Hãy viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ về 1 con vật có sử dụng từ láy và quan hệ từ
Em hãy nhìn tranh và viết đoạn văn (200 chữ) nêu cảm nghĩ của em về bức tranh, trong đoạn văn có sử dụng từ ghép, từ láy, đại từ và quan hệ từ. Sau khi hoàn thành đoạn văn, em hãy chép lại một từ ghép, một từ láy, một đại từ, một quan hệ từ có trong đoạn văn
Em tham khảo:
Mấy ngày hôm nay, lúa ngoài đồng chín vàng ươm, báo nhắc về ngày mùa bội thu và bận rộn. Cả cánh đồng lúc này trông như một tấm thảm(từ ghép) màu vàng khổng lồ, mà nàng tiên nào đó làm rớt xuống trần gian. Thỉnh thoảng, lại thấy một vài chú chim nhỏ, nhảy nhót giữa những thửa ruộng, ngắm nghía những hạt lúa chín. Có lúc, chú ta(đại từ) dừng lại, nghiêng nghiêng cái đầu đăm chiêu quan sát, rồi lại gật gù, tỏ vẻ rất tâm đắc, hài lòng với sự bội thu của năm nay. Lác đác(Từ láy) đằng xa, là những chiếc máy gặt và(Quan hệ từ) máy xát được mang về làng để chuẩn bị cho ngày thu hoạch. Sự vội vàng, rộn rã chảy thầm trong mỗi gia đình khi mùa gặt đã đến bên ngưỡng cửa.
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về bức tranh cảnh vật Đèo Ngang được thể hiện câu thơ đầu bài thơ “Qua Đèo Ngang”. trong đoạn văn có sử dụng một từ láy và một quan hệ từ (gạch chân và chú thích dưới từ láy và quan hệ từ).
Tham Khảo
“Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà/ Cỏ cây chen đá lá chen hoa". Câu thơ đã nhắc tới toàn bộ hoàn cảnh, không gian và thời gian tại Đèo Ngang, nhân vật trữ tình khi đặt chân đến đây đã tức cảnh sinh tình trước khung cảnh Đèo Ngang khi buổi chiều tà. Khung cảnh ấy gợi lên một nỗi buồn man mác, mênh man và xa xăm (Từ láy) tiếc nuối về một ngày sắp hết. Việc nhân hóa các loài cây cỏ với động từ “chen” đã tạo nên nét vẽ sống động cho bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, hơn thế còn là sức sống mãnh liệt. Tiếp theo ở hay câu thơ thực, tác giả đang ở tư thế đứng trên đèo cao mà phóng tầm mắt nhìn về xung quanh, ra xa để tìm kiếm bóng dáng con người: “Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà”. Sự xuất hiện của con người lại càng làm tăng thêm vẻ hiu hắt mênh mang của cảnh vật. Biện pháp đảo ngữ kết hợp với (QHT) những từ láy đã góp phần diễn tả không khí vắng vẻ của cuộc sống nơi đây, vẻ hiu quạnh bao trùm lên toàn bộ cảnh vật. “Tiều vài chú” đang “lom khom” dưới núi, đó là hình ảnh của con người lao động vất vả, thưa thớt. “Lác đác” bên sông “chợ mấy nhà” ấy là chỉ sự nghèo đói và kém phát triển của vùng đất này. Hai câu luận đã khắc họa rõ nét nỗi buồn của tác giả qua những âm thanh thê lương, não lòng: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm buồn mà còn mang nặng những nỗi niềm nuối tiếc của một tấm lòng yêu nước thương dân như Bà Huyện Thanh Quan.
viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về bài ca dao em thích trong đó có sử dụng từ láy và quan hệ từ
giúp mình với:<<
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về bức tranh cảnh vật Đèo Ngang được thể hiện câu thơ đầu bài thơ “Qua Đèo Ngang”. Trong đoạn văn có sử dụng một từ láy và một quan hệ từ (Gạch chân và chú thích dưới từ láy và quan hệ từ).
“Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà/ Cỏ cây chen đá lá chen hoa". Câu thơ đã nhắc tới toàn bộ hoàn cảnh, không gian và thời gian tại Đèo Ngang, nhân vật trữ tình khi đặt chân đến đây đã tức cảnh sinh tình trước khung cảnh Đèo Ngang khi buổi chiều tà. Khung cảnh ấy gợi lên một nỗi buồn man mác, mênh mang và xa xăm, tiếc nuối về một ngày sắp hết. Việc nhân hóa các loài cây cỏ với động từ “chen” đã tạo nên nét vẽ sống động cho bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, hơn thế còn là sức sống mãnh liệt. Tiếp theo ở hay câu thơ thực, tác giả đang ở tư thế đứng trên đèo cao mà phóng tầm mắt nhìn về xung quanh, ra xa để tìm kiếm bóng dáng con người: “Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà”. Sự xuất hiện của con người lại càng làm tăng thêm vẻ hiu hắt mênh mang của cảnh vật. Biện pháp đảo ngữ kết hợp với những từ láy đã góp phần diễn tả không khí vắng vẻ của cuộc sống nơi đây, vẻ hiu quạnh bao trùm lên toàn bộ cảnh vật. “Tiều vài chú” đang “lom khom” dưới núi, đó là hình ảnh của con người lao động vất vả, thưa thớt. “Lác đác” bên sông “chợ mấy nhà” ấy là chỉ sự nghèo đói và kém phát triển của vùng đất này. Hai câu luận đã khắc họa rõ nét nỗi buồn của tác giả qua những âm thanh thê lương, não lòng: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm buồn mà còn mang nặng những nỗi niềm nuối tiếc của một tấm lòng yêu nước thương dân như Bà Huyện Thanh Quan.
- Từ láy : man mác ( còn nhiều từ khác nx nhé mik chỉ lấy 1 từ theo đề thôi ạ )
- Quan hệ từ : và ( còn nhiều quan hệ từ hác nx nhé mik chỉ lấy 1 quan hệ từ theo đề thôi ạ )
Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 6-8 câu nêu cảm nghĩ của em về nụ cười của mẹ, trong đoạn văn sử dụng 1 đại từ, 1 quan hệ từ
viết 1 đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ bạn đến chơi nhà trong đoạn văn có sử dụng 1 quan hệ từ , 1 từ hán việt , 1 từ láy ,1 đại từ
viết 1 đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ bạn đến chơi nhà trong đoạn văn có sử dụng 1 quan hệ từ , 1 từ hán việt , 1 từ láy ,1 đại từ
Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.
viết 1 đoạn văn 3 đến 5 câu nêu cảm nghĩ về nhân vật dượng hương thư trong văn bả vựơt thác của nhà văn võ quảng, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 từ láy,gạch chân từ láy đó
Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
từ láy là dạ dạ
em hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ đến 200 chữ nói về cảm nghĩ ngày đầu tiên đi học trong đó sử dụng từ láy và quan hệ từ
tham khảo nhé
Ngày khai giảng đáng nhớ nhất của bạn như thế nào? Với tôi, ngày khai giảng đáng nhớ nhất ấy là khi tôi là một học sinh lớp 5. Tôi còn nhớ rõ đó là vào một buổi sáng mùa thu tiết trời thật trong trẻo. Tôi dậy từ rất sớm, khoác trên mình màu áo trắng tinh khôi, đeo chiếc khăn quàng đỏ tươi tung tăng tới trường. Vẫn là ngôi trường thân quen ấy, nhưng hôm nay tôi thấy sao mà trường thật đẹp, thật lộng lẫy. Phải chăng đây là buổi lễ khai giảng cuối cùng của tôi dưới mái trường thân yêu này nên cảm xúc trong tôi lúc này xao xuyến đến lạ thường? Tiếng nhạc,tiếng hát ca tưng bừng, tiếng gọi chào nhau í ới của lũ bạn bè sau kì nghỉ hè dài hay tiếng khóc nấc rụt rè của các em nhỏ ngày đầu tựu trường hôm ấy dường như một lần nữa tái hiện lại trong trí nhớ tôi. Tôi nhớ rõ tiếng thầy hiệu trưởng phát biểu chào một kì học mới thật thành công, chúc cho chúng tôi một năm học ý nghĩa. Tôi nhớ cả tiền trống :" Tùng tùng tùng..." mở đầu năm học mới, nhớ sắc xanh, sắc đỏ của những chùm bóng bay được thả trên bầu trời mùa thu ngày hôm đó. Tất cả, tôi đều nhớ rõ mồn một. Ngày khai giảng cuối cùng dưới mái trường tiểu học thân yêu đó luôn là kỉ niệm khó phai trong lòng của tôi vậy đó.
Em tham khảo:
Một sớm cuối thu, trời se lạnh. Lá vàng như lót thảm trên đường đến trường. Không biết vì lạnh hay hồi hộp mà tay em nắm chặt lấy tay mẹ như không muốn buông ra, dù đã đến trường. Trường sao rất lạ: to, rộng quá. Những anh chị học trò cũ đùa vui, tươi cười và(Quan hệ từ) trò chuyện rôm rả. Vào lớp, bàn ghế to hơn ở Mẫu giáo nhiều. Cô giáo thật dễ thương, dịu dàng vô cùng. Cô giảng bài rất hay, giọng cô trong trẻo. Các bạn học tập sôi nổi(Từ láy), ai cũng giơ tay tranh nhau phát biểu. Nỗi lo sợ trong em tan đi mất. Em rất thích trường lớp của em. Em thầm nhủ ngày nào cũng đến lớp để được nghe cô giảng bài và được cùng bạn bè học tập, vui chơi.
em hãy viết đoạn văn từ 7 – 10 dòng nêu cảm nghĩ của em về mùa xuân Hà Nội. Trong đoạn văn có sử dụng 1 từ láy (gạch chân và giải thích nghĩa)
- giúp với ạ -