Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
°𝗝𝗲𝘆シ︎°
Xem chi tiết
Amee
30 tháng 3 2021 lúc 14:35

tham khảo

Giáo dục là một trong những chính sách hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, chú trọng. Bởi vì, "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện; có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 2 Luật giáo dục năm 2005). Với ý nghĩa đó, trẻ em có quyền được tiếp cận một nền giáo dục cơ bản, có chất lượng để trở thành công dân có đức, có tài, nắm chắc khoa học kỹ thuật và công nghệ mới phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em qui định: “1-Trẻ em có quyền được học tập; 2-Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí.” Trẻ em có quyền được học tập, điều này có nghĩa là bất kì trẻ em dưới mười sáu tuổi, là công dân Việt Nam đều có quyền được đi học đúng độ tuổi, có quyền tham gia học đầy đủ các chương trình giáo dục của Nhà nước. Quyền năng này được Nhà nước qui định và bảo đảm thực hiện. Mọi hành vi ngăn cấm việc trẻ em không được thực hiện quyền được học tập một cách chính đánh đều là hành vi đi ngược lại lợi ích,sự phát triển một cách bình thường của trẻ. Việc qui định cụ thể thành văn bản pháp luật của Nhà nước cho thấy sự quan tâm đặc biệt của toàn thể xã hội đối với những mầm non tương lai đất nước sau này. Đồng thời, quyền được học tập của trẻ em còn được ghi nhận là việc trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí. Đây là một qui định nhằm khuyến khích học tập ở trẻ em nói riêng và công tác xã hội hóa giáo dục nói chung của đất nước ta. Như vậy, hiểu được một cách khái quát quyền được học tập của trẻ em sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn rõ hơn về các quyền cơ bản nói chung của trẻ em cũng như việc thực hiện biện pháp bảo đảm về quyền được học tập trong gia đình hiện nay. b. Quy định của pháp luật về quyền được học tập của trẻ em. Những quy định của pháp luật về quyền được học tập của trẻ em bao gồm: - Điều 59 hiến pháp năm 1992 qui định: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí. Công dân có quyền học văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức. Học sinh có năng khiếu được nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng. Nhà nước có chính sách học phí, học bổng, nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hóa và học nghề phù hợp.” - Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991 xác định giáo dục tiểu học ở Việt Nam là phổ cập bắt buộc và miễn phí. Phổ cập giáo dục tiểu học vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của trẻ em. Điều 1 Luật phổ cập giáo dục tiểu học còn xác định rõ: “Nhà nước thực hiện chính sách giáo dục tiểu học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 5 đối với tất cả các trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi”. Như vậy, mọi trẻ em trong độ tuổi qui định đều có quyền và nghĩa vụ học tập để đạt được trình độ giáo dục phổ cập. Ngoài ra, khoản 3 điều 6 luật này còn qui định “Trẻ em có khả năng phát triển đặc biệt thì được học lớp 1 trước 6 tuổi hoặc học vượt lớp nhằm tạo điều kiện bồi dưỡng cho những học sinh có năng khiếu được phát triển tài năng”. 2. Trách nhiệm của gia đình trong việc đảm bảo thực hiện quyền được học tập của trẻ em. Bên cạnh việc qui định trực tiếp quyền được học tập của trẻ em, các văn bản pháp luật của VIệt Nam cũng chú ý đến việc qui định các chính sách để bảo vệ quyền đó nhất là trách nhiệm, nghĩa vụ của gia đình, nhà trường, các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội. Hiến pháp năm 1992 đã đề cao trách nhiệm của gia đình, cha mẹ trong việc giáo dục con cái “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành những người công dân tốt” (điều 64). Điều 34 luật hôn nhân và gia đình 2000 cũng nêu rõ: “cha mẹ có nghiã vụ chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất trí tuệ và đạo đức. Trong bậc tiểu học, điều 18 luật phổ cập giáo dục tiểu học qui định trách nhiệm của cha mẹ người đỡ đầu của trẻ em là ghi tên cho con hoặc trẻ em được đỡ đầu đi học tại trường, lớp tiểu học trên địa bàn cư trú nơi thuận tiện nhất, tạo điều kiện để con hoặc trẻ em được đỡ đầu hoàn thành giáo dục tiểu học, kết hợp với nhà trường, tổ chức xã hội trong việc giáo dục con cái hoặc trẻ em được đỡ đầu thực hiện giáo dục gia đình theo những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Với các bậc học khác, cha mẹ, người giám hộ cũng có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường (điều 94 luật giáo duc năm 2005). Khoản 1 Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn”. Như vậy, trách nhiệm giáo dục trẻ em trước tiên thuộc về gia đình cụ thể là cha mẹ, người giám hộ trong việc tạo điều kiện cho trẻ em thực hiện quyền học tập, học hết chương trình giáo dục phổ cập và cho trẻ học ở trình độ cao hơn. Bởi vì, trẻ em được sinh ra và nuôi dạy trong môi trường gia đình. Các thành viên trong gia đình đều phải có trách nhiệm chăm sóc cho các em lớn khôn về mặt thể chất và trí tuệ, đồng thời có trách nhiệm dạy bảo các em những điều tốt đẹp, đạo nghĩa giáo dục các em biết quan tâm, tôn trọng cuộc sống của những người khác trong gia đình và cộng đồng. Do đó, trách nhiệm cha mẹ trong việc đảm bảo học tập của trẻ em đó là: Thứ nhất, cần tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ nên một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm. Từ đó, các em sẽ chú tâm vào việc học tập hơn, nhiều trẻ em chỉ vì cha mẹ cãi nhau mà buồn chán dẫn đến tâm lý chán nản, bỏ bê việc học hành, tệ hơn là các em bị bạn xấu dụ dỗ bỏ học đi lang thang. Thứ hai, tạo điều kiện cho trẻ em được học tập, phát huy khả năng của trẻ. Cha mẹ phải quan tâm, lắng nghe và trò chuyện với trẻ để hiểu và giúp đỡ trẻ trong học tập Cha mẹ có thể cùng học với trẻ, xây dựng thời khóa biểu cho trẻ để trẻ nghiêm túc, tập trung trong học tập hơn. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em. Tuy nhiên gia đình vẫn là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Đó là bởi vì gia đình có trách nhiệm, là tình cảm và cũng là quyền uy (ông bà, cha mẹ, anh, chị). Gia đình thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dậy dỗ của gia đình, lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội. Thứ ba, để thực hiện tốt chức năng giáo dục, mỗi thành viên trong gia đình tuỳ thuộc vị trí của mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị) phải trở thành những tấm gương sáng cho con trẻ học tập, làm theo. Hiện nay, phong trào: ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền đang thực sự phát huy hiệu quả, tác động quan trọng trong giáo dục của gia đình. Những hành vi mà trẻ tiếp nhận, học tập trong gia đình không chỉ là những kinh nghiệm của người lớn mà bằng cả những tình cảm của những người thân yêu nhất. Gia đình thông qua thái độ, tình cảm, tâm lý, mối liên hệ thường xuyên bền vững với trẻ em, khéo léo truyền thụ cho chúng những hành vi ứng xử trong nhà và ngoài xã hội. Không thể có sự hình thành và phát triển nhân cách đầy đủ và hoàn thiện nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Tùy vào khả năng của trẻ mà có cách thức cũng như lựa chọn trong việc học tập của trẻ. Nhiều gia đình luôn muốn con mình học thật nhiều để biết nhiều thứ theo kịp bạn bè, rồi phải học ở trường danh tiếng giáo dục tốt mà không để ý đến khả năng của trẻ. Do đó, cha mẹ cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn để nắm bắt khả năng học tập của trẻ từ đó có phương pháp cho trẻ học tập phù hợp. Thứ tư, cha mẹ phải có trách nhiệm cho con em mình được đến trường học tập. Trước tiên cần phải đăng kí khai sinh cho trẻ, nhiều bậc cha mẹ nhất là vùng sâu, vùng xa do hiểu biết kém hoặc ở vùng xa xôi ngại đi đăng kí cho con nên con đến tuổi đi học mà vẫn chưa có giấy khai sinh cho trẻ dẫn đến nhiều trường hợp trẻ không được đến trường. Bên cạnh đó, cũng có những gia đình vì hoàn cảnh khó khăn mà bắt con mình phải bỏ học ở nhà giúp đỡ gia đình. Nhiều em mơ ướ được đến trường, được đi học như bao bạn khác mà không thành hiện thực được, tuổi các em phải được đi học, đến trường đó là quyền của các em vậy mà các em phải ở nhà trông em, phải lao động giúp gia đình. Những vùng dân tộc vẫn còn những hủ tục lạc hậu đó là bắt trẻ em gái ở nhà, không cho đi học, điều này khiến cho trẻ không được đến trường như bao trẻ khác. Mọi trẻ em đều được đến trường học tập không phân biệt nam nữ, giàu hay nghèo, có bệnh HIV hay không bệnh....tất cả các em đều được học tập như trẻ em bình thường khác. Chính vì vậy, trách nhiệm của gia đình trong việc bảo đảm việc học tập của trẻ em là rất lớn. II. Thực trạng về quyền được học tập và trách nhiệm của gia đình trong việc đảm bảo thực hiện. Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn. Đặc trưng của gia đình nông thôn là lao động nông nghiệp, sản xuất nhỏ, kĩ thuật lạc hậu, chủ yếu nhờ vào sức lực cơ bắp và kinh nghiệm. Sự phân hóa trong xã hội nước ta cũng khá lớn dẫn đến những cách thức khác nhau trong việc thực hiện quyền của trẻ em trong đó có quyền được học tập. Đặt trong bối cảnh, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, hòa nhập quốc tế, tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, gia đình Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng cơ bản của mình, trong đó có chức năng xã hội hóa trẻ em. Chính vì vậy trong Chỉ thị số 55-CT/TW ngày 28 tháng 6 năm 2000 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã yêu cầu: “Đề cao vai trò và trách nhiệm của gia đình, giúp đỡ và tạo điều kiện cần thiết để các gia đình thực hiện trách nhiệm đối với thế hệ trẻ, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển của trẻ em. Tôn trọng và bảo đảm cho trẻ em được thực hiện các quyền và bổn phận trước gia đình và xã hội”.

Tran Thi Minh Huyen
Xem chi tiết
Công Chúa Tóc Mây
22 tháng 2 2018 lúc 17:17

-Trước đây, trẻ em ở Cô Tô thất học nhiều nhưng do sự quan tâm của gia đình , nhà trường và toàn xã hội , hiện nay tất cả trẻ em trong huyện đến tuổi đi học đều được đến trường.Ngoài ra, hội khuyến học của huyện và Ban đại diện cha mẹ đều đến từng nhà để vận động các gia đình cho trẻ con đến trường học.Học sinh của các nhà thương binh liệt sĩ , gia đình có hoàn cảnh khó khăn đều được nhân dân quyên góp tiền. Học sinh ở đảo xa đến nội trú tại trường huyện được hỗ trợ mỗi tháng 50 000đ.Các trường học đều được xây dựng khang trang. Nhờ có nhiều sự giúp đỡ ở Cô Tô đã có phong trào thi đua học tập sôi nổi và chất lượng học tập ngày càng nâng cao.

MÌNH TRẢ LỜI GỘP HAI Ý LẠI VỚI NHAU LUÔN RỒI!CHÚC BẠN HỌC GIỎI VÀ CỐ GẮNG TRONG HỌC TẬP NHIỀU HƠN NỮA NHÉ!!  

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
13 tháng 8 2019 lúc 12:03

- Hội khuyến học huyện được thành lập.

- Lập ban đại diện cha mẹ từng trường để vận động trẻ đến trường

- Có chính sách hỗ trợ cho con em thương binh liệt sĩ, gia đình khó khăn, học sinh ở xa.

- Thầy cô giáo tình nguyện ở lại đảo dạy học lâu dài

- Xây dựng được nhiều trường học khang trang.

Xem chi tiết
Minh Nhân
26 tháng 5 2021 lúc 7:32

Trẻ em không đủ điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng. Là trẻ em? *

   A. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt   B. Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn   C. Trẻ em khuyết tật   D. Trẻ em hòa nhập cộng đồng

Quynh Anh
26 tháng 5 2021 lúc 8:13

A

NgânNguyễn
26 tháng 5 2021 lúc 12:41

A

Bao Tran
Xem chi tiết
Vương Hương Giang
6 tháng 3 2022 lúc 11:15

1. Cha, mẹ, người giám hộ, các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, văn hóa, tổ chức xã hội, cơ sở dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để trẻ em được tiếp cận các nguồn thông tin phù hợp với lứa tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

VIỆC LÀM MÀ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI ĐÃ LÀM CHO EM?

Theo em là :

Gia đình :

+ Bố và mẹ luôn lo lắng chở che và ban tặng cho em những thứ quý hía và có lợi cho em 

nhà nước :

+ đã tạo điều kiện rât snhieeuf thứu cho ácc học sinh như gây dựng trường học 

kodo sinichi
6 tháng 3 2022 lúc 11:18

TK

1. Cha, mẹ, người giám hộ, các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, văn hóa, tổ chức xã hội, cơ sở dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để trẻ em được tiếp cận các nguồn thông tin phù hợp với lứa tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

VIỆC LÀM MÀ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI ĐÃ LÀM CHO EM?

Theo em là :

Gia đình :

+ Bố và mẹ luôn lo lắng chở che và ban tặng cho em những thứ quý hía và có lợi cho em 

nhà nước :

+ đã tạo điều kiện rât snhieeuf thứu cho ácc học sinh như gây dựng trường học 

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
5 tháng 2 2018 lúc 6:56

- Để bảo đảm quyền vui chơi giải trí của trẻ em, nhà trường cần tổ chức tốt cho học sinh các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: đi dã ngoại, tổ chức cắm trại, tổ chức liên hoan văn nghệ... Ở địa phương: tổ chức các khu vui chơi dành cho trẻ em như công viên dành cho trẻ, nhà văn hoá thiếu nhi...

- Để trẻ bảo đảm môi trường giáo dục tốt xung quanh trường học: Nhà trường và địa phương phôi kết hợp để giải toả các tụ điểm bán hàng rong ở cổng trường, nhà hàng, quán karaoke phải thực hiện đúng quy định của địa phương về vệ sinh, an ninh, trật tự.

- Để trẻ em lang thang cơ nhỡ được học tập, nhà trường, địa phương làm tốt công tác phổ cập giáo dục: mở lớp học tình thương, động viên giáo viên, đoàn viên tham gia giảng dạy ở các lớp tình thương, miễn học phí, cấp học bổng... Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động sự đóng góp của các lực lượng trong xã hội để giúp đỡ trẻ cơ nhỡ được đến trường...

GDCD
Xem chi tiết
Sáng
29 tháng 11 2016 lúc 16:25

- Hội khuyến học huyện được thành lập.

- Lập ban đại diện cha mẹ từng trường để vận động trẻ đến trường

- Có chính sách hỗ trợ cho con em thương binh liệt sĩ, gia đình khó khăn, học sinh ở xa.

- Thầy cô giáo tình nguyện ở lại đảo dạy học lâu dài

- Xây dựng được nhiều trường học khang trang.

Nguyễn Trần Thành Đạt
29 tháng 11 2016 lúc 21:16

Gia đình:

- Khuyến khích con em học tập tốt.

- Luôn bảo ban, động viên con em học tập cho tương lai sau này.

Nhà trường:

- Gây quỹ khuyến học của trường cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.

- Giảm hoặc miễn tiền học, tiền tham gia các hoạt động trường lớp cho một số hoàn cảnh học sinh.

- Hỗ trợ con thương binh, liệt sĩ, dân tộc thiểu số, hay là học sinh vùng sâu xa theo nghị quyết.

- Một số thầy cô có tâm luôn dạy tình nguyện miễn phí lâu dài cho học sinh.

- Xây dựng trường học khang trang, vững chãi.

Xã hội:

- Hiện nay xã hội đã lập nên làng trẻ em SOS ở khắp mọi nơi nhằm nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, điều này góp phần cho tương lai sau này của các em phát triển, nhiều người sau khi học tập ở làng trẻ em SOS ra ngoài làm viên chức cao, người có tài,....

Jocasta 25588
Xem chi tiết
Long Sơn
16 tháng 2 2022 lúc 20:56

Tham khảo

 

Đối với gia đình:

-Yêu quý, kính trọng ông bà cha mẹ.

-Phải vâng lời ông bà, cha mẹ.

-Khi lớn, phải biết chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ chúng ta.

→Làm được những điều đó mới trở thành đứa con hiếu thảo.

*Đối với nhà trường:

-Kính trọng lễ phép với thầy cô giáo.(Phải biết vâng lời...)

-Phải sống khiêm tốn, trung thực và thực hiện theo những nội quy nhà trường(Dám nhận lỗ khi mắc khuyết điểm, vâng lời thầy cô giáo...)

-Thương yêu các em nhỏ.

Em đã thực hiện một số những điều trên.

Hồ_Maii
16 tháng 2 2022 lúc 20:56

Tham khảo

a/ Bổn phận của trẻ em đối với gia đình và nhà trường:

- Đối với gia đình: Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, giúp đỡ gia đình những việc làm vừa sức.

- Đối với nhà trường: Chăm chỉ học tập, kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết, tương thân tương ái với bạn bè.

 

qlamm
16 tháng 2 2022 lúc 21:06

bổn phậm trẻ em với gia đình

- học thật giỏi

- biết nghe lời bố mẹ (không cãi người lớn, nói dối, đánh nhau, trốn học, ...)

- không học giỏi thì ít nhất phải chăm học

- kính trọng, tôn trọng ông bà cha mẹ

bổn phận trẻ em với nhà trường

- giữ gìn tài sản nhà trường

- cố gắng học giỏi và siêng năng

- tuân theo những nội quy của nhà trường

bổn phận trẻ em với xã hội

- biết kính trên, nhường dưới

- phải biết lắng nghe và không được cãi

Em đã cố gắng thực hiện những nội quy một cách tốt nhất. Nếu như có người nào đó tới khuyên em một điều gì đó, em sẽ học cách lắng nghe và nếu nó đúng thì làm theo còn nếu nó sai thì không làm. Mỗi lần làm sai thì em sẽ tự kiểm điểm bản thân, để lần sau không làm vậy nữa. Đặc biệt phải nhớ kính trên nhường dưới, lễ phép với ông bà cha mẹ, học thật giỏi để sau này lo cho bản thân và gia đình.

Huy Đàm
Xem chi tiết
NGUYỄN♥️LINH.._.
30 tháng 4 2022 lúc 15:25

REFER

Trẻ em có quyền được phát triển năng khiếu. Mọi năng khiếu của trẻ em đều được khuyến khích  tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, theo đó: - Gia đìnhnhà trường và xã hội có trách nhiệm phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.

⭐Hannie⭐
30 tháng 4 2022 lúc 15:26

Tham khảo

- Theo em, gia đình có trách nhiệm  trong việc thực hiện quyền trẻ em như:

+ Tiến hành khai sinh cho trẻ

+ Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em

+ Tạo điều kiện, khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động trường, xã hội

+ Tạo điều kiện cho trẻ học tập

+ Tạo điều kiện cho trẻ vui chơi, giải trí

+ Tạo điều kiện cho trẻ phát triển năng khiếu

+ Bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho trẻ, tránh khỏi các nguy cơ bị xâm hại, bị lạm dụng bị mua bán

+….

- Theo em, nhà trường cần có trách nhiệm trong việc thực hiện quyền trẻ em như:

+ Đảm bảo quyền học tập, vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu…của trẻ

+ Bảo vệ tính mạng, sức khỏe , nhân phẩm, danh dự cho trẻ, bí mật về đời sống riêng tư cho trẻ

+ Quản lí trẻ em và giáo dục để trẻ thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

- Theo em, xã hội cần có trách nhiệm trong việc thực hiện quyền trẻ em như:

+ Đảm bảo tất cả trẻ em được hưởng và thực hiện quyền trẻ em

+ Xây dựng, ban hành, thực hiện các chủ trương, các chính sách… về quyền trẻ em

+ Cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi của trẻ.

+ Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lí nghiệm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

+….

(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
30 tháng 4 2022 lúc 15:26

Tham khảo:

 - Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.