bảo nhưng vẫn sợ những con sóng tung bọt đập ồ ạt vào lưng và vào mặt. Ông bảo tôi hãy cảm nhận không khí của biên. Tôi sờ tay quờ vào mặt nước và có một cảm giác man mát, dễ chịu. Xung quanh tôi là những ngọn gió lồng lộng thổi. Tôi nghe đâu tiếng chim hải âu bay lượn, rồi tiếng sóng, tiếng trẻ con cười đùa, chạy nhảy trên cát. Cảm giác thanh bình bất chợt tràn về. Khi ở thành phố, tôi rất mệt mỏi với những tiếng còi xe và nhất là không khí khói bụi. Nhưng ở biển, tôi cảm thấy thoải mái. Tôi mở căng lồng ngực và hít một hơi thật sâu. Tôi cảm nhận được mùi mằn mặn phảng phất. Tôi thấy không còn sợ biển nữa. Ông tôi bảo: “Cháu phải làm quen với nước biển, sau đó tập nổi, rồi mới học bơi được”. Nghe lời ông, tôi nga mình trong nước. Khi tôi dả cảm thấy thích thú với những đợt sóng xô đẩy, ông lại bảo:”Cháu hít thở thật sâu, sau đó thì cháu sẽ nổi được”. Tôi ra chỗ sâu đến cổ nhưng chân vẫn chạm đến cát, rồi thả lỏng cơ thể và hít thở thật sâu. Bất chợt, chân tôi không còn chạm vào cát nữa. Tôi mở mắt ra và ngạc nhiên vì thấy mình đã nổi. Tôi thích thù ôm lấy ông. Ông bảo tôi tiếp tục tập luyện. Tôi lại hít thở thật sâu, thả lỏng, hít thở sau, thả lỏng … Dần dần, tôi chỉ nhắm mắt lại và thả lỏng chân là có thể bồng bềnh nổi trên mặt nước. Không thể tả được nỗi sung sướng của tôi lúc đó.
Ngày hôm sau, tôi ra tập bơi cùng ông với một chiếc phao to. Theo lời ông hướng dẫn, tôi để hai tay lên chiếc phao rồi đạp chân nhanh và liên tục. Tôi nhìn lên bầu trời. Những đám mây trắng và ông mặt trời như đang cúi xuống mỉm cười động viên tôi tập bơi. Tôi thích thú, càng lúc càng đạp mạnh. Hai chân tôi cứ thay nhau quẫy lung tung trong nước. Rồi ông bảo tôi vừa đạp chân, vừa gạt tay như gạt nước thì người sẽ tự được đẩy lên trong nước. Tôi liền quẫy cả tay lẫn chân, không theo một trật tự nào cả. Ông vẫn để tay vào bụng tôi, nâng tôi lên gần mặt nước, chỉ đủ cho cái mặt của tôi nổi lên. Khi tôi đã bắt đầu quen với việc quẫy cả tay lẫn chân, ông đặt tôi xuống và ra xa rồi bảo tôi bơi đến chỗ ông. Tôi hơi run nhưng cố gắng lấy hết can đảm quẫy liên tục tay chân. Bỗng tôi bị chìm xuống, nước xộc vào cả mũi, tai, miệng, trà vào mắt khiên tôi thấy khó chịu và rất hoảng sợ. Tuy nhiên, tôi cứ cố gắng quẫy và không để chạm chân xuống dưới nước. Tôi cứ quẫy liên tục cho đến khi tôi không còn nhìn thấy gì nữa …
Khi tỉnh dậy, tôi đang ở khách sạn, xung quanh là bố mẹ, ông bà. Hóa ra do nhịn thở lâu quá, tôi đã ngất lịm đi. Được một ngày, tôi khỏe hẳn, ông lại dẫn tôi ra biển. Biển hôm ấy lặng sóng. Tập một hồi lâu, tôi bắt đầu biết đạp chân một cách tuần tự. Và nhất là tôi đã cảm thấy tự tin và không sợ chìm. Lúc đầu, ông còn đỡ bụng tôi nhưng lúc sau, ông thả tay ra và tôi đã bơi được.
Sau chuyến đi kì diệu ấy, tôi đã học thêm kiểu bơi ếch và kiểm bơi bướm. Tôi thật sự biết ơn ông vì ông đã tặng tôi món quà kì diệu. Ông đã giúp một cô bé không biết bơi và sợ biển thành một cô bé bơi giỏi và sẵn sang ra biển bất kì lúc nào. Món quà ông tặng tôi chính là bài học:”Cách tốt nhất vượt qua nỗi sợ là trải qua chính nó”.
Câu chuyện về những ngày đầu làm quen với nước và bắt đầu biết bơi ấy qua đi đã thật lâu nhưng tôi vẫn không bao giờ quên. Đối với tôi, kỉ niệm đó thật đẹp vì nó gắn với người ông yêu quý của tôi. Và hơn thế nữa, đó là bài học ông đã dạy tôi về cách vượt qua khó khăn và trở ngại.
Kể lại một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi – Bài làm 3
Thời học sinh chắc hẳn bất cứ ai cũng có những kỉ niệm vui buồn những lần vấp ngã trong cuộc sống. Có những vấp ngã như thế ta mới thấy được những bài học mà mỗi khi sai lầm mỗi khi thất bại nó để lại cho chúng ta những bài học đắt giá như thế nào. Đối với riêng tôi tôi cũng có những khi sai lầm những khi trẻ con những khi không hiểu chuyện và gắn liền với đó là những kỉ niệm thật đẹp khiến tôi không thể nào quên. Trong số những kỉ niệm đó tôi không thể nào quên được một kỉ niệm đối với người bạn rất thân hiện giờ của tôi khiến tôi không thể nào quên được.
Người bạn mà tôi mới nhắc đến đó chính là Lan một người bạn mới chuyển đến trường tôi. Cô giáo sắp xếp cho Lan ngồi bàn kế trên tôi. Lan là một người khá thân thiện chẳng thế mà mới chuyển đến mà Lan đã bắt chuyện với tôi ngay. Chúng tôi đần tạo được mối quan hệ rất tốt với nhau. Chúng tôi cũng chưa phải là thân lắm nhưng dường như trong lớp Lan kết thân nhất với tôi. Tưởng chừng như tình bạn giữa chúng tôi sẽ ngày càng tiến triển thì không bao lâu đó một chuyện đã khiến tình bạn ấy của chúng tôi không còn được thân thiết nữa và chúng tôi không thèm nhìn mặt nhau. Chuyện đó cũng bắt nguồn từ một đứa không hiểu chuyện như tôi. Chuyện bắt đầu vào một lần kiểm tra mười lăm phút môn văn phần tiếng Việt. Tối hôm trước do tôi mải xem phim quá nên tôi không học bài cũ. Khi cô giáo nói cô sẽ kiểm tra nên tôi thấy rất run không biết nên làm sao. Tôi với lên hỏi xem Lan đã học bài chưa thì Lan trả lời là học rồi. Thế là tôi bớt run hơn tôi có thể nhờ vả vào Lan. Chúng tôi cũng được gọi là khá thân nên chắc Lan sẽ giúp tôi thôi. thế là tôi yên trí đợi Lan làm xong rồi sẽ giúp tôi thôi.
Nhưng trái với suy nghĩ của tôi là nó tuy đã làm xong nhưng vẫn không cho tôi chép. Tôi nghĩ chắc nó quên nên tôi nhắc nó nhưng nó vẫn không có thái độ gì. Cơn tức của tôi khi ấy lên đến đỉnh điểm tôi tức nó và tức cả mình sao lại kết bạn với một đứa không giúp đỡ bạn bè khi bạn gặp khó khăn như. Tôi tức lắm tự nhủ với mình không thèm nói chuyện với nó nữa. Thế là tôi không thèm nói chuyện với nó cho đến một ngày tôi bị ngã gãy chân không thể đi học được. Biết chuyện nó đến nhà tôi nới nguyện làm xe ôm cho tôi. Tôi vẫn chưa nguôi giận bảo nó lúc cần giúp thì không giúp giớ thì đến làm gì. Nó bảo việc gì tốt cho cậu tớ sẽ làm. Nghe đến đây tôi cảm thấy ngại ngùng không dám nói gì. Thế rồi nó bắt chuyện với tôi như hồi chúng tôi mới quen nhau vậy. Dặn mình không được nói chuyện với nó nhưng rồi không biết tại sao tôi tiếp lời nó một cách vô thứ. Một tuần tôi bị gãy chân cũng là một tuồn nó chở tôi di học và đối với tôi đó la những ngày tháng tôi không bao giờ quên được. Rồi cứ thế dần dần chúng tôi lại nói chuyện bình thường như trước đây. Chúng tôi quên những chuyện cũ không nhắc tới nó nữa. Tôi cũng thầm thấy vui vì mình bị đau chân vì nếu không có chuyện đó thì tôi cũng sẽ không thèm nghe tất cả mọi điều nó nói và đương nhiên chúng tôi cũng sẽ không thể có được một tình cảm thân thiết như bây giờ. Biết tôi bị đau chân nên khó tiếp thu việc học nhanh được cộng thêm việc những buổi đi viện khám lại tôi không lên lớp được nên mỗi buổi chiều nó thường đến nhà tôi để giúp tôi việc học nên chúng tôi càng thân nhau hơn. Càng nghĩ tôi càng cảm thấy mình thật là trẻ con so với nó. Kỉ niệm đó để lại cho cả hai chúng tôi những bài học rất khó quên. Chúng tôi tự hứa với nhau dù sau này có xảy ra chuyện gì đi nữa thì chúng tôi sẽ không bao giờ tránh mặt nhau mà sẽ đối diện để giải quyết mâu thuẫn giữa chúng tôi.
Khi vui có nó khi buồn có nó,cuộc sống của tôi màu sắc vui vẻ hơn rất nhiều từ khi có nó. Tôi sẽ trân trọng tình bạn này,trân trọng những giây phút chúng tôi được ở bên nhau và tôi nghĩ cả đời này tôi sẽ không thể nào quên được nó quên được tình cảm trong sáng giữa chúng tôi.
Kể lại một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi – Bài làm 4
Để chữa chứng nhút nhát và yếu đuối của tớ, mẹ gửi tớ vào mẫu giáo. Buổi sáng, mẹ chuẩn bị một balô đầy nhóc táo, choco – Pie, nước cam kèm mấy món đồ chơi ưa thích, tớ mới chịu đến trường. Cái lớp lá chỉ mình tớ là con gái, mít ướt sụt sùi. Tớ chui vào ngôi nhà đồ chơi bằng nhựa nắp đỏ, định ngồi im trong đó suốt buổi. Nhưng bỗng nghe một giọng hung thần: “Mày trốn chỗ này hả? Mày không được làm vậy nữa. Nhớ chưa?” Tớ sợ hãi gật đầu. Suốt buổi ra chơi, tớ phải lẽo đẽo đẩy xe ôtô, xoay đu quay cho “hung thần”. Nó tên là Huy, rất to khỏe, nếu ngồi đầu kia bập bênh, tớ phải hết sức chật vật để không bị Huy hất tung lên cao. Chơi cầu trượt, tớ nép qua một bên, nhưng nó tóm chặt tay tớ, cùng trượt băng băng lao xuống hố cát. Lần nào, sau giờ chơi, tay chân tớ cũng xây xước hoặc có vết bầm tím. Ăn cơm trưa hay bữa chiều, Huy luôn nghĩ ra một trò chơi đáng sợ để dọa dẫm, khiến tớ không dám bỏ mứa.
Thỉnh thoảng, tớ bị ốm, phải nghỉ học. Bữa sau, vừa lò dò vào lớp, Huy đã nhảy ra đón, hất cằm hỏi: “Mày trốn tao hả?”. Tớ lí nhí: “Đâu có. Thảo bị bệnh thiệt mà…”. Huy ngờ vực: “Thiệt sao? Nè, mày không được để tao chơi một mình. Mày phải đi học, nhớ đó!”.
Giờ ngủ trưa, tớ được cô giáo xếp cho nằm riêng, ngay sát chiếc quạt điện to. Một hôm, tới phiên trực của Huy. Nó đi qua đi lại, xem ai không chịu ngủ. Tớ nằm im, không nhúc nhích được vì đột nhiên bị cảm sốt. Càng lúc, người tớ càng nóng ran lên. Mà cái quạt điện vẫn chạy vù vù. Hung thần lại gần chỗ tớ. Nó khịt mũi: “Mày chưa ngủ đúng không?” “Tao ngủ rồi… ” – Tớ vội nói khẽ. “Ngủ mà nói được hả?”. Hung thần đụng nhẹ vào tay tớ, bỗng giật nảy, rụt tay lại. Rồi nó đững giữa phòng, la lớn: “Cô ơi, nhỏ Thảo bị làm sao nè!”. Cả lớp ngồi nhỏm dậy, nháo nhác. Tớ được đi cấp cứu.
Khỏi bệnh, tớ bị mẹ mắng cho một trận vì tôi bị sốt mà chết nhát, không biết đường kêu cứu với cô giáo. Mẹ cũng bảo nếu bữa đó, không được phát hiện sớm, có lẽ tớ đã chết queo vì gió quạt rồi.
Cái balô đựng đồ ăn của tớ nhét nhiều thứ hơn. Mẹ kêu đem vô mời Huy ăn cùng, vì bạn ý đã cứu mạng tớ. Hung thần ăn sạch bánh kẹo, nhưng vẫn bắt nạt tớ như thường. Một bữa, ăn nhiều đồ ngọt quá, tớ bị đau bụng. Cô giáo đi họp. Một mình, tớ băng qua vườn, chạy vào nhà vệ sinh, nhón chân đóng sập cửa. Thế nhưng, khi xoay nấm đấm để ra, thì cánh cửa không nhúc nhích. Tớ khóc ri rỉ. Đột nhiên, có tiếng gọi bên ngoài. Huy bày tớ cách bấm nút rồi xoay tay nắm. Khi tớ thoát được ra, hung thần “quạt” tớ cái tội lẻn vào nhà vệ sinh người lớn, báo hại nó tìm phát mệt.
Ngày lớp mẫu giáo chia tay để vào lớp một, Huy bỗng nói: “Thảo nè, trong lớp, tao quý mày nhất đó!”. “Quý mà sao ăn hiếp tao, làm tao khóc hoài vậy?”. Hung thần buồn buồn: “Tao cũng không biết nữa… ”
Sau này, đôi khi tớ rất nhớ Huy, người bạn ấu thơ đã dắt tớ ra khỏi nơi ẩn náu đơn độc trong ngôi nhà nắp đỏ. Phía sau cách cư sử tưởng như là thô lỗ, thường có một trái tim nhân hậu, đầy ắp quan tâm. Quan trọng là ta có nhìn ra được trái tim bị cất giấu ấy hay không mà thôi.
Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và êm đềm nhất đối với mỗi chúng ta. Tuổi thơ ấy lưu giữ biết bao kỉ niệm, có những kỉ niệm vui, cũng có những kỉ niệm buồn, nhưng tất cả chúng đều giúp ta khôn lớn, trưởng thành hơn. Trong những kí ức đẹp đẽ ấy, lần tôi về quê đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc và một kỉ niệm khiến tôi không bao giờ quên.
Sau một năm học tập vất vả, bố mẹ cho tôi về quê chơi một tuần để thăm ông bà và họ hàng. Nghe được điều ấy tôi đã buồn chán biết nhường nào, tôi liên tưởng đến những ngày hè nhàm chán, nóng nực ở quê nhà mà lòng buồn rượi rượi. Nhưng bố mẹ đã quyết định nên tôi chẳng dám phản đối. Ngày bố mẹ đưa tôi ra xe để về quê lòng tôi buồn thắt lại. Chiếc xe chuyển bánh, hình ảnh thành phố tấp nập xa dần, quang cảnh bắt đầu chuyển sang những cánh đồng lúa xanh rì bát ngát, trải dài đến tận chân trời, nhà cửa cũng dần thưa thớt hơn. Quê tôi ở ngoại thành Hà Nội, đi chỉ trong vòng một giờ đồng hồ đã đến nơi. Đến điểm dừng xe, ông bà và các anh em đã chờ sẵn để đón tôi. Mọi người ai cũng hớn hở, vui mừng.
Ông bà đưa tôi về nhà, tôi rửa mặt mũi rồi đứa em tên Hòa kéo tôi sang nhà của em. Em dẫn tôi vào một góc bí mật và lôi ra không biết bao nhiêu là giấy màu, nan tre,… Cu cậu bảo biết tôi sẽ về nên để dành những thứ này chờ tôi đến làm sáo diều. Nói xong Hòa cười giòn tan, nụ cười trong trẻo làm tôi thấy thân thiết ngay với Hòa, dù trước đây tôi và em rất ít khi trò chuyện với nhau.
Chỉ một lát sau Hòa đã lôi hết dụng cụ ra giữa sân và em bắt đầu bày cho tôi cách làm diều. Những nan tre được vót sẵn, nhẵn thín, những tấm giấy màu xanh đỏ trông thật sặc sỡ,… Hòa vừa hướng dẫn tôi, vừa làm nhoay nhoáy cái diều của mình vậy mà chẳng mấy chốc diều của em đã hoàn thành. Một chiếc diều lớn với màu đỏ rực làm chủ đạo. Sau một hồi hì hụi, cuối cùng diều của tôi cũng hoàn thành, nó siêu vẹo và có vẻ hơi yếu. Nhưng tôi vẫn rất vui, vì đây là lần đầu tiên tôi tự làm được một món đồ chơi cho riêng mình. Làm xong con diều chúng tôi ra triền đê của làng thả, Hòa thả diều vô cùng điệu nghệ, chẳng mấy chốc diều đã bay lên cao vút, hòa trong tiếng gió là tiếng sáo diều vi vu, nghe thật dịu dàng, êm đềm, thiết tha. Cứ vậy cả buổi chiều chúng tôi chơi đùa với nhau. Hòa đã làm tôi thay đổi hẳn suy nghĩ của mình về kì nghỉ hè nhàm chán ở quê.
Những ngày sau đó, tôi còn được Hòa đưa đi khám phá rất nhiều điều thú vị khác: chăn trâu, bắt cá, bơi sông,… những niềm vui tuổi thơ mà tôi sẽ chẳng bao giờ có được nếu không có kì nghỉ hè này.
Kết thúc kì nghỉ, tôi lưu luyến chẳng muốn rời xa quê hương, rời xa ông bà và bé Hòa. Kì nghỉ này đã khiến cho tôi thêm yêu quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình. Những kỉ niệm này tôi sẽ mãi khắc ghi trong tim, nó cũng đồng thời là động lực để tôi phấn đấu học tập thật tốt để xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em với người bạn thân.
Em và bạn ấy xa nhau rồi...
Mỗi khi hè đến, ve kêu trên những tán phượng hồng thắm và cái nóng oi bức trải dài gay gắt trên con đường nhỏ, lòng tôi lại thấy nao nao, nhớ người bạn cũ ba năm trước. Tôi đã quen và thân với Nhài trong một mùa hè như thế.
Hè đó tôi được mẹ đưa về quê thăm bà ngoại. Thăm bà thì rất thích, nhưng tôi vẫn buồn vì chẳng ai đánh bạn với tôi. Trẻ con làng hình như lạnh lùng với trẻ con thành phố vậy. Vừa đặt chân về làng tôi đã bắt gặp cái cây chuối già đầu làng xù xì, im lìm như cau có với đứa con gái thành phố khó ưa. Có lẽ trông tôi khó ưa thật. Mặt ỉu xìu, chân lê bước khó nhọc. Tôi bị say xe, lại phải đi bộ từ bến xe về làng, có đến bốn cây số chứ ít gì!
Làng vào trưa thật yên tĩnh, chỉ trừ mấy con chim chích hay se sẻ gì đó thì cứ nhảy nhót, lích chích luôn mồm, cứ thấy xe bò chở lúa, chở rơm là lại sà xuống đường nhặt hạt thóc rơi vãi. Mấy ngày sau đó tôi chỉ nằm trong nhà, hoặc mắc võng nằm chơi trong vườn. Có lẽ tôi sẽ qua một mùa hè được bà yêu chiều, nhưng buồn vì không có bạn, nếu như không có một hôm xảy ra một sự kiện đáng nhớ.
Tôi đang nằm ăn khế ngọt ngoài vườn và thưởng thức tiếng chim, thì có một cô bé trạc tuổi tôi cùng một thằng nhóc bé hơn đến nhà bà tôi và gọi í ới:
— Bà Liễu có nhà không ạ? Bà ơi! Cháu là Nhài và Hòa đây ạ.
Bà tôi đáp, rồi họ nói gì tôi chẳng nghe rõ. Được một lúc bà gọi tôi:
— Cún ơi! Cháu lấy cái rổ con cho chị em nó mượn này.
Tôi vừa cau có vì bị làm phiền vừa hơi bực trước bọn nó mà bị gọi là “Cún” vừa đứng dậy đi vào bếp lấy rổ. Tôi ra đã thấy chúng đứng đó rồi. Tôi hơi sẩng: “RỔ đây”. Thằng Hòa có vóc người nhỏ bé núp sau lưng chị. Còn Nhài có dáng người tầm thước, da bánh mật, thân hình chắc nịch nhưng vừa vặn, mái tóc nâu đỏ vì cháy nắng, nhưng dài và cặp gọn sau gáy. Nhài trông khỏe mạnh hơn tôi nhiều. Nó đỡ lấy cái rổ rồi dắt em ra cổng. Nghe bà hỏi sao không ở lại chơi, nó cười và nghĩ thế nào, nó quay lại. Tôi nghĩ: “Cũng khá bạo dạn và tự nhiên đấy”. Nhài chạy lại chỗ tôi, cầm tay tôi khẽ lắc:
— Chị Liên ơi! Em là Nhài. Chị đi chơi với em đi. Rồi chị kể chuyện thành phố cho chúng em nghe nhé, em thèm được lên thành phố lắm.
Nó nói một lèo khiến tôi hơi bối rối. Tôi bảo nó mình bằng tuổi nhau thì cứ gọi là bạn và nó tươi cười đồng ý, để lộ ra hàm răng trắng, có một chiếc khểnh rất xinh. Chúng tôi đã quen nhau như vậy.
Chiều hôm đó, tôi mới thấy hết vẻ đẹp của quê mình – qua lời giới thiệu và qua mắt nhìn của Nhài. Nhài dẫn tôi đi xem cánh đồng, con mương… Vào hè lúa chẳng còn xanh, nắng chói chiếu xuống, cùng gió lùa, lúa nghiêng mình như sóng và vàng óng như mật ong… Tất cả giản dị thôi, nhưng có được những thành quả đó là bao công sức của dân làng khai phá và bảo vệ. Nghe nói trong đó người đầu tiên đổ mồ hôi, công sức là cụ tổ dòng họ nhà Nhài. Cũng nghe Nhài kể có cả xương máu của dân làng thời chống đế quốc Pháp và Mĩ, trong đó có liệt sĩ Hoàng Văn Long là ông nội của Nhài. Giọng Nhài vừa đằm thắm vừa xiết bao tự hào. Đến đình làng, nơi được công nhận là di tích lịch sử chống Pháp, Nhài dẫn tôi đến một cây gạo lâu đời lắm rồi, nghe nói thiêng lắm, ai cầu gì cũng toại nguyện. Tôi không tin lắm nhưng cũng đến trước cây gạo cầu cho mình học giỏi. Còn Nhài lại cầu cho hai đứa tôi, sẽ luôn được chơi với nhau vào mỗi mùa hè sau. Nhìn vẻ mặt chân tình, nghe lời cầu đó của Nhài tôi rưng rưng lệ.
Rồi hai đứa đi hái hoa sen, trên hồ sen rộng. Ngồi trên thuyền len lách giữa các cây sen, thả hồn theo những cánh sen hồng thơm ngát, tôi thấy lòng mình thanh thản lạ kì. Lần đầu tiên trong đời tôi được tận tay hái những bông sen đẹp như cổ tích mà trước đây tôi chỉ được nhìn, chỉ biết trong những trang sách, trên màn hình ti vi. Nhài còn dẫn tôi đi mò cua, câu cá. Cũng lội bì bõm, nhưng tôi chỉ là người xách giỏ. Thế mà cuối buổi tôi cũng được chia phần, nào cua, nào cá rô. Bữa ấy bà cháu có canh cua và cá rô ròn rán. Tôi ăn ngon miệng hơn bất cứ bữa tiệc nào trên thành phố! Nhài và tinh bạn của Nhài làm cho những ngày hè của tôi hấp dẫn biết bao, bạn làm tôi cảm nhận được hết vẻ đẹp của đồng quê. Nhịp sống ồn ào, hối hả trên thành phố làm con người mệt mỏi. về quê, khi đã thực sự hòa nhập với hương đồng gió nội, với những con người như những bông sen, người ta mới thấy thế nào là cuộc sống đẹp. Cảm ơn Nhài!
Một buổi chiều, những vạt nắng vàng dần nhạt, tôi giúp Nhài bó rạ, rồi cầm nón cho Nhài gánh rạ về, nghe Nhài kể về gia đình mình. Mẹ Nhài mất sớm, Nhài sống với người cha cùng đứa em nhỏ. Người cha ốm yếu, bệnh tật mà vẫn phải quanh năm đồng áng vất vả lắm ba cha con mới không bị đứt bữa. Nhài vừa đi học vừa chăm sóc em, cơm nước, lại trồng rau, nuôi lợn, gà phụ thêm chi phí cuộc sống với cha. Thiếu tình thương của mẹ nhưng Nhài vẫn cố vươn lên học giỏi và chăm ngoan. Nhài cứ luôn chân, luôn tay. Cho nên, nói là đi chơi, thực ra tôi theo Nhài đi làm những việc Nhài làm thường ngày. Gánh nặng gia đình làm Nhài nhẫn nại ghé đôi vai bé nhỏ gánh cùng cha. Nhài như một thiên thần bé nhỏ đáng kính phục mà tôi đọc trong cổ tích.
Một hôm, biết ngày mai là phiên chợ huyện, hôm nay thể nào Nhài cũng đi hái hoa sen để mai đem bán, tôi sang nhà Nhài để được cùng Nhài ra đầm sen. Từ ngoài tôi đã nghe tiếng Nhài khóc. Bố Nhài đang nghiến răng quật vào lưng Nhài bằng chiếc roi cày. Tôi vừa khóc vừa chạy về nhà kéo bà tôi sang can ngăn, Nhài mới thoát đòn. Hỏi bà, tôi mới biết: Bố Nhài vì nghèo khổ, túng thiếu lại bệnh tật nên dễ phật ý. Có khi Hòa, em Nhài, chẳng có lỗi gì, buồn bực đâu đó ông cũng quát mắng, đánh hai con. Nhài thương em chịu đòn thay tất, nhưng Nhài vẫn thương bố không bao giờ bị đòn oan mà giận bố vì bạn hiểu bố khổ quá nên trái tính. Nhài kể có lần đánh con rồi, đêm các con ngủ yên bố ngồi hút thuốc lào và thầm lặng khóc. Càng hiểu hoàn cảnh của Nhài, tôi càng cảm phục và yêu thương người bạn nghèo mà giàu nghị lực. Nghe Nhài kể chuyện và nhìn Nhài cười không thể biết được Nhài khổ đến vậy.
Một tuần sau tôi không gặp Nhài vì cùng bà đi thăm dì Thu lấy chồng ở làng bên. Hôm tôi về Nhài có ý trông đợi, thoáng thấy tôi bạn liền chạy đến, khóc nức nở và đưa tặng tôi một chậu cây nhỏ. Chị em Nhài phải theo cha đi vào Tây Nguyên. Cha Nhài sẽ làm ở trang trại cà phê của chú Nhài, mong kinh tế gia đình có thể khá lên được. Nhà cửa, rộng vườn cha đã bán xong cả rồi.
Nhài đi được một vài hôm thì tôi cũng về thành phố, hè đã gần hết, tôi phải về chuẩn bi vào năm học mới. Cây hoa nhài bạn cho tôi chăm đã lớn, mùa nào cũng nở hoa, những bông hoa trắng muốt, trong trắng và bình dị như người bạn của tôi. Tôi học bà ướp trà nhài để lúc nào uống trà cũng nhớ đến Nhài.
Tôi có nhiều bạn thân nhưng chẳng có ai như Nhài. Trước khi quen Nhài làm việc gì khó tôi cũng hay nản lòng. Nhài cho tôi thấy phải biến nước mắt thành nụ cười. Tình bạn của chúng tôi như hương nhài thầm lặng và thơm lâu.