Hãy phân tích nguyên nhân và ý nghĩa của phong trào đấu tranh của nhân dân thời Nguyễn.
Hãy phân tích nguyên nhân và ý nghĩa của phong trào đấu tranh của nhân dân thời Nguyễn?
* Nguyên nhân:
- Dười thời Nguyễn, nạn cướp đoạt ruộng đất của địa chủ, nạn quan lại cường hào tham nhũng, chế độ tô thuế và lao dịch khắc nghiệt…, làm cho nền kinh tế nông nghiệp nước ta bị suy sụp nghiêm trọng. Thêm vào đó, nạn ôn dịch, bão lụt xảy ra thường xuyên làm cho ruộng đồng bỏ hoang, xóm làng xơ xác, nông dân lưu vong, phiêu tán.
- Trong bối cảnh kinh tế bế tắc, đời sống nhân dân khốn cùng, nhà Nguyễn chẳng những đã bất lực không cải thiện được tình hình mà trái lại, bộ máy chính quyền ngày càng quan liêu, tha hóa. Mâu thuẫ xã hội ngày càng gay gắt , đã làm bùng lên làn sóng đấu tranh quyết liệt của các tầng lớp xã hội ở khắp nơi mọi miền đất nước chống lại chế độ thống trị của nhà Nguyễn.
* Ý nghĩa:
Cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều Nguyễn liên tục, quyết liệt trong hơn 50 năm, xét cho cùng là nhằm chống lại sự hủy hoại tiềm lực dân tộc của nhà nước phong kiến. Các tầng lớp bị trị không thể cam chịu chết dần, chết mòn vì đói rét bệnh tật, đã vùng lên đấu tranh.
câu 1: Nội dung, ý nghĩa của hiệp định Giơ-ne-vơ?
câu 2: so sánh đặc điểm ( kẻ thù, nhiệm vụ, lực lượng, cách mạng, hình thức - phương pháp đấu tranh) của phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936-1939?
câu 3: phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 8 năm 1945?
câu 4: nhưng biện pháp và kết quả của việc giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính trong hơn 1 năm sau ngày cách mạng tháng 8 thành công?
REFER:
1.* Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ
- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của các nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
- Các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân theo khu vực và thời gian quy định.
- Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.
* Ý nghĩa:
- Hiệp định là văn bản pháp lí quốc tế, ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.
- Hiệp định đã đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chống Pháp của nhân dân ta. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước.
- Hiệp định làm thất bại âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương; miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn xã hội chủ nghĩa.
2.
Nội dung | Phong trào CM 1930 - 1931 | Phong trào CM 1936 - 1939 |
Kẻ thù | Đế quốc Pháp và địa chủ phong kiến | Thực dân Pháp phản động và bè lũ tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận nhân dân Pháp |
Mục tiêu | Độc lập dân tộc và người cày có ruộng (có tính chiến lược) | Tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình (có tính sách lược) |
Chủ trương, sách lược | Chống đế quốc, giành độc lập dân tộc. Chống địa chủ phong kiến, giành ruộng đất cho dân | Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc và phản động tay sai; đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. |
Tập hợp lực lượng | Liên minh công nông | Mặt trận Dân chủ Đông Dương, tập hợp mọi lực lượng dân chủ, yêu nước và tiến bộ. |
Hình thức đấu tranh | Bạo lực cách mạng, vũ trang, bí mật, bất hợp pháp: bãi công, biểu tình, đấu tranh vũ trang -> lập Xô Viết Nghệ- Tĩnh. | Đấu tranh chính trị hoà bình, công khai, hợp pháp: phong trào ĐD đại hội, đấu tranh nghị trường, báo chí, bãi công, bãi thị, bãi khoá.... |
Lực lượng tham gia | Chủ yếu là công nông | Đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt thành phần giai cấp, tôn giáo, chính trị. |
Địa bàn chủ yếu | Chủ yếu ở nông thôn và các trung tâm công nghiệp | Chủ yếu ở thành thị |
3.
1. Nguyên nhân thắng lợi:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc cho độc lập, tự do.
+ Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
+ Quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng 1930 - 1935, 1936 - 1939, 1939 - 1945.
+ Trong những ngày Tổng khởi nghĩa toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ hy sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc lâp, tự do.
- Nguyên nhân khách quan: chiến thắng của Hồng quân Liên xô và quân Đồng minh đã cố vũ tinh thần và niềm tin cho nhân dân ta.
2. Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với Việt Nam:
+ Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, ách thống trị của phát xít Nhật và lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ.
+ Đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo.
- Đối với thế giới:
+ Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến thắng thế giới thứ hai, chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
+ Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
1.đảng Quốc Đại có vai trò như thế nào trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ?
2 nêu tính chất và ý nghĩa của Cao trào đấu tranh 1905 đến 1908 của nhân dân Ấn Độ
Tham khảo
1.
Vai trò của Đảng Quốc đại trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ:
- Lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ.
- Thống nhất tinh thần dân tộc, cổ vũ truyền thống yêu nước và đề xướng các cải cách xã hội, kinh tế buộc thực dân Anh phải có một số nhượng bộ.
- Là ngọn cờ đoàn kết các tầng lớp nhân dân yêu nước Ấn Độ trong các cuộc đấu tranh chống thực dân Anh giành lại độc lập dân tộc.
2.
* Tính chất:
- Phạm vi, quy mô của phong trào: diễn ra trên địa bàn rộng lớn, đặc biệt là ở Bom-bay và Can-cút-ta.
- Mục tiêu đấu tranh: vì một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ.
- Lực lượng tham gia: toàn thể nhân dân Ấn Độ.
⟹ Tính chất: Cao trào cách mạng 1905 - 1908 mang đậm tính dân tộc, dân chủ, là một cuộc Cách mạng dân chủ tư sản.
* Ýnghĩa:
- Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ, thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, đánh dấu thời kì đấu tranh mới của nhân dân Ấn Độ.
- Hoà chung vào trào lưu dân tộc, dân chủ của nhiều nước Châu Á trong những năm đầu thế kỷ XX, góp phần thức tỉnh các dân tộc khác ở châu Á tiến hành đấu tranh cách mạng chống chủ nghĩa thực dân.
tham khảo
1.Vai trò của Đảng Quốc đại trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ: - Lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ. - Thống nhất tinh thần dân tộc, cổ vũ truyền thống yêu nước và đề xướng các cải cách xã hội, kinh tế buộc thực dân Anh phải có một số nhượng bộ.
2.
Lời giải chi tiết
Tính chất và ý nghĩa của cao trào đấu tranh 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ:
* Tính chất:
- Phạm vi, quy mô của phong trào: diễn ra trên địa bàn rộng lớn, đặc biệt là ở Bom-bay và Can-cút-ta.
- Mục tiêu đấu tranh: vì một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ.
- Lực lượng tham gia: toàn thể nhân dân Ấn Độ.
⟹ Tính chất: Cao trào cách mạng 1905 - 1908 mang đậm tính dân tộc, dân chủ, là một cuộc Cách mạng dân chủ tư sản.
* Ýnghĩa:
- Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ, thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, đánh dấu thời kì đấu tranh mới của nhân dân Ấn Độ.
- Hoà chung vào trào lưu dân tộc, dân chủ của nhiều nước Châu Á trong những năm đầu thế kỷ XX, góp phần thức tỉnh các dân tộc khác ở châu Á tiến hành đấu tranh cách mạng chống chủ nghĩa thực dân.
Trình bày khái quát quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1884. Qua đó cho biết ý nghĩa của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp thời kì này.
* Khái quát quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884:
- Ngày 1-9-1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Triều đỉnh cử Nguyễn Tri Phương vào làm Tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam để lo việc chống giặc. Dưới sự chỉ huy của ông, suốt 5 tháng, giặc bị giam chân tại chỗ, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị thất bại, buộc chúng phải thay đổi kế hoạch.
- Tháng 2-1859, Pháp kéo quân vào tấn công Gia Định. Đến năm 1867, Pháp chiếm gọn 6 tình Nam Kì. Trái ngược với sự chiến đấu yếu ớt, thiếu kiên quyết của triều đình, nhân dân Nam Kì đã nêu cao ngọn cờ chống giặc cứu nước. Các đội quân nông dân do các văn thân, sĩ phu yêu nước đứng đầu xuất hiện ngày càng nhiều, hoạt động mạnh làm cho giặc Pháp vô cùng khốn đốn. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trương Định và chiến công của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt tàu Ét-pê-răng của giặc trên sông Vàm cỏ Đông (12-1861). Tuy nhiên, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (1862) và ra lệnh lui binh, giải tán phong trào kháng chiến ở Nam Kì.
- Mặc dù vậy, phong trào vẫn tiếp tục phát triển. Nhân dân Nam Kì đã đẩy mạnh thêm một bước cuộc chiến đấu chống Pháp. Một số nhà nho yêu nước tìm đường ra Bình Thuận (Trung Kì) xây dựng cơ sở chống giặc lâu dài. Một số bám đất, bám dân quyết liệt chống lại kẻ thù như Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân...; cũng có người đã dùng ngòi bút của mình làm vũ khí chiến đấu như Nguyễn ĐÌnh Chiểu, Phan Văn Trị...
- Sau khi chiếm xong các tỉnh Nam Kì, Pháp hai lần tấn công ra Bắc Kì vào các năm 1873 và 1882-1883. Cuộc chiến đấu của triều đình nhanh chóng tan rã. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đã tự tổ chức kháng chiến, kiên quyết chống trả địch. Tiêu biểu là chiến thắng trong hai trận Cầu Giấy (1873 và 1883) làm cho nhân dân cả nước vô cùng phấn khởi, giặc Pháp hoang mang. Nhưng, nhà Nguyễn vẫn nuôi ảo tưởng triều đình với Pháp. Đó là cơ sở để Pháp tiếp tục gây áp lực, buộc triều Nguyễn kí Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883) và Pa-tơ-nốt (6-6-1884) sau khi chiếm được Thuận An.
- Triều đình đầu hàng, nhưng phong trào chống Pháp của nhân dân ta vẫn tiếp tục dâng cao, phát triển sang một giai đoạn mới.
* Ý nghĩa của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp thời kì này:
- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc; kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc của cha ông.
- Cảnh báo kẻ thù về sức mạnh và tinh thấn đấu tranh quật khởi của nhân tộc ta.
- Làm thất bại kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp.
- Cổ vũ tinh thần yêu nước và để lại nhiều bài học kinh nghệm cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta sau này.
Hãy nêu và phân tích đặc điểm phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân châu Á nửa đầu thế kỉ XIX?
Hãy nêu và phân tích đặc điểm phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân châu Á nửa đầu thế kỉ XIX?
- Châu Á nửa đầu thế kỉ XIX thì có rất nhiều nước là thuộc địa và có rất nhiều cuộc hay phong trào nổ ra nhưng tiêu biểu là các cuộc nổi dậy sau :
* Ấn độ
- Khởi nghĩa binh lính Xi-pay.
- Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân.
- Chống chính sách "chia để trị" ở Ben-gan.
- Bãi công chính trị ở Bom-bay.
- Đấu tranh bằng : khởi nghĩa vũ trang, biểu tình, bãi công.
\(\rightarrow\) Đều thất bại .
* Trung quốc
Thời gian | Phong trào đấu tranh | Mục đích | Địa điểm | Lãnh đạo | Kết quả |
1840 - 1842 | Kháng chiến chống Anh xâm lược | Chống thực dân Anh | Quảng Tây | Lâm Tắc Từ (phong kiến) | Thất bại |
1851 - 1864 | Phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc | Chống các đế quốc xâu xé Trung Quốc | Miền Nam | Hồng Tú Toàn (nông dân) | Thất bại |
Năm 1989 | Cuộc vận động Duy Tân | Cải cách chính trị | Cả nước | Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu (Nho sĩ) | Thất bại |
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX | Phong trào Nghĩa Hòa đoàn | Chống đế quốc, phong kiến | Miền Bắc | Phong trào của nông dân | Thất bại |
Năm 1911 | Cách mạng Tân Hợi | Chống phong kiến | Cả nước | Tôn Trung Sơn (tư sản) | Thất bại |
* Đông nam á
Tên nước | Thực dân xâm lược | Thời gian | Phong trào tiêu biểu |
In-đô-nê-xi-a
| Hà Lan
| 1905 - 1908
| - Thành lập công đoàn xe lửa - Thành lập Hội liên hiệp công nhân
|
Phi-líp-pin | Tây Ba Nha - Mĩ | 1896 - 1898 |
|
Cam-pu-chia
| Pháp
| 1863 - 1866
| - Khởi nghĩa Ta-keo - Khởi nghĩa Cra-chê |
Miến Điện | Anh | 1885 |
|
Việt Nam
| Pháp
| 1885 - 1896 1884 - 1913 | - Phong trào Cần vương - Khởi nghĩa Yên Thế |
Lào | Pháp | 1901- 1907 | - Đấu tranh vũ trang ở Xa-va-na-khét - Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven |
- Kết quả của các cuộc đấu tranh đều thất bại và ở khu vực này chỉ có duy nhất Thái Lan là thoát khỏi ách thuộc địa.
* Nhật Bản
- Nhờ cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị đã giúp nước này thoát khỏi được nguy cơ trở thành thuộc địa.
\(\rightarrow\) Thành công.
Châu Á là vùng đông dân cư nhất, bao gồm những nước có lãnh thổ lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú. Từ cuối thế kỷ XIX, các nước châu Á đã trở thành những nước thuộc địa, nửa thuộc địa và là thị trường chủ yếu của các nước đế quốc Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan…Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước châu Á lên cao và lan rộng hơn cả so với châu Phi và Mĩ la tinh.Ở Trung Quốc, ngày 4-5-1919, phong trào cách mạng rộng lớn chống chủ nghĩa đế quốc đã bùng nổ, mở đầu cho cuộc cách mạng dân chủ mới tiếp diễn trong suốt 30 năm sau đó. Phong trào Ngũ Tứ đã thúc đẩy phong trào công nhân Trung Quốc nhanh chóng kết hợp với chủ nghĩa Mác – Lênin và dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921.Năm 1921, cuộc cách mạng nhân dân Mông Cổ thắng lợi. Đến năm 1924, nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở châu Á được thành lập. Với sự ủng hộ và giúp đỡ của giai cấp vô sản Nga, nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ đã đứng vững và từng bước tiến lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.Trong những năm 1918 - 1922, nhân dânẤn Độđã tăng cường đấu tranh chống thực dân Anh. Nhiều cuộc bãi công lớn của công nhân với hàng chục vạn người tham gia, kéo dài hàng tháng, đã lan lộng khắp cả nước. Đồng thời, phong trào nổi dậy của nông dân cũng liên tiếp bùng nổ chống lại bọn địa chủ phong kiến và đế quốc Anh.Ở Thổ Nhĩ Kì, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc 1919 - 1922 (do giai cấp tư sản lãnh đạo) đã kết thúc thắng lợi. Ngày 29-10-1923, chế độ cộng hòa được thiết lập Thổ Nhĩ Kì có điều kiện để trở thành một nước tư sản có chủ quyền và bước vào thời kì phát triển mới.Năm 1919, nhân dân Ápganixtan thu được thắng lợi trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, buộc đế quốc Anh phải công nhận quyền độc lập chính trị của mình. Cũng vào năm 1919, nhân dân Triều Tiên đã nổi dây khởi nghĩa chống đế quốc Nhật Bản.Những năm sau Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ la tinh cũng có những bước phát triển mới.
Em chúc Pepit ạ.
Hãy nêu và phân tích đặc điểm phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân châu Á nửa đầu thế kỉ XIX?
Châu Á là vùng đông dân cư nhất, bao gồm những nước có lãnh thổ lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú. Từ cuối thế kỷ XIX, các nước châu Á đã trở thành những nước thuộc địa, nửa thuộc địa và là thị trường chủ yếu của các nước đế quốc Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan…
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước châu Á lên cao và lan rộng hơn cả so với châu Phi và Mĩ la tinh.
Ở Trung Quốc, ngày 4-5-1919, phong trào cách mạng rộng lớn chống chủ nghĩa đế quốc đã bùng nổ, mở đầu cho cuộc cách mạng dân chủ mới tiếp diễn trong suốt 30 năm sau đó. Phong trào Ngũ Tứ đã thúc đẩy phong trào công nhân Trung Quốc nhanh chóng kết hợp với chủ nghĩa Mác – Lênin và dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921.
Năm 1921, cuộc cách mạng nhân dân Mông Cổ thắng lợi. Đến năm 1924, nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở châu Á được thành lập. Với sự ủng hộ và giúp đỡ của giai cấp vô sản Nga, nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ đã đứng vững và từng bước tiến lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong những năm 1918 - 1922, nhân dânẤn Độđã tăng cường đấu tranh chống thực dân Anh. Nhiều cuộc bãi công lớn của công nhân với hàng chục vạn người tham gia, kéo dài hàng tháng, đã lan lộng khắp cả nước. Đồng thời, phong trào nổi dậy của nông dân cũng liên tiếp bùng nổ chống lại bọn địa chủ phong kiến và đế quốc Anh.
Ở Thổ Nhĩ Kì, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc 1919 - 1922 (do giai cấp tư sản lãnh đạo) đã kết thúc thắng lợi. Ngày 29-10-1923, chế độ cộng hòa được thiết lập Thổ Nhĩ Kì có điều kiện để trở thành một nước tư sản có chủ quyền và bước vào thời kì phát triển mới.
Năm 1919, nhân dân Ápganixtan thu được thắng lợi trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, buộc đế quốc Anh phải công nhận quyền độc lập chính trị của mình. Cũng vào năm 1919, nhân dân Triều Tiên đã nổi dây khởi nghĩa chống đế quốc Nhật Bản.
Những năm sau Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ la tinh cũng có những bước phát triển mới.
Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc là gì ?
sự phản đối của người Việt với chính quyền đô hộ
nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ phong trào đấu tranh của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc?
REFER
Sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo. Những chính sách này đã đẩy mâu thuẫn giữa nhân dân ta với các triều đại phong kiến phương Bắc ngày càng gay gắt
=> Nhân dân ta không cam chịu thân phân phận nô lệ nên đã nổi dậy đấu tranh mạnh mẽ suốt từ thế kỉ I đến thế kỉ X.
Năm 211, đất Giao Châu chuyển sang lệ thuộc nhà Ngô. Quận Giao Chỉ, Cửu Chân vào thời Ngô luôn trong cục diện chính trị không ổn định. Phía Nam quân Lâm Ấp đánh phá. Còn phía Bắc thì bị triều đình nhà Ngô khống chế, đặt ra lệ thuế vô cùng hà khắc, từ đó khiến lòng dân căm phẫn, dẫn đến bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.
( Cái này mình tra google á nha)
kể tên các lãnh đạo của các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ấn độ sau: -1857-1859:Khởi nghĩa Xi-pay: lãnh đạo:.............. -1875-1885:Phong trào đấu tranh của nông dân và công nhân Ấn : lãnh đạo:......... -7-1908 Tổng bãi công ở Bom-bay: lãnh đạo............
lập niên biểu về phong trào chống anh của nhân dân ấn độ giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
thời gian:
1857-1859;1885-1908;1908
tên phong trào đấu tranh
nội dung đấu tranh
ý nghĩa