Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Hằng
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
31 tháng 10 2018 lúc 8:48

  8 câu cuối: Tâm trạng buồn lo, tủi phận cho chính cuộc đời mình của nàng Kiều

- Khép lại đoạn trích, tác giả thể hiện tâm trạng buồn lo của Kiều qua cái nhìn cảnh vật. Tám câu thơ cuối của bài là một minh chứng cho bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình hay nhất trong “Truyện Kiều”. Đây còn là một bức tranh tứ bình, được tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp với điệp ngữ “buồn trông” tạo một âm điệu trầm buồn. Tám câu cuối này đã vẽ ra bốn cảnh và mỗi cảnh đều nhuốm một màu tâm trạng:

       “Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa” 

   Bức tranh vẽ cảnh “cửa bể chiều hôm” thật rộng lớn, mênh mông, bát ngát. Trên nền của bức tranh ấy, Kiều nhận thấy ở phía ngoài khơi xa thấp thoáng hình ảnh “thuyền ai” lẻ loi, đơn chiếc đã gợi ra trong lòng Kiều một tâm trạng buồn, xa nhà, nhớ gia đình, nhớ quê hương da diết.

- Kiều nhìn ra xa rồi lại nhìn lại gần trong một khoảng không gian hẹp. Kiều nhìn dòng nước đang chảy và cánh hoa trôi lững lờ để rồi Kiều lại lo cho thân phận của mình:

     “Buồn trông ngọn nước mới sa

    Hoa trôi man mác biết là về đâu”

   Cảnh trong hai câu thơ trên là cảnh hoa trôi mặt nước. Kiều nhìn hoa mà không thấy đẹp, thấy tươi vì những bông hoa đó đã bị bứt ra khỏi cành, khỏi cây, khỏi sự sống và giờ đây đang trôi nổi, phiêu dạt trên mặt nước. Nhìn hình ảnh ấy gợi lên trong lòng nàng nỗi lo sợ cho thân phận bất hạnh của bản thân, không biết sẽ trôi dạt về đâu trên dòng đời vô định. Cũng giống như hoa, cuộc sống của Kiều giờ đây đã bị cắt đức khỏi mối liên hệ với gia đình, quê hương. Kiều không biết phải làm gì, đành phó mặc tất cả cho số phận. Kiếp người tựa kiếp hoa, tránh sao được dập vùi tan nát.

- Kiều nhìn ra xa rồi lại nhìn gần, nhìn ra bốn phía xung quanh nơi lầu Ngưng Bích với một cái nhìn bao quát hơn:

       “Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”

   Tác giả đã sử dụng từ láy “rầu rầu”, “xanh xanh” để miêu tả cảnh trong hai câu thơ này. Từ “rầu rầu” vốn là một từ gợi tả tâm trạng của con người. Nhưng ở đây tác giả lại dùng để miêu tả màu sắc. Đó là sắc cỏ tàn tạ, héo úa được trải dài trong một khoảng không gian vô tận nối liền từ “mặt đất” tới “chân mây”. Sống trong không gian héo tàn ấy khiến Kiều lo lắng, liên tưởng đến cuộc đời mình rồi cũng héo mòn, tàn tạ ở nơi đây. Kiều buốn chán, tủi thân về cuộc sống lạnh lung, vô định của mình

- Ở cảnh cuối cùng của đoạn trích, thiên nhiên nổi lên thật dữ dội, như đang bủa vây lấy Kiều:

     “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

   Việc sử dụng từ láy “ầm ầm” đã diễn tả cảnh sóng gió giông bão. Không còn là gió thổi, gió lướt mà là “gió cuốn mặt duềnh” thật hung bạo, dữ dằn. Cũng không còn là sóng xô, sóng vỗ mà là sóng kêu “ầm ầm” dữ dội. Âm thanh tiếng sóng như đe dọa, thét gào, đang dồn đuổi, bủa vây lấy Kiều. Nhìn khung cảnh đó, Kiều vô cùng kinh sợ, hãi hùng. Kiều lo cho số phận của mình không biết sẽ bị xô đẩy về đâu, tương lai của mình rồi sẽ ra sao? Qua đó, người đọc cảm nhận được tài năng tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.

     Như vậy, ở tám câu thơ cuối của đoạn trích, có thể khẳng định đó là một bức tranh tứ bình đầy ấn tượng với cách biểu hiện “tình trong cảnh ấy và cảnh trog tình này” , đồng thời thể hiện được tâm trạng “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Thành công nổi bật của Nguyễn Du trong tám câu thơ này là bút pháp tả cảnh ngụ tình thật rõ nét. Mỗi cảnh là một ý tăng dần theo suy nghĩ và mặc cảm của Kiều. Tác giả đã sử dụng bút pháp miêu tả tinh tế từ xa đến gần, từ cao xuống thấp, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, tâm trạng từ buồn man mác đến lo âu, kinh sợ hãi hùng. Với lối miêu tả ấy, Nguyễn Du được mệnh danh là bậc thầy ngôn ngữ.     

Monkey D.Lyffy
Xem chi tiết
ღĐậu~Đậuღ
30 tháng 10 2018 lúc 10:20

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Ví dụ:
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, ông đã viết những bài thơ thể hiện thân phận khổ cực và hẩm hiu của con người và nhất là của người phụ nữ. tấm lòng nhân đạo của ông đã được thể hiện rất sâu sắc qua các bài thơ và sâu sắc nhất được thể hiện qua tác phẩm Truyện Kiều. Tác phẩm nói về một nhân vật có tài sắc vẹn toàn nhưng vì chử hiếu đã hi sinh bản thân mình. Nổi bật nhất của tác phẩm là đạon trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
II. Thân bài: phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
1. Vị trí của đoạn trích:

Đoạn trích gồm 22 câu Đoạn trích nằm ở phần hai là phần gia biến và lưu lạt

2. Khung cảnh tại lầu Ngưng Bích- nội tâm:

Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích Cảnh đẹp, thơ mộng thoáng đãng nhưng mênh mông, lặng lẽ và heo hút Kiều rất chán nản, buồn tủi và cô đơn

3. Nỗi nhớ người thân của Kiều:

Kiều nhớ Kim trọng da diết, khôn nguôi, Kiều là một người rất chung thủy và có tình yêu sâu sắc Đồng thời Kiều là một người con hiếu thảo, lo lắng về cha mẹ

4. Tâm trạng buồn lo của kiều

Kiều nhớ về quê hương, nhớ về gia đình Kiều buồn cho thân phận mình, số kiếp trôi nổi Kiều cảm thấy cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, không đáng sống Kiều có một nỗi lo sợ hãi hùng, bang hoàng Nỗi buồn của Kiều tầng tầng lớp lớp không thể tả được

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Ví dụ:
đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là đoạn trích nói về số phận hâm rhiu của kiều khi bị bán đến lầu xanh. ở đây, kiều buồn tủi, nhớ thương người yêu và gia đình, qua đoạn trích ta thấy được kiều là một người chung thủy và rất có hiếu.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

Gia Minh
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
10 tháng 2 2019 lúc 11:18

Sau khi học xong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh, nhân vật người anh đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc khó quên. Vốn là một người không có tài năng gì nổi bật nên khi tài hội họa của Kiều Phương được phát hiện thì tâm trạng người anh có nhiều thay đổi. Người anh cảm thấy buồn, đôi khi muốn khóc và thậm chí là xem lén những bức tranh của em. Nhìn mọi người yêu mến, khen ngợi, quan tâm Kiều Phương, người anh cảm thấy mình như bị bỏ rơi vì “bất tài vô dụng”. Càng không hiểu tại sao người anh không thể thân với em như trước kia được nữa, có lẽ tính ghen tị đã gặm mòn khối óc, cắn nát trái tim. Khi đứng trước bức tranh đoạt giải nhất của Kiều Phương, tâm trạng người anh thay đổi liên tục: thoạt tiên là ngỡ ngàng, sau đó hãnh diện, cuối cùng là xấu hổ. Xấu hổ vì thấy mình không hoàn hảo như trong tranh, mình còn nhiều hạn chế. Đó cũng chính là điều mà em quý nhất ở người anh: biết nhận ra lỗi lầm của mình và thấy được tấm lòng nhân hậu, tình cảm trong sáng của Kiều Phương.
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
10 tháng 2 2019 lúc 11:18

Nhân vật anh trai của kiều phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Từ đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em giá mình được trưng bày. Người anh hoạt đầu ngỡ ngành rồi đến hối hận khôn nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phản phất hình dánh của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
10 tháng 2 2019 lúc 11:18

Lúc trước, anh trai của Kiều Phương là một người anh lúc nào cũng xem thường em gái mình. Khi thấy em mình có tài năng hội hoạ,người anh ghen ghét với tài năng của em.Người anh cảm thấy như bị lãng quên vì mình không có chút năng khiếu gì. Trước lúc em đi thi vẽ,người anh tỏ ra vẻ bực tức và thường xuyên hắt hủi em gái. Khi đứng trước bức tranh vẽ về mình được treo lồng kính, người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đén sự hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ. Người anh cảm thấy vô cùng ân hận vì lúc trước đã không đối xử tốt với em gái của mình. Người anh không ngờ trong mắt em gái mình, mình là một người anh hoàn hảo đến vậy.Bây giờ người anh cảm thấy yêu em gái mình hơn.

Nguyễn Thị Lan Phương
Xem chi tiết
♊Ngọc Hân♊
12 tháng 2 2021 lúc 12:25

 h/ả Hai câu đầu:

+sử dụng điệp từ"vẫn"

-> thể hiện hình ảnh bất khuất, kiên cường, nghiêng ngang

->gợi tâm thế lạc quan, nghiêng ngang của người chiến sĩ cách mạng 

h/ả Hai câu cuối:

+Là lời thề của người chiến sĩ cách mạng"còn sống còn chiến đấu, ý chí đó ko gì có thể bẻ gãy."

 

tran thi ly na
Xem chi tiết
Thời Sênh
16 tháng 10 2019 lúc 11:07

" Thân em như trái bần trơi
Gió dập sóng dồn biết tấp vào đâu"

Ca dao là tiếng hát tâm tình của người dân lao động là tiếng hát từ trái tim đến miệng mang theo cả nhịp thổn thức của nỗi lòng người phụ nữ lời ca ấy sao mà đúng với hoàn cảnh của Vương Thúy Kiều tôi đến vậy, trải qua hết nạn nọ đến nạn kia giờ đây tôi đang bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích tâm cảnh như hòa vào ngoại cảnh.

Tôi vốn là con gái đầu lòng của gia đình họ Vương. Nhân buổi tết thanh minh tôi cùng hai em Thúy Vân, Vương quan đi chảy hội mùa xuân không ngờ tôi đã gặp chàng Kim Trọng tài mạo tốt vời giữa chúng tôi nảy nở mối tình đẹp khi chàng về Liêu Dương chịu tang chú thì gia đình tôi mắc can, tôi phải bán mình cứu cha và em không ngờ tên Mã Giám Sinh lại lừa gạt đưa tôi vào lầu xanh mà hắn và Tú Bà đã chung lưng đấu cật uất ức tôi đã tự tử mà không thành, sợ vốn liếng đi đời nhà ma mụ đã đưa tôi ra ở lầu Ngưng Bích hứa gả chồng tử tế cho tôi, ở nơi đây tôi đã trải lòng cùng cảnh vật.

Tên lầu thật đẹp " Ngưng Bích" – đọng lại màu biếc nhưng hoàn cảnh của tôi thì thật buồn lòng tôi đang sống như một cô gái cấm cung chăng? Không! Không phải cảnh êm đềm trướng rủ màn che ngày nào thực chất tôi đang bị giam lỏng xung quanh tôi không một bóng dáng thân quen, không một tâm hồn bầu bạn chỉ có non xa, trăng gần nhất là tấm trăng gợi nhắc bao kỉ niệm xưa cũ nhìn xuống mặt đất chỉ thấy cồn cát nhấp nhô bụi hồng bốc lên từng đỏ, cảnh mênh mông bát ngát mà rợn ngợp không một bóng người khiến tôi càng buồn lo. Không chỉ vậy lòng tôi còn trào dâng nổi bẽ bàng tủi hổ bị Mã Giám Sinh làm nhục rút dao tự tử mà không thành bị ép trở thành gái làng chơi….Ôi! Kiếp hồng nhan bạc mệnh! Nỗi lòng tôi như bị chia xé phần dành cho tình phần dành cho cảnh.

Ở Lầu Ngưng Bích buồn tủi cô đơn tôi càng nhớ người yêu cha mẹ da diết ôi Kim Lang của tôi! Người tôi buồn khổ lo lắng nhất là chàng vầng trăng kia gợi nhắc kỉ niệm hôm nào cùng uống chén rượu thề nguyền dưới trăng mà nay mỗi người mỗi ngả ở Liêu Dương xa xôi cõ lẽ chàng không hay biết tai họa của gia đình, tôi vẫn ngóng chông uổng công vô ích càng nhớ chàng tôi càng ý thức phận bơ vơ đất khách quê người chân trời góc bể của mình có lẽ tấm lòng thủy chung dành cho chàng chẳng có thể bao giờ phai nhạt.

Còn cha mẹ tôi ở quê nhà giờ này ra sao? Phải chăng cha mẹ đang tựa cửa ngóng chông tin tức của tôi? Như cây thị trồng trước sân nhà mỗi ngày mỗi lớn cha mẹ tôi tuổi ngày càng cao vậy mà tôi không được tự tay phục dưỡng chăm sóc cha mẹ già lòng tôi buồn khổ biết bao.

Từ lầu cao nhìn xa tôi trải lòng cùng cảnh vật thời điểm chiều ta luôn gợi nhớ gợi buồn lại thêm bao buồn lo trĩu nặng trong lòng vì thế cảnh vật như nhuốm màu tâm trạng của tôi trăng? Xa xa trên mặt bể một cánh buồm lẻ loi đơn chiếc dập dềnh sóng nước con thuyền kia ngày nào mới cập bến? Nó gợi cho trong tôi nỗi buồn của kẻ tha hương ngày nào tôi mới được sum họp với gia đình? Một cánh hoa dập dềnh trên sóng nước nhìn hoa mà không thấy đẹp bởi nó đã bị bất khỏi gốc rễ thành phận hoa trôi nổi lại khiến tôi liên tưởng tới hoàn cảnh của mình nổi nênh phiêu dạt. Về phía đất liền, nội cỏ rầu rầu trải dài tới tận chân mây mặt đất sao nó giàu dĩ và tàn héo mòn sự sống? Nó chẳng giống ngọn cỏ xanh non tơ mỡ màng trong ngày xuân hôm nào không một màu sắc khác đan xen nó khiến tôi tự cảm cho thân phận mình một tương lai mờ mịt một cuộc sống tẻ nhạt vô vị không một tia hi vọng léo lên. Chiều đã muộn sắc màu như tối lại chỉ có tiếng sóng ầm ầm đập vào chân lầu đó không phải là âm thanh của sự sống mà là giông tố cuộc đời đang dữ dội nổi lên truy sát cuộc đời tôi mỗi lúc một gần hơn. Ôi! Sóng gió đang muốn nhấn chìm phận gái mỏng manh giữa cuộc đời rộng lớn chăng? Không chỉ còn là buồn thương lo lắng lòng tôi trào dâng sự sợ hãi khôn cùng lúc nào cũng thấp thỏm lo âu buồn khổ.

Chuỗi ngày ở lầu Ngưng Bích tưởng như dài lê thê. Ngôi nhà cha mẹ vời vợi nhớ thương trong xa cách rồi tình cảm với chàng Kim… Tất cả đã lùi sâu vào quá khứ chỉ còn mình đối diện với chính mình lo lắng cho tương lai phía trước. Điều đó khiến tôi nhớ đến lời thơ:

"Một mình đối diện với mình
Mênh mông trăng gió vô tình thoáng quá
Mong manh như một nhành hoa
Ầm ầm tiếng sóng biết là về đâu
Chưa đi đến ngõ bạc đầu
Mà sao như đã nhuốm màu hư vô?".

Đoàn Trang My
Xem chi tiết
Trần Minh Hoàng
9 tháng 3 2017 lúc 11:40

Trong những bài thơ, bài văn trong chương trình Văn học hiện đại, em đã gặp khá nhiều nhân vật nhỏ tuổi. Và hình ảnh gợi cho em nhiều suy nghĩ và cảm xúc nhất về nét đẹp của tuổi thơ vẫn là bé Lượm, trong bài thơ cùng tên của Tố Hữu.

Thương yêu biết mấy vóc dáng người bạn nhỏ ở đất Thừa Thiên. Cái vóc dáng loắt choắt nho nhỏ, với nước da ngăm đen cứng cáp giữa cánh đồng quê hương qua bốn mùa mưa nắng, có sức lôi cuốn tình cảm của em đến gần với Lượm. Mà đúng thật! Lượm nhí nhảnh, liến thoắng đến dễ thương. Và hình như Lượm không hề biểu hiện chút gì lo lắng, u sầu. Từ cách đi đứng, tiếng huýt sáo ở Lượm toát ra vẻ tươi tỉnh, ngây thơ, trong sáng. Nhưng hình ảnh mà em thích nhất ở người bạn nhỏ này là cử chỉ và cách xưng hô của Lượm với nhà thơ.

Thôi chào đồng chí!

Cháu đi xa dần.

Cử chỉ ấy thật là tự nhiên! Lời thơ của Tố Hữu lại khơi dậy những cảm xúc khác ở trong em. Lượm đi đâu nhỉ? A, phải rồi, Lượm đì liên lạc. Công việc vất vả, hiểm nguy! Không vất vả mệt nhọc sao được khi phải băng từ cánh đồng này sang cánh đồng khác, không hiểm nguy sao được những lúc Lượm phải:

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Nghĩ về Lượm rồi chợt nghĩ đến mình, em thấy mình chẳng bằng một góc của Lượm! Lượm thật can đảm! Một mình ở nhà trong đêm, em đã sợ tưởng đến phát khóc lên rồi. Huống hồ gì một mình giữa khoảng đồng trống, giữa làn đạn của quân Tây.

Và hình ảnh cuối cùng của Lượm làm em ứa nước mắt bùi ngùi. Sau lằn đạn của quân giặc. Lượm ngã nhào trên đồng lúa, nhưng:

Tay nám chặt bông.

Tại sao trước khi chết, Lượm có cử chỉ ấy? Có phải Lượm tiếc nuối điều gì? Đau đớn lắm phải không? Lượm nghĩ đến công việc chưa hoàn thành, nghĩ đến cha mẹ, anh chị em?

Em biết ơn nhà thơ đã ghi lại cho chúng em một hình ảnh đáng yêu, đáng kính: Một hình ảnh trở thành tấm gương sáng cho tuổi nhỏ em học tập, dù đất nước không còn chiến tranh.

Nguyễn Thiện Nhân
9 tháng 3 2017 lúc 11:32

“Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng”

(“Lượm” - Tố Hữu)

Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất tinh tế biện pháp so sánh.

Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.

Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta

Tick mik nha!

Nguyễn Kim Thành
9 tháng 3 2017 lúc 12:05

Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.

Với thể thơ bốn chữ, một thể thơ dân gian truyền thống phù hợp với lối kể chuyện có nhịp kể nhanh. Với cách ngắt đôi câu thơ đột ngột, và nghệ thuật tách câu thơ thành một khổ thơ riêng rất độc đáo, kết hợp với cách sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán... Lượm thật sự là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương bé bỏng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.



Trúc Nhữ
Xem chi tiết
lê anh tuấn
3 tháng 12 2017 lúc 17:01

Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa. Nhắc tới ông, người đọc thường nhớ đến những vần thơ trữ tình bay bổng có vẻ đẹp lạ kì. Có thể nói, thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng. Thuở nhỏ Lí Bạch thường lên núi Nga Mi để ngắm trăng cho rõ. Vì thế hình ảnh Trăng nửa vành thu trên đỉnh Nga Mi đã in sâu vào tâm khảm nhà thơ, trở thành một trong những biểu tượng của quê hương Tứ Xuyên mà nhà thơ thương nhớ suốt cuộc đời. Từ tuổi 25, Lí Bạch đã xa quê và xa mãi, nhưng hình bóng quê hương luôn in đậm trong tâm khảm của ông. Vì thế mà trên bước đường lữ thứ tha phương, mỗi lần ngắm trăng sáng là ông lại chạnh lòng nhớ quê và chỉ biết gửi gắm tâm sự vào những vần thơ. Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được Lí Bạch sáng tác trong một hoàn cảnh như vậy.

Nguyên văn chữ Hán:

Tĩnh dạ tứ:
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.

Dịch thơ:

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.

Đêm khuya, thi sĩ trằn trọc không sao ngủ được. Mở mắt thấy ánh trăng rọi sáng đầu giường, mừng như gặp lại cố nhân sau bao ngày xa cách. Nhưng mới nhìn thấy ánh trăng bàng bạc như sương phủ trên mặt đất chứ chưa thấy trăng, nhà thơ cố tìm bằng được vầng trăng quen thuộc:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương).

Chỉ có ba chữ tả tình trực tiếp: tư cố hương, còn lại đều là tả cảnh, tả người: cử đầu, vọng minh nguyệt, đê đầu. Ngay trong tả cảnh, tình người vẫn được thể hiện rõ. Nỗi nhớ quê hương đã được thể hiện qua hành động.

Khi thấy vầng trăng cũng đơn côi, lạnh lẽo như mình, một nỗi ngậm ngùi, chua xót bất chợt dâng lên trong lòng. Thi sĩ cúi đầu tưởng nhớ quê hương. Cái dáng ngồi bất động, chìm đắm trong suy tư ấy cho thấy tình cảm quê hương của nhà thơ sâu nặng biết chừng nào!

Với bài thơ Tĩnh dạ tứ, nếu chỉ nói tác giả “xúc cảnh sinh tình” thì không đủ. “Tình” ở đây vừa là nhân, vừa là quả: Lí Bạch nhớ quê, thao thức nhìn trăng sáng; Nhìn trăng sáng lại càng nhớ quê! Vọng minh nguyệt, tư cố hương thật ra chỉ là sự diễn đạt cụ thể hơn thành ngữ vọng nguyệt hoài hương dùng đã sáo mòn trong văn thơ cổ. Sáng tạo của Lí Bạch là đã đưa thêm vào hai cụm từ đôi nhau: cử đầu và đê đầu, để thể hiện cách vọng minh nguyệt và tư cố hương của mình. Những hành động ấy đều chất chứa tâm tư.

Hai cầu thơ sau đối ý, đối thanh thật chỉnh. Nhà thơ đã sáng tạo trên cơ sở một câu dân ca quen thuộc: Ngưỡng đầu khán minh nguyệt (Ngẩng đầu nhìn trăng sáng), chỉ thay từ ngưỡng bằng từ cử, từ khán bằng từ vọng. Câu thơ của Lí Bạch là: Cử đầu vọng minh nguyệt. Cũng vẫn giống nhau ở tư thế ngẩng đầu nhìn trăng sáng nhưng cái nhìn trong câu dân ca mang tính khách quan, còn cái nhìn trong thơ Lí Bạch lại đậm tính chủ quan. (Khán: nhìn, ý nghĩa trung hòa. Vọng: nhìn xa, ý nghĩa biểu cảm). Vọng minh nguyệt là cố nhìn ra xa để thấy cho rõ vầng trăng sáng. Tình cảm thiết tha của nhà thơ gửi gắm cả trong từ vọng ấy và chỉ trong khoảnh khắc, cái tư thế Ngẩng đầu nhìn trăng sáng đã chuyển thành Cúi đầu nhớ cố hương. Hai tư thế đối lập nhau nhưng cùng thể hiện một tâm trạng. Niềm vui trước đêm trăng sáng có thể là dạt dào vô tận nhưng nỗi nhớ cố hương cũng day đứt khôn nguôi! Ánh trăng sáng đêm nay là tác nhân gợi nhớ đến vầng trăng xưa trên quê cũ thuở nào. Quả là nỗi nhớ quê hương thiết tha, khắc khoải… luôn ám ảnh trong lòng Lí Bạch.

Câu thơ cuối mở ra một thế giới mênh mang và phức tạp của tâm trạng. Có bao điều mà nhà thơ muốn gửi gắm vào hai chữ cố hương. Cố hương là quê cũ, là dĩ vãng đầy ắp kỉ niệm của tuổi hoa niên. Cố hương là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất của ta đang sống hoặc đã gửi nắm xương tàn. Đối với kẻ tha phương, cố hương là một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng mà mỗi khi nhắc tới lại cảm thấy trĩu nặng trong lòng, trĩu nặng cả mái đầu đã pha sương sau nửa đời lênh đênh, lưu lạc.

Qua bài thơ này, Lí Bạch đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương da diết. Tình cảm chân thực và sâu đậm ấy thực sự đã gây xúc động cho người đọc, truyền đến chúng ta nỗi thổn thức, bâng khuâng khó tả. Tình cảm quê hương ngày nay mặc dù đã mang những nét mới của thời đại song những bài thơ trữ tình xuất sắc về quê hương của các nhà thơ trong quá khứ vẫn tạo được sự cộng hưởng sâu xa, vẫn có tác dụng thiết thực trong việc bồi dưỡng, xây dựng nhân cách con người.

Trương Võ Thanh Ngân
Xem chi tiết
Huong San
31 tháng 1 2018 lúc 18:49

"Sang" nghĩa là sang trọng, cao sang. Một cách nói, một lối sống, một quan niệm nhân sinh và ứng xử tuyệt đẹp. Vượt lên trên gian khổ, khắc nghiệt là sang. Chỉ có "cháo bẹ rau măng", chỉ có "bàn đá chông chênh" mà vẫn sang. Sang vì lạc quan tin tưởng về con đường cách mạng đánh Nhật đuổi Tây nhất định thắng lợi. Sang vì lí tưởng, vì đời sống tâm hồn phong phú, vì ung dung tự tại.

Doan Anh Thu
31 tháng 1 2018 lúc 18:57

Câu cuối giúp ta càng hiểu được rằng ở đây sử dụng từ sang không phải là sung sướng, giàu sang mà nói đến lối sống thanh cao hoà nhập gắn bó với thiên nhiên, lo nghĩ cho cảnh dân, vận nuớc của vị lãnh tụ vĩ đại. Cuộc sống đó đối với Bác " là đẹp là sang "

Phan hải băng
Xem chi tiết
trần thị xuân mai
21 tháng 11 2016 lúc 19:23

1. Có 4 câu. Mỗi câu có 7 chữ.

Gieo vần ở các tiếng cuối câu 1, 2, 4 ( viên, thiên, thuyền )

nhịp: 4/3

2.. - Thời gian: ban đêm

không gian: không gian được miêu tả trong bài rằm tháng giêng là không gian lớn của trời mây sông nước. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát. Câu thứ 2 khá đặc biệt trong cách tả: cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao

- Sự lặp lại 3 lần của từ xuân khiến cho câu như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đọng lên cảnh vật. Làm cho không gian đêm rằm tháng giêng trở nên đậm đà mùa xuân,.

- Bài này được Bác viết trong cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ. Thế nhưng trong bài thơ, ta thấy chủ thế chữ tình và rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc và chan hòa cùng ánh trăng thiên nhiên nơi núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn nhường cho thiên nhiên tình yêu thương ưu ái, không nở từ chối vẻ đẹp thiên nhiên. Nói lên phong thái lạc quan yêu đời của Bác.

-