Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Tran Ha
Xem chi tiết
Hiếu Trương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
31 tháng 7 2021 lúc 15:08

bài 1: Xác định từ ghép trong đoạn văn sau:

        “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai đừng thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân

( Mùa xuân của tôi- Vũ Bằng)

Dương Nguyễn
Xem chi tiết
Phạm Mỹ Hạnh
11 tháng 1 2022 lúc 7:50

bài 1: Xác định từ ghép trong đoạn văn sau:

        “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai đừng thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân

( Mùa xuân của tôi- Vũ Bằng)

Annie Hương
Xem chi tiết
Lê Thị Bảo Khánh
Xem chi tiết
Ngọc Châu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Thảo Phương
26 tháng 8 2016 lúc 16:30
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích: Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. Đoạn văn mở đầu bằng câu: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân” như là sự khẳng định trực tiếp: Tình yêu mùa xuân của mỗi người là một tình cảm rất tự nhiên. Tình cảm chân thực, tự nhiên và tất yếu ấy được thể hiện qua nghệ thuật liệt kê, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu (dẫn chứng) Cách viết duyên dáng mượt mà làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đừng thương, ai bảo được… ai cấm được... Chữ thương được nhắc tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động. 
Nguyen Thi Mai
26 tháng 8 2016 lúc 16:39
 Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng.   Đoạn văn mở đầu bằng câu khẳng định: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.”                                                                                                       Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu.                                                                              - Diễn tả một cách sâu sắc cảm xúc của nhà văn trước một quy luật rất đỗi tự nhiên trong tình cảm của con người: yêu mùa xuân, yêu tháng giêng…Từ đó tác động mạnh mẽ đến cảm xúc người nghe, người đọc... Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân.  - Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ  đừng, đừng thươngai bảo được…ai cấm được…ai cấm được…ai cấm được…Chữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động.                 - Thể hiện rõ tình cảm, tấm lòng của tác giả Vũ Bằng đối với mùa xuân, với quê hương, đất nước.
Ngoc Nguyen
15 tháng 1 2018 lúc 20:02

Cho hỏi đây là đề học sinh giỏi lóp mấy vậy ạ ?

Canh Nguyễn
Xem chi tiết
Hồ_Maii
30 tháng 12 2021 lúc 21:30

Câu 1: Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng

* Vũ Bằng (1913-1984), sinh ra tại Hà Nội

- Ông là nhà văn và nhà báo đã sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí

-*Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống ở vùng kiểm soát của Mĩ – Ngụy, xa cách quê hương đất Bắc. Nhà văn đã gửi gắm vào trong trang sách nỗi niềm thương nhớ da diết quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước hòa bình, thống nhất

- Bài văn được trích từ thiên tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tùy bút “Thương nhớ mười hai”

Câu 2: Phần trích được viết theo phương thức biểu cảm

Câu 5: Biện pháp tu từ được sử dụng nổi bật: điệp ngữ; các từ, ngữ: mùa xuân, có, mùa xuân của Hà Nội, Bắc Việt. - Tác dụng: điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý, vừa tạo cho câu văn, đoạn văn giàu âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, gợi cảm, thể hiện rõ tình cảm yêu mến mùa xuân Hà Nội của tác giả.

 

 

 

hoa le
Xem chi tiết
Sahara
17 tháng 12 2022 lúc 21:10

Tham khảo:

Chẳng phải ngẫu nhiên mà mùa xuân trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong văn học nghệ thuật. Với em, mùa xuân là mùa của sức sống mãnh liệt, của tuổi trẻ và của cả tình yêu.

 Khi từng đàn én nô nức chao liêng trên bầu trời, những tia nắng ấm áp bắt đầu lấp ló trên nhành cây cũng là lúc xuân tới. Nắng xuân ấm áp, chan hòa, dễ chịu chứ không gắt như mùa hạ, thế thôi nhưng cũng đủ để đánh thức muôn loài thức dậy sau một mùa đông giá lạnh. Hơi xuân ấm ấp lan tỏa vào đất trời khiến cảnh vật như bừng tỉnh. Cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc, nhựa sống căng tràn. Em thích nhất là khi xuân tới, muôn hoa còn đua nhau khoe sắc lộng lẫy, đó là sắc hồng của hoa đào, sắc vàng của hoa mai, sắc trắng tinh khôi của hoa huệ, hoa lan...tất cả đã dệt lên một bức tranh rực rỡ, ngập tràn sắc màu. Mùa xuân tới với bao hương sắc ngọt ngào, thử hỏi rằng có ai không động lòng trước mùa xuân!

 Mùa xuân còn được xem là mùa của ước hẹn tuổi trẻ, mùa của tình yêu. Giữa tiết xuân chan hòa, ấm áp, lòng người như cũng khoan khoái hơn, trào dâng bao khát vọng, bao tình yêu, khi ấy chúng ta dễ mở lòng mình hơn, cuộc sống trở nên tươi mới và hạnh phúc hơn. Có lẽ bởi mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm nên người ta cũng chọn đây là lúc khởi đầu của hành trình, của mơ ước. Nếu như mùa xuân là mùa khởi đầu của một năm thì tuổi trẻ là khởi đầu của một đời người. Cả mùa xuân và tuổi trẻ giống nhau vì đều là lúc sung sức nhất cả về thể chất lẫn tinh thần.
 Như vậy, mùa xuân không chỉ là của đất trời, của cỏ cây hoa lá mà còn đưa chúng ta đến gần thiên nhiên hơn, cũng đưa người với người gần lại với nhau hơn nữa.

Anh Tú Nguyễn Hoàng
19 tháng 12 2022 lúc 21:04

Chẳng phải ngẫu nhiên mà mùa xuân trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong văn học nghệ thuật. Với em, mùa xuân là mùa của sức sống mãnh liệt, của tuổi trẻ và của cả tình yêu.

 Khi từng đàn én nô nức chao liêng trên bầu trời, những tia nắng ấm áp bắt đầu lấp ló trên nhành cây cũng là lúc xuân tới. Nắng xuân ấm áp, chan hòa, dễ chịu chứ không gắt như mùa hạ, thế thôi nhưng cũng đủ để đánh thức muôn loài thức dậy sau một mùa đông giá lạnh. Hơi xuân ấm ấp lan tỏa vào đất trời khiến cảnh vật như bừng tỉnh. Cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc, nhựa sống căng tràn. Em thích nhất là khi xuân tới, muôn hoa còn đua nhau khoe sắc lộng lẫy, đó là sắc hồng của hoa đào, sắc vàng của hoa mai, sắc trắng tinh khôi của hoa huệ, hoa lan...tất cả đã dệt lên một bức tranh rực rỡ, ngập tràn sắc màu. Mùa xuân tới với bao hương sắc ngọt ngào, thử hỏi rằng có ai không động lòng trước mùa xuân!

 Mùa xuân còn được xem là mùa của ước hẹn tuổi trẻ, mùa của tình yêu. Giữa tiết xuân chan hòa, ấm áp, lòng người như cũng khoan khoái hơn, trào dâng bao khát vọng, bao tình yêu, khi ấy chúng ta dễ mở lòng mình hơn, cuộc sống trở nên tươi mới và hạnh phúc hơn. Có lẽ bởi mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm nên người ta cũng chọn đây là lúc khởi đầu của hành trình, của mơ ước. Nếu như mùa xuân là mùa khởi đầu của một năm thì tuổi trẻ là khởi đầu của một đời người. Cả mùa xuân và tuổi trẻ giống nhau vì đều là lúc sung sức nhất cả về thể chất lẫn tinh thần.
 Như vậy, mùa xuân không chỉ là của đất trời, của cỏ cây hoa lá mà còn đưa chúng ta đến gần thiên nhiên hơn, cũng đưa người với người gần lại với nhau hơn nữa.

piojoi
Xem chi tiết
Mon an
18 tháng 11 2023 lúc 21:39

Quan điểm riêng của em về mùa xuân là đó là thời gian của sự hy vọng và khởi đầu mới. Mùa xuân mang đến cho chúng ta cảm giác phấn khởi, lạc quan và niềm tin vào tương lai. Đây là thời điểm để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới, thực hiện những kế hoạch và thay đổi tích cực trong cuộc sống. Lí giải cho điều đó là do mùa xuân đại diện cho sự phục hồi và tái sinh. Khi thiên nhiên bắt đầu nảy mầm và hoa nở rộ, con người cũng cảm nhận được sự thay đổi tích cực trong tâm trạng và tinh thần. Mùa xuân cũng là thời điểm của những ngày lễ truyền thống như Tết Nguyên Đán, khi mọi người sum họp, gặp gỡ và chia sẻ niềm vui.