Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phạm Quỳnh Trang
Xem chi tiết
giang nguyễn
12 tháng 5 2016 lúc 21:08

*tỷ trọng ngành nông , lâm , ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế của u-crai-na lớn hơn tỷ trọng ngành nông,lâm,ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế của pháp

*tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu kinh tế của u-crai-na lớn hơn tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu kinh tế của pháp

*tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của u-crai-na nhỏ hơn tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của pháp

=>trình độ phát triển kinh tế của pháp cao hơn u-crai-na 

 

Serinuma Kohana
10 tháng 5 2018 lúc 20:35

Trong cơ cấu kinh tế của Pháp và Ucraina năm 2000:

Ucraina có tỉ trọng ngành nông, lâm và ngư nghiệp là 14%, cao gấp 4,7 lần tỉ trọng ngành nông, lâm và ngư nghiệp của Pháp (3%). Tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng của Ucraina (38,5%) cũng cao gấp 1,5 lần tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng của Pháp (26,1%). Tỉ trọng ngành dịch vụ của Pháp (70,9%) cao gấp 1,5 lần tỉ trong ngành dịch vụ của Ucraina (47,5%).

=> Như vậy, nên kinh tế của Pháp phát triển mạnh hơn so với Ucraina.

Dương Bảo Nguyên
Xem chi tiết
ღHàn Thiên Băng ღ
Xem chi tiết
I don
20 tháng 4 2018 lúc 17:50

Câu 1:

- Đặc điểm tự nhiên của khu vực Bắc Âu, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực:

+) Địa hình chủ yếu là dạng địa hình fio ( Na-uy)

+) Núi cao, cao nguyên ( Ai- xơ- len, Thụy Điển)

+) Đồng bằng có nhiều hồ ( Phần Lan)

+) Nằm trong môi trường ôn đới lục địa, mùa đông giá lạnh, mùa hè mát mẻ có mưa, có mưa

Câu 2:

- Đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây và Trung Âu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực:

+) Có 3 miền địa hình: đồng bằng, núi già, núi trẻ

+) Phía Tây nằm trong môi trường ôn đới hải dương, đi sâu vào trong nội địa hình thành nên môi trường ôn đới lục địa

+) Sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm

Câu 3:

- Kinh tế khu vực Bắc Âu: kinh tế rừng và biển là các ngành giữ vai trò quan trọng của khu vực, trồng trọt chậm phát triển

- Kinh tế khu vực Nam Âu: ngành kinh tế chủ yếu là chăn nuôi, trồng các loại cây ăn quả, cận nhiệt.

mk tự lm đó, ko bít có đúng ko nx

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 1 2018 lúc 6:15

- Các nước phát triển có tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người người (GDP/người) cao, đầu tư ra nước ngoài (FDI) nhiều, chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao.

- Các nước đang phát triển thường có GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều và chỉ số HDI ở mức thấp.

Trong nhóm nước đang phát triển, một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp, gọi chung là các nước công nghiệp mới NICS như: Hàn Quốc, Xin-ga-po, Đài Loan, Bra-xin, Ác-hen-ti-na,...

- Các nước phát triển có giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn và thực hiện đầu tư đan xen nhau, mỗi nước đầu tư vào các nước khác nhau ở lĩnh vực thế mạnh của mình.

- Phần lớn các nước đang phát triển đềucó nợ nước ngoài và nhiều nước khó có khả năng thanh toán nợ.

- Tuổi thọ trung bình (năm 2005): thế giới: 67, các nước phát triển: 76, các nước đang phát triển: 65.

- Chỉ số HDI (năm 2003): thế giới: 0,741; các nước phát triển: 0,855; các nước đang phát triển: 0,694.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh Diệu
31 tháng 3 2017 lúc 22:29

a) Thế mạnh

- Điểm tương tự nhau:

+ Đều có những thuận lợi về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật (cảng biển, sân bay, đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế).

+ Là nơi tập trung các đô thị lớn nhất nước ta như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu,... và đồng thời cũng là các trung tâm kinh tế, thương mại, khoa học - kĩ thuật hàng đầu của đất nước.

- Điểm khác nhau nổi bật:

* Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc:

+ Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa thuộc loại lớn nhất của cả nước.

+ Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến đường giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân.

+ Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.

+ Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

+ Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, về lao động và thị trường tiêu thụ.

+ Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển.

* Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

+ Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào.

+ Có thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản.

* Vùng kinh tế trung điểm phía Nam:

+ Là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long. Tài nguyên (thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa).

+ Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.

+ Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.

b) Thực trạng

- Điểm tương tự nhau: cả ba vùng đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Là địa bàn tập trung phần lớn các khu công nghiệp và các ngành công nghiệp chủ chốt của cả nước. Đóng góp 64,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu và thu hút phần lớn số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào nước ta. đặc biệt là vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ phía Bắc.

- Điểm khác nhau:

* Vùng kinh tế trọng điềm phía Bắc (năm 2005):

+ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 11,2%.

+ Mức đóng góp cho GDP cả nước là 18,9%.

+ Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (45,2%), khu vực công nghiệp - xây dựng (42,2%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (12,6%).

+ Kim ngạch xuất khẩu chiếm 21,0% so với cả nước.

* Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 10,7%.

+ Mức đóng góp cho GDP cả nước là 5,3%.

+ Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (38,4%), khu vực công nghiệp - xây dựng (36,6%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (25,0%).

+ Kim ngạch xuất khẩu chiếm 2,2% so với cả nước.

* Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 11,9%.

+ Mức đóng góp cho GDP cả nước là 42,7%.

+ Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến hộ: Khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất (59,0%), khu vực dịch vụ (33,2%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (7,8%).

+ Kim ngạch xuất khẩu chiếm 35,3% so với cả nước.



Cô Chủ Nhỏ
31 tháng 3 2017 lúc 22:29

Hãy so sánh các thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế của 3 vùng kinh tế trọng điểm.

a) Thế mạnh

- Điểm tương tự nhau:

+ Đều có những thuận lợi về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật (cảng biển, sân bay, đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế).

+ Là nơi tập trung các đô thị lớn nhất nước ta như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu,... và đồng thời cũng là các trung tâm kinh tế, thương mại, khoa học - kĩ thuật hàng đầu của đất nước.

- Điểm khác nhau nổi bật:

* Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc:

+ Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa thuộc loại lớn nhất của cả nước.

+ Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến đường giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân.

+ Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.

+ Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

+ Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, về lao động và thị trường tiêu thụ.

+ Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển.

* Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

+ Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào.

+ Có thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản.

* Vùng kinh tế trung điểm phía Nam:

+ Là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long. Tài nguyên (thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa).

+ Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.

+ Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.

b) Thực trạng

- Điểm tương tự nhau: cả ba vùng đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Là địa bàn tập trung phần lớn các khu công nghiệp và các ngành công nghiệp chủ chốt của cả nước. Đóng góp 64,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu và thu hút phần lớn số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào nước ta. đặc biệt là vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ phía Bắc.

- Điểm khác nhau:

* Vùng kinh tế trọng điềm phía Bắc (năm 2005):

+ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 11,2%.

+ Mức đóng góp cho GDP cả nước là 18,9%.

+ Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (45,2%), khu vực công nghiệp - xây dựng (42,2%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (12,6%).

+ Kim ngạch xuất khẩu chiếm 21,0% so với cả nước.

* Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 10,7%.

+ Mức đóng góp cho GDP cả nước là 5,3%.

+ Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (38,4%), khu vực công nghiệp - xây dựng (36,6%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (25,0%).

+ Kim ngạch xuất khẩu chiếm 2,2% so với cả nước.

* Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 11,9%.

+ Mức đóng góp cho GDP cả nước là 42,7%.

+ Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến hộ: Khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất (59,0%), khu vực dịch vụ (33,2%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (7,8%).

+ Kim ngạch xuất khẩu chiếm 35,3% so với cả nước.

Mai Hà Chi
1 tháng 4 2017 lúc 5:50

a) Thế mạnh

- Điểm tương tự nhau:

+ Đều có những thuận lợi về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật (cảng biển, sân bay, đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế).

+ Là nơi tập trung các đô thị lớn nhất nước ta như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu,... và đồng thời cũng là các trung tâm kinh tế, thương mại, khoa học - kĩ thuật hàng đầu của đất nước.

- Điểm khác nhau nổi bật:

* Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc:

+ Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa thuộc loại lớn nhất của cả nước.

+ Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến đường giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân.

+ Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.

+ Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

+ Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, về lao động và thị trường tiêu thụ.

+ Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển.

* Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

+ Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào.

+ Có thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản.

* Vùng kinh tế trung điểm phía Nam:

+ Là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long. Tài nguyên (thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa).

+ Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.

+ Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.

b) Thực trạng

- Điểm tương tự nhau: cả ba vùng đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Là địa bàn tập trung phần lớn các khu công nghiệp và các ngành công nghiệp chủ chốt của cả nước. Đóng góp 64,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu và thu hút phần lớn số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào nước ta. đặc biệt là vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ phía Bắc.

- Điểm khác nhau:

* Vùng kinh tế trọng điềm phía Bắc (năm 2005):

+ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 11,2%.

+ Mức đóng góp cho GDP cả nước là 18,9%.

+ Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (45,2%), khu vực công nghiệp - xây dựng (42,2%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (12,6%).

+ Kim ngạch xuất khẩu chiếm 21,0% so với cả nước.

* Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 10,7%.

+ Mức đóng góp cho GDP cả nước là 5,3%.

+ Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (38,4%), khu vực công nghiệp - xây dựng (36,6%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (25,0%).

+ Kim ngạch xuất khẩu chiếm 2,2% so với cả nước.

* Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 11,9%.

+ Mức đóng góp cho GDP cả nước là 42,7%.

+ Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến hộ: Khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất (59,0%), khu vực dịch vụ (33,2%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (7,8%).

+ Kim ngạch xuất khẩu chiếm 35,3% so với cả nước.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
14 tháng 8 2018 lúc 18:14

   - Các nước phát triển có tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người) cao, đầu tư ra nước ngoài (FDI) nhiều, chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao. (1 điểm)

   - Các nước đang phát triển thường có GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều và chỉ số HDI ở mức thấp. Trong nhóm nước đang phát triển, một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công nghiệp hoá và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp, gọi chung là các nước công nghiệp mới NICs như: Hàn Quốc, Sin-ga-po, Đài Loan, Bra-xin, Ác-hen-ti-na,.... (1 điểm)

   - Các nước phát triển có giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn và thực hiện đầu tư đan xen nhau, mỗi nước đầu tư vào các nước khác ở lĩnh vực thế mạnh của mình. (0,5 điểm)

   - Phần lớn các nước đang phát triển hiện đều có nợ nước ngoài và nhiều nước khó có khả năng thanh toán nợ. (0,5 điểm)

   - Tuổi thọ trung bình (năm 2005): thế giới: 67, các nước phát triển: 76, các nước đang phát triển: 65. (0,5 điểm)

   - Chỉ số HDI (năm 2003): thế giới: 0,741; các nước phát triển: 0,855; các nước đang phát triển: 0,694. (0,5 điểm)

Hải Yến
Xem chi tiết
Châu Nguyễn
Xem chi tiết
Điện Quốc Tuấn
3 tháng 11 2016 lúc 20:35

giống nhau :

Kinh tế:
Kinh tế nông nghiệp là chính, bên cạnh là kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ.
Tư liệu sản xuất chính là ruộng đất.
Lực lượng sản xuất chính là nông dân.
Đặc điểm cơ bản là tự cung tự cấp.
Xã hội:
Tất cả ruộng đất, con người đều là của cải và thuộc quyền sở hữu của nhà vua.
Hai giai cấp cơ bản và cũng chính là mâu thuẫn cơ bản là chủ đất và nông dân làm thuê.
Phân chia đẳng cấp là đặc điểm tiêu biểu.
Chính trị:
Bộ máy nhà nước đứng đầu là vua, giúp vua là quan. Vua, quan là những giai cấp thống trị nhân dân.
Chế độ chính trị: đi từ phân quyền đến tập quyền, đây là đỉnh tột cùng của chế độ phong kiến.
Tư tưởng:
Cả hai đều lấy tôn giáo làm cơ sở lí luận cho sự thống trị của mình (Trung Quốc: Khổng giáo, Ấn Độ: Hồi giáo, châu Âu: Thiên chúa giáo).

2. Sự khác nhau:

Kinh tế - xã hội:
- Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, ở phương Tây thế lực thống trị gồm quý tộc, tăng lữ, lãnh chúa. Chúng câu kết với nhau rất chặt và bóc lột nông nô tàn bạo và khắc nghiệt hơn so với phương Đông.
- Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.
- Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông. Điều này lí giải sự sụp đổ sớm của chế độ phong kiến phương Tây (tồn tại 1o thế kỉ) và sự tồn tại lâu dài của chế độ PK phương Đông (hơn 2500 năm).

Chính trị và tư tưởng.

Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây khoảng 1000 năm.
Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông (thời Tần Thủy Hoàng) và A-sô-ka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ (thế kỉ XIV) và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa.
Cơ sở lí luận chio chế độ phong kiến phương Đông và phương tây là các tôn giáo có sẵn từ trước. tuy nhiên, sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn. Trong khi đó, ở phương Đông tầng lớp này không mang tính công khai và rất ít nơi trở thành giai cấp thống trị.

chúc bạn học giỏi hehe

Đinh Ích Minh
13 tháng 1 2021 lúc 9:45

rất lâu thanghoa

Âu Dương Lâm Tịch
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 19:20

Đặc điểm và sự phân bố các dân tộc ở Việt Nam:

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc khác nhau. Tuy nhiên, dân tộc Kinh chiếm phần lớn dân số, chiếm khoảng 85-90% dân số tổng cộng. Các dân tộc thiểu số khác bao gồm: Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng, H'Mông, Dao, và nhiều dân tộc khác. Đặc điểm của các dân tộc này bao gồm văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ, và trang phục riêng biệt. Các dân tộc thiểu số thường tập trung ở vùng núi và miền núi hẻo lánh, trong khi dân tộc Kinh phân bố rộng rãi trên toàn quốc, chủ yếu ở vùng đồng bằng và các thành phố lớn.

Nguyễn  Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 19:20

Đặc điểm về tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam và sự phân bố dân cư:

- Tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam đã trải qua các giai đoạn khác nhau. Trong thập kỷ gần đây, tỷ lệ tăng dân số đã giảm đi do các chính sách hạn chế sự sinh sản. Tuy nhiên, dân số vẫn đang tiếp tục tăng, và Việt Nam là một trong các quốc gia có dân số trẻ đông và gia tăng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á.

- Sự phân bố dân cư ở Việt Nam có sự chênh lệch giữa các vùng miền. Miền Bắc và miền Trung thường có dân số thưa thớt hơn so với miền Nam. Các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dân số đông đúc hơn so với các vùng quê. Sự chênh lệch này đặc biệt rõ rệt trong việc phát triển kinh tế, với các khu vực đô thị phát triển mạnh mẽ, trong khi vùng nông thôn vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.

Nguyễn  Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 19:21

Nguồn lao động ở Việt Nam có nhiều thuận lợi như:

- Dân số trẻ: Dân số trẻ tuổi tạo điều kiện cho nguồn lao động dồi dào và có tiềm năng phát triển.

- Giáo dục: Hệ thống giáo dục ngày càng cải thiện, cung cấp nguồn lao động có trình độ cao và kỹ năng tốt.

- Chi phí lao động thấp: Lương lao động ở Việt Nam thấp so với nhiều quốc gia khác, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư.

Tuy nhiên, cũng có những khó khăn như:

- Chất lượng lao động: Một số lao động có trình độ và kỹ năng kém, cần đào tạo thêm.

- Thất nghiệp: Tính trạng thất nghiệp ở một số khu vực vẫn còn cao.

- Mất cân đối: Sự mất cân đối giữa nguồn lao động và cơ hội việc làm, cùng với sự tập trung ở các thành phố, tạo ra những thách thức về phân phối lao động đồng đều.