Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phí Nhật Vy
Xem chi tiết
TalaTeleĐiĐâuĐấy?
30 tháng 11 2023 lúc 21:08

In your hands á

Năm ngoái mik hát bài này, dễ thuộc lắm

Trịnh Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Haitani
Xem chi tiết
Đỗ Gia Huy
7 tháng 10 2021 lúc 7:27

Điểm chung về nghệ thuật của 3 bài ca dao:

* Điểm chung về nội dung:

- Phản ánh các số phận nhỏ bé, bất hạnh, và cuộc đời lận đận, vất vả

- Thể hiện sự đồng cảm sâu sắc, với những số phận con người bị vùi dập trong xã hội xưa

- Lên án tố cáo, đả kích chế độ phong kiến và giai cấp thống trị

* Đặc điểm nghệ thuật

- Thể thơ: đều sử dụng thể thơ lục bát =>Tạo ra những nhịp điệu và vẫn điệu

- Mượn hình ảnh, biểu tượng và các biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ để nói về thân phận mình

Cho mình nha

Huyền Thanh
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn Khánh Đan
30 tháng 9 2019 lúc 16:13

 Bên cạnh những câu ca dao trữ tình đằm thắm ca ngợi tình cảm gia đình, bè bạn còn có vô số những câu ca dao ca ngợi quê hương đất nước. Cánh cò bay lả bay la, nương dâu xanh ngắt một màu, Đồng Tháp mười cò bay thẳng cánh... Tất cả đã đem lại cho mọi người những giai điệu ngọt ngào về tình thương nỗi nhớ.

Bài ca dao như được cất lên từ chính cánh đồng lúa bát ngát mênh mông trong lời tự tình của cô thôn nữ đẹp xinh phơi phới sức xuân như chẽn lúa đòng đòng ngọt ngào hương quê:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,

mênh mông bát ngát

Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng

bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Thông thường ca dao làm theo thể thơ lục bát, nhịp thơ này gợi âm hưởng nhẹ nhàng êm đềm dễ đi vào lòng người. Tuy nhiên bài ca dao trên là sự biến thể mở rộng câu thơ thành 12, 13 từ rất độc đáo.


Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là cô thôn nữ phơi phới như lúa chiêm đương thời con gái. Đứng trước khung cánh đồng quê bát ngát mênh mông lòng không khỏi dâng trào cảm hứng, say sưa trước cánh đồng thân thuộc quê mình.

Cô thôn nữ đứng bên này ngó sang bên kia, rồi lại phóng tầm mắt từ phía bên kia sang bên này, dù quan sát ở vị trí nào, góc độ nào cũng thấy bát ngát mênh mông của cánh đồng quê hương. Hai từ bên ni, bên tê là ngôn ngữ địa phương (bên này, bên kia) được đưa vào bài ca dao gợi chất mộc mạc bình dị của một tình quê hồn hậu. Ngoài ra thủ pháp đảo ngữ được sử dụng thành công mênh mông bát ngát rồi lại bát ngát mênh mông gợi khung cảnh cánh đồng quê rộng lớn xanh ngắt một màu. Xanh mơn mởn của lúa chiêm đương độ làm đòng. Với cô thôn nữ đây không phải là lần đầu tiên cô nhìn ngắm cánh đồng từ các góc độ. Mà với cô, cánh đồng đã trở nên quá đỗi thân quen. Nó như một phần của linh hồn, máu thịt, nơi đây đã nuôi sống cô bằng hạt gạo thơm từng tháng từng ngày.

Bài ca dao trên tuy chỉ có bốn câu nhưng nó cũng đủ để vẽ lên hình ảnh quê hương, tươi sáng, con người tin yêu vào cuộc sống, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Đặc biệt hình ảnh thôn nữ đã làm cho bức tranh quê thêm náo nức, vẻ đẹp của cô cũng chính là vẻ đẹp của cánh đồng quê hương yêu dấu.

Đọc bài ca dao ta thấy như tâm hồn thêm gắn bó, thêm yêu cuộc sống, quê hương. Ta hãy biết trân trọng gìn giữ những truyền thống quê hương đồng thời phải biết ơn những người nông dân Việt Nam dầm mưa dãi nắng đem đến cho ta bát cơm ngày mùa dẻo hạt.


Mình mới làm tuần trước :)))))

Heo Mập
30 tháng 9 2019 lúc 16:20

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Đây là câu ca dao vô cùng quen thuộc đối với mỗi người. Câu ca đơn giản và vô cùng dễ hiểu nhưng nội dung lại rất sâu sắc và thấm thía. Bài ca dao nói đến công ơn to lớn của cha mẹ và giáo dục đạo lí làm con. Nhân dân ta đã ví công lao của cha mẹ với những hình ảnh hùng vĩ, to lớn. Công cha sừng sững như Thái Sơn – ngọn núi lớn. Hình ảnh so sánh mạnh mẽ và hùng vĩ, vững chãi. Tục ngữ đã có câu: “Con không cha như nhà không nóc”. Người cha là chỗ dựa vững chắc cho những đứa con. Hình ảnh so sánh mang đầy ý nghĩa. Ngọn núi Thái Sơn biểu tượng cho sự vững chãi của người cha. Và càng thú vị hơn khi tìm hiểu ý nghĩa của cặp “Công cha – nghĩa mẹ”. Cha có công nuôi dưỡng giáo dục, mẹ là người mang nặng đẻ đau và sinh thành ra ta. Công cha lớn bao nhiêu thì nghĩa mẹ vô tận bấy nhiêu. Bên cạnh người cha vững chãi như Thái Sơn là mẹ hiền với bao yêu thương. “Nước trong nguồn” vừa trong lành, mát rượi vừa không bao giờ vơi cạn. Hai hình ảnh tạo nên những biểu tượng nghệ thuật đầy ý nghĩa. So sánh giản dị, đời thường mà sao sâu sắc đến vậy. Hai hình ảnh so sánh vừa có ý nghĩa biểu tượng, vừa thể hiện được tính chất của “công cha – nghĩa mẹ”. Cha là núi Thái Sơn bởi chja là người che chở, là chỗ dựa và cũng là đỉnh cao để con hướng tới. Còn mẹ luôn dịu dàng, chăm sóc, yêu thương. Tình thương của mẹ là dòng sữa ngọt lành nuôi ta lớn lên, là lời ru ngọt ngào đưa ta vào những giấc ngủ êm đềm, là những bữa cơm ngon, làn gió mát. Tình thương của cha mẹ dành cho con là vô bờ, chỉ có thể so sánh với những gì vĩ đại nhất của thế giới này. Cha nẹ cho ta cuộc sống, dạy ta cách sống và là chốn bình yên nhất để ta hướng đến mỗi khi nỗi nhọc nhằn của cuộc sống đè nặng lên vai. Mái nhà thân yêu, nơi có mẹ có cha ta chính là bến đỗ bình yên và an toàn trong cuộc đời mỗi con người. Nhà thơ Nga Êxênin đã từng viết về mẹ như thế:
Chỉ mẹ là niềm vui ánh sáng diệu kì
Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước
Vì thế mỗi chúng ta phải biết thương yêu, quý trọng cha mẹ, dù còn nhỏ hay đã trưởng thành đều phải biết nghe lời cha mẹ, phải sống cho trọn đạo hiếu. Cha ông đã từng nói:
Cá không ăn muối cá ươn
Con cưỡng cha mẹ, trăm đường con hư
Bài ca dao đã nhắc nhở bổn phận làm con của mỗi người. Mỗi chúng ta đều cảm nhận được tình yêu thương mà cha mẹ đã dành cho mình, chúng ta tự biết mình phải sống, phải lao động và học tập như thế nào để không phụ công nuôi dưỡng, thương yêu của mẹ cha. Làm một người tốt, đó là sự trả ơn, là đạo hiếu lớn nhất mà mỗi người con có thể đền đáp cho những nỗi nhọc nhằn của cha mẹ.

Nguyễn Huỳnh Công Tiến
Xem chi tiết
❤️ buồn ❤️
18 tháng 10 2018 lúc 17:12

1. Mãi không quên

Phượng hồng còn rơi thắm tươi sân trường,
Gợi lại cho ta nhớ thương ngày xưa,
Kỹ niệm đã quên phút giây xa trường,
Nghẹn ngào mặn môi nói không nên lời,

Thầy cô dạy cho biết bao nhiêu điều,
Hành trang để ta bước trên đường xa,
Từng năm mỗi mùa cuối đông tháng 11.
Chạnh lòng ta luôn nhớ tới trường xưa,
Bạn bè và thầy cô.

...

2. Mong ước kỷ niệm xưa  

Thời gian trôi qua mau chỉ còn lại những kỷ niệm 
Kỷ niệm thân yêu ơi sẽ còn nhớ mãi tiếng thầy cô 
Bạn bè mến thương ơi sẽ còn nhớ những lúc giận hờn 
Để rồi mai chia xa lòng chợt dâng niềm thiết tha 
nhớ bạn bè, nhớ mái trường xưa 

Đặt bàn tay lên môi, giữ chặt tiếng nấc nghẹn ngào 
Thời gian sao đi mau xin hãy ngừng trôi 
Dù vẫn mãi luyến tiếc khi đã xa rồi 
Bạn bè ơi, vang đâu đây, còn giọng nói tiếng cười 
Những nỗi nhớ niềm thương gửi cho ai .....! 

...

3. Mái trường mến yêu 

Ôi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu
Có loài chim đang hót âm thầm tựa như nói
Vì hạnh phúc tuổi thơ và cho đời thêm sức sống
Thầy dìu dắt chúng em với tấm lòng thiết tha.
...

Bài hát này gắn với tôi ngày học lớp 6, tuy hát không hay nhưng hôm 20/11 đã dũng cảm xung phong lên trước lớp hát tặng cô giáo dạy văn của mình. Tôi mang tình yêu văn chương đến bây giờ cũng là nhờ cô giáo tôi, từng bài thơ, từng bài văn cô giáo truyền đạt cho chúng tôi với nỗi niềm thiết tha mong chúng tôi thêm yêu cuộc sống và học hành giỏi giang.

4. Trường xưa dấu yêu 

Trường xưa yêu dấu biết bao kỷ niệm thân thương, 

Bạn xưa cách xa biết đến khi nào gặp lại 
Tìm ai trong bóng nắng tiếng cô thầy thân thương, 
Người như đang héo hắt hao gầy vì phấn sương 
Mùa hè năm ấy đến trong một chiều mưa, 
Giờ chia cách xa, những cánh phượng rơi đầy 
Giờ đây mơ ước những giấc mơ thần tiên 
Cùng em đến trường, những giấc mơ hiền hòa 

....

5. Bụi phấn  

Khi thầy viết bảng

Bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào
Rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào
Vương trên tóc thầy
ĐK:
Em yêu phút giây này
Thầy em tóc như bạc thêm
Bạc thêm vì bụi phấn
Để cho em bài học hay
Mai sau lớn nên người
Làm sao có thể nào quên
Ngày xưa thầy dạy dỗ
Khi em tuổi còn thơ

Bài hát này ngày xưa tôi đã nghe rất nhiều và thôi không khỏi xao xuyến bởi hình ảnh bụi phấn vương trên tóc thầy. Thầy tôi tóc đã bạc nhưng vẫn say sưa giảng dạy, vẫn luôn nở nụ cười. Nghe ca khúc này tôi tự hứa với mình là phải cố gắng học hành chăm để tóc thầy bạc không uổng phí.

Những mẫu tin nhắn hình đẹp và lời chúc ý nghĩa ngày 20-11

Tin nhắn, lời chúc 20/11 số 1:

。、★、•、、、
、、 ☆ 、\*•
•☆\•\☆\、*
\、*• \☆\、
╭⌒╮⌒⌒╮\*
•╱◥██◣ ★、
|田|田田| \ •、
╬╬╬╬╬╬╬╬
Lớp học trò ra đi,
còn cô ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và cô là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng em định hướng tương lai!

Tin nhắn, lời chúc 20/11 số 2: 

__ __ )__ll___)
)___ll____)
)____ll_____)
,__,_l;;;;l=:Ỉ:=:Ỉ:=:Ỉ:=:Ỉ:=Ỉ:-*'/
_/__Nhà__Gíao__Việt__,/
Tháng năm dầu dãi nắngmưa,
Con đò trí thức thầy đưabao người.
Qua sông gửi lại nụ cười
Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.
Con đò mộc - mái đầu sương
Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày

6. Bài học đầu tiên

Thưa thầy em đã thuộc bài học sáng nay trong bài giảng có bụi phấn trắng bay bay trên tóc thầy... Giọng thầy như tiếng hát

Lời thầy như bài thơ
Cho em những ước mơ
Tới chân trời rộng mở
Bài học đầu tiên, có bóng hình núi sông yêu thương những cánh đồng vẽ tiếp đường cha ông...
Bài học đầu tiên ấm êm lời ru của mẹ, con cò trắng bay qua câu ca dao ngọt ngào...
Bài học đầu tiên sóng vỗ lời biển xanh căng no những cánh buồm chở tiếng hò quê hương
Bài học đầu tiên cám ơn thầy, thầy đã dạy con đường tới tương lai xây đất nước đẹp giàu...
Bài học đầu tiên em đã thuộc rồi thầy ơi Là bài ca yêu Tổ Quốc Không bao giờ em quên...

7. Khi tóc thầy bạc 

Khi tóc thầy bạc tóc em vẫn còn xanh 

Khi tóc thầy bạc trắng chúng em đã lớn khôn rồi 
Thời gian trôi nhanh mau 
Cầu Kiều thầy đưa qua sông 
Tuổi ấu thơ như hoa nở dưới mái trường 
Một con đò sang ngang 
Ôi lòng thấy mênh mang 

Cho em biết yêu cánh cò trong câu ca dao 
Cho em biết yêu bống trắng ăn cơm vàng của cô Tấm ngoan 
và cho em yêu ai hai sương một nắng để làm nên luá vàng 
Bài học làm người em vẫn nhớ ghi 
Công cha ơn nghĩa mẹ ơn thầy 

"Khi Tóc Thầy Bạc" - Bài hát như chất chứa nỗi lòng của người học trò, bởi tóc thầy bạc, bời thời gian trôi mau, thầy người lái đò âm thầm lặng lẽ chở những lứa học sinh của mình qua sông. Làm sao em quên được thầy ơi, con đò độc mộc ấy,tuổi ấu thơ của em được thầy dìu dắt bằng bài học làm người- công cha nghĩa mẹ ơn thầy.

8. Nhớ ơn thầy cô

Về lại trường xưa với bao kỉ niệm

Bóng dáng cô thầy vấn vương không rời
Một thời tuổi thơ trôi theo cánh phượn
Lời thầy cô vọng mãi
Con nhớ cô thầy dìu dắt con nên người 
Nâng con bay khắp phương trời

Bây giờ, con về
Thăm ngôi trường xưa giờ già hơn trước
Con tìm, cô thầy, xa bao nhiêu năm tóc đã bạc phơ
Con về, thăm lại 
Ôi sân trường xưa một thời mơ ước
Cô thầy đâu rồi
Nghe trong tim con vang tiếng cô thầy. 

9. Con Đường Đến Trường 

Một chiều đi trên con đường này

Hoa điệp vàng trải dưới chân tôi
Ngập ngừng trong tôi như thầm hỏi
Đường về trường ôi sao lạ quá

Một lần đi qua con đường này
Bao kỷ niệm chợt sống trong tôi
Về lại trong sân ngôi trường này
Còn đâu đây nỗi nhớ vô bờ

Chorus:
Nhớ nhớ những ngày nơi đây
Cùng bạn bè sống dưới mái trường này
Nhớ tiếng nói thầy cô chắp cánh ta bay bay vào cuộc sống
Nhớ nhớ mỗi mùa thi qua là một lần ghi dấu trong cuộc đời
Nhớ ghế đá hàng cây làm bạn cùng tôi mỗi lần đến trường
....
Nhớ mãi ngày chia tay nụ cười còn xao xuyến lòng ai
Nhớ mãi ngày chia tay cùng bạn bè đến những miền xa. 

10. Người Thầy

Người thầy, vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa

Từng ngày, giọt mồ hôi rơi đầy trang giấy.
Để em đến bến bờ ước mơ,
Rồi năm tháng sông dài gió mưa,
Cành hoa trắng, vẫn lung linh trong vườn xưa.

Người thầy, vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa,
Dòng đời, từng ngày qua êm đềm trôi mãi,
Chiều trên phố bao người đón đưa,
Dòng sông vắng bây giờ gió mưa,
Còn ai nhớ, ai quên con đò xưa.

ĐK:
Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi,
Có hay bao mùa lá rơi.
Thầy đã đến như muôn ngàn tia nắng,
Sáng soi bước em trong cuộc đời.
Vẫn nhớ những khi trời mưa rơi,
Vẫn chiếc áo xưa sờn đôi vai,
Thầy vẫn đi, buồn vui, lặng lẽ.

Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi,
Tóc xanh bây giờ đã phai,
Thẫy vẫn đứng bên sân trường năm ấy,
Dõi theo bước em bước em trong cuộc đời,
Dẫu đếm hết sao trời đêm nay,
Dẫu đếm hết lá mùa thu rơi,
Nhưng ngàn năm, làm sao em đếm hết công ơn người thầy.

11. Ngôi Trường Dấu Yêu

Nhớ những tháng năm dài sống dưới ngôi trường bao mến thương của tôi

Có ánh nắng tươi hồng, với tiếng chim ngoài xa líu lo hòa ca
Nhớ ánh mắt ai buồn nhìn giọt mưa rơi trên cánh hoa phượng xinh
Rồi mùa thi trôi qua mau hè sang tiếng ve, chợt buồn

ĐK:

Dòng thời gian trôi qua nhanh tựa như giấc mơ
Kỷ niệm ấu thơ trong tôi sẽ mãi không phai
Dù mai cách xa nhưng tôi vẫn mãi không quên
Trường xưa đã cho tôi thật nhiều mơ ước

Cành hoa phượng rơi trên sân trường vang tiếng ve
Dòng lưu bút trao cho nhau nỗi nhớ mùa hè
Đường xưa vẫn đây những chiếc lá vẫn rơi đầy
Trường xưa mãi luôn trong tôi dù thời gian lướt trôi
-------
Nhớ những tháng năm dài sống dưới ngôi trường bao dấu yêu của tôi
Nhớ tiếng nói cô thầy với biết bao tình thương sóng xô đại dương
Nhớ những lúc tan trường, trời chợt mưa rơi rơi ướt con, đường về
Lòng chợt buồn khi tôi không còn nghe tiếng ve, gọi hè

ĐK:

Chiều nay mưa rơi rơi cho lòng tôi nhớ thương
Kỷ niệm dấu yêu khi xưa mỗi lúc tan trường
Làm sao sống trong yêu thương ấm áp bạn bè
Ngày xưa thiết tha ôi giờ đây xa vắng

Nhìn hoa phượng bay bay trên bầu trời thắm xinh
Chợt thấy nơi đây dư âm xưa bỗng vô tình
Ngày tháng êm trôi ký ức sống mãi trong tôi
Kỷ niệm dấu yêu nay chỉ còn trong giấc mơ

12. Ơn Thầy - Con đường đến lớp 

Trên con đường ngày ngày đến lớp, lá rơi nhè nhẹ bên những hè phố

Có ai với cả tấm lòng, đi trên con đường có những lá rơi.

Cho e muôn ngàn yêu thương, cho e bài học quê hương.
Thầy mang cho e thêm tiếng hát, tuổi thơ đẹp những ước vọng.
Hàng cây xanh thắm nhìn lá rơi nhẹ bay
Vương trên tóc thầy với bước thầm lặng trên phố .
Khi nắng hồng trở lại bên e ,khi nắng vàng dìu dịu chảy xuống .
Thầy mang cho e ước vọng ,đi trên con đường có những lá rơi
...

Edogawa Conan_ Kudo Shin...
18 tháng 10 2018 lúc 17:47

vẽ tranh(lên google tìm thơ là ok)

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
4 tháng 8 2023 lúc 22:22

- Một miếng khi nói bằng một gói khi no
- Lá lành đùm lá rách
- Thương người như thể thương thân
- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ 
- Nhường cơm, sẽ áo

_ Yuki _ Dễ thương _
Xem chi tiết
Linh Phương
20 tháng 12 2016 lúc 19:56

1)

Thu về mang cho bầu trời bộ áo mới trong xanh, gửi một chút se lạnh trong làn gió và những tia nắng vàng màu hoa cúc. Như bao bạn học sinh khác, hôm nay em dậy sớm để đến trường dự lễ khai giảng năm học mới. Con đường đất đỏ thân quen hôm nay vui hẳn lên bởi tiếng cười nói của các bạn học sinh mang màu áo trắng tinh khôi. Hương hoa sữa hòa quyện vào mùi cỏ đồng nội thơm lạ kì. Những vòng quay xe đạp đưa em đến trường bằng niềm vui và lòng háo hức...Ồ! Em chợt nhận ra ngôi trường thân yêu của mình nằm giữa những ngôi nhà mái bằng san sát nhau.. Sau ba tháng hè, trường em như khoác trên mình một bộ áo mới: nào là cờ hoa, băng rôn,... Trên cổng chính là dòng chữ đỏ chói “NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI 2012- 2013”. Cánh cổng hôm nay mở rộng đón chào các bạn học sinh vào năm học mới. Bước vào sân trường là không khí náo nức, rộn rã ngày khai giảng chợt ùa vào trong tim. Sân trường hôm nay như nhỏ hơn bởi những dòng người cùng niềm vui, niềm háo hức ngày khai trường về dự lễ. Đây là những bạn học sinh mới bước chân vào ngôi trường THCS với sự hồi hộp và lạ lẫm. Kia là các bạn lớp trên đang vui mừng quàng vai bá cổ nhau sau ba tháng hè dài... Khắp sân trường tràn ngập tiếng nói cười...

2)

Công bằng mà nói, giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng môi trường sư phạm không phải là “ốc đảo” trong xã hội ta, một xã hội có bộ phận không nhỏ bị thoái hóa, biến chất, sống theo lối sống thực dụng, vô cảm. Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tấn công như vũ bão vào văn hóa truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Bước ra khỏi cổng trường, học sinh phải đối mặt với rất nhiều tệ nạn xã hội như cảnh dòng người chen chúc hỗn độn trên đường lúc tan tầm, cảnh đánh chửi nhau như cơm bữa trên hè phố...Và cách đây chưa lâu trẻ em được tận mắt chứng kiến cảnh người lớn phá tan tành phố hoa xuân của Hà Nội.
Khi về nhà, không ít học sinh tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ cãi chửi, thậm chí đánh nhau, được nghe bố mẹ bàn về những mánh lới làm ăn, nghe bố mẹ than phiền những bức xúc ở cơ quan với hàng loạt chuyện ghen ăn, tức ở, chuyện hối lộ, chạy chức chạy quyền...Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa học đường trong nhà trường hiện nay.
Văn hóa học đường được tạo dựng nên bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất theo tôi là ba yếu tố. Đó là nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và vai trò của cha mẹ học sinh.

Thảo Phương
20 tháng 12 2016 lúc 19:59

3)

Mẹ không chỉ là người đã cho con một hình hài và nuôi dưỡng con nên người mà mẹ còn là cô giáo đầu đời của con.Mẹ đã phải dành rất nhiều thời gian luôn bên con để cùng con đọc sách, nói chuyện, cười đùa, mẹ dạy con học chữ, dạy con học hát, dạy con đạo lí làm người. Với tâm tình dịu hiền, đảm đang, người mẹ dạy con mình nên người, biết sống theo đạo lí với bản chất lương thiện. Niềm hạnh phúc của người mẹ là mong muốn được nhìn thấy con mình trở thành những người hữu ích cho gia đình, quê hương và xã hội.Trong gia đình, thường thì người cha giáo dục con cái về chí hướng, sự nghiệp và nghị lực; còn người mẹ thường thiên về bồi dưỡng tâm hồn và tình cảm cho con. Nhờ công lao sinh thành, dưỡng dục của những người mẹ hiền, nhiều người con đã thành đạt, hiển vinh, nhiều người con đã thành những anh hùng, thậm chí đã trở thành thiên tài. Một văn hào đã từng nói: “ Không có phụ nữ thì không có người mẹ. Không có người mẹ thì không có các anh hùng”.Một gia đình có nề nếp, gia phong thì cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo. Trong đó, vai trò giáo dục con cái vẫn thuộc về người mẹ đúng như câu tục ngữ mà dân gian vẫn lưu truyền: “Phúc đức tại mẫu”. Dù trong mọi hoàn cảnh nào, mẹ vẫn luôn là người bao dung, che chở, dõi theo bước con đi. Trên bước đường thành công của ***** luôn là hậu phương, là chỗ dựa vững chắc nhất của con về mọi mặt. Mẹ luôn là bờ vai ấm áp để cho con tựa vào, mỗi lúc con vui mẹ vui cùng con, lúc buồn con sà vào lòng mẹ để được mẹ ôm ấp, vỗ về, động viên: ***** hãy mạnh mẽ lên và tiếp bước trên con đường tương lai. Những gì mẹ dành cho con, những gì mẹ dạy cho con sẽ là hành trang con mang theo suốt cuộc đời. Mẹ là người thầy đầu tiên và cũng là người thầy suốt đời của con.Ngày nay, vai trò của người mẹ càng được đề cao. Mẹ không chỉ là người mẹ hiền đảm đang, gìn giữ hạnh phúc gia đình mà còn là những nhà khoa học, những vị lãnh đạo, những cán bộ có năng lực…Chính vì thế, ảnh hưởng của người mẹ đối với việc giáo dục con cái cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực.

4)Sống ở đời, ai cũng hiếu, con người ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành là nhờ có cha mẹ. Không có cha mẹ sẽ không có chúng ta. Ngay từ khi sinh ra, ta đã phải chịu ơn mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Theo thời gian, ta lớn lên là nhờ có dòng sữa ngọt ngào và miếng cơm manh áo mà cha mẹ đã phải đổ mồ hỏi sôi nước mắt mới mang lại được. Suốt tuổi thơ của ta, ta được cha mẹ nâng niu, chiều chuộng. Những bài học đầu tiên của cha và những lời ru của mẹ đã khiến cho tuổi thơ của ta trôi qua êm đềm. Ngay cừ những bước đi đầu tiên, mới chập chừng vào đời, ta đã có cha mẹ dìu dắt. Cha mẹ là những ngọn đèn mà suốt cuộc đời họ soi sáng con đường cho chung ta đi. Ngày ta thực sự trưởng thành có lẽ chính là ngày vui nhất trong đời cha mẹ. Mặc cho tuổi xuân của mình vùn vụt trôi qua, cha mẹ đã hi sinh cả cuộc đời mình cho con cái, để đánh đổi lấy những sợi tóc bạc ngày một nhiều thêm. Chính vì vậy mà để ghi nhớ đền đáp công lao to lớn của cha mẹ, ta luôn luôn phải hiếu thảo và vâng lời cha mẹ. Khi ở gần cha mẹ, ta phải làm cho cha mẹ vui lòng để bù đắp lại những ngày tháng vất vả mà cha mẹ đã nuôi nâng dạy dỗ ta. Suốt cuộc đời của mình, không lúc nào ta không kính trọng, biết ơn và thương yêu cha mẹ. Khi còn nhỏ, ta phải học tập chăm chỉ, ngoan ngoãn, không để cha mẹ buồn lòng. Khi cha mẹ đau ốm, ta sẽ luôn ở bên cha mọ và tận tình chăm sóc. Khi trưởng thành dù có di đâu, ta cũng luôn nhớ về cha mẹ, và ta phải giáo dục con cháu ta sau này luôn luôn ghi nhớ công ơn của ông bà. Có vậy thì ta mới thực sự là một người con hiếu thảo.
 

Linh Phương
20 tháng 12 2016 lúc 20:02

3

Mẹ chính là nơi nương tựa vô cùng vững chãi cho mỗi đứa con sau mỗi lần vấp ngã; là nơi mỗi người con như chúng ta có thể thổ lộ mọi điều thầm kín; là hình ảnh thu nhỏ của những ước mong, những khát khao thanh bình và hạnh phúc; là nguồn .động viên; là tình yêu; là cả những day dứt, dằn vặt, trăn trở; là niềm tự hào chính đáng của một con người. Từ khi sinh ra đến khi khôn lớn, trưởng thành, mẹ luôn dõi theo từng bước chân của con. Khi con vấp ngã, mẹ sẵn sàng nâng con dạy. Khi con vui hay buồn, mẹ luôn là người ở bên con, chia xẻ và động viên conNhư nhà thơ Chế Lan Viên đã có câu: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ ,đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con”.Những người mẹ, ai đã chẳng từng một lần mang nặng đẻ đau, từng vắt cạn kiệt dòng sữa đời mình nuôi con khôn lớn?... Con dù lớn, vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn yêu con”.Tình mẹ ấm áp như vầng thái dương, dịu hiền như dòng sông xanh. Ngay từ những ngày đầu, mẹ là người nâng đõ , yêu thương chúng ta. Ngay cả khi lớn lên, mẹ vẫn sát cánh cùng chúng ta trên con đường đời đầy gian lao và thử thách. Tình mẫu tử cao quý ấy không gì có thể sánh bằng

4

“ Ba sẽ là cánh chim cho con bay thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa cho con cài lên ngực. Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con… Con đừng quên con nhé ba mẹ là quê hương”. Đúng vậy, nếu ai từng nghe bài hát này thì ắt hẳn sẽ đoán được nội dung mà nhạc sĩ muốn gửi gắm. Gia đình luôn dành những gì tốt nhất cho ta nhưng đã có bao giờ bạn tự hỏi rằng mình đã làm được gì cho gia đình chưa? Đôi khi, bạn luôn dành những quan tâm cho Tổ quốc hay xã hội mà quên đi trách nhiệm của mình dành cho gia đình. Một trách nhiệm xem ra không có gì khó khăn nhưng lại không thể thiếu trong đời sống của mỗi chúng ta.Vậy thế nào là trách nhiệm của chúng ta đối với gia đình và chúng ta phải làm như thế nào?”Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Đúng vậy , gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần cho ta , họ không bao giờ bỏ ta khi ta gặp hoạn nạn .Vì thế , ngoài nghĩ cho bản thân thì chúng ta cũng nên nghĩ đến gia đình , đến những người thân yêu của chúng ta.Trách nhiệm đối với gia đình không chỉ là nghĩa vụ mà nó còn thể hiện ở ý thức của mỗi người. chúng ta phải biết quan tâm hơn với gia đình. Tuy chỉ là một hành động nhỏ đối với bạn nhưng đôi khi đối với những người thân thì nó thực sự rất có ý nghĩa.

5 SGK cj ko có e nhé!

6 Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, con người là nội dung khá phổ biến của ca dao, dân ca. Ẩn chứa trong những câu hát đối đáp, những lời mời mọc, nhắn gửi,., là tình yêu chân thành, tha thiết, là niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người…Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.

nguyễn thị mai hương
Xem chi tiết

Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Ai đưa con sáo sang sông,

Để cho con sáo sổ lồng bay ra.

Anh về học lấy chữ hương,

Chín trăng em đợi, mười thu em chờ.

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Anh đi anh nhớ non buồi

Nhớ sông Vị Thủy, nhớ người còn trinh

Áo anh sứt chỉ đường tà

Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.

Ai về Hà Tĩnh thì về,

Mặc lụa chợ Hạ, uống chè hương sen.

Ai về Tuy Phước ăn nem,

Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm.

Ai về đến huyện Đông Anh,

Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.

Cổ Loa hình ốc khác thường,

Trải qua năm tháng, nẻo đường còn đây.

Anh hùng là anh hùng rơm,

Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng.

Ai về tôi gửi buồng cau,

Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.

Anh đi Bình Định ở lâu,

Chiều chiều em đứng vườn dâu ngó chừng.

Hai hàng nước mắt rưng rưng,

Chàng xa thiếp cách, ngang chừng muốn băng.

Phụ mẫu nhà la dức rầm rầm,

Cơm sao ngơ ngáo, làm không muốn làm.

Bởi chưng thiếp bắc chàng nam,

Giơ tay không nổi còn làm việc chi.

Ai về nhớ Vải Ninh Hòa,

Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê,

Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu Khê,

Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào.

Ai về Nhượng Bạn thì về,

Gạo nhiều, cá lắm, dễ bề làm ăn.

Anh ơi! Cố chí canh nông

Chín phần ta cũng dự trong tám phần

Hay gì để ruộng mà ngăn,

Làm ruộng lấy lúa,chăn tằm lấy tơ.

C[sửa]

Cây cao thì gió càng lay ,

Càng cao danh vọng càng dày gian nan.

D[sửa]

Dã tràng se cát biển đông,

Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì.

Dù ai nói ngả nói nghiêng,

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Dạy con từ thuở còn thơ,

Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về.

Dù em con bế con bồng,

Thi đua yêu nước quyết không lơ là.

Dù ai đi ngược về xuôi,

Cơm nắm lá cọ là người sông Thao.

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.

Dao cau rọc lá trầu vàng

Mắt anh anh liếc,mắt nàng nàng đưa.

Ai về đến huyện Sa Pa

Nhớ xem phong cảnh nóc nhà Đông Dương

Đ[sửa]

Đi cho biết đó biết đây,

Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.

Con gái nói có là không,

Nói yêu là ghét, nói buồn là vui.

Đàn ông đi biển có đôi,

Đàn bà đi biển mồ côi một mình.

Đời người có một gang tay,

Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.

Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi,

Mà chỉ khó vì lòng người ngại núi e sông.

Đa tình thì vướng nợ tình,

Trách người đã vậy, trách mình sao đây !

Đã cam quấn quít má đào,

Những mong chim nhạn mai trao chỉ hồng.

Đêm qua ra đứng bờ ao,

Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ.

Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai ?

Buồn trông chênh chếch sao Mai.

Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?

Đôi ta bắt gặp nhau đây,

Như con bò gầy gặp bãi cỏ hoang.

Đôi ta như tượng mới tô,

Như chuông mới đúc, như chùa mới xây.

Đôi ta như lửa mới nhen,

Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.

Đôi ta như rắn liu điu,

Nước chảy mặc nước, ta dìu lấy nhau.

Đôi ta như ruộng năm sào,

Cách bờ ở giữa làm sao cho liền?

Đôi ta như thể đồng tiền,

Đồng sấp, đồng ngửa, đồng nghiêng, đồng nằm.

Đôi ta như thể con bài,

Đã quyểt thì đánh, đừng nài thấp cao

Đôi ta như đá với dao,

Năng siếc, năng sắc, năng chào, năng quen.

Đôi ta như ngãi Phan Trần,

Khi xa ngàn dặm, khi gần bên đôi.

Đôi ta như rượu với nem,

Đang say ngây ngất, ai dèm chớ xa.

Đôi ta như lúa đòng đòng,

Đẹp duyên nhưng chẳng đẹp lòng mẹ cha

Đôi ta như chỉ xe ba,

Thầy mẹ xe ít, đôi ta xe nhiều.

Đêm nằm lưng chẳng tới giường,

Trông cho mau sáng ra đường gặp em.

Đi ngang thấy ngọn đèn chong chóng,

Thấy em nho nhỏ, muốn bồng mà ru.

Đường dài ngựa chạy biệt tăm,

Người thương có nghĩa trăm năm cũng về.

Đầu năm ăn quả thanh yên,

Cuối năm ăn bưởi cho nên đèo bòng.

Vì cam cho quýt đèo bòng,

Vì em nhan sắc cho lòng nhớ thương.

Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng:

Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?

Trầu vàng nhá lẫn cau xanh,

Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời.

Đói lòng ăn nửa trái sim,

Uống lưng bát nước đi tìm người thương

Người thương, ơi hỡi, người thương,

Đi đâu mà để buồng hương lạnh lùng.

Đôi ta cùng bạn chăn trâu,

Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hang.

Bao giờ cho gạo bén sang,

Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh.

Đường xa thì thật là xa,

Mượn mình làm mối cho ta một người.

Một người mười tám đôi mươi,

Một người vừa đẹp vừa tươi như mình.

Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà,

Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn.

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn,

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

Đêm qua vật đổi sao dời,

Tiếc công gắn bó nhỡ lời giao đoan.

Đêm qua trời sáng trăng rằm,

Anh đi qua cửa em nằm không yên.

Mê anh chẳng phải mê tiền,

Thấy anh lịch sự có duyên dịu dàng.

Thấy anh em những mơ màng,

Tưởng rằng đây đấy phượng hoàng kết đôi.

Thấy anh chưa kịp ngỏ lời,

Ai ngờ anh đã vội dời gót loan.

Thiếp tôi mê mẩn canh tàn,

Chiêm bao như thấy anh chàng ngồi bên.

Tỉnh ra lẳng lặng yên nhiên,

Tương tư bệnh phát liên miên cả ngày.

Nghĩ rằng duyên nợ từ đây,

Xin chàng hãy lại chơi đây chút nào.

Cho thiếp tỏ thiệt thấp cao!

Đợi chờ trúc ở với mai,

Đợi chờ anh ở với ai chưa chồng.

Đi qua nghiêng nón, cúi lưng,

Anh không chào, em không hỏi, vì chưng đông người.

Đôi ta thương mãi nhớ lâu,

Như sông nhớ nước, như nhành dâu nhớ tằm.

Đấy, đây xứng đáng cũng vừa,

Xin đừng kén chọn lọc lừa nơi nao.

Đu đủ tía, giềng giềng cũng tía,

Khoai lang ngâm, ngọn mía cũng giâm.

Củi kia chen lẫn với trầm,

Em giữ sao cho khỏi, kẻo lầm, bớ em!

Đi đâu bỏ nhện giăng mùng,

Bỏ đôi chiếu lạnh, bỏ phòng quạnh hiu!

Đại Hoàng phong cảnh hữu tình,

Của nhiều đất rộng gái xinh trai tài.

Đố ai lặn xuống vực sâu,

Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa.

Đố ai bắt chạch đằng đuôi,

Bắt chim đầu cánh, bắt người trong trăng.

Đố ai biết đá mấy hòn,

Tua rua mấy chiếc, trăng tròn mấy đêm.

Đố ai lượm đá quăng trời,

Đem gầu tát biển, ghẹo người trong trăng.

Đom đóm bay ra, trồng cà tra đỗ,

Tua rua bằng một, cất bát cơm chăm.

Tháng tư mua nứa đan thuyền,

Tháng năm tháng sáu gặt miền ruộng chiêm.

Đố ai tát bể Đông Khê,

Tát sông Bồ Đề, trăng tròn mấy đêm.

Đông Thành là mẹ là cha,

Đói cơm rách áo thì ra Đông Thành.

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Ai vô xứ Nghệ thì vô!

Đường lên Mường Lễ bao xa?

Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh.

Đường lên xứ Lạng bao la?

Cách một trái núi với ba quãng đồng.

Ai ơi, đứng lại mà trông,

Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ…

Đường về Kiếp Bạc bao xa?

Đường về Kiếp Bạc có cây đa Bồ Đề.

Có yêu anh cắp nón ra về,

Giàu ăn, khó chịu chớ hề thở than.

Đất ta bể bạc, non vàng,

Bể bạc Nam Hải, non vàng Bồng Miêu.

Đố ai biết lúa mấy cây,

Biết sông mấy khúc, biết cây mấy tầng.

Đi bộ thì khiếp Hải Vân,

Đi thuyền thì khiếp sóng Thần, hang Dơi.

Yêu nhau cho thịt cho xôi,

Ghét nhau đưa đến Kim Bôi , Hạ Bì.

Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá,

Đò từ Vĩ Dạ thẳng ngả Ba Sình.

Lờ đờ bóng ngả trăng chênh,

Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.

Đức Thọ gạo trắng nước trong,

Ai về Đức Thọ thong dong con người.

Đầm Đại Từ hoa sen thơm ngát

Giếng Đại Từ nước mát nước trong

Dòng Tô uốn khúc lượn quanh

Đất nuôi trẻ nhỏ lừng danh trong ngoài.

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh

Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm.

Đố anh con rết mấy chân?

Núi Đầu Mâu mấy thước, chợ Hôm mấy người?

Đất Châu Thành anh ở

Xứ Cần Thơ nọ em về

Bấy lâu sông cận biển kề

Phân tay mai trúc dầm dề hột châu.

Đống Đa ghi để lại đây,

Bên kia thanh miếu, bên này Bộc am.

Đồng Nai có bốn rồng vàng,

Lộc họa Lễ phú San đàn Nghĩa thi.

Đời vua Thái Tổ, Thái Tông,

Con bế con bồng, con dắt, con mang.

Bò đen húc lẫn bò vàng,

Hai con húc chắc, đâm quàng xuống sông.

Thằng bé chạy về bảo ông

”Bò đen ta ngã xuống sông mất rồi”.

Đàn ông miệng rộng thì tài,

Đàn bà miệng rộng điếc tai láng giềng.

Đàn ông nông nổi giếng khơi,

Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.

Đói thì đầu gối phải bò,

Cái chân hay chạy cái giò hay đi.

Đồng tiền không phấn không hồ,

Sao mà khéo điểm khéo tô mặt người!

Đem chuông đi đấm nước người,

Chẳng kêu cũng đấm ba hồi lấy danh.

Đi đâu mà bỏ mẹ già,

Gối nghiêng ai sửa, tách trà ai dâng.

Đói lòng ăn hột chà là,

Để cơm nuôi mẹ , mẹ già yếu răng.

Đẻ con chẳng dạy chẳng răn,

Thà rằng nuôi lợn mà ăn lấy lòng.

Đã sinh ra kiếp ở đời,

Trai thời trung hiếu đôi vai cho tròn.

Gái thời trinh tịnh lòng son,

Sớm hôm gìn giữ kẻo còn chút sai.

Trai lành gái tốt ra người,

Khuyên con trong bấy nhiêu lời cho chuyên.

Đã rằng là nghĩa vợ chồng,

Dầu cho nghiêng núi, cạn sông chẳng rời.

Đắng cay cũng thể ruột rà,

Ngọt ngào cho lắm cũng là người dưng.

Em chồng ở với chị dâu,

Coi chừng kẻo nó giết nhau có ngày.

Con cô, con cậu thì xa,

Con chú, con bác thật là anh em.

Đói thì ăn ngô, ăn khoai,

Đừng ở với dượng, điếc tai láng giềng.

Đường đi những lách cùng lau,

Cha mẹ tham giàu ép uổng duyên con.

Duyên sao cắc cớ, hỡi duyên!

Cầm gương, gương tối, cầm vàng, vàng phai.

Đừng nài lương giáo khác dòng,

Vốn đều con Lạc cháu Hồng khi xưa.

Đôi ta như cái đòng đòng,

Đẹp duyên, nhưng chẳng đẹp lòng mẹ cha.

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

Thân em như chẽn lúa đòng đòng,

Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai.

Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,

Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say.

Đồn rằng quan tướng có danh,

Cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai.

Ban khen rằng:"Ấy mới tài",

Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

Đánh giặc thì chạy trước tiên

Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra!

Giặc sợ, giặc chạy về nhà

Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.

Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ

Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu

Anh về học lấy chữ Nhu

Chín trăng em đợi mười thu em chờ.

Đèn nào sáng bằng đèn Sa Đéc,

Gái nào đẹp bằng gái Nha Mân,

Anh thả ghe câu lên xuống mấy lần,

Thương em đứt ruột, nhưng tới gần lại run.

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,

Nước Đồng Mười lóng lánh cá tôm,

Muốn ăn bôn súng mắm kho,

Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm,

E - Ê[sửa]

Em như hoa gạo trên cây

Anh như một đám cỏ may bên đường.

Lạy trời cho cả gió sương,

Hoa gạo rụng xuống, lại luồn cỏ may.

Em liều một cái bánh bò

Còn nào chót chét,cặp giò chặt hai.

G[sửa]

Gió đưa cây cải về trời,

Rau răm ở lại, chịu lời đắng cay.

Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ.

Gánh cực mà đổ lên non,

Cong lưng mà chạy, cực còn theo sau.

Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh,

Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân?

Gái Tầm Vu đồng xu ba đứa,

Trai Thủ Thừa cưỡi ngựa xuống mua.

Gái Thái Bình lòng ngay dạ thẳng,

Trai bạc tình một cẳng về quê.

Gắng công kén hộ cốm Vòng

Kén chồng Bạch Hạc cho lòng ai vui

Gà khôn gà chẳng đá lang

Gái khôn gái chẳng bỏ làng gái đi.

H[sửa]

Hoa thơm ai chẳng muốn đeo,

Người khôn ai nỡ cứ theo nặng lời.

Hoa thơm ai chẳng nâng niu,

Người khôn ai chẳng mến yêu mọi bề.

Hôm qua tát nước đầu đình,

Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen.

Em được thì cho anh xin,

Hay là em (còn) để làm tin trong nhà.

Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy,

Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa.

Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa,

Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời.

Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,

Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan.

Học trò xứ Quảng ra thi

Thấy cô gái Huế bỏ đi không đành

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô tát ánh trăng vàng đổ đi

I[sửa]

Ích nước lợi nhà

L[sửa]

Làm trai cho đáng nên trai,

Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.

Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Làm trai lấy được vợ hiền,

Như cầm đồng tiền mua được của ngon.

Làm trai quyết chí tu thân,

Công danh chớ vội, nợ nần chớ lo.

Lên non mới biết non cao,

Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.

Lục tỉnh có hạt Ba Xuyên,

Bạc Liêu chữ đặt, bình yên dân rày.

Mậu Thìn vốn thiệt năm nay,

Một ngàn hai tám, tiếng rày nổi vang.

Phong Thạnh vốn thiệt tên làng,

Giá Rai là quận, chợ làng kêu chung.

Anh em Mười Chức công khùng,

Bị tranh điền thổ, rùng rùng thác oan...

Lênh đênh ba mũi thuyền kề,

Thuyền ra Kẻ Chợ, thuyền về sông Dâu.

Lênh đênh ba bốn thuyền kề,

Chiếc ra Hà Nội, chiếc về sông Dâu.

Vì tằm em phải hái dâu,

Vì người lịch sự em ngồi rầu bên nong.

Lênh đênh chiếc bách giữa dòng,

Thương thân góa bụa phòng không lỡ thì.

Gió đưa cây trúc ngã quỳ

Ba năm trực tiết còn gì là xuân?

Lênh đênh qua cửa Thần Phù

Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.

Làng tôi có lũy tre xanh,

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.

Bên bờ vải nhãn hai hàng,

Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.

M[sửa]

Muốn sang thì bắc Cầu Kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.

Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Mười năm lưu lạc giang hồ,

Một ngày tu tỉnh, cơ đồ lại nên.

Mấy đời bánh đúc có xương,

Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng.

Mẹ già như chuối chín cây,

Gió lay mẹ rụng, con phải mồ côi.

Mình về có nhớ ta chăng,

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.

Một năm chia mười hai kỳ,

Thiếp ngồi, thiếp tính khó gì chẳng ra.

Tháng giêng ăn tết ở nhà,

Tháng hai rỗi rãi quay ra nuôi tằm.

Tháng ba đi bán vải thâm,

Tháng tư đi gặt, tháng năm trở về.

Tháng sáu em đi buôn bè,

Tháng bảy, tháng tám trở về đong ngô.

Chín mười cắt rạ đồng mùa,

Một, chạp vớ được anh đồ dài lưng.

Anh ăn rồi anh lại nằm,

Làm cho thiếp phải quanh năm lo phiền.

Chẳng thà lấy chú lực điền,

Gạo bồ, thóc giống còn phiền nỗi chi.

N[sửa]

Nhà Bè nước chảy chia hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,

Như đứng đống lửa như ngồi đống than.

Người đâu gặp gỡ làm chi,

Trăm năm biết có duyên đường hay không.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Nực cười châu chấu đá xe,

Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng.

Ngoài miệng thì nói Nam mô,

Trong lòng thì chứa ba bồ dao găm.

Nghèo nhân nghèo nghĩa thì lo,

Nghèo tiền nghèo bạc chả lo là nghèo.

Ngó lên nuộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu

Nam Kì sáu tỉnh em ơi

Cửu Long chín ngọn cùng khơi một nguồn,

Sông Hương nước chảy trong luôn,

Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.

Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

Ngang lưng thì thắt bao vàng,

Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.

Một tay thì cắp hỏa mai,

Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền.

Tùng tùng trống đánh ngũ liên,

Chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa.

Người ta rượu sớm trà trưa,

Thân em đi sớm về trưa cả đời.

Lạy trời ứng nghiệm một lời,

Cho em gặp được một người em thương.

Người ta bán vạn mua ngàn,

Thân em buôn bán cơ hàn vẫn vui.

Người ta đi đôi về đôi,

Thân em đi lẻ về côi một mình.

Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.

Núi cao chi lắm núi ơi,

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!

Nói chín thì nên làm mười

Nói mười làm chín kẻ cười người chê.

*Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

:Trong trời trông đất trông mây

Trong mưa trông nắng trông ngày trông đêm

:Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

O - Ô - Ơ[sửa]

Ở đời muôn sự của chung,

Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi.

Ớt nào mà ớt chẳng cay,

Gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng

Vôi nào là vôi chẳng nồng,

Gái nào là gái có chồng chẳng ghen.

Ở sao vừa được lòng người,

Ở rộng người cười, ở hẹp người chê

P[sửa]

Phượng hoàng ở chốn cheo leo,

Sa cơ lỡ vận phải theo đàn gà.

Bao giờ gió thuận mưa hòa,

Thay lông đổi cánh lại ra phượng hoàng.

Phải duyên phải kiếp thì theo,

Cám còn ăn được, nữa bèo như anh.

Phấn son tô điểm sơn hà,

Làm cho rỡ mặt đàn bà nước Nam.

Phong lưu là cạm ở đời,

Hồng nhan là bẫy những người tài hoa.

Phượng hoàng đậu nhánh vông nem,

Phải dè năm ngoái cưới em cho rồi.

Ngã tư Chợ Gạo nước hồi,

Tui chồng mình vợ còn chờ đợi ai.

Q[sửa]

Qua cầu ngả nón trông cầu,

Cầu bao nhiêu nhịp, ngả sầu bấy nhiêu.

Qua đình ngả nón trông đình,

Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu.

Quảng Nam có núi ngũ hành,

Có sông Chợ Củi, có thành Đồng Dương.

Quan văn mất một đồng tiền,

Xem bằng quan võ mất quyền quận công.

Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân,

Nay anh học gần, mai anh học xa.

Lấy anh từ thuở mười ba,

Đến năm mười tám thiếp đà năm con.

Ra đường thiếp hãy còn son,

Về nhà thiếp đã năm con với chàng.

Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân,

Nay anh học gần, mai anh học xa.

Tiền gạo thì của mẹ cha,

Cái nghiên, cái bút thật là của em.

Quân tử là quân tử Tàu,

Ăn cơm thì ít, ăn rau thì nhiều.

R[sửa]

Ra đi là sự đã liều,

Nắng mai phố lạ, mưa chiều thôn xưa.

Rồng vàng tắm nước ao tù,

Người khôn ở với người ngu bực mình.

Rượu nhạt uống lắm cũng say,

Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.

Rủ nhau đi cấy đi cày,

Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,

Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa.

Rủ nhau xuống bể mò cua,

Đem về nấu quả me chua trên rừng.

Em ơi chua, ngọt đã từng,

Non xanh, nước bạc ta đừng quên nhau.

Ruộng đồng mặc sức chim bay,

Nước sông lai láng cá bầy đua bơi.

Rừng có mạch, vách có tai,

Người trong chưa tỏ, người ngoài đã hay.

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn,

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Ra đi ngó trước ngó sau,

Ngó nhà thấy cột, ngó nhau thấy buồn.

Ra đường bà nọ bà kia,

Về nhà không khỏi cái nia cái sàng.

Ra đường võng lộng nghêng ngang,

Về nhà hỏi vợ cơm rang đâu rồi ?

Ra sông mới biết cạn sâu,

Ở trong lạch hói, biết đâu mà dò.

Ra về bụng nhớ người thương,

Tay vỗ thanh giường chép miệng thở than!

Ra về ruột nọ quặn đau

Nhơn sâm sắc uống mấy tàu cho nguôi.

Rau muống bắt cuống rau răm,

Làm chi đến nỗi chàng cầm cổ tay.

Rau răm đất cứng dễ bứng khó trồng,

Dù thương cho lắm cũng chồng người ta.

Rau răm hái ngọn còn tươi,

Lạng nghe anh nói mấy lời mà cay.

Kể chi những chuyện trước đây,

Lòng em tưởng những núi này, non kia.

Rèm xưa ba bức mành manh,

Mắt cô thế ấy tu hành được đâu.

Rồng chầu ngoài Huế, ngựa tế Đồng Nai,

Nước sông trong chảy lộn sông ngoài,

Thương người quân tử lạc loài tới đây.

Rồng nằm bể cạn phơi râu,

Mấy lời anh nói giấu đầu hở đuôi.

Ru con con ngủ cho rồi,

Mẹ ra chỗ vắng, mẹ ngồi than thân.

Ruộng ai thì nấy đắp bờ,

Duyên ai nấy gặp, đừng chờ uổng công.

Rủ nhau đi cấy đi cày,

Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,

Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa.

Rượu lạt uống lắm cũng say,

Người khôn nói lắm, dẫu hay cũng nhàm.

Rượu nằm trong nhạo chờ nem,

Qua nằm thuyền vắng chờ em một mình.

Rừng như biển thánh khôn dò,

Nhỏ mà không học, lớn mò sao ra.

S[sửa]

Số giàu đem đến dửng dưng,

Lọ là con mắt tráo trưng mới giàu.

Số giàu tay trắng cũng giàu,

Số nghèo chín đụn mười trâu cũng nghèo.

Sông sâu có thể bắc cầu,

Lòng người nham hiểm biết đâu mà mò.

Sông sâu còn có kẻ dò,

Lòng người nham hiểm ai đo cho tường.

Sông dài cá lội biệt tăm,

Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ.

Ruộng ai thì nấy đắp bờ,

Duyên ai nấy gặp đừng chờ uổng công.

Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.

Số cô có mẹ có cha

Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.

Số cô có vợ có chồng,

Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai.

Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy,

Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng,

Ai về Mỹ Thuận, Tiền Giang,

Có thương nhớ gã đánh đàn năm xưa?

Sài Gòn có bến Chương Dương,

Có dinh Độc Lập có đường Tự Do.

T[sửa]

Thời giờ ngựa chạy, tên bay,

Hết trưa lại tối, hết ngày lại đêm.

Đông qua Xuân lại đến liền,

Hè về rực rỡ, êm đềm Thu sang.

Giờ con chăm học, chăm làm,

Thì mai sau sẽ giỏi dang giúp đời.

Nước nhà mong đợi con ơi,

Hãy luôn ghi nhớ những lời thầy khuyên.

Trăm năm đành lỗi hẹn hò,

Cây đa bến cũ, con đò khác đưa.

Trăm năm bia đá thì mòn,

Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn,

Xấu người đẹp nết, còn hơn đẹp người.

Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Ta về ta tắm ao ta,

Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn.

Trứng rồng lại nở ra rồng,

Liu điu lại nở ra dòng liu điu.

Tay bưng dĩa muối chấm gừng,

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Thân em như hạt mưa rào,

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.

Thân em như hạt mưa sa,

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Thân em như hạt mưa sa,

Hạt xuống giếng ngọc, hạt ra ruộng cày.

Thôi thà đừng biết cho xong,

Biết bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu.

Tròng trành như nón không quay,

Như thuyền không lái như ai không chồng.

Gái có chồng như gông đeo cổ,

Gái không chồng như mảnh gỗ long đinh.

Gỗ long đinh anh còn chữa được,

Chớ không chồng chạy ngược chạy xuôi,

Không chồng khổ lắm chị em ơi!

Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng nhớ thuyền. (khăng khăng đợi thuyền.)

Tiếc thay hột gạo trắng ngần,

Đã vo nước đục, lại vần than rơm.

Tiếc thay hạt gạo tám xoan,

Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà.

Tóc mai sợi vắn sợi dài,

Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm.

Trách ai tính chuyện đa đoan,

Đã hái được mận lại toan bẻ đào.

Trách người quân tử vô danh,

Chơi hoa xong lại bẻ cành bán rao.

Trúc xinh trúc mọc đầu đình,

Em xinh em đứng một mình cũng xinh.

Thân tui thui thủi một mình,

Đêm đêm lạnh lẽo buồn tình lang thang.

Nếu ai nghĩ chuyện đá vàng,

Tôi xin được dạo cung đàn tình chung.

Thức khuya mới biết đêm dài,

Ở lâu mới biết lòng người có nhân.

Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân.

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,

Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay.

Ba đồng một mớ trầu cay,

Sao anh không hỏi những ngày còn không.

Bây giờ em đã có chồng,

Như chim vào lồng, như cá cắn câu.

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,

Chim vào lồng biết thuở nào ra.

Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu co người nào nghe.

Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

Thân em như củ ấu gai,

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi, nếm thử mà xem

Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.

Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Thân em như cá giữa rào,

Kẻ chài, người lưới biết vào tay ai?

Thân em như cam quýt bưởi bòng

Ngoài tuy cay đắng trong lòng ngọt ngon.

Thân em như con hạc đầu đình,

Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay.

Thân em như ớt chín cây,

Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.

Thân em như giếng giữa đàng,

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Thân em như miếng cau khô,

Người thanh tham mỏng, kẻ thô tham dày.

Thân em như chiếc chổi đầu hè,

Để anh khuya sớm đi về chùi chân.

Thân em như cái cọc rào,

Mọt thì anh đổi, cớ sao anh phiền.

Thân em như cái sập vàng,

Anh như manh chiếu rách giữa đàng bỏ quên.

Lạy trời cho gió cả lên,

Cho manh chiếu rách trải trên sập vàng.

Thân em như trái xoài trên cây,

Gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc,

Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành,

Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?

Thân em như rau muống dưới hồ,

Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?

Thân em như đóa hoa rơi,

Phải chăng chàng thật là người yêu hoa?

Thân em như cánh hoa hồng,

Lấy phải thằng chồng như đống cỏ khô.

Thân em như cá trong lờ,

Hết phương vùng vẫy biết nhờ nơi đâu.

Thân em đi lấy chồng chung,

Khác nào như cái bung xung chui đầu.

Thân em như quả dưa tây,

Lâu lâu anh bóp cho lây nỗi buồn.

Thân em như thể cánh bèo,

Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi.

Thân em vất vả trăm bề,

Sớm đi ruộng lúa, tối về ruộng dâu.

Có lược chẳng kịp chải đầu,

Có cau chẳng kịp têm trầu mà ăn.

Thân em như cột đình trung,

Tay dơ cũng quẹt, tay phung cũng chùi.

Thân em như cúc mọc bờ rào,

Kẻ qua ngắt nhụy, người vào bẻ bông.

Thân em như miếng bánh xèo,

Nằm trong chạn bếp... biết mèo nào tha.

Thân em như tấm lụa điều,

Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương.

Thân em như cá trong bồn,

Không ăn có chịu, tiếng đồn oan chưa!

Thân em như cái chuông vàng,

Để trong thành nội có ngàn quân canh.

Thân anh như thể cái chày,

Bỏ lăn bỏ lóc chờ ngày dộng chuông.

Thân em chẳng đáng mấy tiền,

Vì tình em nặng, mấy nghìn cũng mua.

Thân em như mấy củ khoai,

Sáng sáng anh đói, anh nhai đỡ lòng.

Thân em như cỏ ngoài đồng,

Buồn thì anh nhổ, anh trồng rau răm.

Thân em như cánh chuồn chuồn,

Khi vui nó đậu, khi buồn nó bay.

Thân em như giọt nắng xuân,

Mơ vào cửa phủ thấm vần thơ anh.

Thanh Trì có bánh cuốn ngon,

Có gò Ngũ Nhạc có con sông Hồng.

Thanh Trì cảnh đẹp người đông,

Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh.

Trầu Bà Điểm xé ra nửa lá,

Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi,

Buồn tình gá nghĩa mà chơi,

Hay là anh quyết ở đời với em?

Thương thay thân phận con rùa,

Lên đình đội hạc xuống chùa đội bia.

Thương thay cây quê giữa rừng,

Cay nồng ai biết, ngát lừng ai hay.

Thương thay thân phận đàn bà,

Hơn hai, ba tuổi vẫn là đàn em.

Trầu Đồng Nai trầu ăn nhả bã,

Thuốc Đồng Môn thuốc hút phà hơi.

Trầu nồng thuốc thắm ai ơi,

Gá duyên chồng vợ ở đời trăm năm.

Tháng chạp là tháng trồng khoai,

Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.

Tháng ba cày vỡ ruộng ra,

Tháng tư làm mạ mưa sa đầy đồng.

Ai ai cùng vợ cùng chồng,

Chồng cày vợ cấy trong lòng vui thay.

Tháng năm gặt hái đã xong,

Nhờ trời một mẫu năm nong thóc đầy.

Năm nong đầy em xay em giã,

Trấu ủ phân, cám bã nuôi heo.

Sang năm lúa tốt tiền nhiều,

Em đem đóng thuế, đóng sưu cho chồng.

Đói no có thiếp có chàng,

Còn hơn chung đỉnh giàu sang một mình.

Tháng giêng là tháng ăn chơi,

Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà.

Tháng ba thì đậu đã già,

Ta đi, ta hái về nhà phơi khô.

Tháng tư đi tậu trâu bò,

Để ta sắp sửa làm mùa tháng năm.

Sớm ngày đem lúa ra ngâm,

Bao giờ mọc mầm ta sẽ vớt ra.

Gánh đi, ta ném ruộng ta,

Đến khi nên mạ, thì ta nhổ về.

Lấy tiền mượn kẻ cấy thuê,

Cấy xong rồi mới trở về nghỉ ngơi.

Cỏ lúa dọn đã sạch rồi,

Nước ruộng vơi mười, còn độ một hai.

Ruộng thấp đóng một gàu giai,

Ruộng cao thì phải đóng hai gàu sòng.

Chờ cho lúa có đòng đòng,

Bây giờ ta sẽ trả công cho người.

Bao giờ cho đến tháng mười,

Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta.

Gặt hái ta đem về nhà,

Phơi khô quạt sạch ấy là xong công.

Tháng giêng chân bước đi cày,

Tháng hai vãi lúa ngày ngày siêng năng.

Thuận mưa lúa tốt đằng đằng,

Tháng mười gặt lúa ta ăn đầy nhà.G

Tháng giêng ăn tết ở nhà,

Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè.

Tháng tư đong đậu nấu chè,

Ăn tết đoan ngọ trở về tháng năm.

Tháng sáu buôn nhãn bán trăm,

Tháng bảy hôm rằm, xá tội vong nhân.

Tháng tám chơi đèn kéo quân,

Trở về tháng chín chung chân buôn hồng.

Tháng mười buôn thóc, bán bông,

Tháng một tháng chạp nên công hoàn thành.

Trời cho cày cấy đầy đồng,

Xứ nào xứ nấy trong lòng vui ghê.

Một mai gặt lúa đem về,

Thờ cha kính mẹ nhiều bề hiếu trung.

Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

Thằng Sang nói chuyện lung tung

Thằng Trung nói chuyện mọi người dễ nghe

thằng Sang như con chó đẻ

Nó ngu hơn cả thằng điên giữa đường

U[sửa]

Uốn cây từ thuở còn non

Dạy con từ thuở con còn ngây thơ

Ước gì sông rộng một gang,

Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.

Ước gì anh hóa ra gương,

Để cho em cứ ngày thường em soi.

Ước gì anh hóa ra cơi,

Để cho em đựng cau tươi trầu vàng.

Uốn tre uốn thuở còn măng,

Dạy vợ dạy thuở băn khoăn mới về.

Ước gì sông hẹp một gang,

Bắc cầu trải gấm cho chàng sang chơi.

V[sửa]

Về ăn bánh đúc lá đa,

Người ơi người hỡi công cha ngày ngày.

Văn chương đựng không đầy lá mít,

Võ thì đá không bể nổi mảnh sành,

Nghe vua treo bảng cũng xòng xành ra thi.

Bảng đề không biết chữ chi,

Mài nghiên, mút bút có khi hết ngày.

Ví dầu dượng cháu người dưng,

Cháu cho dượng lấy dượng cưng suốt đời.

Văn chương phú lục chẳng hay,

Trở về làng cũ, học cày cho xong.

Sớm ngày vác cuốc thăm đồng,

Hết nước thì lấy gàu sòng tát lên.

Hết mạ ta lại quảy thêm,

Hết lúa ta lại mang tiền đi đong.

Nữa mai lúa chín đầy đồng,

Gặp về đập sảy bõ công cấy cày.

X[sửa]

Xa xôi em chớ ngại ngùng,

Xa người, xa tiếng nhưng lòng không xa.

Xấu xa cũng thế chồng ta,

Dù cho tốt đẹp cũng ra chồng người.

Y[sửa]

Yêu nhau yêu cả đường đi,

Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.

Yêu nhau mấy núi cũng trèo,

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.

Yêu nhau cởi áo trao nhau,

Về nhà mẹ hỏi, qua cầu gió bay.

Yêu nhau củ ấu cũng tròn,

Ghét nhau thì củ bồ hòn cũng vuông.

Yêu nhau cau bảy bổ ba,

Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.

Những bài ca dao khác[sửa]

Tiền trao cháo múc

Không tiền cháo trút trở ra

Tin nhau buôn bán cùng phịch nhau

Thiệt hơn, hơn thiệt, trước sau như lời

Thay gì lừa đảo kiếm lời

Một nhà ăn uống, tội trời riêng mang

Theo chi những thói gian tham

Pha phôi thực giả tìm đường dối nhau

Của phi nghĩa có giàu đâu

Ở cho ngay thật giàu sau mới bền

Mẹ già như chuối ba hương,

Như cơm nếp mật, như đường mía lau.

Đường mía lau càng lâu càng ngát,

Cơm nếp mật ngào ngạt hương say.

Ba hương lây lất tháng ngày,

Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi.

Mẹ già như áng mây trôi,

Như sương trên cỏ, như lời hát ru.

Lời hát ru vi vu trong gió,

Sương trên cỏ khó vỡ dễ tan.

Mây trôi lãng đãng trên ngàn,

Gió đưa tan, hợp, hợp, tan, nao lòng.

Xem tiếp[sửa]

Ca dao Việt Nam châm biếm, hài hướcCa dao Việt Nam về tình yêu quê hương, đất nước, con ngườiCa dao Việt Nam về quan hệ xã hộiCa dao Việt Nam về tình cảm gia đình
Black Haze
9 tháng 9 2018 lúc 16:38

Cần Thơ là tỉnh,

Cao Lãnh là quê,

Anh đi lục tỉnh bốn bề,

Mải đi buôn bán chẳng về thăm em.

Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,

Anh có thương em, xin sắm một con đò, Để em qua lại mua cò gởi thơ.

Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,

Anh có thương em, cho bạc cho tiền,

Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê.

Con trai trong Quảng ra thi,

Thấy con gái Huế chân đi không đành.

Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy,

Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.

Viết thư thăm hết mọi nhà,

Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em.

Chỉ điều xe tám, đậu tư,

Anh đi Gia Định thư từ cho em.

Chị Hươu đi chợ Đồng Nai

Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.

Chợ Sài Gòn cẩn đá

Chợ Rạch Giá cẩn xi măng

Giã em xứ sở vuông tròn

Anh về xứ sở không còn ra vô.

Black Haze
9 tháng 9 2018 lúc 16:40
Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông. 

          Thân em như chẽn lúa đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Ở đâu năm cửa, nàng ơi!

Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?

Sông nào bên đục bên trong?

Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?

Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?

Ở đâu mà lại có thành tiên xây?

Thành Hà nội năm cửa, chàng ơi!

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

Nước sông Thương bên đục bên trong,

Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,

Ở trên tỉnh Lạng, có thành tiên xây.

Nguyễn Thiên An
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Hà
Xem chi tiết
Huy Phạm
7 tháng 9 2021 lúc 22:26

Bạn vô lý thật mỗi người có một ngày khai trường khác nhau làm sao mà làm đc

 

Tho nguyen van
7 tháng 9 2021 lúc 22:30

Vào gu gồ mà tra í tra j trên đây

Huy Phạm
7 tháng 9 2021 lúc 22:33

Mà người ta vt trường của người ta xong bạn chỉnh sửa thì thà bạn tự vt còn hơn