Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thanh Trà
Xem chi tiết
Nguyễn Lý Thùy Trâm
18 tháng 4 2018 lúc 7:33

Thế kỉ XVII một số giáo sĩ phương Tây đã dùng chữ cái La Tinh để ghi âm Tiếng Việt. Đây là thứ chữ viết khoa học, tiện lợi, dễ phổ biến.

Bốp 3261
Xem chi tiết
Kinomoto Sakura
29 tháng 4 2021 lúc 22:00

- Chữ quốc ngữ là cơ sở để mở rộng chức năng của tiếng Việt, nó vươn lên thành ngôn ngữ chính thức của quốc gia. Nó được dùng trong hành chính, ngoại giao, giáo dục. Nó là công cụ bảo tồn và phát triển văn hóa Việt Nam.

- Chữ quốc ngữ là cơ sở để tiếng Việt phát triển. Về mặt từ vựng, chữ quốc ngữ đã giúp tạo ra những từ mới nhằm hỗ trợ việc diễn đạt tư duy trong chiều sâu và đỉnh cao của nó. Về ngữ pháp, dấu chấm câu mà chữ quốc ngữ du nhập vào Việt Nam đã góp phần tích cực vào việc sáng tạo các câu văn viết một cách sáng sủa, mạch lạc…, điều mà chữ Nôm trước đây không có. Chữ quốc ngữ đã giúp diễn đạt tư duy logic, thể hiện những tư tưởng khoa học cách trọn vẹn hoàn hảo. Về mặt âm, chữ quốc ngữ giúp xác định chính âm cho tiếng Việt, tạo sự thống nhất chữ viết trong toàn lãnh thổ Việt Nam, cho dẫu Việt Nam có nhiều phương ngữ và nhiều dân tộc thiểu số.

- Chữ quốc ngữ là cơ sở để phát triển nền quốc học lên một tầm cao mới. Căn cứ vào di sản Hán Nôm Việt Nam, chúng ta chỉ có vỏn vẹn 5038 quyển, trong đó có những quyển trùng nhau, nhiều quyển không mấy giá trị… Nếu làm một cuộc so sánh với nền quốc học được ghi bằng chữ quốc ngữ hiện nay, thì dù chỉ trong một thời gian ngắn, chữ quốc ngữ đã vượt hẳn và làm cho nền quốc học phong phú biết chừng nào.

Nguyễn Đình An
29 tháng 4 2021 lúc 22:00

    + Chữ quốc ngữ là cơ sở để Tiếng Việt phát triển. Về mặt từ vựng, chữ quốc ngữ đã giúp tạo ra những từ mới nhằm hỗ trợ việc diễn đặt tư duy trong chiều sâu và đỉnh cao của nó. Chữ quốc ngữ đã giúp diễn đạt tư duy logic, thể hiện những tư tưởng khoa học cách trọn vẹn hoàn hảo 

hoàng lê khánh huy
Xem chi tiết
Nguyễn Hương Giang
15 tháng 4 2018 lúc 12:17

Sự hình thành chữ Quốc ngữ có thể chia ra làm ba thời kỳ :
* Thời kỳ sáng tạo từ năm 1621.
* Thời kỳ xây dựng năm 1651.
* Thời kỳ phát triển từ năm 1867.

Không phải chữ Quốc ngữ hình thành do sự ngẫu nhiên từ những chữ phiên âm tiếng Việt, thực ra chữ Quốc ngữ hình thành theo hướng chung của các giáo sĩ Tây Phương, họ muốn La Tinh hóa các chữ Á Đông nằm trong địa bàn truyền giáo của họ.

Đỗ Thị Bích Thủy
Xem chi tiết
Nơ Lê Thị
6 tháng 3 2019 lúc 9:53

/..." Giáo sĩ người Bồ Đào Nha Francisco de Pina đã sống ở Đàng Trong năm 1617 và đã có công tiên phong thực sự trong phát minh chữ Quốc Ngữ tại cảng thị Hội An."

2/Alexandre de Rhodes viết:
Khi tôi vừa đến Nam Kỳ và nghe người dân bản xứ nói, đặc biệt là phụ nữ, tôi có cảm tưởng mình đang nghe chim hót líu lo, và tôi đâm ra ngã lòng, vì nghĩ rằng, có lẽ không bao giờ mình học nói được một ngôn ngữ như thế. Thêm vào đó, tôi thấy hai cha Emmanuel Fernandez và Buzomi, khi giảng, phải có người thông dịch lại. Chỉ có cha Francois de Pina là hiểu và nói được tiếng Việt, nên các bài giảng của cha Pina thường đem lại nhiều lợi ích hơn là của hai cha Fernandez và Buzomi. Do đó tôi tự ép buộc mình phải dồn mọi khả năng để học cho được tiếng Việt. Mỗi ngày tôi chăm chỉ học tiếng Việt y như ngày xưa tôi học môn thần học ở Roma. Và nhờ ơn Chúa giúp, chỉ trong vòng 4 tháng, tôi học biết đủ tiếng Việt để có thể giải tội và sau 6 tháng, tôi có thể giảng được bằng tiếng Việt. Kết quả các bài giảng bằng tiếng Việt lợi ích nhiều hơn các bài giảng phải có người thông dịch lại.

3/..."Alexandre de Rhodes vào năm 1651 đã cho in một từ điển gọi là Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (Từ Điển Việt-Bồ-La) dựa trên cách ký tự tiếng Việt của những giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Ý, làm căn bản cho chữ quốc ngữ được dùng trong tiếng Việt bây giờ. Có thể coi đó là sự kiện đánh dấu sự ra đời của chữ quốc ngữ.

...... Dĩ nhiên, không phải chỉ riêng mình cha Alexandre de Rhodes khởi xướng ra chữ Quốc ngữ. Trước đó, các cha thừa sai dòng Tên người Bồ Đào Nha ở Macao đã nghĩ ra một số phát âm tiếng Việt, viết bằng các mẫu tự La Tinh rồi. Tuy nhiên, cha Alexandre de Rhodes là người đưa công trình chế biến chữ Quốc ngữ đến chỗ kết thúc vĩnh viễn và thành công, ngay từ năm 1651, là năm cuốn tự điển Việt-Bồ-La, chào đời. Đây cũng là năm sinh chính thức của chữ Quốc ngữ. Và cuộc khai sinh diễn ra tại Roma, nơi nhà in Vatican. Chính nơi nhà in Vatican mà Việt Nam nhận được chữ viết của mình.

Qua những tư liệu trên thì có thể kết luận rằng sự ra đời của chữ Quốc ngữ đã gắn liền với sự xuất hiện của đạo Thiên chúa ở nước ta .

lê hải quân
Xem chi tiết
Kudo Shinichi AKIRA^_^
5 tháng 3 2022 lúc 7:34

Refer

Chữ Quốc ngữ được hình thành bởi các tu sĩ Dòng Tên trong quá trình truyền đạo Công giáo tại Việt Nam đầu thế kỷ 17 dưới quy chế bảo trợ của Bồ Đào Nha. Francisco de Pina là nhà truyền giáo đầu tiên thông thạo tiếng Việt, ông đã bắt đầu xây dựng phương pháp ghi âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh.

ph@m tLJấn tLJ
5 tháng 3 2022 lúc 7:49
Ngọc Lý
Xem chi tiết
Trần Võ Lam Thuyên
16 tháng 3 2017 lúc 9:19

* Các tôn giáo ở nước ta và tình hình tôn giáo trong các thế kỉ XVI-XVII:

-Vào thế kỉ XVI-XVII, nước ta có 3 tôn giáo chính, đó là: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo. Nhưng sang thế kỉ XVIII thì nước ta có thêm tôn giáo thứ 4 là Thiên chúa giáo.

- Tình hình tôn giáo nước ta ở thế kỉ XVI-XVII:

+ Nho giáo vẫn được đề cao.

+ Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi.

+ Trong nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hóa truyền thống.

+ Hình thức sinh hoạt văn hóa qua các lễ hội đã thắt chặt tinh thần đoàn kết thôn xóm và bồi đắp tinh thần yêu quê hương, đất nước.

*Sự ra đời chữ Quốc ngữ:

+ Vào thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây học Tiếng Việt để truyền đạo thiên chúa.

+ Dùng chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt.

=> Chữ Quốc ngữ ra đời.

=> Là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến.

Chúc bn hx tốt!

Bình Trần Thị
16 tháng 3 2017 lúc 11:52

1.

Tôn giáo:

* Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo:

-Nho giáo được đề cao

-Phật giáo ,Đạo giáo được phục hồi

* Hội làng ở nông thôn thường tổ chức vào các ngày lễ tết, giỗ thần hoàng….Có tổ chức văn nghệ, thể thao, các cuộc thi…..mang lại niềm vui, thắt chặt tình đoàn kết và tinh thần yêu nước ở nông thôn.

*Đạo Thiên Chúa theo thuyền buôn phương Tây du nhập vào nước ta năm 1533.Do không thích hợp với cách cai trị nên tìm cách ngăn cấm.

Phạm Thảo Vân
15 tháng 3 2018 lúc 15:57

Tôn giáo:

* Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo:

-Nho giáo được đề cao

-Phật giáo ,Đạo giáo được phục hồi

* Hội làng ở nông thôn thường tổ chức vào các ngày lễ tết, giỗ thần hoàng….Có tổ chức văn nghệ, thể thao, các cuộc thi…..mang lại niềm vui, thắt chặt tình đoàn kết và tinh thần yêu nước ở nông thôn.

*Đạo Thiên Chúa theo thuyền buôn phương Tây du nhập vào nước ta năm 1533.Do không thích hợp với cách cai trị nên tìm cách ngăn cấm.

Nezuko Kamado
Xem chi tiết
Lysr
14 tháng 4 2022 lúc 21:44

1. Thời gian : Thế kỉ XVII

2. Tác phẩm : truyện Nôm dài : Phan Trần, Nhị Độ Mai, Thạch Sanh, ngoài ra còn có truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn,..

Nguyễn Lê Diệu Vy
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Ngọc
27 tháng 3 2022 lúc 8:46

Tham khao

Hoàn cảnh ra đời chữ Quốc ngữ:

- Đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã trở nên phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt.

- Trải qua một quá trình lâu dài, với sự kết hợp của các giáo sĩ phương Tây và người Việt Nam, năm 1651 giáo sĩ A-lêc-xăng đơ Rốt đã cho xuất bản cuốn Từ điển Việt - Bồ - Latinh.

=> Chữ Quốc ngữ ra đời.

- Chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay vì:

+ Đây là loại chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến và là công cụ thông tin rất thuận tiện.

+ Chữ quốc ngữ có vai trò quan trọng góp phần đắc lực vào việc truyền bá khoa học, phát triển văn hóa trong các thế kỉ sau, đặc biệt trong văn học viết.



 

Lê Công Thành
Xem chi tiết
Hàn Vũ
26 tháng 3 2017 lúc 16:59

Tôn giáo: nho giáo :được duy trì và phát triển ,được đề cao tròn học tập thi cử và tuển chọn quan lại

:Phật giáo và đạo giáo:được phục hồi và phát triển

:Đạo Thiên Chúa: được truyền bá vào nước ta,chính quyền Trịnh ,Nguyễn tìm cách ngăn cấm

Chữ Quốc Ngữ: Do giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái Latinh để phiên âm tiếng Việt ,họ cùng nhau(cùng người Việt ) sáng tác ra bảng chữ cái abc chúng ta dùng ngày nay

HỌC TỐT

Lê Quỳnh Trang
26 tháng 3 2017 lúc 17:11

Sự hình thành chữ Quốc ngữ có thể chia ra làm ba thời kỳ :
* Thời kỳ sáng tạo từ năm 1621.
* Thời kỳ xây dựng năm 1651.
* Thời kỳ phát triển từ năm 1867.

Không phải chữ Quốc ngữ hình thành do sự ngẫu nhiên từ những chữ phiên âm tiếng Việt, thực ra chữ Quốc ngữ hình thành theo hướng chung của các giáo sĩ Tây Phương, họ muốn La Tinh hóa các chữ Á Đông nằm trong địa bàn truyền giáo của họ.

Bình Trần Thị
26 tháng 3 2017 lúc 18:32

1.

Tôn giáo:

* Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo:

-Nho giáo được đề cao

-Phật giáo ,Đạo giáo được phục hồi

* Hội làng ở nông thôn thường tổ chức vào các ngày lễ tết, giỗ thần hoàng….Có tổ chức văn nghệ, thể thao, các cuộc thi…..mang lại niềm vui, thắt chặt tình đoàn kết và tinh thần yêu nước ở nông thôn.

*Đạo Thiên Chúa theo thuyền buôn phương Tây du nhập vào nước ta năm 1533.Do không thích hợp với cách cai trị nên tìm cách ngăn cấm.