Những câu hỏi liên quan
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
25 tháng 6 2019 lúc 16:48

- Mối liên hệ về chức năng giữa hệ tuần hoàn với các hệ cơ quan đã học được phản ánh qua sơ đồ sau :

Giải bài 2 trang 112 sgk Sinh 8 | Để học tốt Sinh 8

   Giải thích : Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau.

+ Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác.

    + Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động.

    + Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp hệ này trao đổi chất.

    + Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

    + Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các cơ quan của cơ thể qua hệ tuần hoàn.

 + Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.

    Ví dụ: Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn ( hệ tuần hoàn ), thở nhanh và sâu ( hệ hô hấp ), mồ hôi tiết nhiều ( hệ bài tiết ), … Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất.

Nguyễn Anh Duy
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
19 tháng 8 2016 lúc 9:50

 Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau. 
Phân tích bằng ví dụ: 
Ví dụ: khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn ( hệ tuần hoàn ), thở nhanh và sâu ( hệ hô hấp ), mồ hôi tiết nhiều ( hệ bài tiết ), ... Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh ( cơ chế thần kinh - hệ thần kinh ) và nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo các hooc môn do các tuyến nội tiết tiết ra ( cơ chế thể dịch - hệ nội tiết ).

Nguyễn Hoàng Duy Hùng
19 tháng 8 2016 lúc 9:53

-Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác.

-Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động-Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp các hệ này trao đổi chất.-Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn -Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ cơ quan thông qua hệ tuần hoàn.-Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn
Lê Nguyên Hạo
19 tháng 8 2016 lúc 9:54

Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau.
Phân tích bằng ví dụ:
Ví dụ: khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn ( hệ tuần hoàn ), thở nhanh và sâu ( hệ hô hấp ), mồ hôi tiết nhiều ( hệ bài tiết ), … Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh ( cơ chế thần kinh – hệ thần kinh ) và nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo các hooc môn do các tuyến nội tiết tiết ra ( cơ chế thể dịch – hệ nội tiết ).

Thanh Ngân
Xem chi tiết
Đặng Phan Khánh Huyền
10 tháng 5 2016 lúc 19:53

Các nội quan
Thằn lằn
Ếch

Hô hấp 
Phổi có nhiều ngăn. Cơ liên sườn tham gia vào hô hấp
Phổi đơn giản, ít vách ngăn. Chủ yếu hô hấp bằng da.

Tuần hoàn
Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt(máu ít pha trộn hơn)
Tim 3 ngăn(2 tâm nhĩ và 1 tâm thất, máu pha trộn nhiều hơn)

Bài tiết
- Thận sau.
- Xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước(nước tiểu đặc)
- Thận giữa.
- bóng đái lớn.


Nguyễn thị mỹ tuyền
25 tháng 12 2023 lúc 9:02

So sánh được hiệu hô hấp của các nhóm động vật

Mai Linh
Xem chi tiết

B

scotty
1 tháng 3 2022 lúc 9:36

B

Tạ Phương Linh
1 tháng 3 2022 lúc 9:37

B. Hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh

Pé Xử Nữ
Xem chi tiết
Nguyễn Công Sơn
11 tháng 5 2016 lúc 7:02

Sự biến hóa của hai hệ này được thể hiện ở sự tiến hóa về cấu tạo và chức năng phức tạp hơn:

1. Hệ tuần hoàn

+ Các bộ phận quan trọng của hệ tuần hoàn được bảo vệ trong khoang ngực (tim,...)

+ Cấu tạo có tim 4 ngăn cùng hệ mạch tạo 2 vòng tuần hoàn

+ Máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể -> trao đổi chất mạnh

2. Hệ hô hấp

+ Bao gồm: phổi, khí quản, phế quản

+ Phổi lớn gồm nhiều túi phổi với mạng mao mạch dày đặc

-> việc thực hiện trao đổi chất dễ dàng

+ Sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ sự co giãn các cơ liên sườn và cơ hoành!

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
6 tháng 3 2018 lúc 7:41

Sự phân hóa và chuyên hóa các hệ cơ quan của các ngành động vật được thể hiện ở bảng sau :

Giải bài tien hoa ve to chuc co the sgk Sinh 7 | Để học tốt Sinh 7Giải bài tien hoa ve to chuc co the sgk Sinh 7 | Để học tốt Sinh 7Giải bài tien hoa ve to chuc co the sgk Sinh 7 | Để học tốt Sinh 7

 

ngọc hà
Xem chi tiết
PHẠM THỊ LÊ NA
2 tháng 5 2016 lúc 17:38

Chim bồ câu có cấu tạo thích nghi với đời sống bay, thể hiện ở những đặc điểm sau:
- Thân hình thoi, được phủ bằng lông vũ nhẹ, xốp.
- Hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc.
- Chi trước biến đổi thành cánh.
- Chi sau có chân dài, các ngón chân có vuốt, 3 ngón trước, 1 ngón sau.
- Tuyến phao câu tiết dịch nhờn.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nhật Linh
8 tháng 4 2017 lúc 22:33

- Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể. là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác
- Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động
- Hệ tuần hoàn dẫn máu tới tất cả các hệ cơ quan, giúp chúng TĐC
- hệ hô hấp lấy oxi từ MT ngoài cung cấp cho các hệ cơ quan và thải khí cacbonic ra MT qua hệ tuần hoàn
- hệ tiêu hóa lấy thúc ăn từ MT ngoài và biến đổi chúng thành các chất DD cung cấp cho cá hệ cơ quan qua hệ tuần hoàn
- hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã trong TĐC của các cơ quan ra MT ngoài qua hệ tuần hoàn

Lê Thiên Anh
8 tháng 4 2017 lúc 22:34

+ Hệ hô hấp lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ thống qua hệ cơ quan tuần hoàn.

+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.



Hiiiii~
8 tháng 4 2017 lúc 22:35

- Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:

+ Mang 02 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.

+ Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.

- Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí;

+ Lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ hô hấp lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chât dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ thông qua hệ cơ quan tuần hoàn.

+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.


em đen lắm
Xem chi tiết
Võ Thị Bảo Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Phương Thảo
15 tháng 5 2016 lúc 22:20

Đây là câu hỏi môn sinh học mà bnhehe