Câu 3: Vì sao nên đung sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu trữ trong tủ lạnh
Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh ?
Trong không khí có rất nhiều bào tử vi sinh vật và cả các vi sinh vật. Sau khi ăn, các thức ăn thừa phần lớn đã bị nhiễm các vi sinh vật, do đó trước khi cho vào tủ lạnh cất giữ cần đun sôi lại để diệt khuẩn.
Cá sông và cá biển cá nào rã đông nhanh hơn ???
Vì sao thức ăn dư thừa nên hâm nóng rồi mới cho vào tủ lạnh??
Tại sao khi mắc covid chúng ta nên ăn thức ăn mềm và lỏng ??
Cá sông và cá biển cá nào rã đông nhanh hơn ???
- Cá biển vì trog cá biển thik có chứa một ít muối biển, mà muối biển giúp rã đông nhah nên cá biển sẽ rã đông nhah hơn
Vì sao thức ăn dư thừa nên hâm nóng rồi mới cho vào tủ lạnh??
- Vì thức ăn dư thừa sẽ luôn có vi khuẩn, vi sinh vật bám lên nên để lâu chúng sẽ có đủ điều kiện để sinh trưởng nên sẽ gây bệnh cho con người nếu ăn phải
Vì thế ta cần hâm nóng thức ăn dư thừa để diệt hết vi sinh vật rồi mới cho vào tủ lạnh để bảo quản
Tại sao khi mắc covid chúng ta nên ăn thức ăn mềm và lỏng ??
- Vì những người mắc covid thường bị sốt kéo theo nhiều triệu chứng khác khiến cho cơ thể người bệnh bị suy nhược trầm trọng. Do đó khi bị mắc covid, để hệ tiêu hóa có thể làm việc tốt và có thể hấp thu được tốt dinh dưỡng trong thức ăn thik chúng ta nên ăn thức ăn lỏng và mềm để cơ thể dễ tiêu hóa
giải quyết tình huống , công nghệ 6
hôm nay nhà lan có khách nên nấu tương đối nhiều thức ăn sau bữa ăn , Lan cho thức ăn không ăn hết vào nồi , đun lại , để nguội rồi cất vào tủ lạnh .theo em , cách cất trữ thức ăn trong nồi của Lan đúng hay chưa đúng ? vì sao ?
đúng vì nếu như mà còn lại đem đi đổ bỏ thì rất phung phí
3. a. Hãy kể các chất diệt khuẩn thường được dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình. Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không?
b. Vì sao sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5-10 phút.
c. Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh ?
d. Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh?
e. Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?
vì sao khi dùng nhiều đồ ngọt trước khi ăn thường gây cảm giác chán ăn?
vì sao không nên ăn quá nhiều chất béo?
vì sao tế bào sống bỏ trong tủ đông sau khi lấy ra thường bị phá vỡ?
nguyên nhân dẫn đến sự đa dạng của các phân tử protein?
vì sao phải ăn protein từ nhiều nguồn thức ăn khác nhau?
1) vì dùng nhiều đồ ngọt trước khi ăn thì lượng đường trong máu đạt tới 1 nức độ nhất định khi đó nó sẽ truyền tín hiệu tới não tạo cảm giác no ảo ức chế cảm giác thèm ăn
2) vì ăn nhiều chất béo là nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì các bệnh tim mạch tụt huyết áp bệnh mạch vành đột quỵ và ung thư ngoài ra nó còn làm tăng cholesterol trong máu
3) ở ngăn đá nc đóng băng tỉ trọng giảm thể tích tăng .tế bào sống cụ thể là tế bào thực vật có màng tb là chất xenlulôzơ rất khó co giãn cho nên khi nc đông cứng ;giãn nở làm vỡ thành tế bào gây ra bầm dập còn đối với động vật thì có màng tb là lipit dễ co giãn nên k có hiện tượng bầm dập
a)vì sao người ta khuyên ngăn mùi thơm từ thức ăn dẫn đến chuột ăn phá?
b)vì sao con cá sống được trong nước dù khí oxi nặng hơn không khí rất nhiều?
c huy chương vàng)vì sao khi ta thấy những quán bán nước ngọt thường có tủ lạnh làm lạnh nước ngọt nhưng tủ lạnh nhiệt độ không bằng ngăn đá do đó nước ngọt không được đóng băng,nhưng ta cảm giác khi mua nước ngọt những giọt nước động bên ngoài lại bám vào tay?
a)đây có phải hiện tượng khếch tán không vì sao?
Vì sao có thể để thức ăn khá lâu trong tủ lạnh mà không bị hỏng?
A. Vi sinh vật có thể bị chết khi nhiệt độ môi trường quá thấp
B. Vi sinh vật bị kìm hãm sinh trưởng khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp
C. Tốc độ của các phản ứng hóa sinh trong tế bào bị chậm lại khi vi sinh vật sống trong môi trường có nhiệt độ thấp
D. Cả A, B và C
Vì sao có thể bảo quản thức ăn lâu trong tủ lạnh
Mẹo bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh
Điều các bạn thắc mắc không có gì khó hiểu. Tủ lạnh là một phương tiện bảo quản thực phẩm tốt. Nhờ có tủ lạnh chúng ta bảo quản được thức ăn lâu hơn, thịt cá không bị ôi ươn, trứng không bị ung, rau quả không bị héo úa, ủng, sữa không bị hỏng… Nhưng có điều người ta lại quá tin vào tủ lạnh, cho rằng cứ để thức ăn vào tủ lạnh là an tâm, vi khuẩn sẽ không thể sống được, lúc nào cần chỉ việc lấy ra ăn.
Các bạn đã nhầm. Nhiệt độ của tủ lạnh, kể cả ngăn đông đâu có giết chết được vi khuẩn. Trong tủ lạnh vi khuẩn không chết mà chỉ phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển, độc tố của chúng cũng không bị phá huỷ. Thực tế chúng chỉ tạm thời “ngủ yên”, đợi khi ra khỏi tủ lạnh gặp điều kiện nhiệt độ bình thường trong nhà ở hoặc nhiệt độ của cơ thể con người, sẽ tỉnh táo trở lại phát triển và hoạt động bình thường ngay. Như vậy, nếu thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh đã có vấn đề (thức ăn nấu sẵn đã bị nhiễm khuẩn, thịt, cá , trứng… không phải là những loại thật tươi, sữa đã hỏng sẵn v.v..) thì nhiệt độ của tủ lạnh đâu có thể diệt được vi khuẩn và độc tố của chúng có sẵn trong thực phẩm, khi chúng ta ăn bị bệnh là chuyện tất nhiên.
Cần nhớ rằng hè- thu là mùa của những dịch bệnh đường tiêu hoá, và các vi khuẩn gây những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá gặp như tả, lỵ trực khuẩn, thương hàn, nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn, v.v.. đều chịu lạnh giỏi. Ở nhiệt độ lạnh tới âm 18 độ C (-18 độ C) vi khuẩn thương hàn vẫn sống được 6 tháng, tụ cầu vàng sống được 5 tháng. Còn ở nhiệt độ lạnh âm 6 độ C (-6độ C) thì sau 90 ngày các vi khuẩn tả, thương hàn, lỵ trực khuẩn, tụ cầu vàng, trực khuẩn coli…vẫn sống bình yên, tuy có gặp khó khăn.
Những tủ lạnh hiện nay thường gồm hai ngăn, ngăn đông có nhiệt độ âm và ngăn lạnh có nhiệt độ dương. Ngăn đông có nhiệt độ âm 6 độ C (-6 độ C), âm 12 độ C hoặc âm 18 độ C (-18 độ C). Ngăn lạnh có nhiệt độ từ o đến 10 đọ C tuỳ vị trí. Về mùa đông, nếu đặt ở số 1 (ít lạnh nhất) nhiệt độ trong ngăn lạnh sẽ khoảng từ 2 đến 5 độ C, nhiệt độ ngăn bảo quản rau quả khoảng từ 7 đến 10 độ C. Đây là nhiệt độ phù hợp để bảo quản thức ăn ngắn hạn. Nhưng về mùa hè, muốn duy trì nhiệt độ này phải điều chỉnh lên số 4, số 5.
Ngăn đông thường được dùng để làm nước đá và bảo quản những thực phẩm kết đông. Chúng ta chỉ nên dùng ngăn này để bảo quản các thực phẩm đã kết đông sẵn mua ở siêu thị về, không nên kết đông thịt tươi ở đây vì các tinh thể nước đá lớn hình thành sẽ phá rách màng tế bào làm giảm chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm.
Những thực phẩm thông thường nên bảo quản ở ngăn lạnh. Thức ăn chín chỉ bảo quản 1-2 ngày, thức ăn sống chỉ trong vòng 1 tuần lễ không nên để quá lâu. Nên nhớ rằng trong những thức ăn này vẫn có nhiều vi khuẩn gây bệnh, nhất là trong thực phẩm sống. Cũng vì vậy, chúng ta tuyệt đối không để lẫn thức ăn đã nấu chín với thức ăn chưa nấu. Trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản ta phải bọc thực phẩm lại bằng nilông kín để tránh lây nhiễm lẫn nhau, đồng thời cũng hạn chế được mùi trong tủ lạnh.
Bọc kín thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh
Như trên đã nói, nhiệt độ của tủ lạnh không giết chết được vi khuẩn mà chỉ làm chúng ngừng phát triển hoặc phát triển chậm lại. Nhưng nhiều người lại cho rằng cứ cho thức ăn vào tủ lạnh là an toàn, và do quá tin vào tủ lạnh, đã mua cả những thức ăn chế biến sẵn bày bán ở thị trường không đảm bảo vệ sinh; những miếng thịt, quả trứng tưởng là tươi những đã có vấn đề; những thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn từ trước, đem vể xếp vào tủ lạnh, khi cần cứ thế lấy ra ăn. Vi khuẩn có sẵn trong thực phẩm ra khỏi tủ lạnh, gặp nhiệt độ 37 độ C của cơ thể sẽ “thức giấc”, phát triển mạnh nhờ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và trong cơ thể. Cũng vì vậy có những người ăn trứng sống, bánh kem, thịt đông, thức ăn chín lầy trong tủ lạnh ra hẳn hoi vẫn bị bệnh đường tiêu hoá, thậm chí có người bị nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn.
Để phòng tránh bệnh tật, trong gia đình hoặc những bếp ăn tập thể, dù có tủ lạnh vẫn phải chú ý giữ gìn vệ sinh thực phẩm thật tốt. Cụ thể:
- Nước dùng làm kem, làm đá phải là nước đã đun sôi.
- Thức ăn chín muốn để dành phải đưa ngay vào tủ lạnh chậm chất là 4 giờ sau khi xào nấu xong. Khi cần lấy ra khỏi tủ lạnh phải ăn ngay không để lâu quá 4 giờ ở nhiệt độ trong nhà.
- Những thức ăn sống như thịt, cá… muốn để dành phải cất vào tủ lạnh ngay sau khi giết thịt súc vật, không được để chậm quá 4 giờ. Khi lấy ra khỏi tủ lạnh phải chế biến ngay.
- Đối với những thực phẩm sống hoặc chín không biết chắc chắn chế biến từ bao giờ, rất có thể đã bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc tố của vi khuẩn, cần phải chế biến ngay hoặc đun nấu lại cẩn thận trước khi cho vào tủ lạnh.
Cần nhớ tủ lạnh là một phương tiện bảo quản thức ăn chứ không có tác dụng diệt khuẩn. Vì vậy những thức ăn đưa vào tủ lạnh phải là những thức ăn tươi, sạch, không bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn mới đảm bảo an toàn được.
Ta có thể giữ thức ăn lâu trong tủ lạnh bởi trong môi trường lạnh làm chậm hóa sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn nên thức ăn lâu hư nhưng không phải là rất lâu đâu chỉ được một thời gian ngắn thôi nó chỉ làm chậm sự phân hủy chứ không thể lâu được nếu như bạn muốn thức ăn vĩnh viễn thì tìm mua một cái có nhiệt độ dưới -400 độ C sẽ giữ mãi mãi luôn đấy .
vì sao có thể bảo quản thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh ? Sinh học 10