Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 2 2017 lúc 7:22

So sánh hai đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (Lê Hữu Trác) với “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” (Phạm Đình Hổ)

* Giống nhau: Đều phán ánh hiện thực cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh

* Khác nhau:

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – Phạm Đình Hổ

    + Phản ánh sự nhũng nhiễu của quan lại đối với nhân dân

    + Các sự kiện được kể một cách tản mạn, ghép nối

    + Thể hiện thái độ phê phán gay gắt của tác giả đối với Chúa và quan lại

Vào phủ chúa Trịnh – Lê Hữu Trác

    + Ghi chép sự việc theo trình tự thời gian một cách tỉ mỉ và trung thực

    + Thể hiện thái độ phê phán một cách kín đáo

    + Thể hiện thái độ dửng dưng, coi thường vinh hóa phú quý và tấm lòng y đức của Lê Hữu Trác

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 10 2018 lúc 12:39

Những phẩm chất tốt đẹp của Lê Hữu Trác:

- Đó là một thầy thuốc giỏi, nhiều kinh nghiệm và đức độ.

- Một nhân cách cao đẹp, khinh thường danh lợi, yêu thích tự do.

Đáp án cần chọn là: D

Bình luận (0)
Lan Kim
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 3 2019 lúc 12:07

Nét đặc sắc trong văn phong của tác giả:

- Tình yêu dạt dào, sâu lắng của tác giả dành cho quê hương, xứ sở vào đối tượng miêu tả, khiến đối tượng trở nên lung linh, huyền ảo, đa dạng như chính con người sống động

- Sự liên tưởng diệu kì, những hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và trải nghiệm bản thân

- Ngôn từ trong sáng, phong phú, gợi tả, gợi cảm, giàu chất thơ

- Sử dụng thuần thục các phép tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ

- Sự kết hợp hài hòa của cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 3 2018 lúc 16:45

- Ngôn ngữ trong tác phẩm: chân thực, bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày, mang đậm màu sắc Nam Bộ

- Ngôn ngữ miêu tả của tác giả đa dạng, sinh động

- Ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích, sắp xếp theo thể lục bát dễ nhớ, dễ hiểu

Luyện tập

Sắc thái riêng từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích :

- Vân Tiên : mạnh mẽ, dứt khoát, hùng hồn (với Phong Lai), nhẹ nhàng với Nguyệt Nga.

- Phong Lai : hung dữ, ngạo mạn, gian ác và vô học.

- Nguyệt Nga : dịu dàng khuê các, đoan trang.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 6 2017 lúc 5:11

Thái độ của tác giả

    - Ca ngợi trí tuệ, chiến lược của vua Quang Trung: tài dụng binh như thần, lẫm liệt trong trận chiến…

    - Tỏ thái độ căm ghét, khinh thường trước sự thất bại thảm hại của quân giặc.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 7 2017 lúc 11:02

- Nguyễn Dữ bác bỏ ý kiến “Cứng quá thì gãy”

- Nguyễn Đình Thi bác bỏ những ý kiến không chính xác về thơ

 

* Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có nét khác nhau:

- Nguyễn Dữ dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ ý kiến sai lầm. Cách lập luận bác bỏ của đoạn văn

+ Nêu ý kiến sai lầm: “ Cứng quá thì gãy”

+ Dùng lí lẽ để bác bỏ “Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được... chịu đổi cứng ra mềm”

+ Dùng dẫn chứng: “Ngô Tử Văn... thật là xứng đáng”

- Bác bỏ luận điểm: thơ là những lời đẹp, đề tài đẹp

- Bác bỏ bằng cách đưa ra những bằng chứng thực tế: có những bài thơ không đẹp như Hồ Xuân Hương, một số câu thơ của Nguyễn Du, có những bài thơ đề tài không đẹp như trong Bô-đơ-le, đề tài trong thơ kháng chiến

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 6 2017 lúc 13:25

Bài viết là một kim chỉ nam cho những người mong muốn đọc sách, muốn tiến xa trên con đường học vấn => mang giá trị thời đại

Đáp án cần chọn là: C

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 11 2017 lúc 6:55

Ghi chép lịch sử theo trình tự thời gian, trong Đại Việt sử kí toàn thư, cách kể chuyện, các nhân vật lịch sử không đơn điệu theo trình tự thời gian

- Sự xuất hiện sự kiện tạo mốc đáng chú ý “tháng 6, ngày 24 sao sa” (quan niệm xa xưa: sao sa là điềm xấu) – điềm báo Hưng Đạo ốm nặng, qua đời

- Từ sự kiện đó, người viết sử ngược dòng kể chuyện về Trần Quốc Tuấn. Tác giả trở về với dòng sự kiện xảy ra.

- Trần Quốc Tuấn được vua phong tặng nhiều danh hiệu tôn quý, đây là công việc ôn lại một cách khô khan, công lao, đức độ của người quá cố khiến câu chuyện thêm sinh động

- Khéo léo lồng vào chuyện những nhận xét sâu sắc, nhằm định hướng cho người đọc những nhận xét, đánh giá thỏa đáng

- Các kể chuyện mạch lạc, rõ ràng, giải quyết được vấn đề then chốt về nhân vật, giữ được mạch truyện tiếp nối logic, sinh động, hấp dẫn

Bình luận (0)