Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hà Phạm
Xem chi tiết
Eremika4rever
7 tháng 5 2021 lúc 5:11

-Vua đứng đầu nắm mọi quyền hành, chực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương tới địa phương.

-Luật pháp: Năm 1815 cho ban hành bộ Hoàng Triều Luật Lệ ( luật Gia Long).

-Hành chính: Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc Thừa Thiên.

-Quân đội:Gồm nhiều binh chủng, xây dựng thành trì vững chắc ở kinh đô và các trấn, lập hệ thống trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau.

-Ngoại giao: Với nhà Thanh thì thuần phục, còn với các nước phương Tây thì từ chối sự tiếp xúc

-Nông nghiệp: Lập nhiều làng ấp mới, tổ chức di dân, lập đồn điền, cho lặp lại chế độ quân điền.

-Công nghiệp: Lập nhiều xưởng đúc súng, tiền, đóng tàu, ngành khai mỏ phát triển nhưng kĩ thuận lạc hậu và hoạt động thất thường, các nghề thủ công vẫn phát triển nhưng thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặng nề, buôn bán trong nước có nhiều thuận lợi

+Chủ trương này không còn phù hợp với bối cảnh lịch sử lúc đó vì các nước phương tây đang rất phát triển mà lại không tiếp xúc với họ. Họ có những công nghệ lạ đáng để học theo. 

+Thợ thủ công bị thu thuế nặng nề, nếu thất bại họ sẽ bị lỗ to, vì vậy nên thu thuế họ nhẹ

Đoàn Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Tuấn Hưng 7A14
17 tháng 5 2022 lúc 20:50

Chắc là cái này mình ko hiểu ý của bạn lắm nên chết tiệt chỉ có chừng này thôi

Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền:

Về chính trị:

–  Năm 1802, Triều Tây Sơn bị lập đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi, đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô à lập ra triều Nguyễn.

–  Năm  1806,  Nguyễn  Ánh  lên ngôi hoàng đế. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương.

–  Năm 1831 – 1832, chia nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).

Về pháp luật:

–  Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long)

Cute Nguyen
Xem chi tiết
𝓗â𝓷𝓷𝓷
18 tháng 5 2022 lúc 9:31

Năm 1802,Nguyễn Ánh lên ngôi vua,đặt niên hiệu là Gia Long,chọn Phú Xuân làm kinh đô,lập ra triều Nguyễn

Năm 1806,lên ngôi Hoàng đế

Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương

Ban hành bộ Hoàng triều  luật lệ (luật Gia Long) năm 1815

Các năm 1831-1832 nhà Nguyễn chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc Thừa Thiên

Quân đội bao gồm nhiều binh chủng,xây dựng thành thị và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước

Sung Gay
18 tháng 5 2022 lúc 10:10

Nhà Nguyễn thiết lập lại chế độ phong kiến tập quyền

a. Nhà Nguyễn thành lập

- Nội bộ Tây Sơn suy yếu

- Năm 1802 Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân( Huế) làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn.

- Năm 1806 Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế

b. Chế độ phong kiến tập quyền

- Tổ chức nhà nước: Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành trong nước từ trung ương đến địa phương

- Hành chính: Năm 1831 – 1832 cả nước được chia thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc.

- Luật pháp: Năm 1815 nhà Nguyễn ban hành bộ luật Gia Long.

- Quân đội: gồm nhiều binh chủng, xây dựng thành trì, các trạm ngự

- Đối ngoại: thần phục nhà Thanh, đóng cửa không tiếp xúc với phương Tây

Nhà Nguyễn thiết lập lại chế độ phong kiến tập quyền để:

- Nhà vua có thể trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước từ trung ương đến địa phương.

My Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Tuấn Hưng 7A14
17 tháng 5 2022 lúc 20:51

Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền:

Về chính trị:

–  Năm 1802, Triều Tây Sơn bị lập đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi, đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô à lập ra triều Nguyễn.

–  Năm  1806,  Nguyễn  Ánh  lên ngôi hoàng đế. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương.

–  Năm 1831 – 1832, chia nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).

Về pháp luật:

–  Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long)

Kim Đăng Khôi Lê
Xem chi tiết
Chuu
29 tháng 4 2022 lúc 5:38

THAM KHẢO:

+ Nội bộ Tây Sơn suy yếu => Nguyễn Ánh đem quân tiến đánh Tây Sơn.

+ Nguyễn Ánh đánh thẳng ra Phú Xuân => Nguyễn Quang Toản chạy ra Bắc Hà.

+ Nguyễn Ánh lần lượt đánh chiếm vùng đất từ Quảng Trị đến Nam Định và tiến thẳng Thăng Long. Quang Toản bị bắt, chấm dứt thời Tây Sơn.

+ Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn.

- Quân đội:

+ Gồm nhiều binh chủng.

+ Được xây dựng với một hệ thống thành lũy vững chắc ờ các tỉnh.

- Về đối ngoại:

+ Thần phục nhà Thanh.

+ Khước từ mọi quan hệ với các quốc gia phương Tây.

nhà nguyễn lập lại chế độ phong kiến nhà nguyễn:

- Xây dựng bộ máy quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, tăng cường quyền lực trong tay vua, tiến hành cải cách hành chính chia đất nước là 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

- Ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).

- Kinh tế: Ban hành nhiều chính sách phục hồi và phát triển kinh tế, ổn định sản xuất.

- Củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng quân đội mạnh.

kinh tế nhà nguyễn

a) Nông nghiệp:

- Công cuộc khai hoang: Được đẩy mạnh nhưng ruộng đất hoang hóa vẫn còn nhiều.

- Chính sách quân điền: Được đặt lại nhưng tổng diện tích ruộng đất công còn quá ít. Nông dân vẫn không có (hoặc thiếu) ruộng đất để cày cấy.

- Đê điều: Tuy được sửa đắp nhưng vỡ đê, lụt lội vẫn thường xuyên xảy ra khiến làng xóm tiêu điều, mùa màng bị tàn phá.

b) Thủ công nghiệp: phát triển.

+ Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu, khai mỏ...

+ Thủ công nghiệp nhà nước phát triến mạnh và có nhiều thành tựu lớn.

Đặc biệt là việc đóng thành công chiếc tàu thủy chạy bằng máy bơm nước theo kiểu phương Tây.

+ Thủ công nghiệp nhân dân tiếp tục phát triến nhưng bị đánh thuế nặng.

c) Thương nghiệp:

 

 + Đất nước thống nhất thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán. Các đô thị, thị tứ phồn thịnh.

 + Thuyền buôn nước ngoài thường xuyên đến buôn bán và nhà nước cũng trao đổi hàng hóa với họ như là Xiêm, Mã Lai, Trung Quốc,... 

 + Đặc biệt là có cả các thuyền buôn phương Tây được đến buôn bán ở một số hải cảng nhất định theo quy định của triều Nguyễn.

 

lập bảng thống kê các cực nổi dậy của nhân dân dưới thời nguyễn

a) Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827)

- Căn cứ: Trà Lũ (Nam Định).

- Địa bàn hoạt động: Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.

- Lực lượng tham gia: nông dân, tri thức.

- Hoạt động: Năm 1821, Phan Bá Vành kêu gọi nông dân khởi nghĩa chống địa chủ quan lại, đánh nhiều trận lớn với quân triều đình.

- Kết quả: Năm 1827, quân triều đình bao vây tấn công. Khởi nghĩa bị đàn áp.

b) Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 - 1835)

- Địa bàn: miền núi Việt Bắc.

- Lực lượng tham gia: nông dân, người dân tộc thiểu số.

- Nhà Nguyễn nhiều lần cử quân đội đàn áp. Năm1835, khởi nghĩa bị dập tắt.

c) Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835)

- Năm 1833, Lê Văn Khôi khởi binh chiếm thành Phiên An tự xưng là Bình Nam Đại Nguyên soái, được đông đảo nhân dân hưởng ứng.

- Năm 1834, Lê Văn Khôi qua đời, con trai ông lên thay.

- Năm 1835, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.

d) Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856)

- Năm 1854, Cao Bá Quát đưa một người chắt của vua Lê là Lê Duy Cự làm minh chủ gương cao lá cờ "Phù Lê" kêu gọi nhân khởi nghĩa.

- Đầu năm 1855, Cao Bá quát hy sinh, nghĩa quân tiếp tục chiến đấu. Cuối năm 1856, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

 

 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
19 tháng 9 2023 lúc 16:21

- Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. Chính quyền không còn chăm lo đến đời sống của nhân dân như trước, hầu hết quan lại lao vào ăn chơi sa đọa.

- Lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra. Nhiều dân nghèo phải bán vợ, con làm nô tì cho các nhà giàu, một số khác bỏ vào chùa kiếm sống. Dân chúng rất cực khổ.

- Ở Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình... dân nghèo nổi dậy đấu tranh. Trong tình hình đó, một số thế lực phong kiến ở các địa phương lại đánh giết lẫn nhau, quấy phá nhân dân và chống lại triều đình. 

Tháng 12, năm Ất Dậu (đầu năm 1226) Chiêu Hoàng (vua cuối cùng của nhà Lý) nhường ngôi cho Trần Cảnh. Đây là một cuộc chuyển ngôi không đổ máu.

\(\Rightarrow\) Sự thay thế của nhà Trần đối với nhà Lý là hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh lịch sử

 

- Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. Chính quyền không còn chăm lo đến đời sống của nhân dân như trước, hầu hết quan lại lao vào ăn chơi sa đọa.

- Lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra. Nhiều dân nghèo phải bán vợ, con làm nô tì cho các nhà giàu, một số khác bỏ vào chùa kiếm sống. Dân chúng rất cực khổ.

- Ở Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình... dân nghèo nổi dậy đấu tranh. Trong tình hình đó, một số thế lực phong kiến ở các địa phương lại đánh giết lẫn nhau, quấy phá nhân dân và chống lại triều đình. 

Tháng 12, năm Ất Dậu (đầu năm 1226) Chiêu Hoàng (vua cuối cùng của nhà Lý) nhường ngôi cho Trần Cảnh. Đây là một cuộc chuyển ngôi không đổ máu.

=> Sự thay thế của nhà Trần đối với nhà Lý là hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh lịch sử

 

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
6 tháng 1 2017 lúc 16:50

Phong trào Cần Vương là phong trảo yêu nước chống Pháp tiêu biểu đứng trên lập trường phong kiến, hướng tới xây dựng một nhà nước với vua hiền, tôi giỏi. Tuy nhiên sự thất bại của phong trào đã chứng tỏ sự bất lực của ngọn cờ phong kiến trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc- độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến

Đáp án cần chọn là: A

duy lê hoàng
Xem chi tiết
minh nguyet
30 tháng 3 2021 lúc 21:13

Ý 1:

- Đời sống nhân dân, nhất là nông dân ngày càng cực khổ.

- Địa chủ cường hào chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng, tô thuế nặng nề.

- Nạn đói, dịch bệnh hoành hành khắp nơi.

=> Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

 

 

Ý 2:

Đời sống của các tầng lớp nhân dân dưới triều Nguyễn cực khổ do:

- Địa chủ, cường hào chiếm đoạt ruộng đất.

- Quan lại tham nhũng, tô thuế phu dịch nặng nề.

- Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi.

=> Nhân dân căm phẫn, bất bình, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt, nên họ nổi dậy đấu tranh chống chính quyền nhà Nguyễn.



 

 

Hải Anh
Xem chi tiết
nguyễn hữu minh ngọc
2 tháng 1 2022 lúc 14:03

Theo mình đã học Tần Thủy Hoàng đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc: • Nửa sau thế kỉ II TCN, nước Tần mạnh lên, lần lượt đánh bại các nước khác và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN. Cụ thể: • Năm 221 TCN nước Tề bị nước Tần thôn tính • Năm 222 TCN nước Yên bị nước Tần thôn tính • Năm 223 TCN nước Sở bị nước Tần thôn tính • Năm 225 TCN nước Ngụy bị nước Tần thôn tính • Năm 228 TCN nướcTriệu bị nước Tần thôn tính triều đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tùy: Nhà Hán (206 TCN – 220) Nhà Tần (280 – 420) Nhà Tùy (518 – 618) Chúc bạn học tố