Những câu hỏi liên quan
trịnh minh anh
Xem chi tiết
ʟɪʟɪ
21 tháng 4 2021 lúc 22:01
I. Đôi nét về tác giả Phạm Duy Tốn

- Phạm Duy Tốn (1883-1924), nguyên quán Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội)

- Ông là một trong số những nhà văn mở đường cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam

- Truyện ngắn của oogn thường viết về hiện thực xã hội đương thời

II. Đôi nét về tác phẩm Sống chết mặc bay

1. Hoàn cảnh ra đời

- “Sống chết mặc bay” được sáng tác tháng 7 năm 1918

- Đây là tác phẩm được xem là thành công nhất của Phạm Duy Tốn

2. Tóm tắt

    Sống chết mặc bay là câu chuyện về sự tắc trách của quan phụ mẫu làng X, thuộc phủ X dẫn đến cái chết của hàng bao nhiêu con người, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Bởi trong khi dân chúng khổ cực, vất vả giữ đê ngăn nước lũ từ sông Nhị Hà thì quan phụ mẫu vẫn say sưa với ván bài tổ tôm trong cái đình cao và vững chãi, mặc kệ dân chúng ngoài kia.

3. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “khúc đê này vỡ mất”): Tình hình vỡ đê vá sức chống đỡ

- Phần 2 (tiếp đó đến “Điếu, mày!”): Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm khi “đi hộ đê”

- Phần 3 (còn lại): Cảnh vỡ đê và nhân dân lâm vào cảnh lầm than

4. Giá trị nội dung

“Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên

5. Giá trị nghệ thuật

- Kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo

- Lời văn cụ thể, sinh động, giàu cảm xúc

- Miêu tả nhân vật sắc nét

Đinh Hoàng Nguyễn Chí
13 tháng 5 2021 lúc 20:25
Nghi mà dài hết bài luôn vậy
Khách vãng lai đã xóa
Xem chi tiết
chuche
6 tháng 5 2022 lúc 14:31

Tham Khảo:

1. Mở bài :

- Giới thiệu tác giả Phạm Duy Tốn, những thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại.

- Xây dựng các chi tiết, tình huống tương phản, tăng cấp đặc sắc, đặc biệt là phản ánh về thái độ vô trách nhiệm của tên quan đi hộ đê bỏ mặc nhân dân trong tình cảnh khố cùng "Sống chết mặc bay”.

2. Thân bài :

- Giải thích :

"Sống chết mặc bay” : là vế đầu của câu tục ngữ "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” : thái độ vô sống trách nhiệm của bọn thầy lang, thầy cúng trong xã hội cũ - Sống chết mặc bay” : nhan đề truyện ngắn mà Phạm Duy Tốn đặt tên cho tác phẩm của mình là để nói bọn quan lại làm tay sai cho Pháp là những kẻ vô lương tâm, vô trách nhiệm, vơ vét của dân rồi lao vào các cuộc chơi sa đoạ, ảnh hưởng đến nhiều người xung quanh.

- Phép tương phản ,tăng cấp được nhà văn khắc họa qua hai hình ảnh :

+ Cảnh dân chúng cứu đê

+ Cảnh tên quan đi hộ đê nhưng hắn vô trách nhiệm, xung quanh hắn : "Bên cạnh ngài , mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc,...trông mà thích mắt.”

- Kẻ hầu người hạ

- Ham mê ván bài tổ tôm

- Hả hê cười vì vừa thắng một canh bạc lớn đúng lúc cảnh đê vỡ xảy ra, nước tràn lênh láng, nhà cửa trôi băng, kẻ sống không chỗ ở ,người chết không nơi chôn,...

3. Kết bài :

- Nhà văn Phạm Duy Tốn quả đã chọn cho tác phẩm của mình một cái nhan đề thật hay, phản ánh sâu sắc về tên quan vô trách nhiệm.

- Đọc truyện ta càng căm phẫn bọn quan lại xã hội cũ vô trách nhiệm, tán tận lương tâm, coi thường mạng sống của người dân.Phạm Duy Tốn dùng thành ngữ này đặt tên cho truyện ngắn của ông là muốn thế hiện một chủ đề trong xã hội đương thời : Những kẻ cầm quyền luôn ăn chơi phung phí, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân trong lầm than, khổ cực, không quan tâm đến chuyện sống chết của người dân.

Một mình vẫn ổn
Xem chi tiết
ღ子猫 Konღ
27 tháng 3 2018 lúc 8:37

Sống chết mặc bay" ở đây tác giả muốn phê phán thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong lúc người nông dân ở đồng bằng Bắc bộ hàng năm phải đương đầu với sự tàn phá dữ dội của thiên nhiên để bảo vệ cuộc sống của chính mình thì bọn quan lai, những người được mệnh dân là phụ mẫu của dân đang chễm chệ trên đình hoặc bên ván cờ.

Mai Nguyệt
Xem chi tiết
Simp shoto không lối tho...
25 tháng 4 2021 lúc 19:32

tham khảo!

Nhan đề "Sống chết mặc bay" là một vế của câu tục ngữ dân gian "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" - với ý nghĩa phê phán những hạng người vô trách nhiệm, ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống, thậm chí tính mạng của những người khác (ở đây chỉ những tên thầy thuốc rởm, những tên lang băm, thầy bói trong xã hội cũ). Đặt cụm từ "sống chết mặc bay" vào tình huống cụ thể của truyện, Phạm Duy Tốn đã khái quát thành việc phê phán, tố cáo những bọn có chức quyền, mang danh "quan phụ mẫu", "cha mẹ" của dân nhưng lại vô trách nhiệm, vô lương tâm, mất hết nhân tính, thờ ơ trước sự sống còn của con dân. Cũng qua nhan đề tác phẩm này, Phạm Duy Tốn lên tiếng phê phán thói vô trách nhiệm, ích kỉ, lòng lang dạ sói của tầng lớp quan lại phong kiến lúc bấy giờ và bày tỏ sự xót thương, đồng cảm trước cuộc sống đầy cực khổ của người dân.

minh nguyet
25 tháng 4 2021 lúc 19:32

Tham khảo nha em:

Giá trị hiện thực của truyện Sống chết mặc bay là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” người dân nhưng đã chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt. + Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại. + Giá trị nghệ thuật: Đây là truyện ngắn viết theo kiểu hiện đại bằng chữ Quốc ngữ. Nhân vật đã bước đầu có tính cách. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu xa, vô trách nhiệm qua các hành động, lời nói của y với tay chân và với người dân. Vì thế nên nhà văn đặt tên sống chết mặc bay cho truyện của mình

Sword Art Online
Xem chi tiết
MiMokid
11 tháng 2 2018 lúc 15:57

Sống chết mặc bay" ở đây tác giả muốn phê phán thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong lúc người nông dân ở đồng bằng Bắc bộ hàng năm phải đương đầu với sự tàn phá dữ dội của thiên nhiên để bảo vệ cuộc sống của chính mình thì bọn quan lai, những người được mệnh dân là phụ mẫu của dân đang chễm chệ bên ván cờ.

Nguyễn
16 tháng 4 2018 lúc 21:29

Mình có phần thầy mính hướng dẫn chi tiết lắm. Bạn cần nữa ko để mình chụp cho bạn nhưng mà bạn phải tự chọn ý ra rồi viết nhé!

Mien Vi
Xem chi tiết
Long Sơn
7 tháng 2 2022 lúc 16:22

Tham khảo

"Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn là bức tranh hiện thực sinh động thể hiện sự thờ ơ, vô trách nhiệm của bọn quan lại với phông nền là tiếng than khóc, nỗi sợ hãi, sự chống trả cùng kiệt của nhân dân trước nguy cơ vỡ đê - Thật là "lòng lang dạ sói". Tại sao tác gả lại nói vậy?
"Lòng lang dạ sói" là câu thành ngữ đựơc sử dụng theo lối ẩn dụ để nói về những kẻ độc ác, "lòng" , "dạ" hệt loài cầm thú "lang" , "sói". Người ta thường chỉ dùng câu nói này để nói về những kẻ trộm cắp, những kẻ vô giáo dục, ngoài thềm xã hội. Nhưng hay thay, đối tượng mà câu tục ngữ này hướng đến, với Phạm Duy Tốn lại là những vị "quan phụ mẫu"- những con người được học rọng, hiểu sâu, là cha mẹ của muôn thảo dân.
Thủ pháp đặc trưng được Phạm Duy Tốn sử dụng trong toàn văn bản là đối lập. Đối lập với mưa gío bão bùng bên ngoài là khung cảnh "nghiêm trang lắm" trong đình quan. Bên cạnh con đê đang gào thét khàn cổ vì không thể chống chịu nổi mưa gió bão bùng là đình quan " cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì".
Thử đếm xem đã có bao nhiêu lần có người vào báo quan về tình hình nguy cấp của đê; vị "quan phụ mẫu" ấy đã có phản ứng gì? Nghĩ mà thật cảm phục vị quan kia, đương trong cảnh mưa gió bão bùng, đương trong tiếng kêu thét thảm thương của muôn dân mà vẫn có thể thản nhiên ngồi chơi bài. Ừ thì chả, vì:"đê vỡ mặc đê, nước sông dù nguy, không bằng nước bài cao thấp" mà.

︵✰Ah
7 tháng 2 2022 lúc 16:23

Tham Khảo 

"Lòng lang dạ sói" là câu thành ngữ đựơc sử dụng theo lối ẩn dụ để nói về những kẻ độc ác, "lòng" , "dạ" hệt loài cầm thú "lang" , "sói". Người ta thường chỉ dùng câu nói này để nói về những kẻ trộm cắp, những kẻ vô giáo dục, ngoài thềm xã hội. Nhưng hay thay, đối tượng mà câu tục ngữ này hướng đến, với Phạm Duy Tốn lại là những vị "quan phụ mẫu"- những con người được học rọng, hiểu sâu, là cha mẹ của muôn thảo dân.
Thủ pháp đặc trưng được Phạm Duy Tốn sử dụng trong toàn văn bản là đối lập. Đối lập với mưa gío bão bùng bên ngoài là khung cảnh "nghiêm trang lắm" trong đình quan. Bên cạnh con đê đang gào thét khàn cổ vì không thể chống chịu nổi mưa gió bão bùng là đình quan " cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì".

38. Trần Thị Thanh Thảo
Xem chi tiết
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
8 tháng 5 2022 lúc 11:03

Tham khảo:

Nhan đề "Sống chết mặc bay" là một vế của câu tục ngữ dân gian "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" - với ý nghĩa phê phán những hạng người vô trách nhiệm, ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống, thậm chí tính mạng của những người khác (ở đây chỉ những tên thầy thuốc rởm, những tên lang ...

Hoài Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Tâm Như
5 tháng 5 2016 lúc 15:26

Nhan đề "sống chết mặc bay" là thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của một ông quan hộ đê trước tính mạng của hàng vạn người dân nghèo. Bằng nhan đề này, Phạm Duy Tốn đã phê phán xã hội Việt nam những năm trước Cách mạng Tháng tám 1945 vói cuộc sống tăm tối, cực khổ nheo nhóc của muôn dân và lối sống thờ ơ vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến.

Phạm Tuấn Kiệt
5 tháng 5 2016 lúc 16:03

Bài này là câu 3 điểm trong đề thi HKII văn của mình đó

Tác phẩm "Sống chết mặc bay" là một tác phẩm của nhà văn Phạm Huy Tốn. Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Truyện lấy bối cảnh nông thôn Việt Nam đầu thế kỷ XX khi một khúc đê bên sông Nhị Hà đang bị mưa gió làm vỡ, nhưng trong đình thì tên quan phủ vẫn bỏ mặc người dân dưới cơn thịnh nộ của trời. 
"Sống chết mặc bay" là một nhan đề hay, việc lấy nhan đề của tác phẩm đã thể hiện đúng với những gì mà nhân vật quan phủ trong tác phẩm đã thể hiện. "Sống chết mặc bay" quả thật là một nhan đề rất độc đáo.Nhan đề Sống chết mặc bay đã có dụng ý phê phán tên quan phủ dù trời mưa, đê có nguy cơ bị vỡ nhưng vẫn không thèm quan tâm mà còn ung dung ngồi bên trong đình trên mặt đê để đánh tổ tôm. Trong khi dân phu phải gánh chịu sự thịnh nộ của trời, vừa phải giữ đê để nó không vỡ, ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân sống quanh. Khi thấy người đến báo cáo đê bị vỡ hắn nhẫn tâm đuổi đi mà chẳng quan tâm gì. Phạm Duy Tốn đã viết truyện này để bày tỏ sự thương xót đối với cuộc sống lầm than, cực khổ của nhân dân. Đồng thời, tác phẩm có dụng ý phê phán sự thờ ơ, bỏ mặc dân, vô trách nhiệm của tên quan phủ phong kiến trước cảnh đê bị vỡ, người dân tuyệt vọng dưới cơn thinh nộ của trời.

Diệu Linh
5 tháng 5 2016 lúc 20:15

nhan dê đc tác giải lấy ở câu thanh ngữ sống chết mặc bay , tiền ông bỏ túi

nhan đe phu hợp vs nội dung cốt truyện đó la phê phán tên quan phụ mẫu thơ ơ vô trách nhiệm để ngươi dân chịu cảnh thê thảm

Trần Ngoc an
Xem chi tiết
Buddy
18 tháng 4 2021 lúc 22:37

Trong những tác phẩm của Phạm Duy Tốn, một trong số ít nhà văn có được thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam, "Sống chết mặc bay" trở thành tác phẩm thành công nhất, đồng thời nó cũng là tác phẩm được ra đời đầu tiên của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. "Sống chết mặc bay" là một nhan đề khá thú vị hay, qua đó thể hiện được phong cách cũng như lối sống mới mẻ cùa tác giả. Qua những lời văn hay ho và cụ thể, sinh động lại vô cùng khéo léo khi tác giả kết hợp giữa hai công dụng của hai phép tương phản và tăng cấp trong sử dụng nghệ thuật tự sự, qau đó giúp học sinh có thể thấy được tiếng nói phê phán cũng như lên án sâu sắc hiện thực: lên án gay gắt sự tham ô của tên quan phủ "lòng lang dạ thú". Đồng thời cho học sinh cảm nhận được rằng một tinh thần nhân đạo và ấn tượng của tác phẩm thông qua niềm cảm thương sâu sắc trước tình cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân ta thời xưa do thiên tai, cũng như thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền độc ác.

LA.Lousia
18 tháng 4 2021 lúc 23:15

Trong những tác phẩm của Phạm Duy Tốn, một trong số ít nhà văn có được thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam, "Sống chết mặc bay" trở thành tác phẩm thành công nhất, đồng thời nó cũng là tác phẩm được ra đời đầu tiên của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. "Sống chết mặc bay" là một nhan đề khá thú vị hay, qua đó thể hiện được phong cách cũng như lối sống mới mẻ cùa tác giả. Qua những lời văn hay ho và cụ thể, sinh động lại vô cùng khéo léo khi tác giả kết hợp giữa hai công dụng của hai phép tương phản và tăng cấp trong sử dụng nghệ thuật tự sự, qau đó giúp học sinh có thể thấy được tiếng nói phê phán cũng như lên án sâu sắc hiện thực: lên án gay gắt sự tham ô của tên quan phủ "lòng lang dạ thú". Đồng thời cho học sinh cảm nhận được rằng một tinh thần nhân đạo và ấn tượng của tác phẩm thông qua niềm cảm thương sâu sắc trước tình cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân ta thời xưa do thiên tai, cũng như thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền độc ác.