Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
giang5b
Xem chi tiết
Arima Kousei
8 tháng 4 2018 lúc 21:33

Còn nốt mấy tháng nữa là tôi phải xa mái trường cấp một thân yêu rồi, chẳng ai nhắc đến nhưng tại sao bỗng dưng cảnh tượng chia tay làm cho tôi buồn bã đến thế. Tôi không thể kìm nén được cảm xúc của mình khi nghĩ đến cảnh phải xa mái trường năm năm trời gắn bó, xa thầy cô thân yêu, xa bạn bè lên cấp hai mỗi đứa một lựa chọn, một trường khác nhau. Thế là không thể học cùng nhau nữa rồi.
            

Xa trường là xa thầy cô yêu dấu, những ngày tháng học hành mới thấy được những tình cảm mà thầy cô đã dành cho tôi. Cấp một là chặng đương học đầu tiên của mỗi con người, khi ấy là lúc chúng ta đang chập chững bước vào cuộc đời và điều cốt yếu là một người chỉ dẫn cho ta xác định hướng đi đúng hướng. Cấp một không chỉ là học đầu tiên mà còn là học làm người. chính vì thế những người lái đò là một hương dẫn viên đưa ta đi đúng hướng để phát triển hoàn thành con người. Thầy cô dạy tôi luôn đem đến cho tôi những cảm xúc khác nhau, môi một thầy một cô đều có một tác phong để ta học tập. thầy cô không chỉ đem lại tri thức mà còn đem lại những bài học quý giá của cuộc sống này. Nghĩ đến khi phải chia tay những người cha người mẹ thứ hai của mình tôi thấy buồn vô hạn. Rồi mai này khi tôi đi học cấp hai tôi còn có thời gian để về trường thăm thầy cô nữa không, rồi khi lớn lên rồi thầy cô chuyển trường thì tôi biết làm sao đây. Nhớ nhất là những thầy cô chủ nhiệm, họ luôn là những người đưa cá nhân tôi và lớp đi lên phát triển. nếu phải xa thầy cô tôi như mất đi một phần nào đó trong cuộc sống dẫu biết rằng còn có nhiều thầy cô khác nhưng thầy cô nơi đây là những thầy cô đầu đời của cuộc đời mỗi con người vì thế tôi thấy luyến tiếc lắm khi chia tay.

Xa trường tôi nhớ bạn bè tôi nhiều lắm, những giờ học trên lớp với những cánh tay nhỏ nhắn phát biểu xây dựng bài, những lúc không hiểu bài nhờ người bạn của mình để giảng hộ. có câu nói “ học thầy không tày học bạn” thật không sai. Bạn không chỉ là chỗ để ta học tập mà còn để ta chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống. Khi buồn khi vui đều có thể chia sẻ với bạn của mình, những giờ ra chơi thật vui vẻ. chúng tôi hoặc ngồi bàn tán với nhau về những chuyện xảy ra xung quanh cuộc sống những suy nghĩ ngay ngô những nụ cười hồn nhiên của chúng tôi như xóa tan đi tiết học mệt mỏi và bắt đầu với môn tiết học mới. Thế mà giờ đã phải chia tay nhìn mặt đứa nào cũng đáng yêu thế ngày thường có những lúc nói xấu nhau cãi cọ nhau thế nhưng sao giờ đây nhìn thấy ai trong lớp cũng yêu đến thế, không muốn rời đến thế. Cả cái cậu bạn ngày nào suốt ngày chêu tôi,dọa sâu tôi, đùa tôi để cho cả lớp chêu đáng ghét như thế mà giờ đây khi sắp phải xa cậu ta tôi lại thấy không muốn đuổi đánh cậu ta nữa.
           

Xa trường tôi đâu chỉ nhớ con người mà tôi còn nhớ những đồ vật , cảnh vật cảu trường, nhớ từng tiết học, từng buổi sinh hoạt ngoại khóa, giò chào cờ đầu tuần thứ hai, rồi buổi lao động của những đứa như tôi lấm lem, bê bết đất. tôi thẫn thờ một mình đi qua những hành lang đầy nắng đưa mắt nhìn lại từng vách tương góc lớp thân quen. Dãy nhà ba tầng cao vời vợi so với cái tầm nhìn của tôi, tôi biết mai này lớn lên còn rất nhiều thứ để còn lớn hơn dãy nhà này nữa và cuộc sống đến thời gian trôi đi sẽ để lại những kỉ niệm khó phai trong lòng người, và đây chính là cuộc chia tay đầu tiên diễn ra trong cuộc đời học sinh của tôi. Mấy dãy ghế đá ngoài sân kia là chỗ chúng tôi hay ngôi tán phét nói những chuyện trên trời dưới bể và nhận xét một cách vội vàng những hiện tượng ấy. cũng có khi là ngồi đợi bạn thân tan học ra về. đồng thời nó cũng là chỗ để cho chúng tôi ăn quà vặt trong giờ ra chơi. Nào là bim bim nào là kem, kẹo mút ôi những món quà vặt ấy chúng tôi phải xin mãi hay tích góp tiền mới có mà ăn. Những rặng cây cao rì rào trước gió. Tôi muốn ở lại đây với chúng chơi trên những bóng mát của chúng mãi thôi.
            

Tạm biệt nhé những kỉ niệm dấu yếu thời gian dần trôi đi và tôi sợ một ngày nào đó khi về lại mái trường này thầy cô dậy tôi sẽ không còn ở nơi đây nữa, những hàng cây kia liệu có còn đứng ở đó không. Về đến trường liệu rằng còn ai nhận ra tôi nữa. Ôi mái trường mến yêu này tôi yêu bạn đến mức không thể nào bước chân đi. Nhưng cuộc sống phát triển và tôi không thể nào tránh khỏi quy luật ấy.

huyền trang
8 tháng 4 2018 lúc 21:33

“Tuổi còn thơ ngày hai buổi đến trườngYêu quê hương qua từng trang sách nhỏ”Nhà thơ Giang Nam đã nói hộ chúng ta: Quê hương và ngôi trường gắn bó với tuổi thơ không chỉ của riêng ai. Em cũng vậy. Mỗi khi bước chân đến cổng trường, lòng em lại rộn lên lời hát: “Em yêu trường em với bao bạn thân và cô giáo hiền như yêu quê hương. Cắp sách đến trường trong muôn vàn yêu thương”. Đó là tình cảm của em dành cho ngôi trường THCS Nguyễn Nghiêm – nơi đã vô cùng gắn bó với em ngay từ những ngày đầu tiên vào học ở đây.Em yêu cây phượng vĩ rộn rã tiếng ve ngân khi mùa hè đến, hoa nở đỏ rực một góc trời làm sáng bừng cả ngôi trường thân yêu của chúng em. Em yêu hàng cây bằng lăng với những chùm hoa tim tím như màu mực học trò. Em yêu cây bàng cùng những tán lá xòe rộng như cái ô xanh khổng lồ che nắng cho lũ học trò tinh nghịch chơi bịt mắt bắt dê sau những giờ học lí thú nhưng cũng đầy căng thẳng. Ngôi trường của em không đồ sộ, to lớn, cũng không đầy đủ các phương tiện hiện đại như các ngôi trường ở những thành phố lớn, nhưng đối với em nó quý giá vô cùng. Bởi hàng ngày, em đến đây để được biết thêm bao điều mới mẻ. Em được biết những áng văn hay, những vần thơ đẹp giàu tình cảm. Em hiểu hơn những trang sử hào hùng của dân tộc ta. Em được đưa đến những vùng đất mới có thiên nhiên, động thực vật và nhất là con người trên Trái Đất. Em được khám phá những tính chất, định lý toán học, vật lý, hóa học. Được đến với những nốt nhạc trầm bổng, những bài dân ca của ba miền đất nước. Có được tất cả những điều ấy là nhờ công lao của thầy giáo, cô giáo kính yêu của chúng em. Thầy cô dạy cho chúng em những đức tính tốt đẹp, những đạo lý để làm người. Thầy cô luôn quan tâm đến chúng em, mừng trước sự tiến bộ của chúng em, trăn trở vì những khuyết điểm mà chúng em vấp phải.Từ cái bến bình yên là ngôi trường THCS Nguyễn Nghiêm. Tình cảm của chúng em đối với thầy cô giáo là tình cảm thiêng liêng, sâu sắc. Thầy cô đã hết lòng vì đàn em thân yêu như tấm lòng của cô Trinh, Cô Thanh Hà, Thầy Sáu, Thầy Ngữ, Thầy Việt, Thầy Cừ, Cô Thanh, Cô Bé, Cô Tuyết Cô Hồng và tất cả các thầy giáo cô giáo trong trường. Chúng em vô cùng biết ơn công lao to lớn ấy. Mái trường thân yêu này lưu giữ cho tuổi học trò chúng em bao kỉ niệm yêu thương, giận hờn, vui buồn. Bên bài văn hay, bài toán khó chúng em cùng nhau thảo luận thật sôi nổi. Tìm được câu chuyện lí thú thì kể cho nhau nghe. Không may bạn nào đau ốm thì chia nhau chép cho bạn, giảng bài cho bạn hiểu. Bạn gặp khó khăn thì động viên, giúp đỡ, có niềm vui thì cùng chia sẻ. Ngoài giờ học chính khóa ra, em rất yêu những tiết học ngoại khóa, vì nó giúp em thêm yêu lớp, yêu trường, yêu Tổ quốc VN.Em rất tự hào về những thành tích nổi bật của trường: nhiều năm đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia, có thành tích về học tập đứng đầu huyện. Liên Đội trường nhiều năm liên tiếp đạt danh hiệu Liên Đội xuất sắc cấp tỉnh. Nhiều học sinh tham gia các cuộc thi lớn và đạt giải cao… Cũng chính ngôi trường này đã góp phần đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Người có cương vị cao cấp như Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương cùng nhiều nhà khoa học, nhà văn, nghệ sĩ,…nổi tiếng. Em rất yêu quý ngôi trường xinh xinh có bề dày thành tích một cách đáng nể. Ngôi trường chứa chan bao nhiêu kỉ niệm tuổi học trò, tình cảm sâu sắc với thầy cô, bè bạn. Em thầm hứa rằng sẽ cố gắng học tập thật tốt để góp phần rạng danh nhà trường. Dù sau này đã trưởng thành, em sẽ mãi mãi không quên hình ảnh của ngôi trường này – nơi đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. 

K CHO MK NHA MN

Premis
9 tháng 4 2018 lúc 17:41

 Năm năm học lặng lẽ trôi qua thật nhanh. Và giờ đây, em sẽ phải nói lời tạm biệt mái trường Tiểu học Lê Quý Đôn thân yêu – nơi chất chứa bao yêu thương, nơi có biết bao người thầy, người cô tâm huyết đưa chúng em đến bến bờ tri thức. Cảm xúc khi sắp phải chia tay với những người cha, người mẹ hiền luôn hết lòng chăm sóc cho đàn con và cả những cô cậu học trò đáng yêu, tinh nghịch thật khó diễn tả bằng lời. Biết bao kỉ niệm buồn vui cùng thầy cô, bạn bè cứ dần hiện về trong tâm trí như những thước phim quay chậm, làm sao có thể phai mờ, làm sao có thể lãng quên,... Lòng bồi hồi, bâng khuâng nhớ lại ngày đầu tiên tới lớp... Vẫn còn đây những e dè, nhút nhát và cả những giọt nước mắt chẳng thể biết lí do. Vẫn còn đây hình ảnh người cô - nhẹ nhàng lau nước mắt, ôm chặt em vào lòng rồi đưa em vào cửa lớp. Và còn đây những tiết học sôi nổi, những ánh mắt thân thương, những tiếng cười giòn giã,... Tất cả, tất cả như mới trong ngày hôm qua. Em thầm cảm ơn các thầy, các cô – những người đã dạy dỗ em trong suốt năm năm qua. Những bài giảng của thầy cô là hành trang không thể thiếu trong cuộc hành trình đến với những ước mơ mà em đã chọn. Em gửi tới thầy cô – những người đưa đò cần mẫn – lời chúc tốt đẹp nhất. Còn các bạn cùng lớp – những người anh em, tớ chúc các cậu luôn thành công trong cuộc sống. Mái trường ơi, cho em gửi một niềm yêu và nỗi nhớ. Sẽ có ngày em về lại nơi đây!...

Huyền Thụn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
2 tháng 8 2017 lúc 14:48

Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng.

Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi cho đứa em gái ngây thơ của mình. Thủy tuy còn nhỏ và khá trẻ con, nhưng hành động “võ trang cho con Vệ Sĩ”, đem đặt đầu giường để gác đêm cho anh để anh không chiêm bao thấy ma nữa xuất phát từ tình anh em. Thủy không thể chịu đựng nổi khi thấy Thành đem chia hai con búp bê, con Vệ Sĩ và con Em nhỏ ra, em càng không thể cầm lòng khi em biết chỉ trong một thời gian ngắn ngủi thôi, em phải xa người anh trai mà em hết lòng tôn sùng và yêu mến. Hai anh em cũng chỉ là hai con búp bê có cảm xúc phải chia tay nhau khi còn quá nhỏ để luyến lưu một góc trời ký ức đầy dư âm và kỷ niệm. Hai em không phải là người quyết định cuộc chia tay ấy mà chính quyết định ly hôn của ba mẹ hai em đã khiến cho hai em phải xa nhau, xa những tháng ngày hạnh phúc và đầy những ký ức đẹp như cổ tích. Khi biết chuyện, cô và các bạn của Thủy đã rất đau lòng, càng đau lòng hơn khi phải đối mặt với một sự thật phũ phàng rằng từ nay Thủy sẽ không còn được đi học nữa. Sự thật vẫn là sự thật. Em chỉ ước một điều là cái tổ ấm nhỏ bé ấy sẽ không bị tan vỡ và nụ cười lại nở trên mối hai anh em tội nghiệp. Người lớn thì có bao giờ hiểu được con trẻ nghĩ gì khi tuy còn nhỏ mà chúng phải chứng kiến cảnh ba mẹ bỏ nhau và phải nói lời chia xa với những người mà mình yêu thương nhất. Hai con búp bê cũng phải chúng kiến cảnh tượng đau lòng đó. Em không biết là chúng có khóc không nếu chúng phải chia tay nhau sau một thời gian dài bên nhau, chơi đùa cùng hai con người đáng yêu và dễ thương như hai thiên thần. Có thể chúng sẽ không khóc đâu vì búp bê làm gì có nước mắt. Nhưng cuộc chia tay đã làm nhói đau Thành và Thủy, để lại trong tim hai em một vết thương rất lớn không gì hàn gắn nổi. Dù vậy thì cuộc sống vẫn tiếp tục trôi, “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng um trùm lên cảnh vật”. Hai em có thể xa rời nhau, nhưng tôi tin chắc một điều là chúng vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ khung trời tuổi thơ với những cảnh vật quen thuộc, mãi mãi không quên. Em thấy lòng mình đau đớn khi trong phút giây nói lời tạm biệt, Thủy bắt thành phải hứa là sẽ không bao giờ để hai con búp bê ngồi xa nhau, cũng giống như hai sinh linh ấy sẽ mãi dõi theo nhau trên mọi nẻo đường đời.

Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.

Mai Hà Chi
24 tháng 8 2017 lúc 23:19

...Khi tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. CŨng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa. Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng. Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc. Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?

Nguyễn Bảo Trung
25 tháng 8 2017 lúc 8:29

Quyền trẻ em là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay, bởi các em đều là những đứa trẻ mong manh, dễ tổn thương, cần sự bao bọc và chở che của gia đình. Nhưng hiện nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện.

Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có nguyên do. Bởi rằng búp bê là những thứ vô tri vô giác nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi “búp bê” chia tay cũng là lúc những đứa trẻ đó rơi vào nỗi đau đớn không thể thấu. Và cuộc chia tay của Thành và Thủy trong tuyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Cách chọn ngôi kể của tác giả cũng tạo nên ấn tượng và xúc động mạnh của truyện ngắn, cứa vào lòng người đọc nhiều nhức nhối về vấn đề quyền trẻ em.

Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.

Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này.

Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dương như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặ Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.

Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Haicon búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.

Khi tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. CŨng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.

Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.

Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc.

Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?

Vlogs Quang Minh
Xem chi tiết
Khang1029
Xem chi tiết
minh nguyet
10 tháng 12 2021 lúc 19:53

Em tham khảo:

Tình cảm của anh em Thành và Thủy khiến nhiều người phải rơi lệ vì câu chuyện tình cảm xúc động đó. Không chỉ đơn giản là cuộc chia tay mà nó còn đem lại những ý nghĩa bài học sâu sắc cho người khác. Một câu chuyện nói về 2 anh em phải tách rời xa nhau vì bố mẹ phải li thân. Đâu ai hay rằng bên trong câu chuyện ấy là uổn khúc của những ý nghĩa. Trong một gia đình phải biết yêu thương giúp đỡ đùm bọc lấy nhau. Nhà là nơi có mái ấm gia đình là nơi nuôi dưỡng ước mơ. Thành là người anh trai yêu thương em gái hết mực. Còn cô em Thủy cũng là một cô em gái dành tình cảm sâu sắc cho người anh. Vậy nên khi rời xa nhau khó mà tách rời, chia lìa được. Có lẽ, nếu tình cảm này còn mãi thì một ngày nào đó tình cảm này sẽ được bố và mẹ nhận ra lỗi lầm và khiến 2 anh em quay về bên nhau. Và đó cũng là những gì tôi hi vọng ở câu chuyện này.

o0o Aikatsu_Mikuru_Mizuk...
Xem chi tiết
Đoàn Mai Phương
24 tháng 7 2018 lúc 10:47

- Biết bạn Minh có thành tích j mà kể giờ?

o0o Aikatsu_Mikuru_Mizuk...
24 tháng 7 2018 lúc 10:56

Đây là gợi ý của mik nè . Với gợi ý này thì các bạn có thể giúp mik đó .

Giang nên kể vắn tắt một vài thành tích thông qua những câu chuyện cụ thể để các bạn trong lớp thấy được những ưu điểm nổi bật của Minh:

Chăm học và đạt nhiều thành tích cao trong học tập.Học giỏi, thường giúp đỡ các bạn hiểu những bài tập khóHòa đồng với bạn bè và được nhiều người yêu mến
Phạm Như Hiếu
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
23 tháng 8 2021 lúc 8:28

Hai người anh em trong văn bản " Cuộc chia tay của những con búp bê " chai tay rất đột ngột.Chỉ cần 1 lúc 2 người ở bên nhau thôi cũng ko có.Vì gia đình,vì những cuộc cãi vã giupx cha và mẹ đã làm cho 2 anh em mãi mãi xa nhau.Hai người anh em Thanh và Thủy thật đáng thương.Nên ta thấy được:Gia đình là 1 thứ gì đó rất thiêng liêng,ko được vì 1 lí do mà phá vỡ hơi ấm gia đình

nguyễn phương thảo
Xem chi tiết

Thầy Ha-men là hình ảnh tiêu biểu nhất cho nỗi đau của một người dân mất nước. Vẫn như mỗi lần, thầy Ha-men đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Không phải ngày lễ phát phần thưởng hoặc có thanh tra đến trường, nhưng thầy Ha-men vẫn ăn mặc rất trang trọng. Lớp học của trường làng, trước đây ồn ào, vui vẻ thế, nhưng hôm nay trở nên trang trọng khác thường. Ngoài lũ học trò quen thuộc, buổi học hôm nay còn có nhiều bà con dân làng đến dự, và ai nấy đều có vẻ buồn rầu.

Thầy Ha-men với giọng dịu dàng và trang trọng thông báo cho mọi người biết lệnh từ Béc-lin là từ nay, chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren... Thầy giảo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Phrăng vô cùng choáng váng khi nghe thầy nói. Tất nhiên, thầy Ha-men càng xót xa hơn khi nói lên sự thật mà bất cứ người con nào của vùng An-dát và Lo-ren cũng đều không mong muốn. Thầy đã gắn bó với ngôi trường này gần 40 năm, thầy đã phụng sự cho quê hương, hết lòng với Tổ quốc. Bà con đến với trường trong buổi học cuối cùng là để tạ ơn thầy Ha-men trước khi thầy rời xa mái trường thầy nhiều năm gắn bó. Thầy nói lên một cách chân thành, xúc động về sự coi nhẹ học hành, thầy cho rằng đó là một trong những nguyên nhân làm nước Pháp thất bại. Thầy cũng nhẹ nhàng phê phán Phrăng nhiều lần về việc em không chăm chỉ học hành. Bài học yêu nước từ việc chăm chỉ học hành đã được thầy nối lên một cách chân thành và giản dị.

Giờ Ngữ pháp, thầy phân tích và giảng giải để nâng cao lòng tự hào trong mỗi học sinh về một ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sángnhất.Thầy nhấn mạnh về nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp đối với mỗi công dân. Yêu tiếng Pháp chính là yêu nước Pháp, yêu nước Pháp đểtiến đến giải phóng đất nước ra khỏi cảnh bị đô hộ. Thầy nhấn mạnh vai trò của chừ viết trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và sức mạnh trong cuộc đấu tranh chống ách nô lệ: Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù. Có thế nói buổi học cuối cùng là buổi học về lòng yêu nước mà trước hết là yêu tiếng Pháp, bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp. Bài học ấy thiêng liêng biết bao, nhât là đôi với thầy Ha-men, đối với Phrăng và các cô cậu khác, đối với cụ già, Hô-de và bao người dân vùng An-dát trong những năm tháng đau thương.

Hình ảnh người thầy trong buổi học cuối cùng thật trang trọng nhưng cũng thật cảm động. Những gì thầv nói ra đều xuất phát từ tận đáy lòng thầy, đó là lòng yêu nước nồng nàn, yêu quê hương tha thiết và yêu tiếng mẹ đẻ của mình. Thầy cố gắng truyền tải lòng yêu nước của mình đến với thế hộ trẻ, những người sẽ gánh trách nhiệm giải phóng quê hương, giữ gìn nhừng giá trị truyền thống cua dân tộc.

Vũ Trần Thùy Linh
6 tháng 4 2020 lúc 16:32

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “Kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “Kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

Khách vãng lai đã xóa
Trần Thị Minh Châu
Xem chi tiết
➻❥แฮ็กเกอร์
15 tháng 5 2019 lúc 21:56

Chỉ còn ít ngày nữa thôi là em sẽ phải xa mái trường Tiểu học Đại Đình yêu dấu – nơi đầu tiên đã đón em vào học cách đây năm năm. Buồn quá! Buồn vì sắp phải xa thầy cô, xa những kỉ niệm thân thương suốt năm năm học

Tất cả đang dần xa, dần xa, tiễn em lên ngôi trường mới: trường Trung học cơ sở. Song, có lẽ những hình ảnh đẹp đẽ về mái trường này sẽ không bao giờ có thể phai mờ trong em.

Em bâng khuâng nhớ về ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa em đến trường. Em dậy từ rất sớm, khoác chiếc cặp to trên đôi vai nhỏ nhắn, lòng vô cùng háo hức. Đến nơi rồi. Ngôi trường sao mà lớn thế! Người nào cũng lạ. May ra lác đác có vài đứa học cùng mẫu giáo là quen quen. Rụt rè, em nép mình đằng sau lưng mẹ. Cũng như em là mấy đứa học trò mới cũng bỡ ngỡ đứng bên người thân. Chỉ có những cậu con trai là bình tĩnh, lại còn nô đùa trên các dãy phòng học nữa chứ.

Vào lớp Một, em được học cô Hoa. Cô Hoa là một cô giáo dạy giỏi, nghiêm khắc mà cũng rất dịu dàng và yêu học sinh. Cô như mẹ em vậy. Và thế là từ đó trở đi, thế giới rộng lớn dần được mở ra trong trí óc non nớt của em. Cô đã giảng dạy cho em thật nhiều điều. Em biết đọc, biết viết, biết làm toán, viết văn – điều mà em không thể làm được khi học ở mẫu giáo, chỉ biết vui thì cười, buồn thì khóc nhè làm nũng bố mẹ.

Nhớ lại những câu chuyện đó, lòng em cứ xao xuyến mãi. Em giờ đã khác xưa nhiều . Em đã lớn hơn, đã sắp trở thành một cô học sinh cấp 2. Sắp xa mái trường chứa đựng biết bao tình cảm về một thời học trò đầu tiên, em cảm thấy lưu luyến quá . Em sẽ chẳng còn được thấy cảnh những đám bạn khoác vai nhau, hò hét trên sân trường này. Sẽ chẳng còn được hoà mình vào những trận chiến xảy ra ở cái tuổi mới lớn trên sân trường này nữa. Lại còn cánh cổng xanh. Đó là nơi em vẫn đợi mẹ sau mỗi buổi học … Tất cả… tất cả… Em sắp phải nói lời chia tay.

Được lên lớp Sáu, phải xa thầy, xa cô, em muốn gửi đến thầy cô một lời ‘‘cảm ơn’’ và một lời ‘‘xin lỗi’’.Cảm ơn các thầy cô đã dạy cho chúng em những điều hay lẽ phải . Chúng em cũng xin lỗi thầy cô vì đã để các thầy cô nhắc nhở và buồn phiền. Nhưng thầy cô ơi, chúng em đâu có biết được sự vất vả của thầy cô. Cho đến giây phút này, chúng em – những cô cậu học trò lớn tuổi nhất trong trường mới nhận ra điều đó có ý nghĩa thật đẹp biết bao.

‘‘Mái trường ơi, xin cho em được gửi lại một nỗi nhớ, một niềm yêu .Những bài giảng của mỗi thầy cô sẽ mãi là hành trang quan trọng trên chặng đường học tập đang chờ đón em phía trước. Tạm biệt thầy cô, các em khối 1,2,3,4. Sẽ có một ngày em trở về nơi đây…’’

~~~ * Bé Bánh Bao Đáng Y...
15 tháng 5 2019 lúc 22:00

     Thời gian thấm thoát thôi đưa , mơi ngày nào em còn nép sau lưng mẹ đi dự buổi lễ khai giảng hồi lớp 1 mà bây giờ sắp phải nói lời chia  tay , lời tạm biệt với mái trường Tiểu học thân yêu .

Le Thao Vy
Xem chi tiết