Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
19 tháng 10 2018 lúc 4:11

Nhận xét

Nhiệt độ trung bình tháng 1 và trung bình năm của các địa điểm có sự chênh lệch theo chiều hướng tăng dần từ Bắc vào Nam. Sự chênh lệch rõ nhất là vào tháng 1: Lạng Sơn 13 , 3 o C , TP. Hồ Chí Minh 25 , 8 o C .

Nhiệt độ trung bình tháng 7 giữa các địa điểm ít có sự chênh lệch.

Biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam.

Nguyên nhân

Càng vào Nam, càng gần xích đạo thì bề mặt Trái Đất càng nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn và khoảng thời gian giữa hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh dài hơn.

Tháng 1, chênh lệch nhiệt độ từ Bắc vào Nam rõ rệt vì miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc.

Tháng 7, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng 7 thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn (tháng nóng nhất ở TP. Hồ Chí Minh là tháng 4: 28 , 9 o C ).

Dungvincy Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Mạnh An
27 tháng 4 2021 lúc 22:33

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nhiệt độ trung bình tháng I, nhiệt độ trung bình tháng VII và nhiệt độ trung bình năm đều có sự thay đổi từ Bắc vào Nam.

+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (Hà Nội: 23,50C, Huế: 25,10C, TP.Hồ Chí Minh: 27,10C).

+ Nhiệt độ trung bình tháng I: cũng tăng dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn: 13,30C, Huế: 19,70C, TP. Hồ Chí Minh: 25,80C)

+ Nhiệt độ trung bình tháng VII: cao nhất ở khu vực miền Trung (Huế: 29,4; Quy Nhơn: 29,70C), khu vực miền Nam và Bắc Bộ có nhiệt độ thấp hơn tuy nhiên vẫn ở mức cao trên 270C (Lạng Sơn: 270C, Hà Nội: 28,90C, TP. Hồ Chí Minh: 27,10C).

- Giải thích:

+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng về phía Nam góc nhập xạ càng lớn nên lượng nhiệt nhận được càng lớn, nhiệt độ tăng dần.

+ Tháng I, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền Bắc Nam rõ rệt do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, nhiệt độ giảm sâu; miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm.

+ Tháng VII, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt.

Nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất ở miền Trung vì vào thời điểm này miền Trung chịu tác động mạnh mẽ của hiệu ứng phơn khô nóng. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng VII thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn (tháng nóng nhất ở TP.Hồ Chí Minh là tháng IV: 28,90C).

Nhớ tick cho mình nha! Chúc bạn học tốt

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 2 2018 lúc 13:52

a) Nhận xét

   - Nhiệt độ trung bình năm và tháng 1 đều tăng từ Bắc vào Nam.

Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng rất nhanh từ Bắc vào Nam, nghĩa là nhiệt độ phía Bắc thấp hơn nhiều so với phía Nam.

   - Nhiệt độ trung bình tháng 7 nhìn chung ít thay đổi khi từ Bắc vào Nam.

b) Nguyên nhân

   - Do vĩ độ địa lí, càng vào Nam càng gần xích đạo, nhận được lượng bức xạ lớn hơn.

   - Do tác động của gió mùa Đông Bắc, nên nhiệt độ vào tháng 1 ở phía Bắc hạ rất thấp so với phía Nam. Như vậy, gió mùa Đông Bắc là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự tăng nhiệt độ từ Bắc vào Nam.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Nhận xét:

+ Nhiệt độ trung bình năm khác nhau ở các vĩ độ: Xích đạo (24,5oC), vĩ tuyến 20oB (25,0oC) và giảm dần đến vĩ tuyến 70oB (-10,4oC).

+ Biên độ nhiệt năm tăng dần từ Xích đạo (1,8oC) đến vĩ tuyến 70oB (32,3oC).

- Giải thích:

+ Nhiệt độ trung bình năm khác nhau ở các vĩ độ do Trái Đất dạng hình cầu, góc chiếu của tia sáng mặt trời đến các vĩ độ khác nhau.

+ Càng về vĩ độ cao, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ, lượng nhiệt nhận được càng ít. Đồng thời, thời gian chiếu sáng giữa các mùa càng chênh lệch nên biên độ nhiệt năm càng lớn.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
22 tháng 8 2019 lúc 10:20

Chọn C

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
8 tháng 3 2018 lúc 8:39

Chọn đáp án D

Dựa vào bảng số liệu có thể thấy, nhiệt độ trung bình trong tháng 1 ở nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
13 tháng 2 2019 lúc 16:16

Chọn C

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 10 2019 lúc 8:53

Dựa vào bảng số liệu nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới thời kì 1940-2000.

- Năng lượng củi gỗ:

+ Giảm từ 14% (1940) còn 5% (2000).

+ Nếu tiếp tục đốn củi thì rừng cạn kiệt, khí hậu nóng lên ảnh hưởng xấu đến môi trường.

- Than đá:

+ Giảm từ 57% (1940) còn 20% (2000).

+ Khai thác, sử dụng gây suy thoái, ô nhiễm môi trường.

- Dầu – khí:

+ Tăng từ 26% (1940) lên 54% (2000).

+ Do sự phát triển ngành giao thông, công nghiệp hóa chất, nhất là hóa dầu.

- Năng lượng nguyên tử - thủy điện:

+ Tăng từ 3% (1940) lên 14% (2000).

+ Nhiều tốn kém về kĩ thuật,...

- Năng lượng mới:

+ Nguồn năng lượng sạch có thể tái tạo.

+ Như năng lượng mặt trời, địa nhiệt, sức gió,...

Minh Lệ
Xem chi tiết

Ở bán cầu Bắc:

- Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ vùng vĩ độ thấp đến vùng vĩ độ cao (càng xa Xích đạo nhiệt độ trung bình năm càng giảm).

- Biên độ nhiệt độ năm tăng dần từ vùng vĩ độ thấp đến vùng vĩ độ cao (Càng xa Xích đạo, biên độ nhiệt độ năm càng lớn).