Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Quốc Lộc
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc Quang Minh
25 tháng 4 2021 lúc 16:51

Vai trò của vi khuẩn

a) Vi khuẩn có ích :

- Trong tự nhiên

+ Phân hủy thành chất hữu cơ thành chất vô cơ ( muối khoáng ) để nuôi cây sử dụng

+ Góp phần hình thành dầu lửa và than đá

- Trong đời sống con người

+ Vi khuẩn cố định chất đạm để bổ sung đạm cho đất trong Ngành Nông Nghiệp

+ Chế biến thực phẩm : Lên Men

+ Vai trò trong Công Nghệ Sinh Học

b) Vi khuẩn có hại

- Kí sinh gây bệnh ở người và động vật

+ Phân hủy làm hỏng thức ăn

+ Gây ô nhiễm môi trường

Vi khuẩn có vai trò gì trong thiên nhiên?

Để nêu vai trò của vi khuẩn trong thiên nhiên. Chúng ta phải kể đến cả những vai trò “tốt” – tác động tích cực và vai trò “xấu” – tác động tiêu cực.

 Vai trò của vi khuẩn đối với con người

Vi khuẩn có mặt ở khắp mọi nơi và cơ thể con người cũng không phải là ngoại lệ. Theo nghiên cứu, một người trưởng thành nặng khoảng 70kg sẽ có tổng khối lượng vi khuẩn lên tới 0.2kg, tập trung chủ yếu ở ruột non và ruột già. Những vi khuẩn này có tác động lớn tới cơ thể con người.

Dương Thị Thảo Nguyên
25 tháng 4 2021 lúc 16:33

Vi khuẩn có vai trò trong thiên nhiên và trong đời sống con người : chúng phân hủy các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng, do đó bảo đảm được nguồn vật chất trong tự nhiên; vi khuẩn góp phần hình thành than đá, dầu lửa. Nhiều vi khuẩn có ích được ứng dụng trong công nghiệp và nông nghiệp

Nguyễn Quốc Lộc
Xem chi tiết
heliooo
25 tháng 4 2021 lúc 16:45

- Vai trò của vi khuẩn:

* Vi khuẩn có ích:

- Đối với cây xanh: phân huỷ các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng

- Đối với con người: 

+ Chế biến thực phẩm: vi khuẩn lên men

+ Công nghệ sinh học: sản xuất vitamin

- Đối với tự nhiên: góp phần hình thành than đá, dầu lửa 

* Vi khuẩn có hại:

- Gây bệnh cho con người, động vật, thực vật, làm thối rữa thức ăn, gây ô nhiễm môi trường,...

Chúc bạn học tốt!! ^^

Vi khuẩn có vai trò: phân hủy các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cho cây sử dụng, do đó đảm bảo đi nguồn vân chất tự nhiên; vi khuẩn góp phần hình thành than đá, dầu lửa. 

Vi khuẩn có vai trò gì trong thiên nhiên?

Để nêu vai trò của vi khuẩn trong thiên nhiên. Chúng ta phải kể đến cả những vai trò “tốt” – tác động tích cực và vai trò “xấu” – tác động tiêu cực.

*Tác động tích cực trong thiên nhiên

Tuy chúng ta không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường. Nhưng những tác động tích cực mà vi khuẩn mang lại thì chúng ta có thể dễ dàng nhận ra. Vai trò của chúng còn có vai trò vô cùng quan trọng. Đó chính là khả năng phân hủy các vật chất trong môi trường tự nhiên. Chúng là một mắt xích quan trọng trong quá trình tuần hoàn vật chất. Cụ thể công việc của chúng chính là phân hủy các vật chất hữu cơ như lá khô, xác động vật chết, gỗ mục,… 

Vi khuẩn là mắt xích quan trọng trong hệ tuần hoàn của thiên nhiên

Chúng ta có thể hình dung như này để thấy được tầm quan trọng của những siêu vi này. Nếu như không có vi khuẩn thì lượng lá khô sau khi rơi xuống đất sẽ ở nguyên đó mà không bị thối, mục,… Xác động vật chết sẽ chất đống lại mà không hề bị hủy,… Điều đó sẽ khiến cho không gian thêm chật chội.

Các loại vi khuẩn sau khi phân hủy những vật chất hữu cơ đó sẽ ngấm vào lòng đất tạo nên chất dinh dưỡng cho đất từ đó góp phần thúc đẩy cây trồng sinh trường tốt. Nếu như trong đất không có vi khuẩn thì đất sẽ bị yếm khí, bạc màu, keo đất và cây trồng không thể phát triển được. Theo ước tính số lượng tế bào vi khuẩn trong một gram đất có thể lên tới 40 triệu và cả triệu tế bào vi khuẩn có trong một mm nước ngọt. Chúng có tác dụng vô cùng quan trọng cho tự nhiên.

Phô mai được tạo thành nhờ sự hỗ trợ quan trọng chính từ lợi khuẩn

Những siêu vi này còn kết hợp với các loại nấm men để tham gia vào quá trình chế biến nhiều sản phẩm hữu ích như ủ rượu, men làm bánh, nuôi trồng nấm, phô mai, nước tương, dưa muối, kim chi, sữa chua,… Một số chúng còn có tác dụng bảo quản thực phẩm.

 

*Tác động tiêu cực trong thiên nhiên

Bên cạnh những ưu điểm như đã kể ở trên thì những loại vi khuẩn này cũng mang lại không ít những tác hại cho thiên nhiên. Tiêu biểu nhất cũng chính là khả năng phân hủy của mình. Cụ thể như trong nông nghiệp, việc phân hủy vật chất hữu cơ sẽ khiến cho nông sản bị hư hại. Nếu như chúng ta để của cải, khoai tây, rau củ,… lâu ngày dưới đất sẽ khiến chúng bị hư thối. Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể kết hợp với các tác nhân khác như nước, độ ẩm,… làm hỏng hóc các sản phẩm sản xuất từ công nghiệp, han gỉ máy móc,…

 

 Lợi ích và tác hại của vi khuẩn với cơ thể người?

 

*Lợi ích của vi khuẩn với cơ thể người

– Vi khuẩn trong hệ thống tiêu hóa có vai trò chính trong việc giúp con người hấp thu các chất dinh dưỡng. Những vi khuẩn này sẽ phá vỡ cấu trúc vững chắc của các loại đường phức tạp để dễ dàng hấp thụ.

– Lợi khuẩn này cũng ngăn ngừa bệnh bằng cách “chiếm đóng” những nơi mà hại khuẩn muốn bám vào thậm chí là tấn công lại các hại khuẩn.

– Nhiều vi khuẩn được dùng vào dược phẩm để chế tạo ra những loại thuốc chữa bệnh cho con người.

 

*Tác động của hại khuẩn đối với con người

Bên cạnh những lợi khuẩn, phần lớn vi khuẩn có tác động tiêu cực cho con người. Phổ biến và nguy hiểm nhất chính là vi khuẩn gây bệnh cho con người. Một số dịch bệnh phổ biến do các hại khuẩn gây ra là bạch hầu, dịch tả, kiết lỵ, bệnh dịch hạch, tụ huyết trùng, viêm phổi, lao, thương hàn,… Nhiều bệnh dịch gặp khó khăn trong việc chữa trị nên có không ít người đã tử vong.

Vi trùng cũng làm hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, dễ nhiễm bệnh hơn, sức khỏe yếu.

Các vết thương hở trên người rất dễ bị nhiễm trùng. Do vi khuẩn xâm nhập nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng.

Shinichi Bé
Xem chi tiết
Biển và đại dương là nguồn cung cấp hơi nước vô tận cho khí quyển. Hơi nước sinh ra mây và mưa để duy trì cuộc sống của con người và tất cả các loài sinh vật.Môi trường biển và đại dương là kho tài nguyên vô tận với hơn 160.000 loài động vật và 10.000 loài thực vật. Ngoài ra, còn là lượng khoáng sản lớn, đặc biệt là dầu khí.Thuỷ triều đang ngày càng được nhiều quốc gia tận dụng để phát triển nguồn điện sạch, tái tạo.Được xem là “chiếc cầu nối liền giữa các lục địa với nhau”, môi trường biển và đại dương trở thành đường giao thông vận tải hết sức rộng lớn.Biển và đại dương còn là nơi nghỉ dưỡng và du lịch hấp dẫn.bẠN có thể bỏ chữ đại dương
Kelly Hạnh Vũ
7 tháng 5 2021 lúc 21:28

Vai trò cuả biển với con người:

-Làm ra muối 

-Là điạ điểm du lịch

-Là nơi ở cho cá tôm,hải sản,rong biển... để con nguời có thức ăn

Vai trò của biển với thiên nhiên

-Là nơi ở cuả sinh  vật  biển

 

Doanloc
Xem chi tiết
heliooo
28 tháng 3 2021 lúc 8:53

* Vai trò của lớp chim:
- Lợi ích:

+ Cung cấp thực phẩm (VD: gà, vịt,...)
+ Nuôi để làm cảnh (VD: vẹt, yểng,...)
+ Cung cấp lông làm chăn đệm hoặc đồ trang trí (VD: lông vịt, lông ngan, lông đà điểu,...)
+ Diệt sâu bọ hoặc động vật gặm nhấm (VD: cú mèo, chim sâu,...)
+Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch (VD: chim ưng, đại bàng,...huấn luyện để săn mồi; vịt trời, ngỗng trời,...phục vụ cho du lịch.

- Tác hại:

+ Ăn hạt, quả gây hại cho nông nghiệp (VD: chim sẻ ăn hạt vào mùa sinh sản,...)
+ Là động vật trung gian truyền bệnh (VD: gà truyền bệnh H5N1,...)

Chúc bạn học tốt!! ^^

👉Vigilant Yaksha👈
28 tháng 3 2021 lúc 8:53

Có lợi:

- Trong tự nhiên:

+ Ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm, làm hại cho nông, lâm nghiệm và gây bệnh cho con người

+ Phát tán cây

+ Thụ phấn cây

- Đối với con người:

+ Cung cấp thực phẩm

+ Làm cảnh, đồ trang trí, làm chăn, đệm

+ Phục vụ du lịch, săn bắt

+ Huấn luyện săn mồi

🙂T😃r😄a😆n😂g🤣
28 tháng 3 2021 lúc 8:53

Lớp chim có vai trò:

-Cung cấp lông làm chăn,đệm hoặc đồ trang trí .

VD: lông vịt,lông ngan,lông đà điểu...

-Diệt sâu bọ hoặc động vật gặm nhấm.

VD: cú mèo ,chim sâu...

-Huấn luyện để săn mồi , phục vụ du lịch.

VD:chim ưng, đại bàng....

SPADE  Z
Xem chi tiết
Hquynh
7 tháng 4 2021 lúc 20:52

Vi khuẩn có vai trò trong thiên nhiên: chúng phân hủy các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng, do đó đảm bảo được nguồn vật chất trong tự nhiên; vi khuẩn góp phần hình thành than đá, dầu lửa.

Vi khuẩn có vai trò trong thiên nhiên: chúng phân hủy các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng, do đó đảm bảo được nguồn vật chất trong tự nhiên; vi khuẩn góp phần hình thành than đá, dầu lửa.

Hồng Trần²ᵏ⁸(leo)
7 tháng 4 2021 lúc 20:54

Vi khuẩn có vai trò trong thiên nhiên: chúng phân hủy các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng, do đó đảm bảo được nguồn vật chất trong tự nhiên; vi khuẩn góp phần hình thành than đá, dầu lửa.

Nữ hoàng Ma Cà Rồng
Xem chi tiết
Nguyễn Yu
31 tháng 3 2016 lúc 21:34

Xác động vật chết rơi xuống đất được vi khuẩn ở trong đất biến đổi thành các vô cơ. Các chất này được cây xanh sử dụng để chế tạo thành hữu cơ nuôi sống cơ thể.

zZz Ngọc Kính boy zZz
31 tháng 3 2016 lúc 21:34

Vào hỏi bác goole nhé! Bác ấy giỏi lắm !

Nguyễn Văn Hoàng
31 tháng 3 2016 lúc 21:35

có 2 vai trò có ích và có hại

Tinas
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
3 tháng 5 2021 lúc 21:28

vi khuẩn là một vi sinh vật nhân sơ đơn bào có kích thước rất nhỏ; một số thuộc loại ký sinh trùng. Vi khuẩn là một nhóm sinh vật đơn bào, không phải thực vật hay động vật, có kích kích thước hiển vi và thường có cấu trúc tế bào đơn giản không có nhân, bộ khung tế bào và các bào quan như ty thể và lục lạp.

Dinh dưỡng của vi khuẩn: vi khuẩn có nhiều cách dinh dưỡng khác nhau, một số vi khuẩn có thể chế tạo chất hữu cơ để sống đó là vi khuẩn tự dưỡng. Phần lớn vi khuẩn sống nhờ vào chất, hữu cơ có sẵn gọi là vi khuẩn dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh).

Hình dạng vi khuẩn : hình que , hình cầu , hình phẩy ,..

*Cấu tạo : cơ thể đơn bào ,có kích thước nhỏ ,là tế bào nhân sơ , chưa có cấu tạo tb hoàn chỉnh 

* Vai trò vi khuẩn Trong nông nghiệp: Xác động vật  lá, cành cây rụng xuống được vi khuẩn ở trong đất phân hủy thành mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây sử dụng để chế tạo thành chất hữu cơ nuôi sống sinh vật. Trong công nghiệp: Một số vi khuẩn phân hủy không hoàn toàn các chất hữu cơ thành các hợp chất đơn giản hơn chứa cacbon.  
꧁༺β£ɑℭƙ £❍ζʊꜱ༻꧂
3 tháng 5 2021 lúc 21:25

- Dinh dưỡng của vi khuẩn: vi khuẩn có nhiều cách dinh dưỡng khác nhau, một số vi khuẩn có thể chế tạo chất hữu cơ để sống đó là vi khuẩn tự dưỡng. Phần lớn vi khuẩn sống nhờ vào chất, hữu cơ có sẵn gọi là vi khuẩn dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh).

- Hình dạng : Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau: hình que, hình cầu. hình phẩy, hình xoắn...

- Cấu tạo : Vi khuẩn gồm những cơ thể đơn bào, riêng lẻ hoặc có khi xếp thành từng đám, từng chuỗi. Tế bào có vách bao bọc, bên trong là chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh.

- Vai trò:

+ Trong nông nghiệp: Xác động vật và lá, cành cây rụng xuống được vi khuẩn ở trong đất phân hủy thành mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây sử dụng để chế tạo thành chất hữu cơ nuôi sống sinh vật.

+ Trong công nghiệp: Một số vi khuẩn phân hủy không hoàn toàn các chất hữu cơ thành các hợp chất đơn giản hơn chứa cacbon. Những chất này vùi lấp xuống đất trong thời gian dài, không bị phân hủy tiếp tục nữa, tạo thành than đá hoặc dầu lửa.

Đỗ Minh Châu
8 tháng 5 2021 lúc 17:52

vi khuẩn là một vi sinh vật nhân sơ đơn bào có kích thước rất nhỏ; một số thuộc loại ký sinh trùng. Vi khuẩn là một nhóm sinh vật đơn bào, không phải thực vật hay động vật, có kích kích thước hiển vi và thường có cấu trúc tế bào đơn giản không có nhân, bộ khung tế bào và các bào quan như ty thể và lục lạp.

Dinh dưỡng của vi khuẩn: vi khuẩn có nhiều cách dinh dưỡng khác nhau, một số vi khuẩn có thể chế tạo chất hữu cơ để sống đó là vi khuẩn tự dưỡng. Phần lớn vi khuẩn sống nhờ vào chất, hữu cơ có sẵn gọi là vi khuẩn dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh).

Hình dạng vi khuẩn : hình que , hình cầu , hình phẩy ,..

*Cấu tạo : cơ thể đơn bào ,có kích thước nhỏ ,là tế bào nhân sơ , chưa có cấu tạo tb hoàn chỉnh 

* Vai trò vi khuẩn trong nông nghiệp:

Xác động vật và lá, cành cây rụng xuống được vi khuẩn ở trong đất phân hủy thành mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây sử dụng để chế tạo thành chất hữu cơ nuôi sống sinh vật. 

Một số vi khuẩn phân hủy không hoàn toàn các chất hữu cơ thành các hợp chất đơn giản hơn chứa cacbon.  

Hânn Ngọc:))
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Khánh Linh
10 tháng 5 2021 lúc 20:14

Khi nhắc đến vi khuẩn, chúng ta thường nghĩ đến những vi sinh vật gây hại, tuy nhiên nhiều loại vi khuẩn lại rất hữu ích đối với con người. Chúng ta sẽ không thể tồn tại mà không có sự hiện diện của vi khuẩn.

1. Vi khuẩn có lợi gì?

 

Nhiều vi khuẩn trong cơ thể đóng một vai trò quan trọng trong sự sống còn của con người. Vi khuẩn trong hệ thống tiêu hóa giúp con người hấp thu các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như đường phức tạp, được vi khuẩn chuyển hóa thành các dạng mà cơ thể có thể sử dụng. Một số vi khuẩn cũng giúp ngăn ngừa bệnh bằng cách chiếm những nơi mà vi khuẩn gây bệnh muốn gắn vào. Một số vi khuẩn bảo vệ chúng ta khỏi bệnh tật bằng cách tấn công các mầm bệnh.

Số lượng tế bào vi khuẩn nhiều hơn khoảng 10 lần so với tế bào người trong cơ thể chúng ta. Một số vi khuẩn sống cộng sinh, hoặc "thân thiện", chia sẻ không gian và tài nguyên trong cơ thể con người và không gây hại cho vật chủ, thậm chí mang lại lợi ích sức khỏe.

Theo bài báo năm 2012 của nhà vi trùng học David A. Relman trên tạp chí Nature, số lượng nhiều nhất của các loài vi sinh vật được tìm thấy trong ruột người. Ruột người là một môi trường thoải mái cho vi khuẩn, với nhiều chất dinh dưỡng có sẵn. Theo Tạp chí Gastroenterology của Mỹ, các tác giả đã đề cập rằng vi khuẩn đường ruột và các vi sinh vật khác, chẳng hạn như các chủng E.coli và Streptococcus mang đến nhiều lợi ích cho con người, giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh gây hại và giúp phát triển hệ thống miễn dịch. Hơn nữa, sự gián đoạn của vi khuẩn đường ruột có liên quan đến một số tình trạng bệnh. Ví dụ, bệnh nhân mắc bệnh Crohn có phản ứng miễn dịch tăng lên chống lại vi khuẩn đường ruột, theo một đánh giá năm 2003 được công bố trên tạp chí The Lancet.

Không chỉ có lợi với sức khỏe con người, vi khuẩn còn có nhiều lợi ích trong những lĩnh vực khác.

Trong công nghệ thực phẩm, vi khuẩn axit lactic, như Lactobacillus và Lactococcus cùng với nấm men và nấm mốc, hoặc nấm, được sử dụng để chế biến các thực phẩm như phô mai, nước tương, natto (đậu nành lên men), giấm, sữa chua và dưa chua. Không chỉ lên men hữu ích để bảo quản thực phẩm, mà một số trong những thực phẩm này có thể mang lại lợi ích sức khỏe.

Một số vi khuẩn có thể phá vỡ các hợp chất hữu cơ. Điều này rất hữu ích cho các hoạt động như xử lý chất thải và làm sạch dầu tràn và chất thải độc hại. Các ngành công nghiệp dược phẩm và hóa chất cũng sử dụng vi khuẩn trong sản xuất một số hóa chất.

Vi khuẩn được sử dụng trong sinh học phân tử, sinh hóa và nghiên cứu di truyền, bởi vì chúng có thể phát triển nhanh chóng và tương đối dễ thao tác. Các nhà khoa học sử dụng vi khuẩn để nghiên cứu cách thức hoạt động của gen và enzyme. Vi khuẩn cũng là nhân tố cần thiết trong bào chế thuốc kháng sinh.

Vi khuẩn đường ruột

Vi khuẩn ở con người có cả lợi khuẩn và vi khuẩn có hại2. Vi khuẩn gây hại gì cho con người?

 

Bên cạnh những lợi ích, vi khuẩn phần lớn là những vi sinh vật gây hại đối với con người, đó là do khả năng gây bệnh và lan truyền bệnh của vi khuẩn. Trên cơ thể người không có bộ phận nào mà vi khuẩn từ chối tấn công. Một số loại vi khuẩn có thể gây bệnh ở người, chẳng hạn như bệnh tả, bạch hầu, kiết lỵ, bệnh dịch hạch, viêm phổi, lao, thương hàn, và nhiều bệnh khác.

Nếu cơ thể con người tiếp xúc với vi khuẩn mà cơ thể không nhận ra là hữu ích, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công chúng. Phản ứng này có thể dẫn đến các triệu chứng sưng và viêm mà chúng ta thấy, ví dụ, trong một vết thương bị nhiễm trùng.

Vi khuẩn tấn công con người nhờ nội và ngoại độc tố của chúng. Để chống lại vi khuẩn, con người đã tạo ra vô số loại thuốc kháng sinh. Đây là loại thuốc thường được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc sử dụng kháng sinh không đúng cách và không cần thiết đã thúc đẩy sự lây lan của một số chủng vi khuẩn kháng kháng sinh. Trong trường hợp này, vi khuẩn truyền nhiễm không còn nhạy cảm với kháng sinh hiệu quả trước đây. Vì lý do này, các nhà khoa học và cơ quan y tế đang kêu gọi các bác sĩ không lạm dụng thuốc kháng sinh trừ khi cần thiết và để mọi người thực hành các cách khác để phòng bệnh, như vệ sinh thực phẩm tốt, rửa tay, tiêm phòng

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
15 tháng 11 2017 lúc 4:59

Đáp án : B,C,D.

Huỳnh Thắm
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
14 tháng 4 2016 lúc 21:36

Xác động vật chết rơi xuống đất được vi khuẩn ở trong đất biến đổi thành các vô cơ. Các chất này được cây xanh sử dụng để chế tạo thành hữu cơ nuôi sống cơ thể

 

Mỹ Viên
14 tháng 4 2016 lúc 21:43

Xác động vật chết rơi xuống đất được vi khuẩn ở trong đất biến đổi thành các vô cơ. Các chất này được cây xanh sử dụng để chế tạo thành hữu cơ nuôi sống cơ thể

Ben Toby
15 tháng 4 2016 lúc 9:52

Đất màu mỡ