Trình bày xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trình bày xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó, cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất vì nó là cốt lõi của cơ cấu kinh tế. Thực hiện nội dung này thông qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyển đổi từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả và bất hợp lí sang một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả.
- Xu hướng của sự chuyển dịch này là đi từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế nông, công nghiệp và phát triển lên thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại.
- Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế tri thức là tiền đề chi phối xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trong từng thời kì ở nước ta.
Tại sao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đồng thời với chuyển dịch cơ cấu lao động? Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta hiện nay?
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm tăng mối quan hệ với các nước phát triển về các ngành sản xuất công nghiệp, sự giao lưu, trao đổi về các yếu tố sản xuất càng khăng khít hơn.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm tăng việc làm trong công nghiệp và dịch vụ, mở rộng cơ hội tìm việc, đảm bảo hơn về thu nhập cho người lao động.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển, do vậy giúp cho người lao động có sự linh hoạt hơn trong lùa chọn các công việc phù hợp, tạo điều kiện mở rộng thị trường lao động, đặc biệt là thị trường lao động cho khu vực kinh tế liên doanh và kinh tế tư nhân
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng với công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ khí hoá nông nghiệp có tác dụng hạn chế dòng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, giảm sức ép đáng kể cho nhu cầu lao động thành phố.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm tăng yêu cầu đối với chất lượng lao động. Nó đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn nhất định do phát triển một số ngành công nghiệp có trình độ cao như công nghệ thông tin, chế tạo máy.
Vì những lý do trên nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đồng thời chuyển dịch cơ cấu lao động.
Ở Việt Nam đang trong quá trình CNH-HĐH, nền kinh tế đang dần tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Nhưng trước kia cơ cấu lao động nước ta phân bố chủ yếu ở ngành nông nghiệp, trình độ chuyên môn chưa cao. Vì vậy khi đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ thì phải chuyển dịch cơ cấu lao động cho phù hợp và đáp ứng được cơ cấu kinh tế, tức đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp,...
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đồng thời với chuyển dịch cơ cấu lao động vì:
- Nguồn lao động phân bố không đều sẽ làm cho các ngành kinh tế phát triển không đồng đều với nhau
- Đô thị hoá không phù hợp và không cân đối thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị sẽ làm cho nông thôn mất đi 1 phần lớn nhân lực => Gây sức ép về vấn đề việc làm, chất lượng cuộc sống người dân, cũng như gây ra các tệ nạn xã hội ở các thành thị.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta hiện nay:
- Xu hướng ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm sút mạnh mẽ
- Các ngành Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ tăng.
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu từ ngành nông, lâm, thủy sản sang các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch diễn ra khá nhanh do định hướng và các chính sách đầu tư, phát triển đẩy mạnh công nghiệp cũng như phát triển ngành dịch vụ du lịch.
Hoàn thành bảng sau để thấy rõ xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
Cơ cấu | Xu hướng chuyển dịch |
Ngành kinh tế | Tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng) giảm tỉ trọng của khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp), tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) tuy chưa ổn định nhưng so với trước thời kỳ Đổi mới là chuyển biến tích cực. |
Thành phần kinh tế | - Kinh tế nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà nước quản lý. - Tỉ trọng của kinh tế tư nhân ngày càng tăng. Đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của khu vực kinh tế này trong giai đoạn mới của đất nước. |
Lãnh thổ kinh tế | - Đông Nam Bộ là vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất, với giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tới 56% cả nước (năm 2005). Trong khi đó Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm; giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp và thủy sản chiếm 40,7% cả nước. - Ở nước ta hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn. -Trên phạm vi cả nước đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm : Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc,-Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. |
Tại sao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đồng thời với chuyển dịch cơ cấu lao động? Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta hiện nay?
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm tăng mối quan hệ với các nước phát triển về các ngành sản xuất công nghiệp, sự giao lưu, trao đổi về các yếu tố sản xuất
càng khăng khít hơn.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm tăng việc làm trong công nghiệp và dịch vụ, mở rộng cơ hội tìm việc, đảm bảo hơn về thu nhập cho người lao động.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển, do vậy giúp cho người lao động có sự linh hoạt hơn trong
lùa chọn các công việc phù hợp, tạo điều kiện mở rộng thị trường lao động, đặc biệt là thị trường lao động cho khu vực kinh tế liên doanh và kinh tế tư nhân
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng với công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ khí hoá nông nghiệp có tác dụng hạn chế dòng di chuyển lao động từ nông thôn ra
thành thị, giảm sức ép đáng kể cho nhu cầu lao động thành phố.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm tăng yêu cầu đối với chất lượng lao động. Nó đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn nhất định do phát triển một số ngành công nghiệp có trình độ cao như công nghệ thông tin, chế tạo máy.
Vì những lý do trên nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đồng thời chuyển dịch cơ cấu lao động.
Ở Việt Nam đang trong quá trình CNH-HĐH, nền kinh tế đang dần tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Nhưng trước kia cơ cấu lao động nước ta phân bố chủ yếu ở ngành nông nghiệp, trình độ chuyên môn chưa cao. Vì vậy khi đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ thì phải chuyển dịch cơ cấu lao động cho phù hợp và đáp ứng được cơ cấu kinh tế, tức đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp,...
Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
A. Các vùng kinh tế trọng điểm được hình thành.
B. Các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn được phát triển
C. Vùng sâu, vùng xa,... Được ưu tiên phát triển.
D. Tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm.
Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm, tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng (biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thể hiện rõ rệt nhất qua chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế)
=> Chọn đáp án D
Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
A. Các vùng kinh tế trọng điểm được hình thành.
B. Các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn được phát triển
C. Vùng sâu, vùng xa,... Được ưu tiên phát triển.
D. Tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm.
Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm, tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng (biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thể hiện rõ rệt nhất qua chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế)
=> Chọn đáp án D
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm cho
A. các vùng nông thôn phát triển nhanh nhưng chưa bền vững.
B. cơ cấu lao động theo ngành kinh tế cũng thay đổi mạnh mẽ.
C. nguồn lao động nước ta ngày càng có chuyên môn, kĩ thuật cao.
D. các vùng thành thị ngày càng văn minh, hạn chế triệt để ô nhiễm đô thị.
Đáp án: B
Giải thích: SGK/74, địa lí 12 cơ bản.
Tác động chủ yếu của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
A. Tỉ lệ dân thành thị tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm
B. Tỉ lệ dân thành thị giảm, tỉ lệ dân nông thôn tăng.
C. Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn đều giảm.
D. Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn đều tăng.
Đáp án cần chọn là: A
Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo hướng: giảm tỉ trọng lao động nông thôn, khu vực thành thị tăng.
Chứng minh rằng cơ cấu kinh tế nước ta chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
– Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với khá đầy đủ các ngành quan trọng thuộc 3 nhóm chính: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước; với 29 ngành khác nhau. Trong đó nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm, là những ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao, và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.
– Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới:
+ Tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến.
+ Giảm tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.
– Các hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp:
+ Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp vói điều kiện VN, thích ứng với nền kinh tế thế giới
+ Đẩy mạnh phát triển các ngành mũi nhọn và trọng điểm, đưa công nghiệp điện năng đi trước một bước.
+ Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ.