Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Hoàng Tường Vi
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
15 tháng 10 2016 lúc 21:23

Sự bùng nổ dân số diễn ra ở các nước Châu Á , Châu Phi , Mỹ LaTinh vào những năm 50 của thế kỷ XX, xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên đến 2,1% 

Nguyễn Trần Thành Đạt
16 tháng 10 2016 lúc 9:43

Vào khoảng thế kỉ XX.

Nguyễn Thị Anh Thư
22 tháng 10 2017 lúc 19:16

- Từ những năm 50 của thế kỉ XX, dân số tăng nhanh và đột ngột.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 4 2017 lúc 10:57

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bùng nổ dân số ở đô thị của các nước châu Phi là sự gia tăng dân số tự nhiên cao cùng với sự di chuyển ồ ạt từ nông thôn vào các thành phố lớn. Chọn: A.

vũ phương mai
Xem chi tiết
le thi khanh linh
Xem chi tiết
Hiền
Xem chi tiết
Bình Trần
30 tháng 5 2021 lúc 18:02

Phong trào giải phóng dân tộc là phong trào đấu tranh đòi quyền độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới trong thế kỷ 20, chủ yếu từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 năm 1945.

Trước Thế Chiến thứ 2, đa số các nước kém phát triển trên thế giới là thuộc địa của các nước giàu có. Các nước đế quốc đã ra sức bóc lột tài nguyên, nhân lực vật lực của các nước thuộc địa, gây mâu thuẫn gay gắt giữa người dân thuộc địa và chính phủ nước chính quốc. Xuất hiện các phong trào đòi quyền độc lập dân tộc (trở thành nước độc lập, tự do, không bị nước khác áp đặt quyền cai trị), nhưng đa số bị dập tắt do các nguyên nhân khác nhau.

Sau 1945, chủ nghĩa thực dân cũ bước đầu bị sụp đổ. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp, mang đến tiếng nói cho các dân tộc bị áp bức. Cách mạng giải phóng dân tộc thành công tại một số nước tiên phong như Việt Nam lan ra các nước khác trên thế giới. Phong trào giải phóng dân tộc bắt đầu diễn ra sôi nổi mạnh mẽ và rộng lớn ở Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Từ 1954 – 1960, hệ thống thuộc địa tan vỡ nhanh chóng, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào lan rộng sang Châu Phi, Mỹ La Tinh. Ở đây đặc biệt phải tính tới vai trò của Chủ nghĩa Cộng sản, tác động về mặt tư tưởng và nhân sự của Đệ Tam Quốc tế, đứng đầu là Liên Xô.

Các nước đế quốc cũ bị Thế chiến thứ 2 làm kiệt quệ đành phải từ bỏ thuộc địa của mình (như Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha). Ấn Độ là trường hợp điển hình, khi mà thực dân Anh đồng ý trao trả quyền độc lập năm 1947. Đồng thời sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế của các nước này làm giảm sự lệ thuộc của họ vào khai thác tài nguyên tại các thuộc địa. Các phong trào quyền con người và quyền bình đẳng tại các quốc gia (như phong trào bình đẳng giới, thiểu số, da đen..) đã làm thay đổi cơ cấu chính trị tại các quốc gia phát triển, nhiều đảng phái cấp tiến lên lãnh đạo, khiến họ dần dần chấp nhận quyền độc lập của các quốc gia thuộc địa. Đồng thời tổn thất nặng nề trong các cuộc chiến tranh tại các nước thuộc địa đã buộc các nước thực dân phải từ bỏ tham vọng của mình. Thất bại nặng nề tại Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đã buộc Pháp phải rút quân tại Việt Nam. Một loạt các thuộc địa của Anh Quốc đã được độc lập vì lý do tương tự. Theo những người cộng sản, Chủ nghĩa thực dân mới dễ được chấp nhận hơn dần dần thay thế chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

Đại hội đồng Liên hiệp Quốc khóa XV năm 1960 đã thông qua văn kiện: chiến tranh Lạnh cũng thúc đẩy các quốc gia tích cực ảnh hưởng và tranh chấp tới các quốc gia thuộc địa cũ. Hệ thống các nước Xã hội Chủ nghĩa tích cực tài trợ cho các cuộc đấu tranh giành độc lập và thiết lập chế độ cộng sản tại các nước. Trong khi đó, các nước chống cộng đứng đầu là Mỹ cũng tích cực thúc đẩy quá trình trao độc lập và thành lập các chính quyền thân Mỹ tại các nước thuộc địa cũ. Các cuộc chiến tranh hoặc xung đột diễn ra thường xuyên giữa hai phe này tại các quốc gia ở châu Á (như tại Indonesia hay Malaysia), châu Mỹ Latin.

Từ cuối thế kỷ 20 và sang thế kỷ 21, đa số các nước trên thế giới đã giành được độc lập. Tuy nhiên sự lệ thuộc của các nước nghèo và các nước giàu, trong khi các nước giàu vẫn can thiệp vào chính trị của các nước nghèo vẫn phổ biến. Thế giới bị phân cực, trước từ hai thái cực đã chuyển sang đa cực xoay quanh các nước mạnh trên thế giới (Hoa Kỳ, châu Âu, Nga, Trung Quốc). Sự trỗi dậy của Trung Quốc và chủ nghĩa thực dân mới của các cường quốc áp đặt lên các nước châu Phi và một số nước ở châu Á đang diễn ra mạnh mẽ.

Vương Quốc Anh
Xem chi tiết
Quốc Đạt
7 tháng 12 2016 lúc 16:38

1. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á bùng nổ mạnh mẽ là do những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc phải chịu nhiều đau khổ bởi chính sách khai thác thuộc địa của thực dân. Đặc biệt phong trào chịu tác động và ảnh hưởng sâu sắc của Cách mạng tháng Mười Nga - đã chỉ ra con đường đấu tranh giành độc lập là con đường cách mạng vô sản do giai cấp công nhân lãnh đạo.

Quốc Đạt
7 tháng 12 2016 lúc 16:38

2.

Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4-5-1919, nhằm phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc. Mở đầu phong trào là cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước Bắc Kinh tại Quảng trường Thiên An Môn, đòi trừng trị những phần tử bán nước trong chính phủ. Phong trào nhanh chóng lan rộng khắp 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia, đặc biệt là giai cấp công nhân.

Phong trào Ngũ tứ đã mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc xuất hiện trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập. Phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

Từ sau phong trào Ngũ tứ, việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Trung Quốc phát triển nhanh chóng, sâu rộng. Với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, năm 1920, một số nhóm cộng sản đã ra đời. Trên cơ sở các nhóm này, tháng 7-1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc. Từ đây, giai cấp vô sản Trung Quốc đã có chính đảng của mình để từng bước nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.

Mình ko chắc chắn bài này cho lắm

Thảo Phương
4 tháng 12 2017 lúc 19:34

Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939 :
Nêu những sự kiện chính :
- Phong trào Ngũ tứ, sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Chiến tranh Bắc phạt 1926 - 1927
- Nội chiến 1927 - 1937.
- Cuộc kháng chiến chống Nhật từ năm 1937.

Diên Diên
Xem chi tiết
۞Mega Destroy۞
10 tháng 12 2016 lúc 13:27

Bùng nổ dân số:

-Châu Phi là nơi có nền kinh tế, y học, giáo dục,.... chậm phát triển nếu bùng nổ dân số càng nhiều thì các vấn đề về ăn, mặc, học, ở, thu nhập,... sẽ ko thể ổn định đc

Xung đột sắc tộc:

- Người ta ước tính, ở châu Phi hiện nay có đến gần 1.000 dân tộc, bộ tộc khác nhau. Mỗi một dân tộc có nhiều đặc điểm riêng biệt. Tại đó, ảnh hưởng của chính phủ trung ương chỉ là một phần, còn phần quan trọng hơn là sự chi phối bởi quyền uy và tín nhiệm của những người tộc trưởng của các bộ tộc. Những người lao động của các bộ tộc có bất đồng với nhau hoặc bất đồng với chính phủ trung ương, nếu không có biện pháp tháo gỡ rất rễ gây bùng nổ=> gây ra chiến tranh mà châu Phi đã nghèo rồi khi xảy ra chiến tranh sẽ rất khó khăn trong việc khắc phục hậu quả( Phần này cậu tự chọn ý chính nhé)

 

Võ Thị Kim Dung
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
19 tháng 3 2016 lúc 17:50

Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á bùng nổ mạnh mẽ là do những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc phải chịu nhiều đau khổ bởi chính sách khai thác thuộc địa của thực dân. Đặc biệt phong trào chịu tác động và ảnh hưởng sâu sắc của Cách mạng tháng Mười Nga - đã chỉ ra con đường đấu tranh giành độc lập là con đường cách mạng vô sản do giai cấp công nhân lãnh đạo.

Băng Băng
21 tháng 12 2018 lúc 12:06

Do những hậu quả của Chiến tranh TG thứ nhất, các nước thực dân ko ngừng khai thác bóc lột nhân dân nhằm khôi phục lại nền kinh tế. Vì vậy nhân dân các nước thuộc địa phải gánh chịu nhìu đau khổ

halinhvy
21 tháng 12 2018 lúc 12:09

Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á bùng nổ mạnh mẽ là do những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc phải chịu nhiều đau khổ bởi chính sách khai thác thuộc địa của thực dân. Đặc biệt phong trào chịu tác động và ảnh hưởng sâu sắc của Cách mạng tháng Mười Nga - đã chỉ ra con đường đấu tranh giành độc lập là con đường cách mạng vô sản do giai cấp công nhân lãnh đạo.

gtrutykyu
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
17 tháng 11 2016 lúc 21:00

3.- Sự phân bố dân cư ở châu Phi: + Mật độ dưới 2 người/km2: hoang mạc Xa-ha-ra, hoang mạc Na-mip và hoang mạc Ca-la-ha-ri. + Từ 2 đến 20 người/km2: miền núi At-lat, đại bộ phận lãnh thổ châu Phi. + Từ 21 đến 50 người/km2: ven vịnh Ghi-nê, lưư vực sông Ni-giê, quanh hồ Vích-to-ri-a. + Trên 50 người/km2: vùng ven sông Nin.

- Giải thích sự phân bố dân cư không đều: + Hoang mạc hầu như không có người. Dân cư thường tập trung trong các ốc đảo, các đô thị có quy mô nhỏ và các đô thị này rất thưa thớt. + Môi trường nhiệt đới có mật độ dân cư trung bình, có nhiều thành phố từ 1 đến 5 triệu dân. + Môi trường xích đạo ẩm có mật độ dân cư khá cao, có những thành phố trên 5 triệu dân. + Riêng vùng ven sông Nin có mật độ dân cư cao nhất, vì ở đây có châu thổ phì nhiêu.

 

Bình Trần Thị
17 tháng 11 2016 lúc 21:01

4.- Sự phân bố các thành phố châu Phi có từ 1 triệu dân trở lên: + Bắc Phi: Ca-xa-blan-ca, Ra-bat, An-giê, Tri-pô-li, A-lêch-xan-đri-a và Cai-rô. + Tây Phi: Đa-ca, Cô-na-cri, A-bit-gian, Ac-cra, La-gôt, Kin-sa-xa, Lu-an-đa. + Nam Phi: Kêp-tao, Đuôc-ban, Ma-pu-tô, Giô-han-ne-xbua, Prê-tô-ri-a. + Đông Phi: A-đi A-bê-ba, Nai-rô-đi, Đai-et Xa-lam.

- Các thành phố này phân bố chủ yếu ở ven biển.

 

Seito Kaiba
20 tháng 11 2016 lúc 15:34

-Tỉ trọng dân số của châu Âu và châu Phi nhỏ hơn so vs tỉ trọng dân số thế giới.

Nhận xét: từ năm 2000-2013 dân số châu Phi tăng nhanh đột ngột

-Hậu wả: dân số tăng nhanh, hạn hán triền miên lm cho hàng chục triệu ngx ở châu Phi thường xuyên bị nạn đói đe dọa.

-Dân số châu Phi fân bố ko đồg đều:

+Tập trung đông dân ở ven biển, đồng bằng sông Nin, ven vịnh Ghinê.

+Thưa dân ở hoag mạc, nửa hoag mạc và rừng rậm

Nguyên nhân: vì nơi đó có mưa nhiều, có nguồn nước,...

-Các thành phố từ 1 triệu dân trở lên: An-giê, Ra-bat, Ca-xa-blan-ca, Đa-ca, Cô-na-cri, A-bit-gian, La-gôt, Ac-cra, Kin-sa-xa, Lu-an-đa, Kêp-tao, Đuôc-ban, Giô-han-ne-xbua, Ma-pu-tô, Prê-tô-ri-a, Ha-ra-rê, Đa-et Xa-lam, Nai-rô-bi, A-đi A-bê-ba, Khac-tum, Cai-rô, A-lêch-xan-đri-a, Tri-pô-li.

Nguyên nhân: Vì nơi đây gần biển thuận tiện cho giao thông, có mưa nhiều, khí hậu mát mẻ, có nguồn nước, là nơi trao đổi mua bán dịch vụ,...

-Gia tăng dân số cao, cùng vs sự di cư ồ ạt từ nông thôn vào TP vì lí do thiên tai, xung đột tộc ngx, tôn giáo và chiến tranh. Những đô thị hoá tự phát dã sinh ra nhiều khu ổ chuột, nảy sinh nhiều vấn đề-xã hội cần giải quyết.