Những câu hỏi liên quan
trần phương anh
Xem chi tiết
Lê Anh Phương
28 tháng 4 2017 lúc 16:32

Điện Biên Phủ là thành phố tỉnh lỵ và là một đô thị loại III của tỉnh Điện Biên ở tây bắc Việt Nam. Thành phố Điện Biên Phủ phía đông nam giáp huyện Điện Biên Đông, các phía còn lại giáp huyện Điện Biên., có 12 xã thuộc vùng lòng chảo gồm: Thanh Minh, thị trấn Điện Biên, Thanh Xương, Thanh An, Noong Hẹt, Sam Mứn, Noong Luống, Thanh Yên, Thanh Chăn, Thanh Hưng, Thanh Luông, Thanh Nưa. Thành phố Điện Biên được biết đến với trận Điện Biên Phủ năm 1954, giữa quân đội Việt Minh (do tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy) và quân đội Pháp (do tướng Christian de Castries chỉ huy), một số văn hóa, phong tục như: Tục cải mộ của người Kinh ở Điện Biên, Lễ cúng bản của người Si La..

chủ yếu làm nghề thủ công, công nghiệp như: dệt vải, trồng lúa nước ....

qwerty
28 tháng 4 2017 lúc 16:32

Điện Biên là vùng đất cổ. Các di tích như hang Thẩm Khương, Thẩm Púa (ở Tuần Giáo) đã chứng minh thời thượng cổ đã có mặt người Việt cổ. Đến thế kỷ 9 - 10, người Lự ở Mường Thanh đã phát triển khá mạnh, và ảnh hưởng mạnh sang các khu vực: Sìn Hồ, Mường Lay, Tuần Giáo...

Thế kỷ 11-12, người Tày Đăm (Thái đen) theo từ Mường Ôm, Mường Ai tràn xuống chiếm Mường Lò (Nghĩa Lộ) và từ Mường Lò thời gian sau đó, những cư dân này theo thủ lĩnh của mình là Pú Lạng Chượng để tràn qua Than Uyên, Văn Bàn... và cuối cùng làm chủ cả một vùng từ Mường Lò (Nghĩa Lộ) qua Mường La (Sơn La), tới Mường Thanh (Điện Biên).

Thời kỳ Bắc thuộc Điện Biên thuộc huyện Lâm Tây, quận Tân Hưng. Đời Lý đất Điện Biên nằm trong hạt châu Lâm Tây. Đời Trần Việt Nam có 15 lộ Điện Biên thuộc lộ Đà Giang, cuối Trần là trấn Thiên Hưng; thời Minh thuộc lại chia làm 2 châu Gia Hưng và Quy Hoá.

Do ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo nên địa hình của Điện Biên rất phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh. Được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200m đến hơn 1.800m. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông. Ở phía Bắc có các điểm cao 1.085m, 1.162 m và 1.856 m (thuộc huyện Mường Nhé), cao nhất là đỉnh Pu Đen Đinh cao 1.886m. Ở phía Tây có các điểm cao 1.127m, 1.649m, 1.860m và dãy điểm cao Mường Phăng kéo xuống Tuần Giáo. Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc. Trong đó, đáng kể có thung lũng Mường Thanh rộng hơn 150km2, là cánh đồng lớn và nổi tiếng nhất của tỉnh và toàn vùng Tây Bắc. Núi bị bào mòn mạnh tạo nên những cao nguyên khá rộng như cao nguyên A Pa Chải (huyện Mường Nhé), cao nguyên Tả Phình (huyện Tủa Chùa). Ngoài ra còn có các dạng địa hình thung lũng, sông suối, thềm bãi bồi, nón phóng vật, sườn tích, hang động castơ,... phân bố rộng khắp trên địa bàn, nhưng diện tích nhỏ.

Nguyễn Thu Hiền
30 tháng 4 2017 lúc 10:45

Cảm ơn các bạn

Nguyễn Trần Minh Châu
Xem chi tiết
Phạm Phương Thảo
Xem chi tiết
chuche
13 tháng 4 2022 lúc 10:11

tham khảo:

Có vị trí địa lý, kinh tế khá thuận lợi, nằm trên các trục giao thông quốc gia quan trọng cả về đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và hàng không; nằm gần đường hàng hải quốc tế, có các cảng biển lớn, là một trong những cửa ngõ ra biển của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; có đường hàng không nối với các trung tâm kinh 

laala solami
13 tháng 4 2022 lúc 10:17

tham khảo

Có vị trí địa lý, kinh tế khá thuận lợi, nằm trên các trục giao thông quốc gia quan trọng cả về đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và hàng không; nằm gần đường hàng hải quốc tế, có các cảng biển lớn, là một trong những cửa ngõ ra biển của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; có đường hàng không nối với các trung tâm kinh 

kodo sinichi
13 tháng 4 2022 lúc 12:41

refer

Có vị trí địa lý, kinh tế khá thuận lợi, nằm trên các trục giao thông quốc gia quan trọng cả về đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và hàng không; nằm gần đường hàng hải quốc tế, có các cảng biển lớn, là một trong những cửa ngõ ra biển của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; có đường hàng không nối với các trung tâm kinh 

 

Nagisa Motomiya
Xem chi tiết
Đặng Thị Cẩm Tú
15 tháng 5 2016 lúc 9:44

Nội dung 1

Vị trí địa lý

Thành phố Vinh có tọa độ địa lý từ 18°38'50" đến 18°43’38" vĩ độ Bắc, từ 105°56’30" đến 105°49’50" kinh độ Đông. Vinh là thành phố nằm bên bờ sông Lam, phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hưng Nguyên. Thành phố Vinh cáchthủ đô Hà Nội 295 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.424 km, cách thủ đô Viên Chăn (Lào) 400 km về phía Tây.

Địa hình

Địa hình Thành phố Vinh được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù sa sông Lam và phù sa của biển Đông. Sau này sông Lam đổi dòng chảy về mạn Rú Rum, thì miền đất này còn nhiều chỗ trũng và được phù sa bồi lấp dần. Địa hình bằng phằng và cao ráo nhưng không đơn điệu, có núi Dũng Quyết hùng vĩ và dòng sông Lam thơ mộng bao quanh, tạo nên cảnh quan thiên nhiên của thành phố rất hài hòa và khoáng đạt.

Nội dung 2: Nghề nghiệp ở thành phố Vinh

Công nghiệp, dịch vụ, thương mại

Những thuận lợi của công việc đó: 

+ tăng thêm tiền nong

+ thành phố hiện đại

+ ....

Khó khăn của công việc : 

+ Ô nhiễm tiếng ồn

+ Ô nhiễm không khí độc

+ ...

Quá trình hoạt động của một số nghề đó rất thuận lợi nhưng đôi lúc cũng gặp khó khăn trong cuộc sống

Ví dụ, người nhà quê làm nông lên thành phố để làm công nghiệp sẽ rất khó khăn trong quá trình làm công việc và phải chờ một thời gian ngắn hoặc dài tùy thuộc vào người làm.....

Nội dung 3: 

Di tích lịch sử: Khu di tích Kim Liên, Làng VẠc, đền Cuông-An Dương Vương, Hoành Sơn,...

Di tích văn hóa và lễ hội: Dân ca xứ Nghệ, Văn hóa ẩm thực,...

mk chỉ bik bao nhiu í thui, bn bik thêm thì bn thêm zào nha

Hoàng Nhật Minh
Xem chi tiết
Mạnh=_=
11 tháng 3 2022 lúc 22:31

tham khảo

 Về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng:

- Kinh tế:

+ Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á ⟶ tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.

+ Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.

+ Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý...với các nước.

⟹ Vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài

- Văn hóa – xã hội: có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các quốc gia trong khu vực ⟶ tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- An ninh - quốc phòng: nước ta nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, khu vực năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

 
nguyễn thị phương anh
Xem chi tiết
Trúc Trần
Xem chi tiết
* Lục Chi Ngang Nhan Mạt...
1 tháng 1 2022 lúc 19:10

Tham khảo:

Trong năm 1909, về phía Đông của đầm nước mặn Tân Diêm có dải cồn cát ngăn cách đầm với biển, trên dải cồn cát Sa Huỳnh, M. Vinet là quan thuế người Pháp làm việc ở Sở thương chính tại cửa biển Sa Huỳnh đã phát hiện một kho chum khoảng 200 chiếc trong chứa nhiều đồ tùy táng, những chum gốm này do người dân đào lên để lấy trong đó các hạt trang sức mã não, thủy tinh. Ông đã công bố phát hiện kho chum Sa Huỳnh này trong Tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ (B.E.F.E.O)(Vinet, 1909), điểm thời gian năm 1909 được lấy làm mốc khởi đầu cho sự phát hiện và nghiên cứu về văn hóa Sa Huỳnh.  

     Năm 1923, La Barre khai quật tại Sa Huỳnh tìm thấy hơn 200 mộ chum, tài liệu được H. Parmentier chỉnh lý và công bố trong tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ (B.E.F.E.O)(H.Parmentier, 1924). Năm 1934, M.Colani khai quật tại điểm phát hiện văn hóa Sa Huỳnh thuộc làng Thạnh Đức và công bố tại hội nghị Tiền sử học Thái Bình Dương tổ chức tại Manila (Philippines) năm 1935 (M.Colani, 1935). Đến năm 1936, M.Colani xác lập thuật ngữ Văn hóa Sa Huỳnh (Sahuynh Culture) khi nghiên cứu các di tích tiền sử ở Quảng Bình được công bố trong bài viết "Ghi chú về tiền sơ sử Quảng Bình", đăng trên tạp chí "Những người bạn Huế xưa". Tên gọi Văn hóa Sa Huỳnh"Sahuynh Culture” của M.Colani dùng để chỉ nền văn hóa của cư dân tiền sử có táng tục mộ chum và lấy địa điểm Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) đặt tên cho nền văn hóa này (M.Colani, 1936). Như vậy thuật ngữ văn hóa Sa Huỳnh hay còn gọi là Sa Huỳnh cổ điển do các học giả người Pháp định danh, nội hàm thuật ngữ chứa đựng các di tích thuộc thời đại đồ sắt có đặc trưng chung về văn hóa khảo cổ.

     Thời gian tồn tại văn hóa Sa Huỳnh trước công nguyên khoảng 500 năm và kết thúc ở thế kỷ 2 sau công nguyên. Văn hóa Sa Huỳnh có chung một không gian liền khoảnh khu vực miền Trung từ Hà  Tĩnh vào đến Bình Thuận mà ở hai đầu của nó có sự giao thoa với văn hóa Đông Sơn (phía Bắc) và văn hóa Đông Nam Bộ (phía Nam). Những di tích thuộc thời đại đồng thau cách nay trên dưới 3000 năm đến 2600 năm phát triển trực tiếp hay gián tiếp lên văn hóa Sa huỳnh được gọi bằng thuật ngữ “Tiền Sa Huỳnh” hoặc giai đoạn sớm của văn hóa Sa Huỳnh, trong đó các dòng chảy văn hóa Tiền Sa Huỳnh phát triển trực tiếp lên Sa Huỳnh như Long Thạnh, Bình Châu I, Bình Châu II, Bàu Trám (lớp sớm), Bãi Ông. Gián tiếp góp phần vào sự hình thành Sa Huỳnh ví như văn hóa Xóm Cồn. Không gian phân bố của các di tích Tiền Sa Huỳnh tồn tại trong khu vực Nam Trung Bộ, giữa chúng đều có mối quan hệ, tuy thời gian có sớm muộn khác nhau nhưng cùng góp phần vào sự hình thành đỉnh cao Sa Huỳnh sắt (Đoàn Ngọc Khôi, 2004).

     Không gian phân bố văn hóa Sa Huỳnh trải dài ở miền Trung Việt Nam; phía Bắc giao thoa với văn hóa Đông Sơn ở Bãi Cọi (Hà Tĩnh); phía Nam giao lưu với văn hóa Đông Nam Bộ ở Bình Thuận; phía Tây trải dọc theo thung lũng Đông Trường Sơn giao lưu với văn hóa Tây Nguyên; phía Đông văn hóa Sa Huỳnh vươn ra hệ thống các đảo trong vùng biển của Việt Nam như: Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré, Phú Quý, Thổ Chu, Côn Đảo, Phú Quốc... ở đây văn hóa Sa Huỳnh giao lưu với văn hóa của vùng đảo Tây Thái Bình Dương theo dòng chảy văn hóa hải lưu.

     Vùng trung tâm của văn hóa Sa Huỳnh nằm ở tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và Bắc Bình Định. Đặc biệt tại tỉnh Quảng Ngãi, văn hóa Sa huỳnh phân bố theo ba vùng sinh thái văn hóa rất đặc trưng và được xác thực qua các cuộc khai quật khảo cổ quy mô, đó là: Vùng núi – thung lũng sông Tang Hồ nước Trong; Vùng đồng bằng duyên hải – Long Thạnh, Bình Châu, Sa Huỳnh; Vùng đảo Cù lao Ré – Xóm Ốc, Suối Chình. Tại các điểm trung tâm này đã tìm thấy hàng trăm mộ chum, mộ vò, mộ đất của văn hóa Sa Huỳnh và hàng ngàn di vật đá, đồng, sắt, gốm, thủy tinh, đồ trang sức đá ngọc nephrit, agat.

Nghĩa Võ trung
6 tháng 10 2022 lúc 18:55

viet cau tra loi giup nghia

Nguyễn Trọng Trình
Xem chi tiết
Phương Dung
18 tháng 12 2020 lúc 20:34

a) Nguồn lực tự nhiên

- Thuận lợi :

    + Diện tích rộng, địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng cây lương thực, nhất là lúa nước

    + Đất phù sa màu mỡ thích hợp với cây lương thực; nguồn nước phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc

     + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp cho cây trồng và tăng vụ

- Khó khăn : thiên tai thiên nhiên, đất bạc màu

b) Nguồn lực kinh tế - xã hội

- Thuận lợi :

    + Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ thâm canh lúa nước

    + Cơ sở hạ tầng (giao thông, thông tin liên lạc,...) và cơ sở vật chất kĩ thuật (hệ thống thủy lợi, các trại giống, trạm bảo vệ thực vật,...) vào loại tốt nhất cả nươc

    + Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Có thị trường tiêu thụ, đường lối, chính sách khuyếnn khích phát triển nông nghiệp của Đảng, Nhà nước.

- Khó khăn : số dân quá đông là khó khắn lớn nhất.

Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Long Sơn
30 tháng 1 2022 lúc 17:39

Tham khảo

 

Vị trí và giới hạn lãnh thổ

 a. Vùng đất

- Diện tích đất tự nhiên nước ta (bao gồm đất liền và hải đảo) là 331 212 km2.

- Các điểm cực trên đất liền:

 b. Vùng biển

- Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2.

- Các đảo xa nhất về phía Đông của Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa).

c. Vùng trời

- Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta.

- Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.

d. Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên

- Vị trí nội chí tuyến.

- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.

- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

 

Long Sơn
30 tháng 1 2022 lúc 17:40

Tham khảo

 

Thuận lợi:

– Vị trí địa lí đã tạo điều kiện cho nước ta phát triển kinh tế toàn diện.

– Dễ dàng mở rộng giao lưu và hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

– Tạo điều kiện cho nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, tạo điều kiện phát triển rừng.

Khó khăn: 

- Vị trí này cùng làm cho nước ta rất lắm thiên tai và phải chú ý tới việc bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm, chống sự xâm nhập về chủ quyền vùng đất, vùng biển, vùng trời.

lạc lạc
30 tháng 1 2022 lúc 20:37

* Nêu đặc điểm vị trí và giới hạn lãnh thổ Việt Nam

- Điểm cực Bắc: 23023’B , 105020’Đ

- Điểm cực Nam: 8034’B, 104040’Đ

- Điểm cực Tây: 22022'B, 102010’Đ

- Điểm cực Đông: 12040’B,  109024’Đ

a) Phần đất liền:

            - Lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc và Đông.

            - Diện tích tự nhiên 329247 km2, nằm trong khu vực múi giờ số 7.

            - Nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới.

b) Phần biển:

            - Biển nước ta nằm ở phía Đông phần đất liền.

            - Diện tích khoảng 1 triệu km2 trong tổng diện tích gần 3,5 triệu km2 của biển Đông.

            - Gồm 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa).

c) Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên:

            - Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

            - Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

            - Cầu nối giữa đất liền – đại dương, giữa lục địa và hải đảo, giữa các đại dương lớn.

            - Nằm trong khu vực gió mùa và nơi di cư của các luồng sinh vật.

 * Đặc điểm  vị trí địa lí  Việt Nam:

+ Vị trí nội chí tuyến. Vị trí  gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

+ Vị trí  cầu nối  giữa đất liền và  biển, giữa  các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.

+ Vị trí  tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng  sinh vật.

* Ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên nước ta:

Vị trí địa lí là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo nên các đặc điểm chung  của thiên nhiên nước  ta như tính chất nhiệt đới gió mùa, tính chất ven biển, tính chất đa dạng, phức tạp.

- Hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang, đường bờ biển dài 3260 km, có tác động đến tự nhiên:

+ Thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc -  Nam  (ranh giới là dãy Bạch Mã) và Đông - Tây.

+ Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, các khối khí qua biển tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên nước ta.

- Đối với giao thông vận tải:

+ Hình dạng lãnh thổ cho phép nước ta phát triển nhiều loại hình vận tải theo chiều Bắc -Nam (đường bộ, đường biển, đường hàng không... ).

+ Mặt khác giao thông vận tải nước ta cũng gặp không ít trở ngại, khó khăn, nguy hiểm do hình dạng địa hình lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, nằm sát biển. Các tuyến đường dễ bị chia cắt bởi thiên tai. Đặc biệt là tuyến giao thông bắc - nam thường bị bão, lụt, nước biển phá hỏng gây ách tắc giao thông.

* Thuận lợi:

–  Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện.

– Việt Nam có thể hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước  Đông Nam Á và thế giới trong  xu hướng Quốc tế hoá và toàn cầu hoá  nền kinh tế thế giới.

* Khó khăn:

–  Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai  (bão, lũ lụt, hạn, cháy rừng, sóng biển) và chống giặc ngoại xâm ( xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời Tổ quốc…)

REFER