Những câu hỏi liên quan
nguyen anh tuan
Xem chi tiết
Quốc Đạt
5 tháng 4 2019 lúc 17:42

Hai cuộc chiến tranh đó là :

– Chiến tranh Nam triều – Bắc triều (1527 – 1592).

– Chiến tranh Trịnh – Nguyễn (1627 – 1672).

vinh le
Xem chi tiết
vinh le
5 tháng 12 2021 lúc 9:15

ai tra loi nhanh giup minh voi

 

Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
1 tháng 2 2017 lúc 20:18

- Vi sao sau khi chiem dc nc ta, cac trieu dai phong kien phuong Bac thuong to chuc lai cach cai tri va thay doi ten goi?

Chúng làm như thể nhằm mục đích đồng hóa nhân dân ta đó bn .Chúng tổ chức lại cách cách cai trị để dễ điều khiển nhân dân ta , nắm quyền hành trong nước . Còn chúng đổi tên nước ta nhằm mong muốn dân ta quên đi đất nước của mình , quên tên đất nước của mình , rồi sau đó quên đi các phong tục tập quán , truyền thống , lịch sử , cội nguồn . Mục đính chính của chúng là muốn đồng hóa nhân dân để biến chúng ta thành một phần nhỏ trong đất nươc chúng , biến người Việt thành người dân của chúng .

Mk chỉ biết nói thế thôi chớ cạn lời rồi

Bibi Buon Bibi Buon
Xem chi tiết
Thảo Phương
1 tháng 1 2018 lúc 19:45

1.Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến
Như ta đã thấy, xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng ta lại được biết rằng : quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á). Tuy nhiên, xã hội phong kiến phương Đông lại phát triển rất chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở đây cũng kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
Ở châu Âu, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh, thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.

Thảo Phương
1 tháng 1 2018 lúc 19:45

2.Phong kiến tập quyền : là chế độ quân chủ tập quyền, mọi quyền hành đều tập trung ở nhà vua, vua toàn quyền quyết định tất cả mọi việc.
Phong kiến phân quyền : là chế độ phong kiến ở giai đoạn mà quyền lực trong một nước bị phân tán do các lãnh chúa cát cứ ở các địa phương. Đôi khi nhà vua chỉ có danh chứ không có thực quyền cai trị toàn quốc. Phong kiến phân quyền là giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến.

Thảo Phương
1 tháng 1 2018 lúc 19:47

5. _giống nhau:cùng thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông"
_khác nhau:
+quân đội nhà trần được chia làm hai loại:cấm quân và quân ở các lộ,cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành,triều đình và vua.chính binh đóng ở các lộ đồng bằng,phiên binh đóng ở các lộ miền núi,hương binh đóng ở các làng,xã.khi có chiến tranh,còn có các quân đội của các vương hầu
+quân đội nhà lý chỉ được phân chia thành hai loại:cấm quân và quân địa phương.
+quân đội nhà trần được xây dựng theo chủ trương:"quân lính cốt tinh nhuệ,không cốt đông

Lu........
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
15 tháng 4 2018 lúc 21:39

I. Đàng ngoài

- Chính quyền mục nát đến tục độ.

→ Hậu quả: Đời sống nhân dân sa sút, thường xuyên xảy ra nạn đói.

II. Đàng trong

- Chính quyền họ Nguyễn suy yếu trầm trọng.

→ Hậu quả: Đời sống nhân dân cơ cực.

tran thi lan huong
Xem chi tiết
Kiriya Aoi
23 tháng 10 2017 lúc 21:37

Câu 6:

Nhà Trần đã làm những gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý :
- Cần nêu bật các chính sách để phát triển sản xuất nông nghiệp (đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh ; đặt các chức quan trông coi nông nghiệp ; đắp đê Đỉnh nhĩ...). Chính nhờ những chính sách đó làm cho nông nghiệp được nhanh chóng phục hồi và phát triển, là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Cần so sánh với thời Lý, tìm ra những điểm mới trong thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần (lập nhiều chợ ờ các địa phương, phát triển các cảng biển (Vân Đồn, Hội Thống...).

Hải Anh
Xem chi tiết
Đặng Hồng Anh
Xem chi tiết
Quốc Đạt
1 tháng 4 2019 lúc 19:08

* Chính trị, quân sự:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.

- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).

- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.

* Đối ngoại:

- Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thuần phục, nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước.

- Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc.

* Kinh tế:

- Nông nghiệp: Các vua Nguyễn rất chú ý đến việc khai hoang, thực hiện các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam.

- Thủ công nghiệp: Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định,… Thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước.

- Thương nghiệp:

+ Các vua Nguyễn nhiều lần phái quan sang Trung Quốc, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Xiêm, In-đô-nê-xi-a bán gạo, đường, các lâm sản,… và mua về len dạ, đồ sứ, vũ khí,…

+ Đối với các nước phương Tây (Anh, Pháp, Mĩ) nhà Nguyễn không cho mở cửa hàng mà chỉ được ra vào một số cảng đã quy định.

* Xã hội: Tiến hành đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân.

Ngoc Bích
Xem chi tiết
Hà Yến Nhi
22 tháng 2 2018 lúc 22:20

Nguyên nhân:

– Do chế độ bóc lột và chính sách vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp trong hơn 80 năm.
– Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người.
– Quản lí lỏng lẻo, tự do khai thác bừa bãi (than, vàng, sắt, thiếc, đá quý…)
– Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải.
– Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng, hàm lượng, phân bố làm cho khai thác gặp khó khăn và đầu tư lãng phí.

Thực trạng:

– Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi
– Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí.
– Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường

Biện pháp bảo vệ:
– Phải khai thác hơp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.
– Cần thực hiện nghiêm luật khoáng sản của Nhà nước ta.

Hà Yến Nhi
22 tháng 2 2018 lúc 22:27

C4.

Tài nguyên biển của nước ta gồm các loại chính như:

+ Tài nguyên sinh vât

+Tài nguyên phi sinh vật

+ Tài nguyên du lịch

+ Tài nguyên giao thông vận tải

Hà Yến Nhi
22 tháng 2 2018 lúc 22:31

C5.

-Là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta. Giai đoạn này chỉ mới bắt đầu từ cách đây 65 triệu năm và vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay.

-Ở giai đoạn này, lãnh thổ nước ta chịu sự tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpi và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu.

Địa chất biến đổi: Do chịu tác động của vận động tạo núi Anpi, trên lãnh thổ nước ta đã xảy ra các hoạt động như uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các bồn trũng lục địa.

Khí hậu, mực nước biển thay đổi: Cũng giai đoạn này, đặc biệt trong kỉ Đệ tứ, khí hậu Trái Đất có những biến đổi lớn với những thời kì trở lạnh gây nên tình trạng dao động lớn của mực nước biển.

=> Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay.