Những câu hỏi liên quan
Đinh Ngọc Gia LInh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Thảo Phương
31 tháng 8 2016 lúc 14:59
Mở bài:Giới thiệu khái quát nội dung vấn đề nghị luận ( vấn đề học tập quan trọng đối với cuộc đời của mỗi con người và của đất nước)Trích lại lời căn dặn của BácThân bài:Thế nào là học tập? ( Mục đích của việc học tập? Nội dung học tập? Phương pháp học tập?....)Vì sao việc học tập của học sinh lại làm cho đất nước trở nên tươi đẹp?Tuổi trẻ là mầm non của đất nướcThế hệ trẻ là người lãnh đạo đất nước trong tương laiTuổi trẻ có nhiều nhiệt huyết và khát khao sáng tạoNêu một số tấm gương trẻ tuổi làm rạng danh đất nước như: giáo sư Ngô Bảo Châu, Ngô Quang Liêm, Nguyễn Ngọc Trường Sơn….Phê phán một số người trẻ tuổi tự phụ, kiêu căng, ham muốn vật chất tầm thường, đua đòi…Kết bài:Khẳng định vấn đề nghị luậnNêu nhận thức, hành động bản thân
Nguyen Thi Mai
31 tháng 8 2016 lúc 15:00

Đề bài: Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ đã thiết tha căn dặn : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới dài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Lời dạy của Bác giúp em hiểu đề trên như thế nào?.

Bài làm 1

Để khẳng định vai trò quan trọng của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển cuộc sống tương lai, tổ chức UNESCO đã đưa ra câu khẩu hiệu nổi tiếng: “ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Thái độ quan tâm lo lắng ấy đã được Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng thể hiện qua lời căn dặn của Người trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập cách đây hơn sáu mươi năm: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới dài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” .

Trải qua nhiều thập kỷ, câu nói trên của Bác vẫn có ý nghĩa  vô cùng to lớn đối với học sinh chúng ta.

Lời căn dặn của Bác vừa thiết tha vừa hàm súc chứa đựng bao niềm tin yêu và hi vọng đối với lớp trẻ Việt Nam . Đầu tiên Bác nêu vấn đề như một câu nghi vấn : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới dài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không” và những dòng tiếp theo cũng là câu trả lời của Bác: “chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Qua những lời căn dặn của Bác  ta nhận thấy sự kì vọng của một vị lãnh tụ đất nước đối với các thế hệ học sinh . Bác đã trao cho lớp trẻ trách nhiệm nặng nề nhưng không kém phần vinh quang .Đó là kế tục sự nghiệp của cha ông đi trước để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng phồn vinh tươi đẹp , sánh vai với các cường quốc trên thế giới . Để gánh vác trách nhiệm này thì  học sinh chỉ có một  con đường là phải cố công học tập rèn đức luyện tài, phấn đấu không ngừng nghỉ không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai.

Tại sao Bác lại khẳng định tương lai đất nước phụ thuộc vào sự gắn công học tập của lớp trẻ .Đó bắt nguồn từ thực trạng nước ta những ngày đầu giành độc lập từ tay thực dân Pháp .Bên cạnh nạn đói đang đe dọa, giặc dốt cũng hoành hành không kém. Hơn 90%  dân số Việt Nam mù chữ.

Một đất nước có trình độ dân trí thấp luôn đồng hành với đói, nghèo, lạc hậu. Cho nên ngoài việc trừ giặc đói , Bác đã quan tâm đến phong trào diệt trừ giặc dốt. Để dất nước có một tương lai xán lạn cần phải có những con người có trình độ với học thức, tài năng và đạo đức và điều đó cần được chú trọng ngay trong thời điểm hiện tại và các thế hệ học sinh chính là những người phải thực hiện trách nhiệm nặng nề và vinh quang ấy vì tương lai vận mệnh đất nước sau này hoàn toàn phụ thuộc vảo thế hệ mai sau, học sinh là người chủ tương lai đất nước.

Một đất nước muốn vươn lên từ đói nghèo và lạc hậu và phát triển sánh vai với các nước lớn trong khu vực và trên thế giới. cần phải có một đội ngũ cán bộ khoa học-kĩ thuật giỏi để vận dụng nền công nghệ tiên tiến của thế giới vào trong việc xây dựng và phát triển, cần phải có những người có học vấn cao ,có đầu óc nhạy bén ,có tầm nhìn xa, trông rộng để định hướng cho con thuyền đất nước vượt qua giông bão của thời đại để tiến đến bến bờ thành công. Ngược lại nếu thế hệ học sinh không chăm chỉ học tập, không chuyên tâm rèn luyện ,phấn đấu thì liệu trong tương lai ta có thể gánh vác được và xây dựng đất nước hay không?

Học sinh là đối tượng luôn được Bác Hồ yêu thương quan tâm nhiều nhất. Vì vậy chúng ta phải biết vâng lời Bác tự xây dựng cho mình một phương pháp học sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất . Mà muốn học tốt đầu tiên chúng ta cần phải xác định mục tiêu học tập đúng đắn, ý thức được trách nhiệm quan trọng của mình  là phải xây dựng Tổ quốc. Mục đích học tập càng cao đẹp thì động cơ học tập càng mãnh liệt.

Có mục đích học tập vẫn chưa đủ. Chúng ta cần phải có nội dung học tập đúng đắn. Trong điều kiện hiện tại, chúng ta phải chăm chỉ học tập các môn văn hóa để nâng cao trình độ, phát huy hết khả năng của mình trong mọi lĩnh vực. Không chỉ học tập trong nhà trường, chúng ta còn phải tham khảo thêm sách báo, phân tích những cái sai và học hỏi những cái hay của người khác để, tiếp thu thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm khác và tránh những sai lầm.

Chúng ta phải học các môn thể dục để rèn luyện sức khỏe vì “một đầu óc minh mẫn chỉ có trong một thân thể cường tráng”.  Nhưng học không chưa đủ chúng ta còn phải biết vận dụng những điều mình học được vào trong những thao tác thực hành.

Việc tu dưỡng phẩm chất đạo đức theo năm điều Bác dạy cũng là một phương pháp học tập. Một con người hoàn mĩ phải hội tụ hai yếu tố tài năng và phẩm chất đạo đức.

Tóm lại qua lời căn dặn trong bức thư gửi học sinh, Bác đã khẳng định vai trò quan trọng của việc học của thế hệ trẻ đối với  tương lai đất nước. Bác đã tin tưởng giao cho thế hệ trẻ chúng ta nhiệm vụ khó khăn và vinh quang,giao cho chúng ta tương lai đất nước. Vậy chúng ta phải cố gắng học hành, rèn đức luyện tài để có thể đưa đất nước phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu đáp lại  lời mong mỏi thiết tha của Bác.

Linh Phương
31 tháng 8 2016 lúc 17:06

    Đó là câu nói mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh căn dặn với thiếu niên nhi đồng , Bác là một người sống tình cảm. Bác làm mọi thứ để nhân dân được sống không hòa bình không phải chịu cảnh nô lệ.

    Ngày  đất nước độc lập, trong thư gửi học sinh cả nước ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác Hồ đã khẳng định: “… Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu…” và trong cái Tết độc lập đầu tiên, trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc, Bác viết: “Một năm mới khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội…”, ngày 17 tháng 8 năm 1947 trong thư gửi thanh niên, một lần nữa Bác Hồ lại khẳng định: “… Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cái tương lai đó…”

  Bác đã làm rất nhiều việc ngay cả tính mạng của mình Bác cũng không màng tới. Quả thực công lao của Bác đời đời nhân dân VN xin ghi nhớ. Trong tư tưởng của Bác Hồ, tư tưởng vận động thanh niên là một kho tàng về tư duy chính trị, mà quan điểm lý luận luôn được phát triển phù hợp với thực tế khách quan mà cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, có tác dụng định hướng cho thế hệ trẻ.

 Trước khi Bác ra đi mãi mãi, bác đã để lại những câu nói những lời dạy tốt dành cho thanh thiếu niên và các thiếu niên nhi đồng, trong di chúc của Bác có ghi "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ, Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa “Hồng” vừa “Chuyên”. Bồi dưỡng cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết…”.

    Đảng và nhà nước đã hứa sẽ giáo dục trẻ trở thành những người có ích cho xã hội sau này. Bảo vệ nước, đứng ra làm những chủ nhân tương lai là những người kế vị nối tiếp sau này.

 

Fudo
Xem chi tiết
Cheng Xiao
9 tháng 6 2018 lúc 16:02

Mình sẽ lập một dàn ý cho bạn. Ngoài ra bạn cần thêm 1 vài câu văn cho chặt chẽ hơn. Chúc bạn hok tốt!!!

Dàn ý :

MB : Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành cho thế hệ trẻ Việt Nam bao tình cảm thiết tha, sâu nặng. Tình yêu đằm thắm ấy được thể hiện sâu sắc qua bức thư Bác gửi cho các cháu nhân ngày khai trường đầu tiên, sau Cách mạng tháng Tám trong đó có câu : '' Non sông VN có ... công học tập của các cháu.''

TB : Câu nói của Bác như là một lời nhắc nhở, giáo dục và khích lệ thế hệ trẻ. Bác nêu lên nghĩa vụ của học tập đối với Tổ quốc và dân tộc. Bác giáo dục học sinh về nhiệm vụ học tập, về trách nghiệm nặng nề, vẻ vang đối với tương lai tươi sáng của non sông VN, dân tộc VN.

  Học tập là nghĩa vụ vẻ vang của học sinh đói với Tổ quốc và dân tộc. Học sinh là mầm non tương lai của gia đình và dân tộc, là thế hệ nối bước cha anh, xây dựng và bảo vệ đất nước. Bằng tính cần cù, sáng tao, bằng tâm hồn, trí tuệ, học sinh sẽ đảm đương sứ mệnh lích sử vẻ vang mà Bác Hồ đã giao cho. Muốn hoàn thành nghĩa vụ ấy, học sinh phải đủ đức, tài. Muốn có đức, tài chỉ có con đường học tập.

  Học tập là trách nhiệm nặng nề nhưng vô cùng vẻ vang của học sinh. Vì vậy, mỗi học sinh cần phải gắng sức, siêng năng học hành để trở thành người có ích cho gia đình và xa hội. Cần học để làm người có nhân cách văn hóa, đem tài năng phục vụ sự nghiệp hiện đại hóa của đất nước, góp phần xây dựng tổ quốc VN giàu mạnh, văn minh.

  Câu nói của Bác thể hiện sự quan tâm sâu sắc của một vị lãnh tụ đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Lời dạy của Bác vẫn còn nguyên giá trị giáo dục thế hệ trẻ không chỉ trong xa hội ngày nay mà còn mãi về sau.

KB : Khẳng định lại lời dạy của Bác, bày tỏ lòng biết ơn và nêu lời hứa

❤  Hoa ❤
9 tháng 6 2018 lúc 16:29

. Chắc ai cũng sẽ biết Bác Hồ , Bác là một người chủ tịch vĩ đại của dân tộc ta .Trong cuộc sống hoạt động cách mạng, Bác Hồ luôn dành những tình cảm tốt đẹp cũng như thời gian, công sức, trí tuệ của mình để giáo dục, bồi dưỡng các thế hệ thanh niên Việt Nam. Qua từng thời kỳ cách mạng khác nhau, Bác luôn đề ra phương hướng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và phát huy sức mạnh của tuổi trẻ cũng như củng cố xây dựng các tổ chức Đoàn, Hội.
Ngay sau khi đất nước độc lập, trong thư gửi học sinh cả nước ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác Hồ đã khẳng định: “… Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu…” và trong cái Tết độc lập đầu tiên, trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc, Bác viết: “Một năm mới khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội…”, ngày 17 tháng 8 năm 1947 trong thư gửi thanh niên, một lần nữa Bác Hồ lại khẳng định: “… Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cái tương lai đó…”

Là người sáng lập, theo dõi, tổ chức và rèn luyện thanh niên ngay từ những ngày đầu thành lập, cho đến khi tổ chức Đoàn TNCS trở thành đội hậu bị và cánh tay đắc lực của Đảng, là lực lượng nòng cốt trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại hòa bình độc lập cho Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Bác Hồ vô cùng xúc động nói trong lễ kỷ niệm lần thứ 35 ngày thành lập Đoàn thanh niên lao động Việt Nam năm 1960: “Với một thế hệ thanh niên hăng hái và kiên cường chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Vì vậy, Bác rất tự hào, sung sướng và thấy như mình trẻ lại, thấy tương lai của dân tộc ta vô cùng vững chắc và vẻ vang”. Ngày 18-1-1963 trong bài nói chuyện với cán bộ nhân dân Kiến An – Hải Phòng, Bác nhấn mạnh: “Đảng cần phải giúp đỡ Đoàn thanh niên phát triển tốt, đồng thời phải chọn những đồng chí Đoàn viên kinh qua thử thách va đã đủ điều kiện đưa họ vào Đảng”.

Rõ ràng, trong tư tưởng của Bác Hồ, tư tưởng vận động thanh niên là một kho tàng về tư duy chính trị, mà quan điểm lý luận luôn được phát triển phù hợp với thực tế khách quan mà cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, có tác dụng định hướng cho thế hệ trẻ.

Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, Bác đã để lại lời căn dặn trong bản di chúc: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ, Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa “Hồng” vừa “Chuyên”. Bồi dưỡng cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết…”.

Đảng và Bác Hồ kính yêu đã đặt trọn niềm tin vào thế hệ trẻ. Những đóng góp của thanh niên vào thành quả của những năm đổi mới đã khẳng định quyết tâm của thế hệ trẻ Việt Nam là ra sức lao động, học tập, rèn luyện và tuyệt đối trung thành với sự nghiệp đổi mới của Đảng, quyết tâm đưa nước ta trở thành nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh như mong muốn của Bác lúc sinh thời.

Vậy nên chúng ta cần phải học thật giỏi để có thể giúp nước vượt lên và làm theo tấm gương đạo đức của Bác .

hok tốt

Vũ Trọng Phú
10 tháng 6 2018 lúc 7:43

Trong cuộc sống hoạt động cách mạng, Bác Hồ luôn dành những tình cảm tốt đẹp cũng như thời gian, công sức, trí tuệ của mình để giáo dục, bồi dưỡng các thế hệ thanh niên Việt Nam. Qua từng thời kỳ cách mạng khác nhau, Bác luôn đề ra phương hướng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và phát huy sức mạnh của tuổi trẻ cũng như củng cố xây dựng các tổ chức Đoàn, Hội.
Ngay sau khi đất nước độc lập, trong thư gửi học sinh cả nước ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác Hồ đã khẳng định: “… Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu…” và trong cái Tết độc lập đầu tiên, trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc, Bác viết: “Một năm mới khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội…”, ngày 17 tháng 8 năm 1947 trong thư gửi thanh niên, một lần nữa Bác Hồ lại khẳng định: “… Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cái tương lai đó…”

Là người sáng lập, theo dõi, tổ chức và rèn luyện thanh niên ngay từ những ngày đầu thành lập, cho đến khi tổ chức Đoàn TNCS trở thành đội hậu bị và cánh tay đắc lực của Đảng, là lực lượng nòng cốt trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại hòa bình độc lập cho Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Bác Hồ vô cùng xúc động nói trong lễ kỷ niệm lần thứ 35 ngày thành lập Đoàn thanh niên lao động Việt Nam năm 1960: “Với một thế hệ thanh niên hăng hái và kiên cường chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Vì vậy, Bác rất tự hào, sung sướng và thấy như mình trẻ lại, thấy tương lai của dân tộc ta vô cùng vững chắc và vẻ vang”. Ngày 18-1-1963 trong bài nói chuyện với cán bộ nhân dân Kiến An – Hải Phòng, Bác nhấn mạnh: “Đảng cần phải giúp đỡ Đoàn thanh niên phát triển tốt, đồng thời phải chọn những đồng chí Đoàn viên kinh qua thử thách va đã đủ điều kiện đưa họ vào Đảng”.

Rõ ràng, trong tư tưởng của Bác Hồ, tư tưởng vận động thanh niên là một kho tàng về tư duy chính trị, mà quan điểm lý luận luôn được phát triển phù hợp với thực tế khách quan mà cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, có tác dụng định hướng cho thế hệ trẻ.

Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, Bác đã để lại lời căn dặn trong bản di chúc: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ, Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa “Hồng” vừa “Chuyên”. Bồi dưỡng cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết…”.

Đảng và Bác Hồ kính yêu đã đặt trọn niềm tin vào thế hệ trẻ. Những đóng góp của thanh niên vào thành quả của những năm đổi mới đã khẳng định quyết tâm của thế hệ trẻ Việt Nam là ra sức lao động, học tập, rèn luyện và tuyệt đối trung thành với sự nghiệp đổi mới của Đảng, quyết tâm đưa nước ta trở thành nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh như mong muốn của Bác lúc sinh thời.

phatbeo13579
Xem chi tiết
trịnh Hà Hoa
15 tháng 3 2016 lúc 21:45

để có thể đưa nước việt nam vươn cao vươn xa chúng ta chỉ còn cách học tập nếu ko học làm sao kiếm dược đồng tiền nuôi bản thân làm sao có thể giao lưu với cấc cường quóc năm châu vì vậy chúng ta phải học văn hóa đạo đức đẻ trở thanh một con người hoàn chỉnh đó là nhờ công sức học tập của chúng ta 

trịnh Hà Hoa
15 tháng 3 2016 lúc 21:45

tick cho tớ nha cậu leuleu

Hoang Phuong Thao
Xem chi tiết
Diệu Anh
7 tháng 10 2018 lúc 7:56

Em hiểu là luôn phải học hành, mãi học để đi thi được giải nhất, nhì...

Đây là đối vs mk

K mk nhé

*snow white*

phạm băng anh
7 tháng 10 2018 lúc 8:11

Nhờ lời dạy kính yêu đó em hiểu được rằng trách nhiệm của người học sinh chúng em đối là học sinh, mỗi chúng ta đều cần hiểu sâu sắc lời dặn dò của Bác để xác định cho mình một quan niêm, một động cơ, một thái độ học tập đúng đắn.

Đúng ko nếu đúng tk mình nhé!

Hoàng Thế Hải
7 tháng 10 2018 lúc 8:15

Lời dạy của Bác Hồ đã giúp em hiểu được trách nhiệm của người học sinh đối với việc học tập và rèn luyện để trở thành người “trò giỏi, con ngoan”. Có như vậy, khi lớn lên, ta mới có thể góp phần tích cực để xây  dựng đất nước càng giầu mạnh, làm cho non sông Việt Nam được sánh vai với các  cường quốc năm châu trên thế giới.

Long Nguyễn
Xem chi tiết
Trâm Anh
18 tháng 1 2019 lúc 21:27
Lời Bác Hồ dạy đã được bao thế hệ học sinh ghi nhớ và cố gắng thực hiện. Bác đã chỉ rõ cho lớp trẻ hiểu rằng, việc học tập của học sinh hôm nay sẽ quyêt định tương lai đất nước ngày mai. Vì thế, học sinh phải học tập tốt để làm vẻ vang cho đất nước.

Trong thời đại ngày nay, sức mạnh của dân tộc không phải ở binh hùng tướng mạnh như đế chế La Mã hay đế quốc Mông - Nguyên xưa kia. Ngày nay, sức mạnh của dân tộc là sức mạnh của trí tuệ, của khoa học kĩ thuật, của kinh tế hùng cường. Các cường quốc trên thế giới như Mĩ, Nhật, Anh, Pháp,... đều là những nước kinh tế phát triển vững mạnh. Đối với Việt Nam ta, điều đó chỉ thành hiện thực khi chủ nhân đất nước là những người có trình độ văn hóa cao, có khả năng hòa nhập với trình độ khoa học - kĩ thuật trên thế giới. Muốn vậy, không có cách nào khác là phải ra sức học tập thật tốt, học không ngừng, học nữa, học mãi. Những tháng ngày dùi mài kinh sử trên ghế nhà trường chính là thời gian để mỗi người tiếp thu kiến thức của nhân loại. Nhờ học tập tích cực trong nhà trường, khi lớn lên học sinh mới trở thành những công dân có trình độ cao để xây dựng đất nước tiến kịp thời đại, Nhà nước chăm lo, tạo điều kiện để tất cả trẻ em đều được đi học chính là vì tương lai lâu dài của đất nước.

Thực tế cũng cho thấy rằng, những thành tích học tập của học sinh Việt Nam đã làm vẻ vang cho tên tuổi nước nhà. Từ những năm bảy mươi của thế kỉ XX đến nay, năm nào chúng ta cũng có học sinh đi thi Toán quốc tế. Và năm nào chúng ta cũng đoạt giải cao, có năm toàn, đội toàn đội đều được giải. Quốc kì Việt Nam đã tung bay trong gió cùng quốc kì nhiều dân tộc khác trên thế giới. Học sinh ta đã làm vẻ vang cho đất nước theo đúng lời Bác Hồ căn dặn.

Trong đời sống sản xuất hiện nay, khi chúng ta mở cửa, cho phép các doanh nghiệp trong nước liên doanh với nước ngoài, rất nhiều người Việt Nam tài năng không thua kém bạn, đã thực sự hợp tác làm việc có hiệu quả. Đó cũng là kết quả của những ngày tháng học tập miệt mài và thầm lặng. Học những kiến thức phổ thông, họ nghề, học ngoại ngữ,... Nhờ học tập, cuộc sống của bản thân họ ấm no, đầy đủ hơn, đồng thời cũng góp phần xây dựng nước nhà ngày một hùng cường.

Bác Hồ đã căn dặn học sinh học tập ngay từ ngày tựu trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khi ấy, nước ta vừa thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, thực trạng đất nước vô cùng đói nghèo và lạc hậu. Hơn 90% dân số mù chữ. Nạn đói vừa cướp đi 1/10 dân số. Nhưng Chủ tịch Hồ Chi Minh đã hi vọng, đã tin tưởng rất nhiều ở tương lai của đất nước và Người đã gửi gắm niềm tin, niềm hi vọng đó vào thế hệ trẻ. Với những lời lẽ xúc động thiết tha, Bác Hồ đã làm cho các thế hệ học sinh nhận rõ hơn trách nhiệm học tập của mình.

Tuy Bác đã đi xa nhưng tất cả học sinh Việt Nam, mỗi năm, khi ngày khai trường đến lại cùng nhau ôn lại lời căn dặn của Người để nhắc nhở nhau học tập tốt hơn để làm cho “non sông Việt Nam... sánh vai cùng các cường quốc năm châu”, để làm vẻ vang cho Tố quốc Việt Nam yêu dấu. Cái Này Được Không??
>>Vy_|_Kute<<
Xem chi tiết
Thảo Phương
14 tháng 4 2017 lúc 12:46

I.Mở bài
Bác Hồ là 1 người rất quan tâm đến vận mệnh đất nước, đặc biệt là chú trọng tương lai của Thế Hệ Trẻ.Vì thế ngay từ khi ngôi trường đầu tiên của đất nước vừa được thành lập,Bác đã gửi thư cho học sinh và thiết tha căn dặn:"Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,dân tộc Việt Nam…".Vậy chúng ta hiểu như thế nào về lời dạy của Bác Hồ?

II.Thân bài
1.Giải thích

"Non sông tưoi đẹp" nghĩa là một đất nước độc lập,tự do,là một đất nước do nhân dân làm chủ,có sự phát triển về mọi mặt, đặc biệt là công nghiệp,nhưng đồng thời môi trường vẫn được bảo đảm và cảnh quan thiên nhiên ko bị tàn phá. Dân tộc Việt Nam vẻ vang bước tới đài vinh quang,vẻ vang tức là nổi tiếng,tài giỏi,là làm cho mọi người khâm phục,vị nể.Dân tộc vẻ vang là dân tộc đạt được nhiều thành tựu về KH-KT,góp phần đưa xã hội văn minh,tiến bộ và đựơc các dân tộc khác nể nang,kính trọng.

- Cường quốc năm châu là những nước hùng cường,giàu mạnh trên thế giới,có nền kinh tế fát triển,văn hoá xã hội cũng fát triển,sánh vai,ngang hàng và bình đẳng.

-->Lời thư của Bác đã nêu lên 1 vấn đề quan trọng đối với tiền đồ của dân tộc ta,nêu bật mối quan hệ chặt chẽ và tác dụng to lớn của việc học tập của học sinh đối với tương lai đất nước. Đất nước ta có hùng cường,giàu mạnh hay không đều tuỳ thuộc vào kiến thức và sự hiểu biết trong quá trình học tập,vươn lên của các thế hệ học sinh.

2.Vì sao chúng ta nên thực hiện theo lời Bác dạy?

-Muốn xây dựng một đất nước hùng cường giàu mạnh không thể một sớm một chiều mà thành công.Nó đòi hỏi 1 thời gian dài, nhất là trong trường hợp nước ta lúc bấy giờ (đất nước còn rất nghèo ngàn,lạc hậu,kinh tế chậm phát triển,chúng ta đang phải đối mặt với 3 thứ giặc:giặc ***,giặc đói và giặc ngoại xâm).Chỉ có học sinh có thể có đủ điều kiện để tích luỹ kiến tức sau này xây dựng đất nứơc giàu mạnh,vì thế Bác đã trao trọng trách này cho học sinh.

-Một đất nước đựơc gọi là cường quốc thì đất nước đó phải hùng mạnh, ổn định về các mặt:chính trị,quân sự,kinh tế,văn hoá,nghệ thuật…Mà muốn đựơc như vậy thì người dân phải có tri thức.Mà muốn có tri thức thì phải nỗ lực học tập.(cụ thể dẫn chứng ra)

-Học tập là điều kiện tốt nhất để đưa đất nước tiến lên sánh vai với các cường quốc.Học tập đẻ nâng cao dân trí để ứng dụng kiến thức vào khoa học và đời sống để có thể ứng xử nhanh chóng trước mọi tình huống khó khăn gặp phải trong cuộc sống, để đem những kiến thức vào đời sống  xây dựng đất nước văn minh,tiến bộ.Nếu mỗi học sinh đều được trang bị đầy đủ kiến thức về những lĩnh vực cần thiết thì công cuộc công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước sẽ trở nên dễ dàng hơn,và đồng thời làm vẻ vang đất nước.(cho vài dẫn chứng).

-Bác hồ đã nói "Ngày nay học tập,ngày mai giúp đời".Vì học tập của thế hệ hôm nay để tích luỹ kiến thức,xây dựng 1 xã hội mai sau bền vững, ấm no và hạnh phúc.

3.Làm gì để thực hiện


- Học sinh là đối tượng được Bác yêu thương,chăm sóc nhiều nhất vì vậy chúng ta phải biết vâng lời Bác,có ý thức học tập tốt,không xem thường việc học và luôn thấy rõ vai trò của mình đối với tương lai đất nước.

- Xác định rõ mục đích và động cơ học tập của mình để từ đó có phương pháp học tập tốt.Học tập không có nghĩa là chỉ học trong sách vở mà phải tìm hiểu,phải học tập những cái hay,cái lạ,cái văn minh tiến bộ của thế giới để rồi sáng tạo,biến đổi thành cái hay,cái riêng của đất nước mình.

- Luôn có tinh thần cầu tiến,phát huy sở trường,tài năng của mình,kiên trì phấn đấu,khắc phục mọi khó khăn trong học tập.

- Luôn chăm chỉ học tập,biết áp dụng những gì đã học vào trong thực tiễn,trong cuộc sống ,biết đoàn kết,hỗ trợ nhau trong học tập,luôn biết cập nhật mọi thông tin ,sự kiện tiến bộ của khoa học,bố trí thời gian học tập hợp lý.

- Học toàn diện,rèn luyện một cách toàn diện: đức,trí,thể,mỹ để trở thành 1 công dân tốt.

- Tham gia vào WTO thế hệ sau phải học tập để đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc.

III.Kết bài:

Khẳng định lời nhắc nhở của Bác có ý nghĩa to lớn trong việc dạy thế hệ trẻ học tập tốt xây dựng đất nước,thực hiện lời dạy của Bác, đồng thời phải đưa ra những biện pháp học tập hợp lý.

Linh Phương
14 tháng 4 2017 lúc 13:33

Bác Hồ vị cha già của dân tộc, dù bận trăm công nghìn việc nhưng bác luôn quan tâm đến thế hệ trẻ ngày nay. Nhân dịp khai giảng năm học đầu tiên khi nước ta hoàn toàn độc lập, bác đã gửi thư cho hs cả nước. Trong thư có đoạn: “non sông VN có trở nên tươi đẹp hay k… là nhờ 1 phần ở công học tập của các em”. Dù trải qua bao thăng trầm lịch sử, đất ước có nhiều đổi thay nhưng câu nói thiêng liêng của Bác vẫn có giá trị về giáo dục, khích lệ tuổi trẻ trên mọi miền đất nước chăm chỉ học tập.
Tang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, sức khỏe, chuẩn bị cho việc vào đời và làm chủ XH tương lai
Tuổi trẻ là những người chủ tương lại của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên cần phải sống có lý tưởng cao đẹp. Hãy nhớ rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ vào công học tập của các em” lời nhắn như thiêng liêng ấy phải được thực hiện! Các bạn hãy cố lên!
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
(Hồ Chí Minh)
Và thời nào cũng vậy, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại khó. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong thời chiến. Những người con của đất nước đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình - cái tuổi 20 đầy ước mơ ấy - cho Tổ quốc với lý tưởng sống thật cao đẹp và thánh thiện. Đấy là những thanh niên của gần 40 năm trước, còn lớp thanh niên ngày nay thì sao? Đấy chính là chúng ta. Chúng ta nên biết một điều: nếu như lớp người đi trước đã quên mình cho thế hệ sau được độc lập, no ấm thì ngày nay, tuổi trẻ chúng ta sẽ tiếp tục duy trì truyền thống đó. Và một điều quan trọng là bạn đừng xem đấy là nghĩa vụ để rồi miễn cưỡng thực hiện. Chúng ta hiểu rằng: được sinh ra là một hạnh phúc và được sống tự do, no đủ đó là món quà quý báu, vô giá mà quê hương và xã hội đã ban tặng cho chúng ta. Hạnh phúc không tự nhiên mà có. Mà đó là xương máu, tâm huyết của biết bao con người trên đất nước này. Họ là ai? Họ là những con người yêu quý quê hưong đất nước. Họ cho rằng được hiến dâng cho quê hương là hạnh phúc, là niềm tự hào, là vinh dự quý báu.
Thế thì sao chúng ta không học theo họ. Mọi suy nghĩ, hành động đều bắt nguồn từ ý nghĩ. Ý nghĩ, tư tưởng là nền móng cơ bản dẫn việc làm, lối sống của thế hệ trẻ. Mỗi một thời đại, mỗi một hoàn cảnh lịch sử mà thanh niên nuôi dưỡng những ước vọng, những lý tưởng sống và suy ngẫm riêng. Chúng ta không bác bỏ, không phủ nhận quá khứ, lịch sử hào hùng, thế hệ trẻ ngày ấy đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của đất nước. Đó là lý tưởng muốn được chiến đâu, hi sinh cho độc lập, tự do tổ quốc, cho tự hào dân tộc. Nhưng chúng ta không thể lấy thước đo của ngày hôm qua áp dụng vào ngày hôm nay, cũng không thể đem thế hệ trước so sánh, áp dụng cho thế hệ sau. Đơn giản vì mỗi thế hệ có một môi trường riêng, một nhận thức, một hoàn cảnh và một sứ mệnh riêng. Vì vậy “Không có chuyện lớp trẻ ngày nay quay lưng với quá khứ!” (Tổng bí thư Đỗ Mười nói ).
Tuổi trẻ hiện nay đã khẳng định tiếng nói và lý tưởng sống của mình chính là phấn đấu tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Với riêng mỗi cá nhân, đã sinh ra trong đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc. Hơn thế nữa, từ đáy lòng của con người luôn ước ao có được một cuộc sống bình an, vui tươi, không lo âu buồn phiền, không đau khổ oán than, muốn an hưởng sự may lành hơn là bất hạnh, giàu sang hơn là nghèo nàn.
Còn nhớ năm 2005, trên báo chí luôn nhắc đến gương người Việt trẻ Nguyễn Phương Ngọc - người dám ước mơ đứng trên bục cao nhất của “Trí Tuệ VN”. Phương Ngọc sinh năm 1983 tại Hải Phòng cuối cùng đã đoạt Giải công nghệ cuộc thi “Trí Tuệ Việt Nam 2004”. Đã giành giải nhất phần thi thuật toán tại cuộc thi Imagine Cup 2005 (cuộc thi quy tụ 17 nghìn sinh viên từ 90 quốc gia trên thế giới) do Tập đoàn Microsoft tổ chức tại Yokohama (Nhật Bản).
Phải nói rằng Việt Nam chúng ta có khá nhiều thuận lợi, vừa được thiên nhiên ưu đãi, vừa có nhiều nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú.
Hơn nữa, tuổi trẻ mọi thời đại chính là niềm tự hào dân tộc vì mỗi khi đất nước lâm nguy thì Việt Nam lại xuất hiện những anh hùng trẻ tuối dũng cảm, tài trí. Điều đó cho thấy rằng tuổi trẻ Việt Nam luôn suy nghĩ, lo lắng và quan tâm đến vận mệnh của dân tộc và luôn phát huy truyền thống anh hùng.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn hc tốt!

Tiểu Thư Họ Hà
14 tháng 4 2017 lúc 20:09
Mk chỉ cho bạn cái dàn bài thôi,bạn theo đó mà viết bài nhé Mở bài Nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác đã viết thư cho các cháu học sinh, trong đó có câu: " Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em." Thân bài - Giải thích câu nói: + Dùng những hình ảnh đẹp đẽ, Bác đã cho ta hiểu "công học tập" của học sinh hôm nay sẽ ảnh hưởng đến tương lai đất nước. + Bác khẳng định vai trò của tuổi trẻ với tương lai dân tộc, việc học tập của học sinh là quan trọng với đất nước. + Như vậy: Bác động viên các cháu học tập tốt. - Vì sao việc học tập của thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai đất nước ? + Thanh niên học sinh hôm nay sẽ là thế hệ tiếp tục bảo vệ, xây dựng đất nước sau này. + Vốn tri thức được học và nếp đạo đức được nhà trường giáo dục là quan trọng, cơ bản để tiếp tục học cao, học rộng, đem ra thực hành trong cuộc sống khi trưởng thành. + Một thế hệ trẻ giỏi giang, có đạo đức hôm nay hứa hẹn có một lớp công dân tốt trong tương lai gần. Do đó, việc học hôm nay là rất cần thiết. + Thế giới không ngừng phát triển, muốn "sánh vai các cường quốc thì đất nước phải phát triển về khoa học kĩ thuật, văn minh - điều đó do con người quyết định mà nguồn gốc sâu xa là từ việc học tập, tu dưỡng thời trẻ. - Việc học tập của tuổi trẻ tác động đến tương lai đất nước như thế nào ? + Ngày xưa: những người tài như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,... từ thời trẻ đã chăm chỉ luyện rèn, trưởng thành lập những chiến công làm rạng danh đất nước. + Ngày nay: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng. Các nhà khoa học xã hội có nhiều đóng góp cho đất nước trong mọi lĩnh vực như nhà bác học Lương Định Của, tiến sĩ Tạ Quang Bửu, anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, ... Kết bài Làm thế nào để thực hiện lời dạy của Bác ? - Mỗi học sinh phải hiểu lời Bác, chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức. - Nhà trường phải đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ về tài, đức.
nguyen minh huyen
Xem chi tiết
KT( Kim Taehyung)
5 tháng 2 2018 lúc 21:47

lời dạy của Bác Hồ đã giúp em hiểu đc trách nhiệm của người học sinh đối với việc học tập là vô cùng to lớn.Ngay từ khi con ngồi dưới mái trường thân yêu,người học sinh can phải cố gắng,quyết tâm ,chăm chỉ học tập và rèn luyện để trở thành người  (trò giỏi,còn ngoan).Có như vậy ,khi lớn lên ta mới có thể góp phần tích cực để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh ,làm cho non sông Việt Nam đc sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới

*****nhe

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 9 2019 lúc 18:16

Đề cương bài nói chứng minh câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thư gửi học sinh”

Có thể trình bày một số luận điểm và luận cứ:

- Ở thời điểm nào thì thanh niên cũng đóng góp, gánh vác trách nhiệm với đất nước

- Thanh niên là thế hệ trẻ, trụ cột của nước nhà

- Thanh niên có sức khỏe, có ý chí, có khao khát dấn thân, cống hiến, sáng tạo

→ Những phẩm chất cần có của con người trong thời đại mới

Luận chứng:

Thanh niên trong cuộc Cách mạng tháng Tám gánh trên vai sứ mệnh giải phóng dân tộc

- Thanh niên thời kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ anh dũng chiến đấu, chịu nhiều khó khăn, thậm chí nhiều người hi sinh tuổi trẻ, tính mạng cho vận mệnh dân tộc

- Thế hệ thanh niên ngày nay ra sức học tập, góp phần xây dựng xã hội chủ nghĩa, trong thời kì hội nhập

c, Thanh niên cần xác định nhiệm vụ, phải học tập, rèn luyện để dựng xây đất nước giàu mạnh, tiến bộ