Nếu hòa tan 14,93 g kim loại X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 14,56 l khí SO2 (đktc),thì X là kim loại gì?
Hòa tan 8,1 g kim loại R trong dung dịch H2SO4 đặc,nóng,dư thu được 10,08 lít khí SO2 (đktc)Tìm kim loại R
Gọi n là hóa trị của kim loại R
Ta có :
\(n_{SO_2} = \dfrac{10,08}{22,4} = 0,45(mol)\\ \)
Bảo toàn electron :
\(nn_R = 2n_{SO_2} \Rightarrow n_R = \dfrac{0,9}{n}(mol)\\ \Rightarrow \dfrac{0,9}{n}.R = 8,1\\ \Rightarrow R = 9n\)
Với n = 3 thì R = 27(Al)
Vậy kim loại R là Al
n SO2=10,08/22,4=0,45mol
TH1 R có hóa trị 1
2R + 2H2SO4 đ--> R2SO4 + SO2 + 2H2O
0,9 0,45 mol
=> M R=8,1/0,9=9=>R là Be loai vì Be hóa trị 2
TH2 nếu R có hóa trị 2
R + 2H2SO4 --> RSO4 + SO2 +2H2O
0,45 0,45 mol
=> M R =8,1/0,45=18=> là Ar loại vì Ar là khí hiếm
TH3 nếu r có hóa trị 3
2R + 6H2SO4--> R2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
0,3 0,45 mol
=> M R =8,1/0,3=27 => R là Al chọn
vậy R là Al
Hòa tan kim loại A bằng axit H2SO4 đặc, nóng theo phản ứng:
A + H2SO4 ASO4 + X + H2O ( X là SO2 hoặc H2S)
Biết khi hòa tan hoàn toàn 7,2 gam A thì thu được 1680 ml khí X (đktc). Hãy xác định khí X và kim loại A
giúp với ạ
nX = 0,075 mol. Giả sử số oxi hóa của S trong X là a
Bảo toàn e : 2.nA = (6 – a).0,075
Mà nA = 7,2/MA
=> MA = 192/(6 – a)
+) Nếu a = 4 (X là SO2) thì MA = 96g (không có kim loại thỏa mãn)
+) Nếu a = - 2 (X là H2S) thì MA = 24g (Mg)
Vậy A là Mg ; X là H2S
Hòa tan hoàn toàn 21 gam hỗn hợp 3 kim loại X, Y, Z bằng dung dịch H 2 S O 4 đặc, nóng thu được 6,72 lít khí S O 2 (đktc), 1,6 gam S và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 107,4
B. 64,2
C. 88,70
D. 54,6
Hòa tan hết m gam hỗn hợp 3 kim loại bằng H2so4 đặc nóng dư thu được 11,781 lít So2(đktc) và dung dịch X.Cô cạn dung dịch X thu được 71,06 gam muối khan.Giá trị của m là??
Gọi công thức chung của 3 kim loại là R (hóa trị n)
\(n_{SO_2}=\dfrac{11,781}{22,4}=\dfrac{1683}{3200}\left(mol\right)\)
PTHH: 2R + 2nH2SO4 --> R2(SO4)n + nSO2 + 2nH2O
\(\dfrac{1683}{1600n}\)<------------\(\dfrac{1683}{3200n}\)<----\(\dfrac{1683}{3200}\)
Có: \(m_{Muối}=\dfrac{1683}{3200n}.\left(2.M_R+96n\right)=71,06\)
=> \(\dfrac{1683.M_R}{1600n}+50,49=71,06\)
=> \(M_R=\dfrac{176}{9}n\left(g/mol\right)\)
\(m=M_R.n_R=\dfrac{176}{9}n.\dfrac{1683}{1600n}=20,57\left(g\right)\)
Hòa tan hoàn toàn 11,90 gam hỗn hợp 3 kim loại X, Y, Z bằng dung dịch H 2 S O 4 đặc, nóng thu được 7,616 lít khí S O 2 (đktc), 0,640 gam S và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được m gam muối khan. Giá trị của m
A. 50,30
B. 30,50
C. 88,70
D. 46,46
cho 16g hỗn hợp chứa Mg và kim loại M vào dung dịch HCL dư sau phản ứng thu dược 8,96 l khí H2 (đktc).Cùng 16 g hỗn hợp X ở trên tan hoành toàn trong dung dịch h2so4 đặc nóng dư thu được dung dịch y và 1,12 lít khí so2 (đktc) duy nhất.Viết PTHH và xác định kim loại M
-Đặt số mol của Mg và kim loại M lần lượt là : x và y
Các phương trình hóa học:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
x................................................x
2M + 2nHCl → 2MCln + nH2 (có thể có)
y...................................................\(\dfrac{ny}{2}\)
Mg + 2H2SO4 → MgSO4 + SO2 + 2H2O
x....................................................x
2M + 2mH2SO4 → M2(SO4)m + mSO2 + 2mH2O
y ..........................................................\(\dfrac{my}{2}\)
Số mol của H2 là : \(\dfrac{8,96}{22,4}\) = 0,4 mol
Số mol của SO2 là : \(\dfrac{11,2}{22,4}\) = 0,5 mol
Trường hợp 1. Kim loại M không phản ứng với dung dịch HCl.
Theo bài ra và các phương trình trên ta có :
24x + My = 16 (1)
x = 0,4 (2)
x + \(\dfrac{my}{2}\)= 0,5 (3)
Từ (1), (2), (3) ta có : M = 32m
-Nếu m = 1 → M = 32 (loại)
-Nếu m = 2 → M = 64 (Cu)
-Nếu m = 3 → M = 96 (loại)
\(\rightarrow\)Vậy kim loại M là Cu
- Trường hợp 2. Kim loại M phản ứng với dung dịch HCl.
Theo bài ra và các phương trình trên ta có :
24x + My = 16 (4)
x +\(\dfrac{ny}{2}\) = 0,4 (5)
x + \(\dfrac{my}{2}\)= 0,5 (6)
Theo (5) và (6) thấy m > n
n |
1 | 1 | 2 |
m |
2 |
3 |
3 |
x |
0,3 |
0,35 |
0,2 |
y |
0,2 |
0,1 |
0,2 |
M |
44 (loại) |
76 (loại) |
56 (Fe) |
Vậy kim loại M là Fe
Hòa tan hết 20,88g một oxit kim loại bằng dd H2SO4 đặc nóng thu đc dd X và 3,248 lít khí SO2 (đktc). Xác định oxit kim loại
Tham khảo: http://hoctap.dvtienich.com/questions/question/hoa-tan-het-2088-gam-mot-oxit-kim-loai-bang-dung-dich-h2so4-dac-nong-thu-duoc-dung-dich-x/
Hoà tan hoàn toàn 0,8125 gam một kim loại M vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 0,28 kít khí SO2 (đktc). Kim loại đã dùng là:
A. Mg
B. Cu
C. Zn
D. Fe
Hoà tan hoàn toàn 0,8125g kim loại R hoá trị II và dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 0,28 kít khí SO2 (đktc).Kim loại R là:
A. Mg
B. Cu
C. Zn
D. Fe