Các bạn cho mình hỏi
Vì sao nói kinh tế chăm pa ngày càng phát triển?
Mong các bạn giúp đỡ nha!!☺☺☺
một bể bơi dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 50m, chiều rộng 30m và chiều cao dài 3m. Hỏi cần bao nhiêu viên gạch men hình chữ nhật có chiều rộng 20cm và chiều dài 25cm để lát kín phần bên trong bể bơi nói trên? Biết rằng diện tích các mạch vữa không đáng kể.
các bạn làm giúp mình nha! Mình đang vội ☺☺☺☺☺
diện toàn phần bể bới là
(30+50)x2x3+50x30x2=3480 (m2)
diện tích 1 viên gạch là:
25x20=500 (cm2) hay 0.05 m2
cần số viên gạch là:
3480:0.05=69600 (viên)
Diện tích 4 mặt của bể là:
(50+30)*2*30=1200(m2)
Diện tích đáy bể là:
50*30=1500(m2)
Tổng diện tích cần lát gạch là:
1200+1500=2700(m2)
Đổi:2700m2=27000000cm2
Số viên gạch cần lát là:
27000000:(20*25)=54000(viên)
Đáp số:54000 viên
Chắc là có chỗ sai!!!
CHÚC BẠN HỌC GIỎI!!!!!!!!
Tổng diện tích phần bên trong bể bơi là:
50x30+50x3x2+30x3x2=4680(m2)
Diện tích 1 viên gạch men là:
20x25=500(cm2)=0,05(m2)
Cần số viên gạch men là:
4680 : 0,05= 93600 (viên)
X2 + 4x + y2 - 2xy + x2 + 4 = 0
Vận dụng hằng đẳng thức để tìm x, y
Các bạn giúp mình bài này nha!!!!!!!! Cảm ơn nhiều 🙏🙏🙏🙏🙏🙏🙏🙏☺☺☺☺☺☺☺☺☺
\(x^2+4x+y^2-2xy+x^2+4=0\)
\(\Leftrightarrow\left(x^2-2xy+y^2\right)+\left(x^2+4x+4\right)=0\)
\(\Leftrightarrow\left(x-y\right)^2+\left(x+2\right)^2=0\)
vì \(\left(x-y\right)^2\ge0;\left(x+2\right)^2\ge0\)nên
\(\Rightarrow\orbr{\begin{cases}x+2=0\\x-y=0\end{cases}\Rightarrow\orbr{\begin{cases}x=-2\\y=-2\end{cases}\Rightarrow}x=y=-2}\)
Ai kết bạn vs mink thì mình tik cho nha ! hô hô hô ☺☺☺☺☺☺☺☺☺☺☺☺
- Em hãy cho biết châu Đại Dương có tiềm năng gì để phát triển kinh tế?
- tên các ngành kinh tế của Australia và New Zealand?
Giúp mình trả lời 2 câu hỏi này với! Cảm ơn các bạn nhiều!!! ☺☺☺
- Tiềm năng để châu Đại Dương phát triển kinh tế :
+ Có nhiều khoáng sản như : bôxit ( 1/3 trữ lượng của TG ) , niken ( 1/5 trữ lượng TG ) , sắt , than đá , dầu mỏ , khí đốt , vàng , đồng , thiếc , uranium ....
+ Các san hô thường có nhiều phốt phát , nhiều bãi biển đẹp , đại dương bao quanh có nhiều hải sản
+Đất núi lên trên đảo rất màu mỡ
- Hai nước này nổi tiếng về xuất khẩu lúa mì , len , thịt bò , thịt cừu , sản phẩm từ sữa ; các nghành công nghiệp khai khoáng , chế tạo máy và phụ tùng điện tử , chế biến từ thực phẩm rất phát triển
+ Có nhiều khoáng sản như : bôxit ( 1/3 trữ lượng của TG ) , niken ( 1/5 trữ lượng TG ) , sắt , than đá , dầu mỏ , khí đốt , vàng , đồng , thiếc , uranium ....
+ Các san hô thường có nhiều phốt phát , nhiều bãi biển đẹp , đại dương bao quanh có nhiều hải sản
Tìm số tự nhiên x sao cho: 5^x+9999=20y. Các bạn giúp mình nha.😀😀😊☺
vì 20y luôn có số tận cùng là 0
suy ra 5^x+9999 phải có c/s tận cùng là 0
suy ra 5^x=1
suy ra x=0
tc:
5^0+9999=20y
1+9999=20y
10000=20y
500=y
suy ra x=0;y=500
Kể chuyện tưởng tượng
Đề bài: kể chuyện 10 năm sau em về thăm lại mái trường mà Hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra
Giúp mình nha!
Cảm ơn các bạn nhiều!!!
☺☺☺☺
Thời gian trôi nhanh thật, thấm thoắt mới đó mà đã mười năm. Giờ đây tôi đã lớn khôn, đã trở thảnh sinh viên năm thứ nhất đại học. Hôm nay, có dịp về thăm ngôi trường cũ thân yêu, trong tôi dâng ngập một cảm giác xao xuyến và bỡ ngỡ khôn cùng.
Ngôi trường cũ hiện ra trước mắt tôi với nhiều nhiều kỉ niệm vừa quen thuộc vừa xen chút lạ lẫm. Con đường đầy sỏi đá năm xưa đã được thay thế bằng một con đường ữải đá phang lì, êm ru.
Xe tôi chạy chầm chậm trên đường nhỏ mà cảm thấy vui sướng vô cùng. Chiếc cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây kín đáo và phía trên ghi rõ hàng chữ Trường THCS. Tôi còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học muộn, cánh cửa lại đóng sập lại, tôi phải năn nỉ mãi bác bảo vệ mới cho vào.
Bước vào sân trường sự thaỵ đổi ấy càng hiện lên rõ hơn. Dãy lớp tôi học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp cũ năm xưa không còn nhưng tôi vẫn như thấy đâu đây hình ảnh của các bạn cùng lớp. Cái Lan toét, cái Hồng cụ, thằng Sơn tê ta… Ngày ấy cũng ở góc sân trường này, chúng tôi thường chơi đùa. Cây bàng năm xưa vẫn còn nhưng nó đã già hơn trước. Tôi bước lại gần, những nét chữ khắc vào thân cây yẫn còn nhưng những dòng chữ của chúng tôi không còn nữa, có lẽ thời gian đã làm mờ dàn.
Tôi bước tới khu hiệu bộ, căn nhà cũng được sửa lại đôi chút nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng năm xưa, nằm uy nghiêm giữa hai bên hàng cây mát rượi. Đây chính là hàng cây ngày xưa chúng tôi trồng khi trường mới xây xong mà. Ôi! Giờ đây nó đã cao lớn quá, tôi phải ngước mắt lên mới thấy ngọn của nó. Trong tiếng gió tôi nghe những lời rì rầm như những tiếng chào. Dưới gốc cây vẫn còn chiếc biển đề quen thuộc “Cây kỷ niệm lớp… khóa…”.
Sân trường đang giờ học im ắng đến lạ thường. Tôi nghe tiếng thầy cô âm vang, trầm ấm trong lớp học. Nỗi nhớ thầy cô, các bạn dâng ngập hồn tôi, từ ngày chia tay mỗi người một ngả không biết cuộc sống của họ ra sao. Và các thầy cô của tôi nữa, tôi nhớ cô Thanh dạy văn cũng đồng thời là giáo viên chủ nhiệm. Ngày ấy cô rất nghiêm khắc, không ít lần cô đã mắng chúng tôi khi chúng tôi không chịu nghe giảng. Tôi biết lúc đó đã có một số bạn tỏ ý không bằng lòng với cô nhưng chính những người bạn đó sau này đã tâm sự với tôi: Đen khi xa cô rồi mới thấm thìa lời cô dạy.
Thực ra ngày đó chúng tôi còn nhỏ quá, chỉ thích chơi thôi. Giờ đay lớn khôn tôi chỉ mong có dịp gặp lại cô để nói hết những tâm sự của mình.
Đang mải mê với dòng suy nghĩ của mình thì tôi gặp cô Thanh, tôi vô cùng sung sướng và bất ngờ vì bao năm rồi cô vẫn dậy ở nơi đây. Tôi chạy lại, vui mừng:
– Em chào cô! Cô có nhận ra em không ạ?
Cô nheo đôi mắt, sửa lại cặp kính:
– Em là Lan học sinh lớp 6A, khóa học cách đây mười năm rồi phải không?
– Em cảm ơn vì cô vẫn còn nhận ra em.
Thế là cô trò tíu tít nói chuyện. Đen lúc này tôi mới có dịp ngắm nhìn lại gương mặt cô, năm tháng trôi đi, trên khuôn mặt của cô đã có nhiều nếp nhăn, đôi mắt cũng không còn sáng như xưa nữa nhưng cái nhìn của cô vẫn thật dịu dàng. Mái tóc đen năm xưa giờ đã có khá nhiều sợi bạc. Tôi bỗng thấy thương cô vô cùng bởi tôi biết cuộc đời riêng của cô không mấy hạnh phúc nên bao nhiêu tình cảm cô dành hết cho tất cả học sinh.
Tôi và cô đi dạo quanh sân trường, cô trò nhắc lại bao chuyện cũ, đi bên cô tôi thấy mình như nhỏ lại, như được ữở lại tuổi học ữò thơ ngây bé nhỏ. Tôi vẫn thấy cô dịu dàng và ân cần như ngày tôi còn đi học. Tôi đã tâm sự hết với cô về những tình cảm của các bạn của lớp dành cho cô như thế nào. Cô rất xúc động, cô nói:
– Những gì cô dạy dỗ các em năm xưa, cô biết rằng có thể ngay lúc đó các em chưa hiểu biết nhung cô tin rằng mai này lớn lên các em sẽ hiểu. Và từ đó các em sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống.
– Cô ơi, ngày đó quả chúng em còn nhỏ quá nên không hiểu hết tấm lòng của cô dành cho chúng em.
Cô vuốt tóc tôi mỉm cười, một nụ cười vô cùng nhân hậu:
– Cô chỉ mong mỗi lớp học trò qua đi trở thành những người có ích cho xã hội và nếu có dịp về thăm cô là cô rất vui.
Trống vào lớp vang lên tôi phải tạm biệt cô rồi. Lúc này tôi chẳng muốn rời xa cô, tôi tự hứa tết năm nay chúng tôi sẽ họp lóp và tất cả sẽ về thăm trường cũ, thăm cô giáo chủ nhiệm.
Ngắm ngôi trường cũ một lần nữa, tạm biệt những kỉ niệm của tuổi thơ tôi ra về trong lòng nao nao bao kỷ niệm buồn vui. Mái trường thân yêu, ngôi nhà thứ hai của chúng tôi, chính nơi đây đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hy vọng. Tôi hiểu rằng dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, ta cũng sẽ mãi khắc ghi những kỷ niệm về một thời cắp sách đến trường.
Tôi ngắm nhìn sân trường, giờ đã được lát bằng gạch đỏ, sạch sẽ; khác với ngày xưa chỉ là cái sân đất rất trơn bóng và lì. Trời mưa chẳng dám đi ra ngoài vì sự trơn trượt. Sân trường cũng đã xuất hiện thêm nhiều ghế đá, là nơi giờ ra chơi mà học sinh có thể tụm năm tụm bảy nói chuyện, đọc truyện với nhau.\
Ngày xưa có 4 dãy nhà cấp 4, chưa có nhà cao tầng cho học sinh học. Nhưng mười năm sau, đã có thêm hai dãy nhà hai tầng mọc lên và được sơn màu vàng nhìn rất đẹp mắt.
Tôi ghé thăm phòng học tin học ngày xưa và nhận ra nó đã có thêm rất nhiều máy mới, gian phòng cũng được mở rộng để cung cấp đầy đủ thiết bị cho các em có thể học tập.
Hôm ấy, chúng tôi ghé thăm lại trường vào sáng chủ nhật nên không có lớp nào học; sân trường vắng bóng, chỉ có những chú chim nhảy nhót trên cành cây. Dường như cảm xúc trong tôi lại ùa về dữ dội. Tôi nhớ, rất nhớ những năm được học dưới mái trường có nhiều kỉ niệm như thế này.
Văn phòng của các thầy cô giờ cũng đã được chuyển sang địa điểm khác sáng và sạch sẽ hơn. Trống cũng đã được thay lại mới tinh tươm, bàn ghế kê ngăn nắp, không còn là những chiếc bàn gỗ cũ kĩ được vẽ nhàu nát bởi bàn tay học trò nữa mà đã có những bộ bàn ghế có mặt bóng loáng, chân bằng sắt rất chắc chắn.
Tôi ghé lại lớp học ngày xưa tôi từng học, nhận ra có bao nhiêu điều đổi khác, nhưng có một điều dường như vẫn vẹn nguyên đó là hơi ấm, là sự thân quen.
Tôi vẫn còn nhận ra rằng mình có duyên với ngôi trường này, với những chỗ ngồi ngày xưa từng ngồi, với những người bạn cười nhăn nhở suốt ngày. Có lẽ đó là những tháng năm tươi đẹp gắn với ngôi trường này mà tôi còn giữ cho đến ngày hôm nay.
Có một điều dường như không khác khi tôi đặt chân thăm lại trường xưa sau 10 năm chính là những gốc cây cổ thụ. Theo năm tháng, chúng vẫn như thế, vẫn vẹn nguyên và tươi tốt. Có lẽ những thứ gì đó càng cũ càng bền, càng neo giữ lâu trong trái tim.
Mười năm, là một con số khá dài cho một chặng đường đã đi qua. Kỉ niệm thường ùa về khi cảm xúc chợt đến, nhất là trong khoảnh khắc như thế này.
Thế hệ đi trước chúng tôi nhìn nhau, tay bắt mặt mừng vì ngôi trường đã khang trang, thiết bị học tập tốt hơn cũng như có nhiều đổi thay tích cực. Nhìn lại chúng tôi đã trưởng thành hơn, trưởng thành từ những nền tảng này. Còn về những người đã trồng người, đã chỉ bảo hết mực cho chúng tôi giờ đây đều đã già cả rồi. Những gương mặt, những ánh mắt ngày đó theo thời gian đã không còn như lúc trước. Nhưng chúng tôi biết ơn họ, biết ơn vì những gì mà họ làm hành trang cho chúng tôi như hôm nay.
Mười năm, một chặng đường dài như vậy; về thăm lại trường cũ, cảm xúc trong rôi xốn xang và muốn vỡ tung ra. Tôi cứ để lòng mình chơi vơi như vậy, để nhớ về tháng năm đã qua.
♥-☻☺-♥
Nhân ngày 20-11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được vét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, bắn bi, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây xà cừ thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?”Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cậu học trò Thăng ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
- Thưa mọi người, em là Thăng đây ạ.
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
- Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi:
- Thăng này, hiện giờ em đang làm gì thế?
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:
- Thưa cô, em hiện đang bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đức Tín ạ.
- Vậy à? – cô đáp.
Em hỏi cô:
- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.
- Họ về hưa cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưa nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm :
- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
- Đương nhiên, dù sao thì chúng cũng đâu có lì bằng cậu học trò Thăng lớp 6D của tôi Thuở nào.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.
35 < x nhân 7 < 56 .
Mk cần cách giải thijhs cho người khác hiểu.
Mong mọi người giúp đỡ ☺☺☺☺😉😉
Cho tam giac ABC GỌI M N LẦN LƯỢT LÀ TRUNG ĐIỂM CỦA CÁC CẠNH AC AB TRÊN TIA ĐỐI CỦA CÁC CẠNH MB VÀ NC LẤY CÁC ĐIỂM DVAF E SAO CHO MD==MB NE =NC
CMR: ALAF TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG DE GIÚP MINH VỚI☺☺☺☺☺☺☺☺☺☺☺☺☺☺
Xét tứ giác AFBC có
N là trung điểm của AB
N là trung điểm của CF
Do đó: AFBC là hình bình hành
Suy ra: AF//BC và AF=BC
Xét tứ giác ADCB có
M là trung điểm của AC
M là trung điểm của DB
DO đó: ADCB là hình bình hành
Suy ra: AD//CB và AD=CB
Ta có: AF//BC
AD//BC
mà AD,AF có điểm chung là A
nên D,A,F thẳng hàng
mà AD=AF(=BC)
nên A là trung điểm của DF
Hợp chất gồm 1 nguyên tử nito liên kết với 3 nguyên tử x nặng bằng 8,5 lần phân tử hidro
Tìm kí hiệu hóa hoc
Các bạn giúp mình với !!!!
Cám ơn☺☺☺☺☺
Gọi cthh của hợp chất:NX3
PTK của hợp chất:2*8.5=17(đvcb)
->NTK của X=\(\frac{17-14}{3}\)=1(đvcb)
->X là Hiđro
CTHH của hợp chất:NH3
PTKhidro = 2 (đ.v.C)
=> PTKhợp chất = 8,5 * 2 = 17 (đ.v.C)
Do hợp chất gồm 1 nguyên tử nitơ và 3 nguyên tử X
=> PTKhợp chất = PTKnito + PTK3x
=> 17 (đ.v.C) = 14 (đ.v.C) + PTK3x
=> NTK CỦA X = \(\frac{17-14}{3}\) = 1 ( đ.v.C )
=> X là Hidro ( H )
Ta có : 1N + 3X = 8,5 *H2
14 + 3X = 8,5 *(1*2)
3X = 17 -14
X = 1
Vậy X là nguyên tố Hiđro Kí hiệu H