Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lê Tuấn Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
26 tháng 10 2021 lúc 20:54

   Tham khảo nhé!

Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước - một món ăn bình dị, quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu, lận đận “bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.
 

Lê Tuấn Đạt
Xem chi tiết
Đinh Nguyễn Kim My
Xem chi tiết
minh nguyet
8 tháng 12 2021 lúc 10:35

Em tham khảo:

    Hai câu thơ cuối trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương giúp ta hình dung về số phận và sự khẳng định vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ. Dẫu cho cuộc đời có nhào nặn, bóp méo cũng không khiến họ biến chất. Rắn nắt mặc dầu vì họ không có quyền quyết định chính số phận của mình. Ta vô cùng thương cảm cho người phụ nữ trong xã hội ấy. Kẻ nặn kia có thể là bất cứ ai. Nhưng dù là ai thì thân phận người phụ nữ cũng bé nhỏ, cũng đáng thương vô cùng. Vượt lên trên sự đau khổ ấy thì người phụ nữ vẫn giữ cho mình phẩm chất tốt đẹp. Đó là "Tấm lòng son" đáng trân quý vô cùng. Tấm lòng ấy là lời tuyên thệ khẳng định một trái tim son sắt, một tấm lòng thủy chung của người phụ nữ. 

Lê Thanh Nhi
Xem chi tiết

Chúng ta đang được sống trong một thế giới tràn đầy hạnh phúc, một thế giới có sự bình đẳng về chủng tộc về mọi tầng lớp dân tộc. Mà trong ta có ai biết được trong xã hội xa xưa người phụ nữ phải chịu đựng một quan niệm cổ hữu sai trái ”trọng nam khinh nữ” Sống trong hoàn cảnh đó,cũng mang trong mình số phận người phụ nữ Hồ Xuân Hương đã viết nên tác phẩm "Bánh trôi nước".

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Chỉ có những chiếc bánh trôi nước mộc mạc giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái trọng nam khinh nữ của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bài thơ chỉ có những vốn từ đơn giản thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc “Thân em” để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã đáng yêu. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời. Làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp thêm màu sắc.

Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Phương Mai
8 tháng 10 2021 lúc 9:41

Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong thế nào đi chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam. Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đẫ đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối vs người phụ nữ - sự bình đẳng giới .Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của cta đang xây dựng, Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp

chúc bạn học tốt                             
                                                                                              #NguồnGG
Xin kk nha!!

-tt- 

Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Phương Mai
8 tháng 10 2021 lúc 14:40

I. Mở bài: giới thiệu tác phẩm Bánh trôi nước

Ví dụ:

Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ tài hoa, thông minh và bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Một trong những tác phẩm chữ Nôm đặc sắc của bà là Bánh trôi nước. bài thơ thể hiện tấm lòng son sắt và thủy chung của người phụ nữ Việt Nam xưa.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

II. Thân bài: Cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước

1. Hai câu thơ đầu: Hình ảnh bánh trôi nước (Thân em vừa trắng lại vừa tròn,Bảy nổi ba chìm với nước non).

Bánh trôi nước trắng, tròn, nhân thì đỏ son, cách nấu bằng luộc trong nước, sống chìm chin nổi, chất lượng rất ngon ngọt,…

Sử dụng các nghệ thuật tu từ như so sánh, đảo ngữ,…

Qua những hình ảnh trên ta thấy được sự đẹp đẽ và trong trắng của bánh trôi nước

2. Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước: 2 câu cuối (Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son.).

Bánh trôi có một vẻ đẹp vừa vặn: Vừa trắng lại vừa tròn

Thân phận của bánh trôi lận đận, gian truân,…

Những vẫn giữ được sự son sắt của tấm lòng son

Người phụ nữ mang vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại chịu nhiều gian truân và khổ cực

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bài Bánh trôi nước

Ví dụ:

Bài thơ được Hồ Xuân Hương thể hiện thân phận người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước hết sức chân thật và sâu sắc.qua bài thơ chúng ta đồng cảm với số phận người phụ nữ Việt Nam xưa.

Dàn ý cảm nhận bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương ngắn gọn nhất  2

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Hồ Xuân Hương và tác phẩm Bánh trôi nước

2. Thân bài

a. Nghĩa tả thực:

- Hình ảnh chiếc bánh trôi nước:

+ Hình dáng: trắng, tròn

+ Đặc tính: bảy nổi ba chìm trong nước khi đem luộc

+ Thành phẩm: bánh khi hoàn thành đem ra thưởng thức trắng ngần, ngon, đẹp

=> Bánh xấu hay đẹp, ngon hay dở đều phải phụ thuộc vào tâm người làm bánh.

b. Nghĩa ẩn dụ:

- Hình ảnh người phụ nữ:

+ Ngoại hình: trắng, tròn →  vẻ đẹp đầy đặn, căng tràn sức sống, quyến rũ

+ Số phận: bảy nổi ba chìm: lận đận, long đong, khổ sở

+ Không có quyền tự quyết định hạnh phúc, cuộc sống của mình

+ Cốt cách: tấm lòng son →  thủy chung, thanh cao và bản lĩnh

=> Hình ảnh giàu ý nghĩa, bộc lộ tiếng nói thương cảm và niềm trân trọng trước những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh.

3. Kết bài

Nêu tình cảm, cảm nghĩ của em
Chúc bạn học tốt!!
~ Xin t.i.ck nha~
-tt-

Khách vãng lai đã xóa
白云尼^^
Xem chi tiết
Tử-Thần /
18 tháng 10 2021 lúc 15:21

Sông núi Nước Nam và Phò giá về kinh là những tác phẩm thể hiện được lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc. Tìm hiểu và Cảm nhận về lòng yêu nước qua Sông núi nước Nam và Phó giá về kinh,

Lili
Xem chi tiết
Gia An
Xem chi tiết
Gia An
28 tháng 10 2021 lúc 15:45

mình cần trước 6h nha, ko copy ( cảm nhận về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ chứ ko phải cảm nhận về bài thơ đâu)

Khách vãng lai đã xóa
Lê Thùy Mai Chi
28 tháng 10 2021 lúc 15:47

mik sẽ đánh một câu:trọng nam khinh nữ

Khách vãng lai đã xóa
Trần Ngọc Bảo Nhi
28 tháng 10 2021 lúc 15:58

mình ngồi 5 phút mới ra đấy

Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt.Trong tác phẩm ” Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hiện lên hình ảnh người con gái “vừa trắng lại vừa tròn”, một người mang vẻ bề ngoài đầy đặn, tròn trịa. Đó là vẻ đẹp tự nhiên, dân dã, không chăm chút mà mộc mạc, tự nhiên nhưng không kém phần duyên dáng với làn da trắng mịn màng. Đấy chính là vẻ đẹp của người con gái lao động hay lam hay làm, đầy mạnh mẽ chốn thôn quê. Ta cũng bắt gặp người phụ nữ như thế xuất hiện trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Vũ Thị Thiết cũng giống như cô gái trong “Bánh trôi nước”, là một người phụ nữ tư dung tốt đẹp, chăm chỉ siêng năng,… khiến Trương Sinh phải đem lòng thương mến mà bỏ ra trăm lạng vàng rước nàng về làm dâu.Vâng, số phận người phụ nữ thời xưa phải chịu bao nhiêu oan khuất, bất hạnh. Bị vu oan, bị nghi ngờ mà không thể giãi bày, không thể minh oan cho bản thân. Số phận của họ ở thế bị động, phải phụ thuộc vào người khác – những gã đàn ông chỉ lấy phụ nữ làm thứ mua vui, tiêu khiển. Họ không làm chủ được số phận của chính họ.

Khách vãng lai đã xóa
Trần Khánh Linh
Xem chi tiết
~ Thanh Tâm ~
21 tháng 10 2018 lúc 17:21

ok

li[

Linh Trần Khánh
21 tháng 10 2018 lúc 17:29

Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương là một bài thơ thuộc thể loại thất ngôn tứ tuyệt, mượn hình ảnh chiếc bánh trôi một cách tinh tế để nói về người phụ nữ. "Thân em vừa trắng lại vừa tròn" ý chỉ thân hình trắng trẻo, đầy đặn của người phụ nữ. Có nhan sắc xinh đẹp như vậy, những người phụ nữ xưa vẫn không được hưởng hạnh phúc mà phải "bảy nổi ba chìm với nước non". Long đong, lận đận cả cuộc đời, họ vẫn không thể tự quyết định số phận của mình mà "rắn nát" lại phải phó mặc vào "tay kẻ nặn". Tuy vậy, tâm hồn họ vẫn vô cùng chung thủy, son sắt, giữ được những phẩm hạnh, đạo đức quý giá "mà em vẫn giữ tấm lòng son". Bài thơ còn thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với những người phụ nữ "hồng nhan bạc mệnh". Số phận họ bị định đoạt bởi những tư tưởng "trọng nam khinh nữ" lạc hậu của xã hội đương thời.

Trâm Đen
Xem chi tiết
minh nguyet
8 tháng 1 2022 lúc 9:47

Em tham khảo:

Trong xã hội phong kiến xưa, thân phận của người phụ nữ vô cùng nhỏ bé, bất hạnh, họ là đối tượng bị xã hội phong kiến đối xử bất công, tàn nhẫn. Vì vậy mà đã có rất nhiều những tác phẩm thơ văn của các nhà thơ Trung đại hướng ngòi bút của mình đến những con người này. Một trong số đó không thể không kể đến nhà thơ Hồ Xuân Hương, bà là một nhà văn nữ tài năng, bà viết về những người phụ nữ phong kiến bằng tất cả những tình thương, sự xót xa đồng cảm. Đồng thời bà cũng sẵn sàng phê phán, chỉ trích những bất công của xã hội bằng những lời lẽ sâu cay, thâm thúy nhất, vì đã làm cho cuộc đời những người phụ nữ này đau khổ. Ta có thể thấy, trong tất cả những sáng tác thơ văn của Hồ Xuân Hương, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số rất hiếm những bài thơ có giọng điệu dịu dàng, nữ tính khi thể hiện những nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

nguyễn minh trang
Xem chi tiết
Thảo Phương
30 tháng 10 2016 lúc 21:31

Nói đến người phụ nữ là nói đến cái đẹp, tình yêu thương và đức hi sinh. Họ cống hiến hết cho cuộc đời mà không đòi hỏi quyền lợi vật chất nào ngoài sự trân trọng, cảm thông và chia sẻ. Nhưng những cái đó hầu như không được gia đình và xã hội quan tâm vì cho rằng thiên chức của phụ nữ là phục tùng vô điều kiện. Hiểu rõ điều bất công đó nên Hồ Xuân Hương đã viết nên những câu thơ thấm đẫm nỗi xót xa, chua chát như trên. Hồng nhan là cách gọi những phụ nữ đẹp, rộng hơn là để chỉ chung giới nữ. Nhưng gọi là cái hồng nhan có nghĩa là đã hạ nó xuống ngang hàng với những vật vô tri vô giác khác. Nỗi hờn tủi, bẽ bàng chất chứa trong câu thơ: Trơ cái hồng nhan với nước non in đậm dấu ấn phong cách diễn tả độc đáo của Xuân Hương.Tâm sự trĩu nặng nỗi buồn thân phận và duyên phận của nữ sĩ không biết ngỏ cùng ai nên càng cuộn xoáy, day dứt trong lòng giữa đêm khuya thanh vắng. Nhưng dù bị phụ phàng hay quên lãng thì nhân vật trữ tình trong bài thơ vẫn không tuyệt vọng, vẫn khao khát sống mạnh mẽ, vẫn ước ao đến cháy lòng hạnh phúc tròn đầy, vẫn mong muốn được san sẻ và bù đắp những tình cảm chân thành nhất giữa người với người.

nguyễn minh trang
30 tháng 10 2016 lúc 13:47

Trong đó phải có từ đồng nghĩa trái nghĩa nhé

Linh Phương
30 tháng 10 2016 lúc 14:36

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.