viết thơ 5 chữ (về mẹ)
Viết một bài thơ về mẹ , phong cảnh, gia đình...
( Không giới hạn cách viết thơ : 4 chữ, 5 chữ, thơ lục bát, thơ tự do...)
CÁC BẠN GIÚP MÌNH VỚI NHÉ !!!
Đêm nay trên phố bỗng mất đèn
Lại nhớ về những buổi ở làng quê
Ôi nhớ quá những chiều ngồi hóng gió
Bên đám bạn chân chất thôn quê
Rồi tối về dắt trâu qua trước ngõ
Ánh hoàng hôn vừa tắt vẫn còn đỏ
Trăng vùa lên,mây trôi dạt đi đâu
Chiếc áo má tôi đã phai màu
Giục tôi về , thổi cơm rồi đi tắm
Ôi nhớ lắm những buổi ở làng quê
Dù đi xa nhưng vẫn mãi nhớ về....
Quê tôi
Giờ lên phố quen bóng đèn bóng điện
Còn có đâu những buổi tối ngắm trăng
Rồi ánh trăng vẫn sáng tròn vằng vặc
Mãi đợi ta ngầy trở về quê đó
(Bài này mink sáng tác 100% ko chép,tick mình nha :)
Tôi muốn dệt những vần thơ về mẹ
Để đọc lên cho nước mắt trào rơi
Vì có gì đẹp đẽ nhất trên đời
Thiêng liêng nhất phải chăng là tình mẹ.
Những kỉ niệm xa xưa còn lưu dấu
Chiếc nôi êm tôi ngủ mẹ ngồi đưa
Hồn ca dao phảng phất giấc ban trưa
Mẹ tôi đã ru tôi vào sông núi.
Những miếng khoai tây tôi ăn tranh phần mẹ
Đói năm nào....khổ cực quá mẹ ơi
Mẹ cho con,mẹ nhịn,mẹ vẫn vui
Giờ nghĩ đến tôi buồn khôn xiết kể.
Nay dâng mẹ mấy vần thơ sầu muộn
Mẹ đi rồi...kỉ niệm vẫn trong con
Trên thiên đàng con biết chắc mẹ còn
Theo sát bước chân con nơi trần thế.
Thu Hà Nội
Thu lại trở về bên Hà Nội
Về lại ấm áp thổi nồi xôi
Nhớ bóng mẹ già đơn chăn cối
Bên chõng tre xưa, chiếc giường tồi.
CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!
Viết đoạn văn 5-7 câu về người mẹ trong bài thơ " Về thăm mẹ"
Tham khảo :
Mẹ là người gần gũi và thân yêu đối với mỗi đứa con, chẳng thế mà hình ảnh người mẹ đã trở thành đề tài quen thuộc trong thơ văn, tiểu thuyết. Đinh Nam Khương đã đưa hình ảnh người mẹ thân thiết, lam lũ tần tảo thương con của mình trong tác phẩm “Về thăm mẹ”. Hình ảnh người mẹ tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng lại được hiện lên qua những hình ảnh thân thuộc quê nhà. Hình bóng người mẹ thấp thoáng đằng sau “chum tương”, “nón mê”, “áo tơi” cho thấy sự lam lũ, vất vả của người phụ nữ thôn quê gắn bó với đồng ruộng, công việc bếp núc. Chum tương mẹ phơi, nón mê mẹ đội, áo tơi mẹ mặc, rồi hình ảnh đàn gà mới nở được mẹ chăm sóc từng chút một chính là hình ảnh hoán dụ cho cuộc sống thôn quê dân dã, tần tảo của những người phụ nữ xưa, chúng giúp hình tượng người mẹ của tác giả trở nên tiêu biểu, đại diện cho những bà mẹ chắt chiu, dành dụm từng chút một để hi sinh cho con cái, đồng thời còn cho thấy sự chịu thương chịu khó của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam. Sự yêu thương và hi sinh ấy còn thể hiện ở hình ảnh “trái na cuối vụ” được mẹ để dành, chăm chút đợi đứa con trở về. Tình cảm yêu thương của người mẹ được thể hiện ngay từ những chi tiết, sự quan tâm nhỏ nhặt nhưng chứa đựng biết bao tình yêu trìu mến của người mẹ hiền. Chẳng thế mà ở những dòng thơ cuối, tác giả “nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…”, đôi khi tình yêu thương của cha mẹ không phải là những gì lớn lao như trời bể mà chỉ được thể hiện ra bằng những sự quan tâm nhỏ nhặt, thân thuộc bên ta mỗi ngày. Hình ảnh người mẹ của Đinh Nam Khương trong văn bản “Về thăm mẹ” chính là đại diện cho người mẹ Việt Nam tần tảo, lam lũ sớm hôm với tình yêu thương chắt chiu vô bờ dành cho những đứa con.
em hãy viết thơ bốn chữ về tình cảm của người mẹ
cấm chép mạng giúp mk nha thank you nhiều
Viết đoạn văn 200 chữ ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Trở về với mẹ ta thôi
khảo nhé! Sau khi đọc bài thơ "Trở về với mẹ ta thôi", tôi cảm nhận được một dòng cảm xúc sâu lắng và ấm áp tràn ngập trong lòng. Bài thơ đã khéo léo đan xen những hình ảnh quen thuộc và những câu chuyện cổ tích để mang đến một thông điệp đầy ý nghĩa về tình yêu thương và sự quan tâm của mẹ.
Tôi cảm thấy lòng mình xuyến xao và ấm áp khi nhìn thấy hình ảnh của người mẹ trong bài thơ. Từng câu chữ tường thuật về bàn tay mẹ chăm sóc, về tiếng nói nhẹ nhàng và tình thương vô điều kiện đã làm tôi nhớ về những kỷ niệm đáng quý với mẹ của mình. Tôi nhận ra rằng không có gì có thể thay thế được tình yêu và sự hi sinh của một người mẹ.
Bài thơ cũng đã đánh thức những kí ức tuổi thơ và những câu chuyện cổ tích mà mẹ thường kể. Tôi nhớ lại những lần ngồi bên mẹ, lắng nghe những câu chuyện đáng yêu và tràn đầy sự sáng tạo. Đó là những khoảnh khắc tuyệt vời khi tôi cảm thấy được yêu thương và an toàn trong vòng tay của mẹ.
Bài thơ cũng khiến tôi suy ngẫm về tình yêu và sự hy sinh vô điều kiện của mẹ. Dù có những khó khăn và vất vả, mẹ luôn hi sinh bản thân để chăm sóc và bảo vệ con cái. Tôi tự hào và biết ơn vì có một người mẹ tuyệt vời như thế.
Tổng thể, sau khi đọc bài thơ "Trở về với mẹ ta thôi", tôi cảm thấy tràn đầy lòng biết ơn và yêu thương dành cho người mẹ của mình. Bài thơ đã khắc sâu trong tâm trí tôi một thông điệp về tình yêu và sự hy sinh của mẹ, và tôi sẽ luôn trân trọng và trân quý những giá trị ấy suốt cuộc đời.
Viết 1 khổ thơ 7 chữ về công ơn của cha mẹ, thầy cô
Đời con chính trực bởi công Thầy
Uốn dạy bao ngày lẽ phải hay
Đạo lý ngàn năm nào dễ đổi
Ân tình trọn kiếp chẳng hề thay
Dù cho phải biệt thời gian ấy
Dẫu có rời xa kỷ niệm này
Nghĩa nặng ghi lòng muôn cảm mến
Chân thành kính trọng mãi ơn đầy
Thầy cô - nghe hai tiếng thân thương
lũ trò, ra trường đều vấn vương
hạt sương, đọng đầy trên chiếc lá
những thương, vỗ bến lại xa bờ.
Thầy cô ru khúc hát trời ê
làm em, giấc mơ vời vợi thêm
ước muốn được một ngày thực hiện:
sải cánh, lượn bay kia phía trời.
Thầy cô - trong lòng lửa sáng chói
nhen nhóm, thắp niềm tin lũ trò:
đời này, còn bao là điều lạ
đứng lên, đi tìm, thưởng thức thôi.
Thầy cô - tim vàn muôn ánh nắng
ấm áp, khe khẽ tươi trên môi
hăng hái, khi trên bàn, bục giảng
dịa dàng, dọi em đi muôn lối.
Thầy cô - điều hay luôn sẵn có
khuyên răn, răn dạy đủ mọi nơi
dù là chân trời hay góc bể
người luôn sát cánh bên chúng trò.
Thầy cô - mệt nhoài ai hiểu được
những ngày miệt mài thức thâu đêm
ra bài, chấm điểm, toàn con số
mắt quầng, khan yếu, khô vai gầy.
Thầy cô! Ơn kể sao cho hết
nghĩa tình sâu nặng biết bao nhiêu
lời răn ai biết bao nhiêu chữ
mồ hôi ai đếm được mấy dòng
Thầy cô! Chúng em luôn ghi nhớ
công ơn: là lời hay, bài vở
chèo em qua dòng sông một nửa
còn lại, là tự bước em đi!
Tháng mười một đông bắt đầu se lạnh
Gió đầu mùa đẩy mạnh tiễn thu đi
Ôi cái ngày nhà giáo vẫn khắc ghi
Sao quên được trò ghì ơn nghĩa đó.
Xa trường cũ dù lâu rồi vẫn nhớ
Lời thầy cô còn muôn thuở trong tim
Ủ giấc mơ , trò mải miết lặng im
Chưa từng nghĩ sẽ tìm thăm trường cũ .
Cô nâng niu dạy trò từng nét chữ
Như mẹ hiền nâng giữ đứa con yêu
Thầy ân cần giảng dạy biết bao điều
" Đạo làm người " sao kêu trò quên được.
Thầy cô hỡi ! Dù dòng đời xuôi ngược
" Người lái đò" vẫn mãi lướt trên sông
Và mãi hoài che chắn những cơn giông
Vì trò quyết gian nan không quản ngại.
Mặc trò có luôn ham chơi , khờ dại
Thầy cô càng cố nhẫn nại khuyên răn
Suốt một đời chèo chở những gian truân
Cười rạng rỡ , mặc chân người mỏi mệt .
Trò nhiều vậy sao thầy cô nhớ hết
Trò chẳng buồn , trò biết thầy cô ơi
Giờ đây trò đang rảo bước muôn nơi
Lòng mãi nhớ về nơi mình từng sống.
Hiến chương đến trò càng thêm khát vọng
Ước thầy cô luôn sống mãi thọ trường
Luôn an bình mạnh khỏe ấm tình thương
Để tô vẽ những con đường em bước
Ngày nhà giáo trò nơi xa thầm ước
Muốn về thăm hay được tặng chút quà
Thương thầy cô vất vả chẳng nề hà
Ơn nghĩa nặng thiết tha trò mãi giữ.
Viết một đoạn văn tử 5-7 câu, nêu cảm nhận của em về 1 đoạn thơ viết về mẹ
Đoạn thơ viết về mẹ mà em tâm đắc:
"Những ngôi sao thức ngoài kia,
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời."
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ "Mẹ ốm' ( mik đang cần gấp )
tham khảo
Mẹ tôi vốn vui tính, thích nói thích cười, dẫu cho công việc nhà nông hằng ngày vất vả. Vậy mà mấy hôm nay, mẹ ốm phải nằm một chỗ.
Mẹ nằm thiêm thiếp sau cánh màn buông lỏng. Ruộng vườn vắng bóng dáng cặm cụi cuốc cày của mẹ. Chắc là nắng mưa bao năm lặn trong đời mẹ giờ đây đã làm cho mẹ ốm. Khắp người mẹ nóng ran, đau nhức, khiến mẹ khó chịu vô cùng.
Cô bác trong làng kéo đến hỏi thăm. Người cho trứng, người cho cam. Anh y sĩ ở trạm y tế cũng vào khám bệnh và phát thuốc. Mẹ cố gượng cười cảm ơn. Nhìn vẻ tiều tuỵ của mẹ, em thương đứt ruột!
Sáng nay, bất chợt trời đổ mưa rào. Cơn mưa ập đến rất nhanh và tạnh cũng rất nhanh. Mặt trời lại toả nắng giữa không trung bao la. Trong vườn, ríu rít tiếng chim và thơm ngát mùi trái chín đầu mùa. Chừng như cảm thấy cơn bệnh đã lui, mẹ bước xuống, lần giường tập đi từng bước. Đôi chân cả đời đi gió đi sương, giờ run rẩy đỡ tấm thân gầy của mẹ.
Tự đáy lòng, em cầu mong mẹ mau hết bệnh, ngày ăn ngon miệng, tối ngủ ngon giấc, để rồi mẹ lại tiếp tục những công việc đồng áng quen thuộc, lại đọc Kiều, ngâm Kiều và kể chuyện cổ tích cho em nghe. Mẹ ơi! Mẹ là những gì quý giá nhất! Mẹ là quê hương, đất nước, tháng ngày của con!
TK
Mẹ tôi vốn vui tính, thích nói thích cười, dẫu cho công việc nhà nông hằng ngày vất vả. Vậy mà mấy hôm nay, mẹ ốm phải nằm một chỗ.
Mẹ nằm thiêm thiếp sau cánh màn buông lỏng. Ruộng vườn vắng bóng dáng cặm cụi cuốc cày của mẹ. Chắc là nắng mưa bao năm lặn trong đời mẹ giờ đây đã làm cho mẹ ốm. Khắp người mẹ nóng ran, đau nhức, khiến mẹ khó chịu vô cùng.
Cô bác trong làng kéo đến hỏi thăm. Người cho trứng, người cho cam. Anh y sĩ ở trạm y tế cũng vào khám bệnh và phát thuốc. Mẹ cố gượng cười cảm ơn. Nhìn vẻ tiều tuỵ của mẹ, em thương đứt ruột!
Sáng nay, bất chợt trời đổ mưa rào. Cơn mưa ập đến rất nhanh và tạnh cũng rất nhanh. Mặt trời lại toả nắng giữa không trung bao la. Trong vườn, ríu rít tiếng chim và thơm ngát mùi trái chín đầu mùa. Chừng như cảm thấy cơn bệnh đã lui, mẹ bước xuống, lần giường tập đi từng bước. Đôi chân cả đời đi gió đi sương, giờ run rẩy đỡ tấm thân gầy của mẹ.
Tự đáy lòng, em cầu mong mẹ mau hết bệnh, ngày ăn ngon miệng, tối ngủ ngon giấc, để rồi mẹ lại tiếp tục những công việc đồng áng quen thuộc, lại đọc Kiều, ngâm Kiều và kể chuyện cổ tích cho em nghe. Mẹ ơi! Mẹ là những gì quý giá nhất! Mẹ là quê hương, đất nước, tháng ngày của con!
Tham khảo:
Mẹ tôi vốn vui tính, thích nói thích cười, dẫu cho công việc nhà nông hằng ngày vất vả. Vậy mà mấy hôm nay, mẹ ốm phải nằm một chỗ.
Mẹ nằm thiêm thiếp sau cánh màn buông lỏng. Ruộng vườn vắng bóng dáng cặm cụi cuốc cày của mẹ. Chắc là nắng mưa bao năm lặn trong đời mẹ giờ đây đã làm cho mẹ ốm. Khắp người mẹ nóng ran, đau nhức, khiến mẹ khó chịu vô cùng.
Cô bác trong làng kéo đến hỏi thăm. Người cho trứng, người cho cam. Anh y sĩ ở trạm y tế cũng vào khám bệnh và phát thuốc. Mẹ cố gượng cười cảm ơn. Nhìn vẻ tiều tuỵ của mẹ, em thương đứt ruột!
Sáng nay, bất chợt trời đổ mưa rào. Cơn mưa ập đến rất nhanh và tạnh cũng rất nhanh. Mặt trời lại toả nắng giữa không trung bao la. Trong vườn, ríu rít tiếng chim và thơm ngát mùi trái chín đầu mùa. Chừng như cảm thấy cơn bệnh đã lui, mẹ bước xuống, lần giường tập đi từng bước. Đôi chân cả đời đi gió đi sương, giờ run rẩy đỡ tấm thân gầy của mẹ.
Tự đáy lòng, em cầu mong mẹ mau hết bệnh, ngày ăn ngon miệng, tối ngủ ngon giấc, để rồi mẹ lại tiếp tục những công việc đồng áng quen thuộc, lại đọc Kiều, ngâm Kiều và kể chuyện cổ tích cho em nghe. Mẹ ơi! Mẹ là những gì quý giá nhất! Mẹ là quê hương, đất nước, tháng ngày của con!
Viết một đoạn văn 200 chữ nêu cảm nghĩ của em về bài thơ
"Nói với mẹ”- Nắng Mai
Tham khảo:
Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Lũ chúng tôi một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. Người mẹ - nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Từ xưa tới nay, từ Á sang Âu, hình tượng người mẹ luôn tỏa sáng lung linh tấm lòng nhân hậu, bao dung, độ lượng, suốt cả cuộc đời vì chồng vì con, vì quê hương đất nước. Khi viết về người mẹ, mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau, điều đó phụ thuộc vào cung bậc cảm xúc, năng khiếu thẩm mĩ và hình thức thể hiện. Bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm (in trong tập Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985) viết về mẹ say lòng người đọc bởi hơi thơ hồn nhiên mà sâu lắng, ngôn từ giản dị nhưng tính khái quát, chiêm nghiệm cao hòa trong mạch cảm xúc yêu thương, kính trọng vô bờ. Đọc khổ thơ đầu, khá thú vị với cách viết của nhà thơ: Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Tại sao tác giả không viết: Những mùa vụ mẹ tôi thu hoạch Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng. Khi nói đến mùa vụ, người ta nghĩ ngay đến vụ chiêm vụ mùa. Ngoài vụ chiêm vụ mùa mẹ còn phải gieo trồng rau màu bầu bí, mỗi thứ một tí, gom góp nuôi đàn con khôn lớn. Suy cho cùng, hạt lúa cũng là một loại “quả”, vậy nên “mùa quả” có tính khái quát hơn. Đến câu thơ thứ hai: Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng, người đọc băn khoăn với chữ “trông”. Theo Từ điển Tiếng Việt, “trông” có những nghĩa sau: 1. Nhìn để nhận biết; 2. Để ý nhìn ngó, coi sóc, giữ cho yên ổn; 3. Mong; 4. Hướng đến với lòng hi vọng, mong được giúp đỡ…Như vậy, chữ “trông” trong câu thơ hiểu với 3 nghĩa trước là đúng; theo nghĩa thứ 4, câu thơ là sự khẳng định: mùa quả của mẹ do mẹ quyết định, chẳng trông ngóng mong chờ vào ai khác. Mặt trời mọc, mặt trăng lặn là sự tiếp nối không ngừng nghỉ của thời gian, tác giả lấy qui luật này để so sánh với mùa quả của mẹ. Thời gian tuần hoàn, liên tiếp, mùa quả của mẹ cũng vậy. Thời gian không ngưng đọng mẹ không ngưng tay. Thời gian có sáng có tối, mùa quả của mẹ khi bội thu lúc thất bát. Cách so sánh mới lạ nhưng hồn nhiên với hình ảnh đẹp: Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Khổ thơ thứ hai, hai câu đầu tác giả đối chiếu: “lũ chúng tôi” với “bí và bầu” trong không gian ba chiều, ngôn từ ngộ nghĩnh của lứa tuổi đồng giao: Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Cái hình dáng “lớn xuống” được liên tưởng: Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn. Viết được như vậy đã thể hiện sự biết ơn, đã thấy được công lao to lớn của mẹ. Câu thơ thứ tư, câu kết của khổ hai, không ngừng lại ở đấy, cao hơn, là sự thấu hiểu: Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Giọt mồ hôi rỏ xuống lòng mẹ thầm lặng. Câu thơ thể hiện sự từng trải, chiêm nghiệm. Thầm lặng là âm thầm, lặng lẽ, ít ai biết đến. Nếu tác giả viết: Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn, Rỏ xuống vườn cây trái mẹ tôi thì mới dừng lại ở sự vất vả khó nhọc. Với mẹ, vất vả khó nhọc ấy thường tình. Nỗi vất vả lớn hơn mẹ phải gánh chịu là sự cô đơn, nhớ nhung, âm thầm chịu đựng. Đặt bài thơ trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh lúc ấy, một tay mẹ nuôi đàn con khi chồng “đang đánh giặc cuối trời”, giọt mồ hôi mặn như lại càng mặn hơn. Câu thơ như chìa khóa, giải mã hai câu thơ đầu khổ một. Giờ đây chúng ta hiểu vì sao: “Những mùa quả mẹ tôi hái được/ Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng”. Khổ cuối, câu thơ đầu: “Và chúng tôi một thứ quả trên đời” là một so sánh hay, logic, tiếp nối cặp đôi đối xứng ở khổ trước: “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên //Còn những bí và bầu thì lớn xuống”. “Bí và bầu” được tác giả dùng đại từ “chúng”. Chúng tôi – chúng nó, lớn lên – lớn xuống đều từ một tay mẹ chăm sóc cả. Nhưng có lẽ là bí và bầu ngoan hơn, mẹ hái chúng biết bao nhiêu mùa vụ. Còn chúng tôi: Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái. Bảy mươi tuổi – “Nhân sinh thất thập cổ lai hi” (Đỗ Phủ), theo logic phổ thông thì những đứa con của mẹ đang độ tuổi 30 – 50. Ba mươi tuổi: “Tam thập nhi lập”; bốn mươi tuổi: “Tứ thập nhi bất hoặc”; năm mươi tuổi: “Ngũ thập tri thiên mệnh”. Ấy vậy mà mẹ vẫn phải “mong chờ”. Mong chờ con cái phương trưởng, thành đạt về mọi mặt. Mong chờ của mẹ theo suốt từ con sang cháu. Với mẹ, dù con đã “ngũ thập tri thiên mệnh” thì vẫn là đứa con cần quan tâm, bao bọc, chở che như ngày nào. Hai câu cuối của khổ thơ cũng là hai câu kết của bài. Nỗi hoảng sợ của tác giả khi một ngày nào đó mẹ ra đi (ngày bàn tay mẹ mỏi): .Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh “Quả non xanh” – chưa thu hoạch được; “lũ chúng tôi một thứ quả trên đời” – còn non xanh, nghĩa là mẹ chưa được hái. Hiểu được tâm nguyện của mẹ, hiểu được khả năng của mình để luôn luôn phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, đó chính là cái cách báo hiếu tốt nhất. “Hoảng sợ” của tác giả là sự giật mình nhìn lại quãng đời đã qua của bản thân, quảng đường ngắn ngủi còn lại của mẹ. Thời gian có đủ cho con “chín”, cho mẹ được hưởng thành qủa suốt cả cuộc đời âm thầm hi sinh, chăm sóc, mong chờ? Cái giật mình của tác giả cũng là cái giật mình của độc giả, chúng ta vô tâm quá! Chỉ với ba khổ, mười hai câu thơ ngôn từ giản dị nhưng tác giả khắc họa đậm nét hình tượng người mẹ trong lòng độc giả. Giọng điệu thơ có cách nhìn sự vật của trẻ con, có sự chiêm nghiệm, đúc kết, hồi tưởng của người từng trải nhưng đều đồng nhất tấm lòng biết ơn, thấu hiểu. Cảm xúc kính trọng, yêu thương mẹ chân thành, da diết gói gọn trong cấu tứ chặt chẽ, ngôn từ hàm ẩn, tinh tế, tài hoa, bài thơ mãi say lòng người đọc mà mỗi đời thơ có được những bài thơ như thế không nhiều.
Tập chép : Mẹ (từ Lời ru … đến suốt đời.)
? Đếm và nhận xét về số chữ của các dòng thơ trong bài chính tả.
? Nêu cách viết các chữ ở đầu mỗi dòng thơ.
- Bài chính tả gồm : câu trên 6 chữ, câu dưới 8 chữ (thể thơ lục bát).
- Các chữ đứng ở mỗi dòng thơ viết hoa.