Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Thảo
Xem chi tiết
Cao Thế Vinh
Xem chi tiết
Chanhh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
5 tháng 8 2021 lúc 9:53

Tham khảo:

Ca Huế trên sông Hương là một hình thức sinh họat văn hóa âm nhạc thanh lịch và tao nhã, mang đậm nét đặc sắc dân tộc nhưng không phải mấy ai cũng từng đc thưởng thức nó một lần. Qua văn bản ''Ca Huế trên sông Hương'', chúng ta đã phần nào cảm nhận đc vẻ đẹp ấy.  Ca Huế phong phú vs nhiều các điệu hò: hò đưa linh,hò giã gạo,...các điệu lí: lí con sáo , lí hoài xuận, lí hoài namcác điệu nam: nam ai, nam bình, nam xuận;....Một nét đặc trưng riêng mà không ở đâu có đc nữa là ca Huế được tổ chức vào buổi tối,trên dòng sông Hương êm đềm. Trong thuyền có đủ loại nhạc cụ: đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà,....Các ca công thì ăn mặc trang phục truền thống. Âm thanh ca Huế bừng lên lúc thì du dương, lúc lại trầm bổng réo rắt thật xao động lòng người. Đến với ca Huế là đến với một nét văn hóa đặc trưng của riêng Huế .Vì vậy ca Huế cần đượcc giữ gìn và phát huy.

vy nè
Xem chi tiết
Tran Le Khanh Linh
1 tháng 4 2020 lúc 12:21

Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.

Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.

Nguồn: Google

Khách vãng lai đã xóa
Văn Trần Quốc Dũng
Xem chi tiết
minh nguyet
17 tháng 3 2023 lúc 21:05

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé: 

Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Thái độ lạc quan là điều rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay...) 

Thân đoạn: 

Bàn luận: 

Nêu khái niệm tình lạc quan là gì? 

Vai trò của tình lạc quan: 

+ Giúp ta có tinh thần thoải mái, yêu đời hơn 

+ Giúp bình tĩnh giải quyết được mọi vấn đề theo hướng tích cực nhất 

+ Ta sẽ được mọi người yêu quý hơn 

... 

Dẫn chứng: 

Ví dụ: Lấy dẫn chứng là cơn mưa trong câu đầu của đoạn ngữ liệu. 

Bàn luận mở rông: 

Trái với thái độ lạc quan là gì? 

Bản thân em đã làm gì để thể hiện thái độ lạc quan? 

Kết đoạn. 

Trình bày 1 lần nữa suy nghĩ của em về thái độ lạc quan. 

_mingnguyet.hoc24_

Phạm Ngọc Cát Tường
19 tháng 3 2023 lúc 11:09

Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Thái độ lạc quan là điều rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay...) 

Thân đoạn: 

Bàn luận: 

Nêu khái niệm tình lạc quan là gì? 

Vai trò của tình lạc quan: 

+ Giúp ta có tinh thần thoải mái, yêu đời hơn 

+ Giúp bình tĩnh giải quyết được mọi vấn đề theo hướng tích cực nhất 

+ Ta sẽ được mọi người yêu quý hơn 

... 

Dẫn chứng: 

Ví dụ: Lấy dẫn chứng là cơn mưa trong câu đầu của đoạn ngữ liệu. 

Bàn luận mở rông: 

Trái với thái độ lạc quan là gì? 

Bản thân em đã làm gì để thể hiện thái độ lạc quan? 

Kết đoạn. 

Trình bày 1 lần nữa suy nghĩ của em về thái độ lạc quan. 

Bùi Minh Đức
Xem chi tiết
Vinh Nhiên Phạm
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
11 tháng 4 2022 lúc 11:19

Chống dịch như chống giặc”, câu nói đã trở thành khẩu hiệu chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong nỗ lực phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh, nhằm bảo vệ sức khỏe toàn dân.  Sự “hung tàn” của COVID-19 đang “tuyên chiến” với cả thế giới, chúng thật “mưu mô, xảo quyệt” khi đã và đang “lén lút” gây ra những tác hại trên toàn cầu, không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người dân mà còn dẫn đến sự xáo trộn trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi gia đình. Những ngày này, bên cạnh những thông tin cập nhật về tình hình lây lan của dịch bệnh và kết quả chiến đấu với “giặc COVID-19”, nhất là các biện pháp quyết liệt của các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương, chúng ta thấy sáng lên tinh thần yêu nước được thể hiện khắp nơi nơi trên đất nước Việt Nam mến yêu. Lòng yêu nước đã trở thành “bảo vật vô giá”, là phẩm chất tự hào của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Chúng ta đã không chần chừ một giây phút nào mà thống nhất chủ trương, quan điểm sẵn sàng chấp nhận những thiệt hại về kinh tế có thể xảy ra khi thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm phòng, chống dịch bệnh. Vẫn biết rằng, nguy cơ bị lây nhiễm là không thể loại trừ nhưng mỗi y, bác sĩ vẫn “vững tay súng”, “vững trận địa” trên mặt trận chiến đấu chống “giặc COVID-19”. Có được điều đó là xuất phát từ tinh thần quả cảm, từ ý thức, trách nhiệm cao với công việc, giữ vững tinh thần “lương y như từ mẫu” và một điều rất quan trọng ở phía sau họ chính là hậu phương vững chắc, là sự đoàn kết một lòng của cả hệ thống chính trị và toàn dân được kết tinh và phát huy từ lòng yêu nước của nhân dân ta, dân tộc ta. Cuộc chiến đấu này có thể chưa kết thúc ngay mà kéo dài một thời gian nữa, nhưng nhất định chúng ta sẽ giành thắng lợi hoàn toàn và xướng lên ca khúc khải hoàn với tinh thần yêu nước được thắp sáng lên. Nhất định là như vậy.

Manh Tran
Xem chi tiết
dưa hấu
15 tháng 5 2023 lúc 15:29

Xã hội loài người càng phát triển, tầm quan trọng của “người dẫn đường” càng được coi trọng, lịch sử Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Quả thực, quá khứ của dân tộc để lại cho chúng ta lòng ngưỡng mộ về rất nhiều những nhà lãnh đạo tài ba, có thể kể đến như Lý Thái Tổ, Lý Công Uẩn, như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Tài năng lãnh đạo của họ có thể được nhìn nhận từ nhiều góc độ, thậm chí từ các tác phẩm thơ văn của họ, như “Chiếu dời đô” như “Hịch tướng sĩ”. Tác phẩm ra đời đã lâu, tác giả cũng là người cõi khác, nhưng câu chữ của người xưa vẫn gợi cho ta nhiều suy ngẫm về đôi mắt, tấm lòng, trách nhiệm của người đứng đầu đối với vận mệnh của đất nước, đôi với cuộc sống của dân tộc.

Đối với một đất nước, kinh đô là trung tâm quốc gia, vì vậy chuyện dời đô không bao giờ là chuyện nhỏ, huống hồ là trong thời kỳ “trứng nước” của một triều đại. Nhưng Lý Công Uẩn chỉ ít lâu sau khi khai sinh nhà Lý, đã đưa ra một quyết định táo bạo: ban "Chiếu dời đô”, dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La, sau đối tên là Thăng Long. “Chiếu dời đô” có một ý nghĩa đặc biệt, không chỉ bởi “nghĩa sâu, ý xa, lý rành, khí mạnh, lời giàu, văn hay” mà còn vì bản chiếu thư này đã tạo được một bước ngoặc không nhỏ đối với vận mệnh đất nước lúc bấy giờ, đồng thời còn thể hiện tầm nhìn sâu rộng , ý chí giữ vững nền độc lập cùng tấm lòng với nước non của vị vua mới. Trong mấy mươi năm, kinh đô Hoa Lư với địa thế núi non hiểm trở, đã hoàn thành sứ mệnh giúp hai nhà Đinh, Tiền lê củng cố chính quyền, chống Tống xâm lược. Khi Lý Công Uẩn lên ngôi, vận hội đất nước thay đổi, điều cần thiết lúc này là đẩy mạnh kinh tế phát triển, xây dựng đời sống thịnh vượng no ấm cho nhân dân, cũng là tạo nền tảng vững chắc đế giữ vững nền độc lập. Trước yêu cầu của thời kỳ mới, một nhà lãnh đạo tài ba cần có những quyết sách lớn để dọn đường cho những kế hoạch nhỏ, và chuyện dời đô của Lý Công Uẩn chính là một quyết sách như vậy.

 

Với “Chiếu dời đô”, Lý Công Uẩn đã hoàn tất trọn vẹn công việc của một “tổng công trình sư”, trí tuệ của ông hiểu được tầm quan trọng của một kinh đô, tầm nhìn của ông đủ sâu rộng để nhìn thấy được ưu thế đặc biệt của thành Đại La, đó là vị trí “ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, là phương hướng “đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây”, là địa thế “rộng mà bàng, đất đai cao mà thoáng", là điều kiện phát triển kinh tế “dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng được phong phú tốt tươi". Một vị vua có thể nhận ra chừng ấy thuận lợi của một vùng đất, hẳn là một người thông hiểu phong thủy, lịch sử, địa lý, và còn có những suy tính lâu dài về chính trị. Hơn nữa, trong một chiếu thư trên dưới 200 chữ, nhà lãnh đạo này đã ba lần nhắc đến “dân” và “bách tính”, cho thấy quyết định dời đô của ông xuất phát từ quan điểm “lây dân làm gốc”, lấy lợi ích của trăm họ làm nền tảng quốc gia.

Một nhà lãnh đạo giữ vận mệnh đất nước trong tay, điều cần nhất chẳng lẽ không phải là tấm lòng ấy, tầm nhìn ấy? Vai trò và công lao của Lý Công Uẩn đã được thực tế lịch sử chứng minh: cùng với kinh đô Thăng Long, quốc gia Đại Việt bước vào một giai đoạn phát triển mới, vững vàng về kinh tế, ổn định về chính trị, đặc sắc về văn hóa, mở ra thời kỳ hưng vượng nhất của lịch sử phong kiếnViệt Nam. Nếu Lý Công Uẩn vần theo lệ nhà Đinh - Lê, giữ nguyên kinh kì ở đất Hoa Lư hiểm trở, chắc hẳn nhà nước Đại Việt đã không có những bước tiến to lớn ấy. Công lao cùa Lý Công  Uẩn đã khẳng định với ta rằng: tài năng và tấm lòng của nhà lãnh đạo góp phần quyết định không nhỏ tới sự hưng thịnh hoặc suy tàn của một triều đại, một quốc gia, một nhà lãnh đạo cừ khôi chính là một ngọn đuốc sáng soi đường cho quảng đại quần chúng.

Với “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, vai trò to lớn của một nhà lãnh đạo càng được khẳng định, nhưng là trong một hoàn cảnh khác, khi đất nước đang phải đối mặt với hiểm họa chiến tranh, vận mệnh dân tộc nguy vong là điều không tránh khỏi. Hoàn cảnh này đòi hỏi vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn không chỉ mắt nhìn rõ “thế trận”, một tấm lòng âu lo vận nước, mà còn cả một bản lĩnh tập hợp lực lượng, động viên binh sĩ, thu trăm quân về một mối, đánh thức những người lính Đại Việt lúc này đang lơ là mê muội “nghe nhạc Thải Thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm”. Lo lắng trước hiểm họa đang tới gần và đau lòng vì sự thờ ơ của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch tướng sĩ”. Hịch tướng sĩ vừa như một lời “tổng động viên”, vừa như một sự tỏ lòng: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối... ta cũng vui lòng”.

 

Trong mọi cuộc chiến tranh, yếu tố “nhân tâm” là điều quan trọng, lòng người đôi khi quyết định tất cả. Hiểu được điều đó, vị chủ tướng đã vạch ra trước mặt binh sĩ của mình hai con đường, hoặc là nhà tan cửa nát khi vận nước suy vong, hoặc vinh hiển đời đời cùng chiến thắng của dân tộc. Điều đặc biệt trong bài hịch là Trần Quốc Tuấn không hề tỏ ý ép buộc, ông vạch rõ hai con đường, còn sự lựa chọn thuộc về các binh sĩ. Như thế, tài văn của của Hưng Đạo Vương đã giúp ông thu phục lòng người, cảm hóa lòng quân, để làm được điều “tướng sĩ một lòng phụ trị hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” (Bình Ngô Đại Cáo - Nguyền Trài). Trong thời chiến, một dân tộc không chỉ phải đối mặt với gươm dao súng đạn, mà còn ở tầm ngắm của những thứ vũ khí ẩn nấp sau nhung lụa, phải đối mặt với hầm chông của quân thù được phủ lên bằng lớp cỏ non êm ái. Người lãnh đạo nắm được binh lực trong tay, nếu không có ý chí thép, tâm lòng son, sẽ là người đầu tiên rơi xuống hố sâu mà kẻ thù đào sẵn. Cũng như vậy, quãng thời gian bình yên lâu dài giữa hai cuộc kháng chiến chống Nguyên- Mông như một thứ thuốc độc làm hao mòn khí thế đấu tranh, một cái bẫy vô hình lấy đi nhuệ khí của các binh sĩ, một màn sương phủ mờ quyết tâm chống giặc. Là một người cầm quân, Trần Quốc Tuấn đã dùng cả tấm lòng của mình đánh tan màn sương tai họa ấy, góp phần không nhỏ làm nên tinh thần “Sát Thát” vang danh sử sách.

Chiến thắng cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông có công lao không nhỏ của Hưng Đạo Vương công lao được làm nên cả từ tài năng văn chương và tài năng quân sự. Vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn chính lá một hình ảnh tiêu biểu cụ thể cho những phẩm chất mà một nhà lành đạo cần có trong thời chiến, cũng là một minh chứng cho vai trò của người ngồi ngôi cao đối với toàn quân trước hiểm họa của dân tộc. Như vậy, qua “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” có thể khẳng định rằng trong bất kể giai đoạn nào của đất nước, chiến tranh hay hoà bình, người lãnh đạo luôn có một tầm quan trọng đặc biệt, có thể tạo nên ảnh hưởng trực tiếp đến sự suy vong, hưng thịnh của một quốc gia. Một tướng kém cỏi không thể tạo nên một đoàn quân tinh nhuệ, cũng như một đất nước chỉ có thể trở nên hùng mạnh dưới sự dẫn dắt của một nhà lãnh đạo tài ba.

“Chiếu dời đô” hay “Hịch tướng sĩ" đều đã là chuyện của quá khứ, nhưng quá khứ ấy đã để lại cho hiện tại nhiều suy ngẫm. Cộng đồng nào mà không cần một thủ lĩnh tài ba, quốc gia nào mà không cần một người đứng đầu biết nhìn xa trông rộng, có thực tài, có tấm lòng có thể cảm hóa những tấm lòng khác. Lịch sử Việt Nam tự hào vì những nhà lãnh đạo cừ khôi như Lý Công Uẩn, như Trần Quốc Tuấn, nhưng cũng mấy phen tủi buồn vì không ít những bạo chúa hôn quân. Chỉ mong sao bước đường tiếp theo của dân tộc có thế chứng kiến tài năng xuất chúng của những người nắm vận mệnh đất nước trong tay để mơ ước của Lý Thái Tổ có thế thành sự thật, nhìn thấy đất nước hóa rồng bay lên trong thế kỷ này...

Nguyễn Quang Vinh
Xem chi tiết