thực hành tìm hiểu địa phương
tìm một di tích lịch sử ở yên bái
đề kiểm tra một tiết lớp 8
Chuẩn bị:
- Lựa chọn một địa điểm để thực hành quan sát: nơi diễn ra hoạt động Sản xuất hoặc di tích lịch sử, văn hoá, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
- Tìm hiểu phiếu thu thập thông tin.
- Phân công nhiệm vụ các bạn trong nhóm khi thực hành quan sát.
Các em tự lựa chọn địa điểm, phân công nhau và thực hiện hi!
Đặt câu hỏi để tìm hiểu về một di tích lịch sử – văn hoá hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương em theo gợi ý dưới đây.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Ai: Ai được tôn thờ ở đây?
- Ở đâu: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đâu?
- Khi nào: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng khi nào?
- Cái gì: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có những gì?
- Thế nào: Nhìn từ bên ngoài, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?
- Vì sao: Vì sao Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh lại được xây dựng?
Tìm hiểu về một cảnh quan thiên nhiên hoặc di tích lịch sử có thực ở địa phương em (làng quê, huyện, thành phố, tỉnh, vùng miền) và viết một bài văn ngắn miêu tả cảnh quan hoặc di tích đó.
Ai biết lm giúp mk nha , Cảm ơn nhiều
Cứ sau mỗi năm học, để động viên tinh thần học tập của em, bố mẹ thường tổ chức cho cả nhà đi nghỉ mát. Năm nay, kết thức nămhọc, em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, bô' rất vui mừng, thưởng cho em một chuyến tham quan ở vịnh Hạ Long - một vùng biển đẹp nổi tiêng của nước ta hiện đang được bình chọn là di sản văn hóa thế giới.
Em đến Hạ Long với bao nhiêu là háo hức! Em đã nghe truyền thuyết về vịnh, về những con rồng trầm mình làm nên những hòn đảo muôn hình vạn trạng trong lòng vịnh. Trên đường đi, hình ảnh những làng mạc, nhà cửa, phố xá trải dài ra trước mắt... Non nước Việt Nam sao mà đáng yêu đến thế!
Kia rồi vịnh Hạ Long! Em reo lên sung sướng khi chiếc ô tô đỗ lại. Thật là trời nước một màu trong xanh thăm thẳm. Trước mắt em, trải ra ngút ngàn là màu nước biển mát lành và những hòn đảo nhỏ đan xen nhấp nhô trong lòng vịnh. Lên thuyền ra vịnh mới thấy hết cái tươi đẹp kì vĩ của khung cảnh nơi đây.
Đứng trên khoang thuyền, em nghe gió mát lồng lộng mơn man trên mái tóc. Nắng trải ra làm nước biển xôn xao lấp lánh. Càng vào sâu trong lòng vịnh càng có cảm giác nước trong vịnh là một khối ngọc bích nhưng mềm mại uyển chuyển. Nhìn bốn bề thấy mênh mang là sóng nước hiền hòa. Xa xa, cây cầu treo Bãi Cháy nổi tiếng trông như một bàn tay xinh xắn đang vẫy chào du khách. Đi sâu thêm chút nữa, quanh ta đều là những hòn đảo nhỏ đan xen vào nhau như một mê cung đầy hấp dẫn.
Mỗi hòn đảo mang một hình dáng riêng, rất kì lạ. Truyền thuyết kể rằng có 99 con rồng đã trầm mình xuống vịnh khiến cho nước biển nơi đây xanh một màu xanh biêng biếc kì diệu. Mỗi con rồng đã hóa thành một hòn đảo nên nơi đây mới có tên là vịnh Hạ Long. Tên mỗi hòn đảo lại được đặt theo hình dáng mà người ta tưởng tượng về hòn đảo đó, nào là hòn Trống Mái, nào là đảo Con Gà, nào là hang Đầu Gỗ,... lại còn hang Ti Tốp, hang Sửng Sốt nữa chứ! Có lẽ con người quá ngỡ ngàng về những gì tạo hóa diệu kì ban cho vịnh Hạ Long. Đến gần, ta mới thấy 'những hòn đảo nơi đây được tạo nên bởi những khối đá vôi khổng lồ. Qua mưa nắng thời gian, chúng đã bị bào mòn nên có hình dáng kì lạ như ngày nay. Mỗi hòn đảo lại được phủ xanh bởi những loài cây kiên cường dũng cảm: bản thân loại đá vôi có rất ít chất dinh dưỡng, cây phải tự bám đá, rễ của chúng tiết ra một loại dịch để có thể “tiêu hóa” thứ đá khô cằn kia.
Nhưng phải đến với các hang động mới thấy được hết vẻ đẹp kì lạ của Hạ Long. Bước vào hang Sửng Sốt (có lẽ vì hang đẹp đến sửng sốt chăng?) ta thấy trong lòng hang có những mạch nước ngầm nhỏ,những giọt nước từ trên trần hang nhỏ xuống mang theo vài ba hạt cát tí xíu. Những hạt cát này không theo nước rơi xuống mà ôm ấp lấy nhau, qua hàng nghìn hàng triệu năm, chúng tạo thành những mảng thạch nhũ lấp lánh. Những cái hang ở đây đều được tạo nên bởi những mảng thạch nhũ như thế, đó là kết quả của một sự vận động tự nhiên bền bỉ diệu kì đến kinh ngạc. Hang rất sâu và rộng, có thể chứa đến nghìn người. Nền hang là đá thường, còn trần hang đầy những thạch nhũ. Thạch nhũ cũng có muôn hình vạn trạng khiến du khách sửng sốt. Hình dáng phổ biến của chúng là hình trụ, thuôn nhọn về phía đuôi xuống lòng hang. Đặc biệt, có những nơi, thạch nhũ tạo thành những hình có ý nghĩa trên vách hang, trần hang. Đó là hình đôi vợ chồng trong ngày cưới, là hình con gà, con khỉ,... Dưới ánh đèn, những hình ảnh đó lấp lánh kì ảo đẹp đến khó tin.
Bước ra khỏi hang là đặt chân lên đỉnh của hòn đảo. Đứng trên cao nhìn ra bao la bát ngát vịnh Hạ Long, một lần nữa ta lại được thấy quanh mình cái mênh mông trời bể trong xanh mát lành. Những hòn đảo nhỏ nhấp nhô như ôm ấp lòng vịnh. Còn những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân, của những đoàn khách du lịch quây quần dưới chân đảo như đàn con đang làm nũng cha mẹ...
Rời vịnh Hạ Long, em vẫn còn cảm giác ngỡ ngàng thích thú trước vẻ đẹp của vịnh - một kì quan hiếm có của Tổ quốc. Em thấy tự hào hơn về non sông gấm vóc của mình và càng thấm thìa hơn trách nhiệm phải góp phần giữ gìn và xầy dựng đất nước. Kì nghỉ hè của em đã trôi qua với bao điều thú vị và bổ ích như thế.
Lập kế hoạch cho buổi tham quan tìm hiểu về một di tích lịch sử - văn hoá của địa phương em (theo gợi ý dưới đây)
- Tên di tích
- Mục đích tham quan
- Thời gian dự kiến
- Chuẩn bị
- Các bước thực hiện.
Tham khảo:
Tên di tích: Đền chúa Thác bờ
Mục đích tham quan: Tìm hiểu về lễ hội ở đền và con người ở khu Đền chúa Thác bờ
- Thời gian dự kiến: 1/2- 2/2
- Chuẩn bị: Chuẩn bị quần áo ấm, tiền lẻ, vàng mã, mâm cúng, nhang...
- Các bước thực hiện: Di chuyển từ điểm tập chung đến bến đò mua vé và đi vào từng hang động, đền chúa để thăm quan di tích.
bn nào có đề kiểm tra một tiết môn lịch sử lớp 6 thì cho mk xin vs!
Câu 1: Thuật luyện kim được phát minh nhờ vào nghề nào?
A. Lúa nước.
B. Làm gốm.
C. Chăn nuôi.
D. Làm đồ trang sức.
Câu 2: Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định hơn, dần dần đã xuất hiện
A. những làng bản thưa thớt dân ở các vùng ven sông.
B. những làng bản đông dân ở các vùng ven sông.
C. những làng bản thưa thớt dân ở các vùng chân núi.
D. những làng bản đông dân ở các vùng chân núi.
Câu 3: Sự phân công công việc như thế nào?
A. Nam làm việc nặng, săn bắt nữ làm việc nhẹ nhàng, ở nhà.
B. Nam nữ chia đều công việc.
C. Tất cả mọi việc nam làm nữ ở nhà chỉ việc nấu cơm.
D. Nam làm mọi công việc, nữ không phải làm việc.
Câu 4: Các cụm chiềng, chạ hay làng bản có quan hệ chặt chẽ với nhau được gọi là
A. thị tộc.
B. bộ lạc.
C. xã.
D. thôn.
Câu 5: Vua Hùng Vương chia đất nước thành mấy bộ:
A. 10.
B. 13.
C. 14.
D. 15.
Câu 6: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân hồi đó?
A. Hoạt động chống giặc ngoại xâm.
B. Hoạt động canh tác.
C. Hoạt động trị thủy.
D. Hoạt động hôn nhân
Câu 7: Văn Lang là một nước:
A. thủ công nghiệp.
B. nông nghiệp.
C. công nghiệp.
D. thương nghiệp.
Câu 8: Đời sống vật chất và tinh thần đặc sắc của cư dân Văn Lang đã hòa quyện nhau lại trong con người Lạc Việt đương thời, tạo nên
A. tình cảm cá nhân sâu sắc.
B. tình cảm cộng đồng sâu sắc.
C. tình cảm dân tộc sâu sắc.
D. tình cảm khu vực sâu sắc.
Câu 9: Đứng đầu các bộ là ai?
A. Lạc Hầu.
B. Lạc Tướng.
C. Bồ chính.
D. Vua.
Câu 10: Thành Cổ Loa được gọi là Loa Thành vì:
A. Nằm ở vùng đất Cổ Loa.
B. Hình dáng thàn thắt lại như cổ lọ hoa.
C. Thành gồm ba vòng khép kín theo hình xoáy trôn ốc.
D. Thành giống hình Cái Loa.
Phần II.Tự luận (5 điểm )
Câu 1:(2 điểm) Theo em, sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào?
Câu 2:(3 điểm) Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỉ III – II TCN ở nước Âu Lạc?
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN LỊCH SỬ 6.
Câu 1. Người tinh khôn sống như thế nào? (2,5 điểm)
Câu 2. Các quốc gia Cổ đại Phương đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ? (2,5 điểm)
Câu 3. Xã hội cổ đại Hi lạp, Rô-ma gồm những giai cấp nào? (2 điểm)
Câu 4. Các quốc gia Cổ đại Phương đông đã có những thành tựu văn hóa gì? (3 điểm)
#Trang
#Fallen_Angel
Nêu một đặc sản, di tích lịch sử của Hưng Yên đề trình bày hiểu biết của mình.
Trả lời
Văn Miếu - Xích Đằng
Văn Miếu Hưng Yên là Văn Miếu hàng tỉnh, còn gọi là Văn Miếu - Xích Đằng, xây dựng năm Minh Mạng thứ 20 (năm 1839) trên khu đất cao, rộng khoảng 4.000 m2, thuộc thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thị xã Hưng Yên. Văn Miếu - Xích Đằng hiện còn lưu giữ 9 tấm bia đá, trong đó 8 tấm bia được lập năm Đồng Khánh thứ 3 (năm 1888) và 01 tấm bia lập năm Bảo Đại thứ 18 (năm 1943) ghi danh các nhà khoa bảng Hưng Yên. Từ thời Trần đến năm 1919 - khoa thi cuối cùng của khoa cử nho học, 138 vị đỗ đại khoa được lưu danh. Học vị cao nhất là Trạng nguyên Tống Trân, người thôn An Cầu, huyện Phù Cừ (đời Trần); Trạng nguyên Nguyễn Kỳ, người xã Bình Dân, huyện Khoái Châu (triều Mạc). Chức vụ cao nhất là Lê Như Hổ, quận công triều Mạc.
Trước đây, vào các ngày 10 tháng giêng và 14 tháng 8 tại Văn Miếu - Xích Đằng đều tổ chức tế lễ Khổng Tử, các quan lại đương triều về dự rất đông.
Trải qua nhiều biến đổi, thăng trầm của lịch sử, Văn Miếu - Xích Đằng vẫn lưu giữ khá nguyên vẹn kiến trúc ban đầu gồm: tam quan, lầu chuông, lầu khánh, hai dãy tả vu, hữu vu. Văn Miếu Hưng Yên đã trở thành biểu tượng về văn hoá, văn hiến của tỉnh Hưng Yên.
Chùa Thái Lạc,Đền Đậu An ,Đền Mẫu, Chùa Hiến ,Đền Dạ Trạch,Đền Đa Hòa,....
Chùa Hương Lãng, Chùa Nễ Châu, Chùa Chuông, Chùa Phố
1. Nội dung kiến thức cơ bản:
- Kể tên được các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
- Biết được vị trí địa lí, vẻ đệp, ý nghĩa của một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
- Tình hình vấn đề bảo vệ, giữ gìn môi trường ở địa phương em: đã xanh sạch đẹp chưa? Có những yếu tố nào về môi trường đang bị vi phạm? Địa phương em có những chủ trương, chính sách gì để giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
2. Câu hỏi bài thu hoạch: Em hãy tìm hiểu một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh ở địa phương em sau đó viết thành một bài văn mang tính giới thiệu về di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh đó.vv
Ngồi thuyền từ bến Đục, theo dòng Suối Yến để đến các điểm dâng hương.
Đến chùa Hương, bạn sẽ bắt đầu cuộc hành trình của mình từ bến Đục trên con suối Yến. Suối Yến nằm uốn mình dưới chân bao ngọn núi, bao cánh rừng mềm mại như một dải lụa trắng nối liền giữa cuộc đời trần tục ồn ào với một góc Bồng lai thanh tịnh.
Nước suối Yến rất trong, không hiểu sao bến lại có tên là Đục, phải chăng người xưa muốn ám chỉ tâm hồn của du khách khi mới bắt đầu cuộc hành trình còn thật lắm bụi trần vương.
Mùa lễ hội Chùa Hương (mùng 6 tết đến hết tháng 3 âm lịch)
Không khí lễ hội náo nhiệt ở Chùa Hương dịp chính lễ.
Hội chùa Hương (du lịch chùa Hương) diễn ra từ mùng 6 tháng giêng và kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Đây là lễ hội lớn nhất của Chùa Hương cũng có thể coi là lớn nhất miền bắc chỉ sau lễ hội Đền Hùng.
Chính hội diễn ra từ rằm tháng giêng đến 18 tháng 2 âm lịch, đây là dịp đầu xuân năm mới nên số lượng người đi bái Phật khá đông, do vậy, lượng khách du lịch đổ dồn về đây vô cùng lớn, các dịch vụ dễ bị chặt chém và có thể diễn ra tình trạng chen lấn.
Tuy nhiên, đến đây vào dịp này bạn có thể hòa mình vào không khí tưng bừng đầu nă cũng như tham gia vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa của lễ hội như: hội bơi thuyền, leo núi, hát chèo đò, hát văn,…
Đi vãn cảnh Chùa Hương các dịp khác trong năm
Vãn cảnh Chùa Hương.
Nếu bạn có mục đích là đi thưởng ngoại vãn cảnh chùa thì bạn có thể đi quanh năm nhưng nên tránh dịp diễn ra lễ hội. Thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch chùa Hương là khi “hoa lựu lập lòe đơm bông”- đầu hè và mùa thu.
Thời điểm đó không phải dịp lễ hội nên dòng người đổ về chùa cũng ít hơn hẳn, do vậy các dịch vụ như đi đò, cáp treo không bị nhồi nhét khách và chờ đợi mất thời gian của các bạn.
Suối Yến.
Nếu bạn nào yêu thích khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên thì dịp tháng 10 và tháng 11 là thời điểm tuyệt vời nhất. Khi đó, hoa súng nở rực rỡ trên dòng suối Yến trong xanh thơ mộng và hoa lau trắng nở trên nhiều cánh đồng vô cùng lãng mạn. Vào mùa này du khách đến Chùa Hương không đông, bạn dễ dàng ngắm cảnh và chụp hình thiên nhiên nơi đây.
Cách đi đến Chùa HươngĐi đến Chùa Hương rất thuận tiện, bạn có thể đến Chùa Hương bằng nhiều phương tiện khác nhau.
Di chuyển bằng ô tô
Lên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Rẽ, tới nút giao thông Đồng Văn rẽ phải sau đó vào quốc lộ 38, chạy thêm 15 km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương.
Di chuyển bằng xe máy
Đi tới đường Nguyễn Trãi, đi thẳng tới Hà Đông đến ngã ba Ba La rẽ trái đi sang Vân Đình. Đi tiếp 40 km đến Tế Tiêu rẽ Trái và hỏi người dân đường đi chùa Hương.
Xe bus từ Hà Nội
- Xe 211: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng- Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Trần Phú - Quang Trung - Quốc lộ 6 - Ngã ba Ba La - Quốc lộ 21B - Tế Tiêu (thị trấn Đại Nghĩa). Bạn có thể bắt được xe 211 tại bến Mỹ Đình hoặc đi tuyến 01, 02, 39, 27.. ra điểm bus ở Ba La hoặc đường Trần Phú để bắt xe.
- Xe 78: Bạn cũng có thể bắt xe 78: Tế Tiêu-Bến xe Mỹ Đình và ngược lại.
- Xe 75 : Bến xe Yên Nghĩa-Tế Tiêu.
Lưu ý
Để chuyến đi của bạn suôn sẻ không gặp rắc rối thì khi đi bằng xe máy hay cả ô tô thì bạn cũng nên mang theo đầy đủ giấy tờ đầy đủ, gương xe, và mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho chính bạn.
Di chuyển, đi lại tại Chùa HươngKhi tới bến Đục, bạn phải ngồi đò khoảng 1 tiếng, đò chạy dọc suối Yến Vĩ, giá đi đò khoảng 60.000/người với vé thông thường, 90.000/người với vé thăm quan thắng cảnh. Nếu bạn đi đoàn đông thì thuế thuyền to 15-20 người ngồi. Hoặc bạn cũng có thể di chuyển bằng thuyền máy.
Đến nơi, bạn đi bộ 1 đoạn là tới chùa Thiên Trù. Sau đó là khám phá động Hương Tích-chùa Hương nằm trong động Hương Tích. Tới đây, bạn có thể chọn hình thức leo núi, nói leo núi nhưng đường đi có bậc cho bạn di chuyển khá dễ dàng, đó cũng là một trải nghiệm thú vị vì cảnh 2 bên đường đi rất đẹp.
Nhưng nếu muốn tiết kiệm thời gian và công sức bạn có thể đi cáp treo với giá 90.000/ngưởi với 1 chiều-140.000/người với 2 chiều đi.
Điểm tham quan ở chùa HươngĐền Trình
Đền Trình.
Đền Trình hay còn có tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ, là ngôi đền nhỏ nằm ngay bên phải của dòng Suối Yến cách bến đò Yến Vĩ (bến Đục) khoảng 500m thuộc tuyến du lịch chính đi vào chùa Thiên Trù và động Hương Tích.
Tên Đền Trình khiến chúng ta nghĩ ngay tới việc trình bày, báo cáo. Đúng vậy, đó là thờ các vị sơn quân canh rừng núi, giữ cửa Chùa, ai vào Chùa phải tới đấy trình diện trước và là một thủ tục ít ai bỏ qua khi tới Chùa Hương.
Động Hương Tích - Điểm dâng hương quan trọng nhất ở Chùa Hương
Động Hương Tích - Điểm linh thiêng nhất ở Chùa Hương.
Động Hương Tích cách bến Thiên Trù hơn 2000 mét, với độ cao 390m, đuợc coi là trung tâm của khu thắng cảnh chùa Hương, và là đích dừng chân của mọi du khách khi về đây, là địa điểm tâm linh quan trọng nhất tại Chùa Hương.
Hướng dẫn đường đi: Từ bến Thiên Trù leo núi khoảng 10 phút bạn sẽ bắt gặp Chùa Thiên Trù, tuy nhiên đích đến cần vươn tới khi trẩy hội chùa Hương là Động Hương Tích.
Đền Cửa Võng
Đền Cửa Võng.
Đền Vân Song thường gọi là đền Cửa Võng , xưa chỉ là một ngôi miếu nhỏ do dân làng Yến Vỹ xây dựng lên từ thủa xa xưa để thờ bà Chúa Rừng có tên hiệu là Thượng Ngàn Vân Hương Công Chúa Lê Mại Thánh Mẫu.
Bà Chúa Rừng được nhân dân sở tại tôn vinh như một đấng siêu phàm hiện thân ở núi rừng nhiều của cải. Mặt khác khi thờ bà, dân làng cầu mong bà Chúa phù hộ cho cư dân gặp nhiều may mắn khi đi vào rừng làm nương hái lượm.
Đền ở trên thế núi cao, dưới chân núi là một thung lũng khá sâu, nhìn qua thung lũng là một võng núi. Người xưa dựa vào thế địa lý đó mà đặt tên đền là Đền Cửa Võng.
Hướng dẫn đường đi: Từ động Hương Tích quay trở về bằng đường leo núi, sau khi bám vào lan can để dò dẫm từng bậc thang dốc dựng đứng bạn sẽ bắt gặp 1 ngôi đền nhỏ ở phía tay trái. Đó chính là Đền Cửa Võng, bạn có thể dừng chân nghỉ ngơi để viếng cảnh chủa và lấy lại sức trước khi đi tiếp.
Chùa Giải Oan
Chùa Giải Oan.
Chùa Giải Oan có giếng nước trong vắt gọi là “Thiên nhiên thanh trì” hay còn gọi là giếng Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan.
Gần chùa là động Tuyết Kinh và am Phật Tích, nơi có tảng đá tương truyền lưu dấu chân Quan Âm Bồ-tát. Ai có oan khuất không thể giải thích, chia sẻ cùng ai thì lên chùa để giãi bày cho lòng thanh thản.
Hướng dẫn đường đi: Rời động Hương Tích bạn có thể đi bộ hoặc đi cáp treo cũng đều có thể tới được chùa Giải Oan, chú ý đường lên chùa Giải Oan là ngã 3 nên bạn cần chú ý biển chỉ dẫn chứ đừng đi theo dòng người sẽ bị bỏ qua điểm này đó.
Chùa Thiên Trù
Chùa Thiên Trù.
Chùa Thiên Trù toạ lạc trên thềm núi Lão, được xây dựng từ đời Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497). Theo một số sử ký còn lưu lại có chuyện kể rằng trong một chuyến tuần thú phương nam lần thứ hai Vua Lê Thánh Tông cùng tướng sĩ qua vùng núi Hương Sơn nghỉ lại ở thung lũng núi Lão và cho quân lính thổi cơm ăn.
Trong lúc thưởng ngoại cảnh sắc thiên nhiên, Vua xem thiên văn thấy vùng này ở vào vị trí của sao Thiên Trù (= Bếp trời: một chòm sao chủ về ăn uống) nên nhân đấy nhà Vua đặt tên cho thung lũng này là Thiên Trù.
Động Tiên Sơn
Động Tiên Sơn.
Động Tiên Sơn nằm lưng chừng núi Thanh Long, đến lưng chừng núi sẽ nhìn thấy cổng tam quan nổi lên bên sườn núi vút cao như sắp bay lên. Qua cổng vào sâu bên trong du khách sẽ nhìn thấy một toà lâu đài nho nhỏ tráng lệ dưạ vào vách núi.
Hướng dẫn đường đi: Nếu bạn muốn đi Động Tiên Sơn thì hãy nhớ Động Tiên Sơn ở phía bên trái trên đường từ Động Hương Tích, Chùa Giải Oan xuống chùa Thiên Trù.
Động Hinh Bồng
Động Hinh Bồng.
Nếu như bạn cảm thấy ngột ngạt và choáng ngợp ở động Hương Tích thì khi tới Hinh Bồng bạn sẽ có cảm giác thoáng đãng, thư thái hơn. Đường đến động Hinh Bồng bắt đầu từ cổng Chùa Thiên Trù và được nhận xét là khá cao và dốc.
Ăn gì khi đi Chùa Hương
Đặc sản chùa Hương.
Những đặc sản không nên bỏ qua khi đến Chùa Hương: dê núi, bò rừng, ngựa, nhím, tê tê…Dọc đường từ bến đò cho đến động Thiên Trù có rất nhiều nhà hàng phục vụ với thực đơn khá hợp lý cho bạn lựa chọn, tuy nhiên hãy khảo giá trước để tránh bị chặt chém nếu vào mùa lễ hội và lựa chọn nhà hàng hợp lý nhất
Rau sắng
Đặc sản chùa Hương - Rau sắng.
Cây rau sắng hay còn gọi là cây mì chính, cây rau ngót rừng… là một đặc sản được nhiều người săn đón khi về trảy hội chùa Hương. Lá non rau sắng có mầu xanh thẫm, óng ả, ra hết lớp này đến lớp khác và ra nhiều nhất vào tháng 2-3 âm lịch hằng năm.
Lá rau dùng để nấu canh với thịt hoặc cá. Mùi vị của loại rau này rất đậm đà, tuy nhiên do không dễ trồng lại lâu được thu hoạch nên giá rau sắng không hề rẻ, có thể lên tới cả vài trăm ngàn/ kg.
Mơ chùa Hương
Đặc sản chùa Hương - Quả Mơ, Rượu Mơ.
Một trong những đặc sản nổi bật phải kể đến ở chùa Hương đó là quả mơ thường được trồng tại các sườn núi, thung lũng tạo thành các rừng mơ nối tiếp nhau. Mơ chùa Hương nhỏ quả, vàng hươm, mịn một lớp lông tơ như nhung tuyết, đôi chỗ vỏ lấm tấm một chút đỏ hồng.
Nếu đi chùa sớm, gặp đúng lúc có mơ đầu mùa, đừng quên mua ít quả để nhấm nháp cho vị chua làm người đi lễ chùa quên mệt mỏi. Nếu đi chùa muộn, gặp đúng lúc mơ vào vụ, hãy mua vài cân mơ về ngâm nước để đến mùa hè làm thức uống giải nhiệt.
Chè củ mài
Đặc sản chùa Hương - chè củ mài.
Đi chùa Hương, hiếm người nào không tranh thủ thưởng thức một bát chè củ mài trong những chặng dừng, nghỉ trên đương đi. Chè củ mài được nấu từ bột của mài, đặc sánh, khi ăn người bán hàng thái thêm vài lát củ mài luộc lên trên. Chè củ mài thường nấu nhạt, ăn nguội, giá cũng rất mềm, chỉ 5 đến 10 ngàn/ bát.
Đặc sản chùa Hương - củ mài luộc.
Ngoài ra bạn có thể thưởng thức món củ mài hấp bở tơi, thơm mềm hay các loại khoai, sắn luộc bán ở gần cổng vào của chùa Hương. Đây đều là những món ăn chơi lạ miệng, rất đáng thử.
Bánh củ mài
Đặc sản chùa Hương - Bánh củ mài.
Đây là loại bánh được bánh siêu phổ biến ở Chùa Hương khi khắp đường đi, đâu đâu cũng có bán. Bánh củ mài là loại bánh dẻo, ăn tương tự như chè lam dẻo nhưng mịn mát hơn, thường được bán dưới dạng khối to hoặc đóng thành các gói nhỏ.
Bánh củ mài là món quà mà hầu hết những người đến chùa Hương đều mua về để thưởng thức, để tặng bạn bè, người thân. Giá bánh củ mài khá mềm, trung bình khoảng 20 ngàn đồng/ gói, hương vị cũng đa dạng để đáp ứng nhu cầu thực khách.
Chè lam
Đặc sản chùa Hương - Chè Lam.
Cùng với bánh củ mài, chè lam cũng là một đặc sản mua mang về nổi tiếng ở Nam thiên đệ nhất động. Món chè được làm kì công từ nếp cái, gừng tươi, bột quế, lạc rang vừa dẻo, vừa ngọt, khi thưởng thức cùng nước trà lại càng hợp vị khi vị dẻo thơm gạo nếp xem lẫn vị cay của gừng hòa quyện trong vị thanh ngọt của nước trà.
Đi Chùa Hương bạn cần chuẩn bị những gì ?Quần áo, tư trang
- Quần áo, ô mũ những ngày mưa nắng. Mặc đồ kín đáo, không làm ổn hay dùng từ khiếm nhã bởi đây là nơi cửa Phật
- Dép hoặc giày thể thao để thuận tiện cho việc đi lại và leo núi.
- Đồ ăn nhẹ.
Chuẩn bị đồ lễ
Vàng, hương, trầu cau, rượu cúng, chè, hoa quả, bánh kẹo, tiền lẻ. Ở Chùa Hương, đồ lễ bán rất nhiều, nhưng giá sẽ cao hơn bình thường do vậy để tiết kiệm lại được đồ ngon tốt nhất bạn nên đem từ nhà.
Lưu ý bạn nên biếtLưu ý khi đi đò
Xung quanh khu vực suối Yến có rất nhiều cò mồi bám theo bạn giới thiệu đi đò nhưng bạn không nên theo họ mà đi thẳng tới bến Đục, vào phòng bán vé vè mua vé.
Khi mua cũng nên hỏi số lượng tối đa khách trên 1 thuyền để tránh tình trạng thuyền bị cò nhồi nhét khách. Các bạn cũng nên bồi dưỡng cho lái thuyền một ít tiền.
Nên đi theo nhóm vừa vui lại an toàn tiết kiệm tiền đò.
Lưu ý khi đi cáp treo
Giá cáp treo: 90.000/1 người với 1 chiều và 140.000/1 người với 2 chiều. Vào dịp lễ hội thương rất đông, bạn hãy chịu khó xếp hàng mua vé từ Ban tổ chức, tránh mua của các cò với giá trên trời
Lưu ý khi mua sắm ở Chùa Hương
- Đối với hàng lưu niệm và đặc sản bạn nên mặc cả giá, khi mua kiểm tra số lượng và hạn dùng.
- Đối với các sản phẩm như thuốc nam hay đồ bồi bổ sức khỏe cũng nên cân nhắc trước khi mua bởi đồ ở đây chưa được qua kiểm nghiệm đâu.
Hình ảnh bn tự tìm nha!
Chia sẻ thêm: bài này mik lm đc 9đ
Tìm hiểu ở địa phương nơi em đang sống, hoặc qua sách báo, internet, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 100 từ giới thiệu một di tích lịch sử liên quan đến công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ độc lập dân tộc của nhà Trần.
Quê em tại Đông Triều, Quảng Ninh, nơi đây lưu giữ rất nhiều dấu tích lịch sử có gắn với nhà Trần. Trong đó có Đền An Sinh. Theo sách Trần Triều Thánh tổ các xứ địa đồ: đền An Sinh được xây dựng vào thời Trần, thờ 5 vị hoàng đế nhà Trần, có mặt bằng kiến trúc hình chữ “Công”, gồm bái đường, ống muống và hậu cung. Trong khuôn viên đền hiện còn lưu giữ rất nhiều hiện vật có giá trị và vật trang trí kiến trúc bằng đất nung có khung niên đại khoảng thế kỷ XIV- XVIII, như: bia đá, mảnh tháp, gạch, ngói, linh thú…
nêu di tích lịch sử khác liên quan đến thời kì bắc thuộc ở địa phương em(Hưng Yên)