Giải thích ý kiến sau ''lòng hiếu thảo là cái gốc của đạo lý con người''
Giải thích ý kiến sau:" Lòng hiếu thảo là cái gốc của đạo lý con người"
Gợi ý:
+) Đây là một truyền thống của dân tộc ta, truyền thống ấy được coi trọng và giữ gìn trong mỗi gia đình
+ Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là thể hiện sự kính trọng với những người đã có công nuôi dưỡng chăm sóc chúng ta từ khi còn bé....
+) Hiếu thảo đó là xuất phát từ trái tim yêu thương của mỗi con người. Không ai ép buộc chúng ta nhưng với những con người tôn trọng đạo lí này thì họ sẽ thực hiện và giữ gìn truyền thống này.
+) Hiếu Thảo là nguồn góc của con người, là cơ sở hình thành về nhân phẩm của một con người.
Tham khảo nha
Bạn đã nghe nhiều về những câu chuyện gia đình, với các ông bố bà mẹ già nua bị con cái đẩy ra đường sống lay lắt? Bạn đã nghe nhiều về chuyện chị A anh B giàu có ăn mặc sang trọng nhưng cha mẹ ở nhà bỏ đói thiếu ăn?… Vậy bạn cảm thấy thế nào, đau xót, tức giận hay bình thường, thản nhiên?
Lạm nghĩ rằng bạn sẽ đau lòng, sẽ thổn thức và thốt lên “Tại sao bất hiếu thế? Bố mẹ mà không thương thì liệu sống trên đời này, họ còn quan tâm đến ai nữa?”… Khi bạn có cảm xúc như vậy, khi mà hàng triệu triệu người Việt có cảm xúc như vậy, đó chính là lúc sự hiếu thảo – cái gốc đạo lý của người Việt Nam trỗi dậy.
Khi chúng ta lên án một hành động nào đó, tức là mặc nhiên khẳng định ủng hộ điều ngược lại. Và ở đây là sự hiếu thuận của con cái đối với cha mẹ. Trong đạo lý người Việt, có 3 yếu tố chính để đánh giá sự hiếu thuận của một người con, đó là sự tôn kính bậc sinh thành, không làm gì gây tổn hại đến danh dự bố mẹ và cuối cùng là phụng dưỡng. Người con nào mắc phải một trong ba tội này tức là bất hiếu, thể hiện ở những hành động như: hỗn hào, ăn chơi sa đọa, bỏ bê cha mẹ khi về già…
Sống hiếu thảo tâm luôn an nhàn, thanh tịnh. Sống bất hiếu thì dù có vờ như không biết, vẫn sẽ bị tòa án lương tâm hành hạ. Và cuối đời, có thể sẽ bị nhân quả nhãn tiền.
Ai cũng có nguồn có cội, ai cũng có gốc rễ và được cha mẹ sinh ra, nuôi dưỡng thành tài… Thế nhưng nhiều người con không biết trân trọng, không biết quý những điều mình đang có, không biết ơn cha mẹ tổ tiên… và vướng vào hai chữ “bất hiếu”, mà chỉ khi bố mẹ nhắm mắt xuôi tay mới tỉnh ngộ, mới bàng hoàng… Nói vậy để thấy, dù bạn có thành công đến thế nào, dù bạn có địa vị xã hội ra sao, nhưng nếu không giữ trọn chữ hiếu, thì cũng chỉ là một con người nông cạn, ngô nghê và đáng bị lên án về mặt đạo đức!
Để trở thành người tốt, tài đức vẹn toàn, trước tiên bạn nên là một người con có hiếu, biết kính yêu, phụng dưỡng cha mẹ, nhất là khi họ về già. Chăm sóc tốt sức khỏe cho cha mẹ để sống đời đời, vui vẻ bên con cháu là một sự báo hiếu tuyệt vời…
Hồ Chí Minh có câu:
"Có tài mà không có đức là người vô dụng
Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”
Đạo đức, phẩm chất là một phần quan trọng đối với bản thân con người. Trong đó hiếu thảo là một đức tính vô cùng cần thiết đối với chúng ta. Vậy theo các bạn, như thế nào là hiếu thảo? Trước tiên để biết được ý nghĩa của hiếu thảo thì chúng ta cần phải hiểu thế nào là hiếu thảo? Hiếu thảo là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Nó thể hiện những tình cảm, suy nghĩ của bản thân mỗi người với những ai đã có công ơn to lớn với chúng ta. Hiếu thảo rất cần thiết trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt là đối với những thế hệ trẻ ngày nay – những con người đang dần hòa nhập vào nhịp sống của thế giới hiện đại. Nhân dân ta có truyền thống hiếu thảo từ bao đời nay. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc. Ca dao có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Cha mẹ là người đã có công rất lớn trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Họ sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ ta nên người. Cha mẹ hết lòng yêu thương, chăm sóc những đứa con của họ một cách vô điều kiện, luôn bên cạnh, chia sê, quan tâm trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn, gian khổ hay lúc thành công hạnh phúc. Đối với cha mẹ, “con dù lớn vẫn là con của mẹ - đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”. Thật vậy, công ơn cha mẹ là vô cùng to lớn như như “núi Thái Sơn”, như “dòng nước bao la, mênh mông và vô tận”. Bởi thế, mỗi chúng ta cần phải đền đáp lại những công ơn to lớn ấy từ những việc làm nhỏ nhất như: ra sức học tập, rèn luyện tốt, hiếu thảo, sống sao cho có ích với bản thân, gia đình và xã hội …..Đó chính là lí do vì sao bản thân mỗi người luôn cần có lòng hiếu thảo.
Lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ mà còn được thể hiện với mọi người xung quanh: ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,…..Thầy cô cho ta kiến thức, chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Không ồn ào, phô trương, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô như những người lái đò cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, chúng ta cũng chảng thể nào quên “hiếu thảo”, nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã ngả xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Không bia đá, tượng đài, không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng chính những tâm hồn ấy, những tấm gương ấy, những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan... thì đôi khi bản thân chúng ta lại quên đi hoặc thậm chí là đánh mất đi cả lòng hiếu thảo của bản thân.Họ thản nhiên vô phép, đối xử bạt đãi với gia đình, với thầy cô, đặc biệt là cha mẹ. Trong cuộc sống hôm nay có bao nhiêu những hành vi, tình trạng những giới trẻ cư xử không đúng đắn như: hành hạ, đánh đập,…. một cách tàn nhẫn với thầy cô - những người chắp cho ta đôi cánh kiến thức, rồi cha mẹ - những người có công sinh thành và dưỡng dục chúng ta. Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, suy nghĩ và tìm giải pháp. Chúng ta – những thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người, đặc biệt là lòng hiếu thảo, cần nghiêm khắc lên án, cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta.
Thật vậy, lòng hiếu thảo là một đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Qua đây, bản thân chúng ta – những chủ nhân tương lai của đất nước cũng sẽ nhìn nhận lại đạo đức của bản thân, của cái nhìn về gia đình, về lòng hiếu thảo và thấm thía rằng: “ Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu”
chúc p hk tốt
Cha ông ta có câu : Một lòng thờ mẹ kính cha - Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Từ đó em có suy nghĩ gì về lòng hiếu thảo.
- Mong mọi người giúp ạ :DLòng hiếu thảo là sự báo đáp công ơn nuôi dưỡng, sinh thành... đối với bố mẹ, ông bà, tổ tiên...
Lí giải:
- Cha mẹ vất vả nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Đó là ơn trời bể mà chúng ta cần phải báo đáp.
- Cách chúng ta báo hiếu với cha mẹ cũng là một cách thể hiện phẩm chất của chúng ta và để những người khác có cách nhìn nhận về bản thân mình là người như thế nào ( kẻ vô ơn quên công cha, ơn mẹ đối xử tệ bạc với họ sẽ bị người đời khinh bỉ )
- Lòng hiếu thảo là sợi dây mạnh mẽ kết nối cha mẹ và con cái...
- Dẫn chứng bạn tự chọn lọc.
- Bài học: Chúng ta cần có lòng hiếu thảo với cha mẹ...
hãy giải thích ý nghĩa bài ca dao: Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nc trog nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
(mik chỉ cần mở bài thui)
tham khảo
Câu ca dao cũng là lời gửi gắm, nhắc nhở đến những người con, cần sống hiếu thuận, yêu thương cha mẹ để bù đắp cho những hi sinh lớn lao mà bố mẹ đã dành cho chúng ta. Giữa cha mẹ và con cái được gắn kết với nhau bởi mối quan hệ huyết thống gần gũi, vì vậy mà tình cảm ấy cũng thật thiêng liêng, cao quý.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nc trog nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
bài ca dao muốn nói lên công lao to lớn của cha mẹ đồng thời nhắc nhở con cái cần phải biết ơn công lao trời bể đó
''Công cha như nước thái sơn ,nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra , một lòng thờ mẹ kính cha cho chon chữ hiếu mới là đạo con '' bài ca dao trên ca ngợi công cha lớn lao của cha mẹ và khuyến ran con cái phải có thái độ hiếu kính cha mẹ .
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người (trả lời khoảng 3-4 dòng)
Chọn từ thích hợp vào chỗ trống: “Cái chết của cụ cố tổ mang đến….cho đám con cháu, là cơ hội để khoe mẽ với thiên hạ những nghịch lý của “thế hệ con cháu” hiếu thảo bằng những bộ trang phục âu hóa nửa tây nửa ta và những trò “mèo mả gà đồng” của dâu con lẫn người xung quanh”
A. Niềm hạnh phúc
B. Nỗi đau
C. Bất hạnh
D. Bi kịch
Cái chết của cụ cố tổ mang đến niềm hạnh phúc cho đám con cháu, là cơ hội để khoe mẽ với thiên hạ những nghịch lý của “thế hệ con cháu” hiếu thảo bằng những bộ trang phục âu hóa nửa tây nửa ta và những trò “mèo mả gà đồng” của dâu con lẫn người xung quanh.
Đáp án cần chọn là: A
Nghị luận về lòng hiếu thảo là cái gốc của đạo lý con người (k chép mạng nhé)
ai giúp với, mình cần gấp ạ
Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.
Đây là đoạn văn bạn tham khảo rồi góp ý vào bài văn của bạn nhé.Chúc bạn học tốt
Ý của 2 câu thơ ?
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
~Đoạn văn từ 2-3 câu ~
Tham khảo!
Câu ca dao này tuy ngắn gọn nhưng súc tích, đã giúp chúng ta phần nào thấy được trách nhiệm của mình đối với cha mẹ, đồng thời câu ca dao cũng khuyên ta rằng sống ở đời phải luôn ghi nhớ và đền đáp công ơn của cha mẹ.
Câu ca dao này tuy ngắn gọn nhưng súc tích, đã giúp chúng ta phần nào thấy được trách nhiệm của mình đối với cha mẹ, đồng thời câu ca dao cũng khuyên ta rằng sống ở đời phải luôn ghi nhớ và đền đáp công ơn của cha mẹ.
"tưởng người dưới nguyệt chén đồng,..., Có khi gốc tử đã vừa người ôm." đoạn thơ trên cho ta thấy Kiều là người con hiếu thảo.Bằng đoạn văn nghị luận 2/3 trang giấy, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về lòng biết ơn cha mẹ của con cái thời đại ngày nay
Em tham khảo nhé:
Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.
Hãy giải thích câu tục ngữ :"lòng hiếu thảo là cái gốc của đạo lí "
Gợi ý:
Cha mẹ là người đã có công rất lớn trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Họ sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ ta nên người. Cha mẹ hết lòng yêu thương, chăm sóc những đứa con của họ một cách vô điều kiện, luôn bên cạnh, chia sê, quan tâm trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn, gian khổ hay lúc thành công hạnh phúc. Đối với cha mẹ, “con dù lớn vẫn là con của mẹ - đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”. Thật vậy, công ơn cha mẹ là vô cùng to lớn như như “núi Thái Sơn”, như “dòng nước bao la, mênh mông và vô tận”. Bởi thế, mỗi chúng ta cần phải đền đáp lại những công ơn to lớn ấy từ những việc làm nhỏ nhất như: ra sức học tập, rèn luyện tốt, hiếu thảo, sống sao cho có ích với bản thân, gia đình và xã hội …..Đó chính là lí do vì sao bản thân mỗi người luôn cần có lòng hiếu thảo.
Lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ mà còn được thể hiện với mọi người xung quanh: ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,…..Thầy cô cho ta kiến thức, chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Không ồn ào, phô trương, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô như những người lái đò cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, chúng ta cũng chảng thể nào quên “hiếu thảo”, nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã ngả xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Không bia đá, tượng đài, không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng chính những tâm hồn ấy, những tấm gương ấy, những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan... thì đôi khi bản thân chúng ta lại quên đi hoặc thậm chí là đánh mất đi cả lòng hiếu thảo của bản thân.Họ thản nhiên vô phép, đối xử bạt đãi với gia đình, với thầy cô, đặc biệt là cha mẹ. Trong cuộc sống hôm nay có bao nhiêu những hành vi, tình trạng những giới trẻ cư xử không đúng đắn như: hành hạ, đánh đập,…. một cách tàn nhẫn với thầy cô - những người chắp cho ta đôi cánh kiến thức, rồi cha mẹ - những người có công sinh thành và dưỡng dục chúng ta. Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, suy nghĩ và tìm giải pháp. Chúng ta – những thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người, đặc biệt là lòng hiếu thảo, cần nghiêm khắc lên án, cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta.
Thật vậy, lòng hiếu thảo là một đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Qua đây, bản thân chúng ta – những chủ nhân tương lai của đất nước cũng sẽ nhìn nhận lại đạo đức của bản thân, của cái nhìn về gia đình, về lòng hiếu thảo và thấm thía rằng: “ Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu”