Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trần Nguyễn Hoài Thư
Xem chi tiết
huy bình
26 tháng 10 2016 lúc 21:48

mỏi tay quá đê

Gặp lại Thầy

Con dừng lại phía hàng cây
Bồi hồi khi gặp dáng thầy hôm nao
Trường xưa vẫn nét ngày nào
Và đây vẫn dáng thấy cao cao gầy
Vẫn bao la một vòng tay
Đón con như thể chưa ngày cách xa
Kiềm lòng để lệ khỏi nhoà
Giọng thầy trầm ấm “thật thà phải con?”
Cái tên thấy gọi riêng con
Đến giờ con thấy vẫn còn mới nguyên
Ước mong con mãi không quên
“thật lòng vững trí đừng phiền nghe con”
Lợi danh - danh lợi sẽ mòn
Những điều thấy dạy còn hoài khắc tâm
Nhớ tóc thấy điểm hoa râm
Cùng lời chỉ dạy âm thầm con mang
Ai quên đi chuyến đò ngang
Quên sao người lái thuyền sang bến đời.

3. Bụi phấn xa rồi

Ngẩn ngơ chiều khi nắng vàng phai
Thương nhớ ngày xưa chất ngất hồn
Một mình thơ thẩn đi tìm lại
Một thoáng hương xưa dưới mái trường

Cho dẫu xa rồi vẫn nhớ thương,
Nầy bàn ghế cũ, nầy hàng me
Bảng đen nằm nhớ người bạn trẻ
Bụi phấn xa rồi... gửi chút hương!

Bạn cũ bây giờ xa tôi lắm
Mỗi đứa một nơi cách biệt rồi!
Cuộc đời cũng tựa như trang sách
Thư viện mênh mông, nhớ mặt trời!!!

Nước mắt bây giờ để nhớ ai???
Buồn cho năm tháng hững hờ xa
Tìm đâu hình bóng còn vương lại?
Tôi nhớ thầy tôi, nhớ... xót xa!

Như còn đâu đây tiếng giảng bài
Từng trang giáo án vẫn còn nguyên
Cuộc đời cho dẫu về muôn nẻo
Vẫn nhớ thầy ơi! Chẳng thể quên!!!

4. Hoa và ngày 20-11

Nụ hoa hồng ngày xưa ấy
Còn rung rinh sắc thắm tươi
20-11 ngày năm ấy
Thầy tôi tuổi vừa đôi mươi

Cô tôi mặc áo dài trắng
Tóc xanh cài một nụ hồng
Ngỡ mùa xuân sang quá
Học trò ngơ ngẩn chờ trông...

Nụ hoa hồng ngày xưa ấy...
Xuân sang, thầy đã bốn mươi
Mái tóc chuyển màu bụi phấn
Nhành hoa cô có còn cài?

Nụ hoa hồng ngày xưa ấy...
Tà áo dài trắng nơi nao,
Thầy cô - những mùa quả ngọt
Em bỗng thành hoa lúc nào.

5. Nắng ấm sân trường

Cây điệp già xòe rộng tán yêu thương
Lá lấp lánh cười duyên cùng bóng nắng
Giờ đang học, mảng sân vuông lặng vắng
Chim chuyền cành buông tiếng lạnh bâng qươ

Chúng em ngồi nghe thầy giảng bình thơ
Nắng ghé theo chồm lên ngồi bệ cửa
Và cả gió cũng biết mê thơ nữa
Thổi thoảng vào mát ngọt giọng thầy ngâm.

Cả lớp say theo từng nhịp bổng trầm
Điệp từng bông vàng ngây rơi xoay tít
Ngày vẫn xuân, chim từng đôi ríu rít
Sà xuống sân tắm nắng ấm màu xanh

Em ngồi yên uống suối mật trong lành
Thời gian như dừng trôi không bước nữa
Không gian cũng nằm yên không dám cựa
Ngại ngoài kia nắng ấm sẽ thôi vàng

Sân trường căng rộng ngực đến thênh thang
Kiêu hãng khoe trên mình màu nắng ấm
Lời thơ thầy vẫn nhịp nhàng sâu lắng
Nắng ấm hơn nhờ giọng ấm của người...

6. Thầy

Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi

Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi ...
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng con định hướng tương lai

Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu ...

7. Lời Của Thầy

Rồi các em một ngày sẽ lớn
Sẽ bay xa đến tận cùng trời
Có bao giờ nhớ lại các em ơi
Mái trường xưa một thời em đã sống

Nơi đã đưa em lên tầm cao ước vọng
Vị ngọt đầu đời bóng mát ca dao
Thuở học về cái nắng xôn xao
Lòng thơm nguyên như mùi mực mới

Dẫu biết rằng những tháng ngày sắp tới
Thầy trò mình cũng có lúc chia xa
Sao lòng thầy canh cánh nỗi thiết tha
Muốn gởi các em thêm đôi điều nhắn nhủ

Một lời khuyên biết thế nào cho đủ
Các em mang theo mỗi bước hành trình
Các em lúc nào cũng nhớ đừng quên:
Sống cho xứng với lương tâm phẩm giá...

Rồi các em mỗi người đi mỗi ngả
Chim tung trời bay bổng cánh thanh niên
Ở nơi đâu: rừng sâu, biên giới khắp ba miền
Ở nơi đâu có thầy luôn thương nhớ

Dạ Nguyệt
26 tháng 10 2016 lúc 22:37

Nhớ cô

Thời gian trôi đi k bao h trở lại

Dù k đành cũng có thể làm chi?

Cô giáo ơi em pk nói câu j

Để chia tay mà lòng không đau đớn

 

Vẫn nhớ cô hôm nào trên bục giảng

Ngày từng ngày đến lớp nụ cười tươi

Thấm thoát trôi 1 năm ôi ngắn ngủi

Để h đây nc mắt cứ tuôn trào

 

Cô giáo ơi mai này gặp lại

Cô còn nhớ đến chúng em chăng?

Em nơi đây mong từng phút từng giây

Gặp cô dù chỉ trong giấc chiêm bao.

ღĐậu~Đậuღ
30 tháng 10 2018 lúc 9:16

Nghe thầy đọc thơ

Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà

Mái chèo nghe vọng sông xa

Êm êm như tiếng của bà năm xưa

Nghe trăng thuở động tàu dừa

Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

Thêm yêu tiếng hát mẹ cười

Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…

Xinh gái và học giỏi là...
Xem chi tiết
Phương Thảo
4 tháng 12 2016 lúc 14:49

I. Mở bài

Giới thiệu cây mai vàng đang nở hoa.

II. Thân bài

a. Tả bao quát

Dáng vẻ của cây mai (lớn hay bé, cao bao nhiêu?)

- Được trồng trong chậu hay ởvườn?

b. Tả chi tiết từng bộ phận

- Gốc mai, thân mai?

- Cành mai xòe ra xung quanh như hĩnh chữ V. Thân và cành đều nhỏ dần về-phía ngọn, mây hôm trước chưa ra nụ, trông trơ trụi và khẳng khiu.

- Nụ hoa bằng hạt đậu trắng, vỏ vẫn còn xanh nhưng đã hé ra mấy vệt vàng.

- Những bông hoa đã nở thì thật rực rỡ: mỗi bông là một ngôi sao năm cánh màu vàng thắm...

- Nhị hoa là một cái hạt xanh xanh nằm giữa cái tua vàng.

- Bên cạnh những chùm hoa, chùm nụ, có những chồi xanh nho nhỏ.

III. Kết luận

Hoa mai là hoa ngày Tết; vẻ đẹp của nó quyến rũ tất cả mọi người.

bn tự lm theo dàn bài này nhé , tiếc là mk ko có time

Hoàng Thanh Mai
4 tháng 12 2016 lúc 14:50

Mùa xuân đến hoa đua nhau khoe sắc nở.Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng toả hương thơm. Nhưng tôi lại thích ngắm nhìn cây mai vang trổ hoa trong những ngày tết đến. Gia đình tôi ở Miền Nam nên không có hoa đào như ở Miền Bắc.

Lá mai nhọn, hao hao giống lá chè. Trời cuối đông, lá mai vàng úa rồi lác đác rụng. Mỗi chiếc lá có một tâm tình riêng. Có chiếc lá thản nhiên rụng xuống cho xong chuyện, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá nhẹ nhàng bay lượn với làn gió thoảng. Có chiếc lá ngần ngại, rụt rè, lưu luyến khi phải xa cành, phải đợi người trồng mai tận tay tỉa chúng. Trước khi đón tết, mai vàng chỉ còn lại những cành khẳng khiu, trụi lá. Duy nhất, là có cái gốc trông vững chải. Tuy vậy, mai vẫn có dáng chiều quằn, chiều lượn, uyển chuyển lắm. Nhìn cây tôi tưởng rằng cây không còn sức sống nhưng đâu nghĩ được rằng dó là sự hi sinh cao cả. Những chiếc lá già đã nhường chỗ cho những chiếc lá non đang lặng lẽ ươm mầm, tiếp tục vươn lên để làm đẹp cho đời. Ngày tết đến, cùng với cảnh giao mùa, cây mai vàng nở rộ, lung linh những chùm hoa tươi thắm. Hoa mai cũng năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Màu hoa vàng tươi, ấp áp. Cây mai vàng làm đẹp cho sân nhà, đậm đà hương vị của ngày tết. Những câu đối đỏ, những lời chúc mừng năm mới trong những cánh thiệp nhỏ treo trên cành mai thì ý nghĩa biết nhường nào. Nắng xuân ấm nồng, rải nhẹ lên cành cây kẽ lá. Cây mai vàng lại càng đẹp hơn. Mai trông thanh cao, duyên dáng hơn người. những chú ong rù rì đôi cánh đi tìm mật.Thấp thoáng vài chị bướm trắng, bướm nâu rập rờn trong vòm lá xanh non. Chim chóc cũng vui mừng trước sắc xuân, dường như chúng cũng ngợp mắt trước màu vàng trù phú của cây mai ngày tết. Mai vàng thật đẹp, thật quí. Cây mai có mặt từ miền quê yên ả cho đến thành phố lộng lẫy các loại hoa. Mai ung dung đứng trước nhà, chắc nó rất hãnh diện về mình.Cây mai được ông tôi đặt ngay phòng khách, mai vui cung con người đón tết, đón xuân sang. Mỗi khi thấy mai nở, thì tôi lại nhớ đến tết.

Những hình ảnh, ki ức của ngày tết đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú. Bây giờ tôi nhớ lại những kỉ niệm lúc nhỏ thì tôi lại muốn xuân đến mãi, đến mãi.

Mỗi dịp tết đến, xuân về cùng với hình ảnh của mâm trái cây được đặt trên bàn thờ tổ tiên ông bà thì hình ảnh của cây mai với những cánh hoa vàng rộ càng làm tăng thêm sắc xuân của ngày tết. Như một bài thơ của Mãn Giác đã viết:
“Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua xuân trước nở cành mai”

Ngu Văn Người
4 tháng 12 2016 lúc 15:07

Mỗi loại hoa đều mang một sắc thái riêng, một vẻ đẹp riêng. Chúng đều đem lại cho mọi người những cảm giác thích thú, thoải mái và dễ chịu sau những giờ học tập và làm việc căn thẳng. Nhưng đối với em, loài hoa đặc trưng và đẹp nhất của mùa xuân ở phương Nam vẫn là hoa mai.
Thấm thoát, một năm sắp qua đi, mọi người lại chuẩn bị đón Tết. Cây mai dường như cũng âm thầm chuẩn bị đón xuân – mùa mà nó sẽ phơi bày hết vẻ đẹp do thiên nhiên ban tặng.
Cây mai trước sân nhà em đã được mẹ vun trồng lâu lắm rồi ! Thân nó sần sùi, phân cành nhiều và toả rộng. Vào những ngày cuối năm, cây bắt đầu rụng lá : mới ngày nào lá cây còn xanh mơn mởn, thế mà bây giờ, vài chiếc lá khô quắt lại, rồi theo những làn gió nhẹ, thoang thoảng đưa đi xa hoặc nằm rải rác trên mặt đất. Trông cây già nua, các cành khẳng khiu, không có lấy một chiếc lá như không còn chút sức sống nào. Vậy mà mới chớm mưa xuân của đầu năm mới, trông cây như vừa hồi sinh lại với một vẻ đẹp tươi tắn và khoẻ khoắn. Vỏ cây căng lên, màu nâu khô nhạt và tươi rói để chuẩn bị đâm chồi nảy lộc. Từ trong các kẽ là, các cành cây, muôn vàn chiếc nụ hoa nhỏ bé, xinh xắn nhú ra trông như những đám lửa sáng rực dưới ánh nắng ban mai. Thời gian trôi qua thật nhanh, các nụ hoa đó lớn dần lên, như đang hé môi cười với mọi người. Rồi từ từ chúng trổ ra thành năm cánh hoa vàng tươi, mịn màng, mảnh mai như lụa, toả hương thơm thoang thoảng, nhè nhẹ khắp sân nhà, thu hút các chú ong. Đến ngày mồng một Tết, cả cây mai bừng lên một màu vàng rực rỡ trông như một ngọn đèn khổng lồ khiến ai đi qua cũng phải trầm trồ khen ngợi.
Để chuẩn bị cho dịp Tết đến, xuân về, mẹ em đã sắm mọi thứ cho gia đình, nào là : quần áo, bánh kẹo, đồ cúng,... Mẹ đem cả chậu cây mai vào nhà. Em phụ mẹ treo những tấm thiếp chúc mừng, những thỏi vàng, những quả châu,... lên các cành cây. Cả màu sắc rực rỡ của cây mai như thắp sáng cả gian phòng, rồi như hoà vào với ánh nhang trầm làm cho cả gian nhà như ấm cúng hơn trong những ngày gia đình quây quần, sum họp bên nhau. Cả cây mai sắc vàng đều mang bên mình một vẻ đẹp lộng lẫy, tươi thắm riêng, một sắc thái riêng như đang ẩn chứa bao lời cầu chúc năm mới với bao điều may mắn và tốt đẹp.
Em yêu quí cây mai này biết bao ! Loài hoa đã đem lại nhiều niềm vui khi Tết đến, xuân về. Mỗi ngày, em đều phụ mẹ chăm sóc, tưới nước, chăm bón, nhặt lá sâu,... cho cây để nó luôn tươi tốt, luôn giữ được vẻ đẹp do thiên nhiên ban tặng.

nữ hoàng ánh sáng
Xem chi tiết
HungGG Kim
18 tháng 4 2018 lúc 18:11

Cây tre từ lâu đã đi sâu vào gốc rễ văn hóa của người Việt, trở thành một biểu tượng văn hóa, không chỉ là gắn liền với cuộc sống làng cảnh, cuộc sống chiến đấu, lao động mà còn là thơ ca, là chất thép ẩn tàng nâng đỡ tinh thần của bao thế hệ người dân Việt. Đi sâu vào đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc, cây tre đã quá quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Là con dân đất Việt, với một lịch sử bên cạnh lũy tre làng lâu đời, nhất định phải nắm vững hiểu biết về cây tre và biểu tượng cây tre. Trong chương trình ngữ văn lớp 6, chúng ta sẽ có đề bài tả cây tre nên ở bài này sẽ hướng dẫn bạn cách tả cây tre ngắn gọn mà vẫn đủ ý và hay. Để tìm hiểu và miêu tả được cây tre cần miêu tả được dáng vẻ bề ngoài, công dụng của cây tre trên các phương diện và biểu tượng của cây tre, thấy được ở cây tre những đức tính tốt mà con người cần nên có, từ đó nêu lên đức tính truyền thống của người Việt.
 

Tả cây tre lớp 6 hay nhất - Bài văn mẫu miêu tả cây tre Việt Nam
Lũy Tre làng thường gắn liền với đầu làng, đồng ruộng tuy nhiên giờ hình ảnh đó ngày càng ít dần



DÀN Ý TẢ CÂY TRE LỚP 6

1. MỞ BÀI
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
(Cây tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
Cây tre xanh từ lâu đã gắn bó với dân tộc ta như một người bạn đồng hành không biết tự bao giờ. Nếu như làng quê Việt Nam không có hình ảnh cây tre lấp ló sau lũy tre làng, có lẽ không còn là làng quê nữa.

2. THÂN BÀI
- Tả hình dáng cây tre(dáng tre, họ tre, lá tre, thân tre,…)
- Tả công dụng của cây tre
- Trong đời thường, trong lao động
- Cây tre thân thiết với nhân dân như thế nào?
- Trong chiến đấu
- Cây tre biểu tượng cho điều gì?
- Tình cảm đối với lũy tre làng

3. KẾT BÀI
Đất nước có vô vàn sắc màu tươi trẻ nhưng không thể thiếu đi màu xanh của cây tre. Màu xanh ấy đã trở thành bản sắc, biểu tượng cho dân tộc.

BÀI LÀM VĂN MẪU TẢ CÂY TRE LỚP 6 1
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
(Cây tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
Cây tre xanh từ lâu đã gắn bó với dân tộc ta như một người bạn đồng hành không biết tự bao giờ. Nếu như làng quê Việt Nam không có hình ảnh cây tre lấp ló sau lũy tre làng, có lẽ không còn là làng quê Việt Nam nữa.

Đến với làng cảnh Việt Nam, đến tới cổng làng, ta vẫn bắt gặp hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là những hình ảnh gọi mời kí ức tuổi thơ. Chỉ cần đi vài bước để đến tới xóm làng, đi vào khung cảnh nhịp sống của con người nơi đây thì ta sẽ không thể nào bỏ qua được lũy tre làng. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Than tre tròn, nhỏ nhắn, màu xanh thẫm, được chia ra làm các đốt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân.

Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che năng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già,… Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay.

Không chỉ trở thành những vật dụng đồng hành cùng người nông dân trong cuộc sống thường ngày, cuộc sống lao động, cây tre còn có vai trò rất quan trọng trong thời kháng chiến. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vu khí đều sử dụng phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Chúng ta ắt hẳn vẫn còn nhớ tới truyền thuyết Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên song Bạch Đằng vào năm 938. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt dành độc lập dân tộc.

Có tầm quan trọng như vậy, từ lâu cây tre đã đi vào tiềm thức của người dân Việt với rất nhiều biểu tượng. Tre luôn mọc thành lũy, thành hàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam.

Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt.

Đất nước có vô vàn sắc màu tươi trẻ nhưng không thể thiếu đi màu xanh của cây tre. Màu xanh ấy đã trở thành bản sắc, biểu tượng cho dân tộc.
 

Tả cây tre lớp 6 hay nhất - Bài văn mẫu miêu tả cây tre Việt Nam
Cây tre tạo bóng mát là nơi nghỉ ngơi của người lớn nơi chơi đùa của trẻ em


BÀI LÀM TẢ CÂY TRẺ LỚP 6 2
Tre từ lâu đã trở thành hình ảnh không thể thiếu trong tiềm thức người dân lao động, nhất là những người xuất thân từ làng bản, dù đi xa đến đâu cũng không bao giờ quên được hình ảnh lũy tre làng.

Tre thường mọc thành lũy thành hành, không bao giờ đứng một mình. Nhìn từ xa, lũy tre như những cách tay ôm dài trùm lên bóng làng bản, xóm thôn. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ cây không bị đổ trước những cơn gió dữ. Thân tre xanh thẫm, nhỏ nhắn nhưng dẻo dai, không dễ gì đổ, gãy. Trên thân có các đốt được phân ra nhìn kĩ có màu vàng nhạt. Lá dài, thon, nhọn, nhìn mong manh nhưng không dễ bị úa tàn. Họ nhà tre phải đến cả trăm họ, đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên,… Dù là họ nào thì từ khi còn là măng tre, đã có dáng mọc thẳng, hiên ngang như vươn lên phía bầu trời không chịu cong bao giờ.

Cây tre đã góp phần tô điểm cho làng cảnh thêm tươi đẹp. Bên cạnh, cây đa, quá nước, sân đình, có lũy tre ôm ấp mái nhà càng làm cho khung cảnh quê hương trở nên thanh bình mang một vẻ đẹp riêng. Và cũng thật đẹp khi người xa xứ nghĩ về hình ảnh con trâu nhai cỏ bên dưới lũy tre làm hiện lên cả một khung cảnh cần lao yên ấm của dân lao động.
Tre gắn liền với làng cảnh như vậy, tre còn gắn liền với cuộc sống lao động của người nông dân một nắng hai sương. Tre để lợp mái, làm nhà. Tre trở thành cán cày, cán cuốc theo người nông dân ra đồng. Trở thành rổ, thành rá, thành thùng cho những mùa gặt hái, những buổi đi chợ của chị em. Tre đồng hành cùng mọi lứa tuổi để làm vui cuộc sống, làm đồ chơi cho những em bé, làm điếu cày cho ngươi già,… Tre còn để gói bánh trưng xanh ngày tết làm ấm lòng người dân những ngày thiêng liêng:

Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng.

(Thép Mới)

Không chỉ vậy, tre còn là vũ khí lợi hại trong kháng chiến, gậy che, chông tre, mũi tên tre đã dựng lên thành Tổ Quốc, đánh đuổi mọi gót chân xâm lược bao đời, đồng hành cùng dân ta trên con đường bảo vệ độc lập dân tộc. Chiến tranh đã đi qua nhưng những hình ảnh như Thánh Gióng bẻ tre ngoài sa trường làm cho quân giặc chết như ngả dạ thì còn mãi.
Ở tre có hết thảy những đức tính mà con người cần hoàn thiện: kiên cường, đoàn kết, thủy chung, can đảm, là biểu tượng cho con người, là niềm tự hào của dân tộc ta đã đi vào thơ ca trở thành đối tượng để ngợi ca, lưu giữ.

Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăm trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước. Tre xứng đáng là hình ảnh đại diện của tính kiên cường, bất khuất của người Việt, là biểu tượng muôn đời của dân tộc Việt Nam- biểu tượng của một nền văn hóa Việt.

Nguyễn Thị Hải Anh
18 tháng 4 2018 lúc 18:22

Nhắc đến chúa tể của những loài hoa, không ai không nhớ đến hoa hồng, một loài hoa mang vẻ đẹp rực rỡ cùng hương thơm ngào ngạt của nó. Nhà tôi có trồng một khóm hoa hồng nhung, ngày ngày tỏa sắc rực rỡ.

Hoa hồng có nhiều loại, nhiều màu sắc như vàng, trắng, cam nhưng phổ biến nhất vẫn là hoa hồng nhung đỏ. Thân cây khẳng khiu màu xanh thẫm nhưng có nhiều gai, những chiếc gai nhọn nhô lên như để bảo vệ cho bông hoa của mình. Lá cây hoa nhỏ, có đường viền hình răng cưa, trên mặt lá là những đường gân hình xương cá, phía dưới là lớp phấn mỏng trắng muốt. Đặc biệt nhất vẫn là bông hoa. Hoa hồng nhung có rất nhiều cánh, khi hoa chưa nở, những cánh hoa nhỏ úp vào nhau, tạo thành những nụ hoa chúm chím như đôi môi đỏ hồng của người thiếu nữ. Khi hoa đã nở rộ, những cánh hoa to dần và dần dần tách rời, xếp chồng vào nhau thành các lớp. Cánh hoa mỏng manh, mềm mại như làn da em bé.

Mỗi buổi sáng sớm, những giọt sương mai trong suốt như hạt ngọc đọng lại trên cánh hoa khiến cho bông hoa như mang một vẻ đẹp vừa mong manh, vừa quyến rũ. Màu đỏ của hoa hồng nhung rực rỡ mà đầy quý phái, gợi một cảm giác sang trọng, thanh lịch của người phụ nữ trưởng thành. Ở giữa là nhụy hoa nhỏ, ẩn hiện sau lớp áo đỏ như e ấp, giấu mình. Nâng đỡ cho cả bông hoa là những đài hoa bao quanh bên ngoài. Hoa hồng mang một hương thơm không quá nồng nàn như hoa ly, cũng không thoang thoảng như hoa cúc mà nó dịu dàng, man mác, mang đến cảm giác dễ chịu, lan tỏa trong không gian.

Tuy đẹp là vậy nhưng hoa hồng cũng dễ tàn và nhanh úa, nó không phải là một loài hoa dễ trồng và dễ nở, tuy vậy khi mỗi bông hoa được kết thành là khi nó đem hết nhựa sống của mình để tỏa sáng một vẻ đẹp kiêu sa, rực rỡ nhất. Mỗi khi rảnh, tôi thường ra tưới nước cho những bông hồng nhà tôi, ngắm nhìn những bông hoa đỏ rực khoe sắc trong gió, lòng tôi lại thấy vui lạ thường. Bố tôi nói rằng hoa hồng mang rất nhiều ý nghĩa hay, mỗi loại hồng lại có một ý nghĩa riêng, còn hoa hồng nhung nhà mình mang ý nghĩa của tình yêu say đắm và nồng nhiệt. Phải chăng vì thế mà dù chống chọi với bao nắng , mưa, hoa hồng ấy vẫn luôn giữ được vẻ đẹp rực rỡ của mình, tỏa sắc giữa cuộc đời.

Tôi rất yêu thích hoa hồng. Còn gì tuyệt vời hơn được ngăm nhìn những bông hồng nhung đỏ, hít thở không khí trong lành vào mỗi buổi sớm mai. Tôi hy vọng khóm hồng nhung nhà tôi sẽ luôn phát triển tươi tốt và khỏe mạnh.

nữ hoàng ánh sáng
18 tháng 4 2018 lúc 21:19

XIN LỖI VÌ MK TK ĐC 1 NGƯỜI

Sociu Vân
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc Khánh
14 tháng 9 2018 lúc 19:11

"Việt Nam đất nước ta ơi,

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."

Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam. Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.

Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau. Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.

Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.

Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta. Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, rất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài việc nuôi sống con người, hạt lúa, hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt. Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp... Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm - một thức quà thanh lịch của người Hà Nội. Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh nếp, bánh phở, cháo... Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.

Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.

Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:

"Bao giờ cây lúa còn bong

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".

Học tốt

Nguyễn Minh Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Yến TT
13 tháng 5 2020 lúc 13:46

Em yêu trường em
Từng trang giấy trắng
Với dòng chữ nắn
Nhiều lên từng ngày


Em yêu trường em
Sân trường rộng lắm
Hàng cây xanh thắm
Che nắng chúng em

Khách vãng lai đã xóa
Lê Ngọc Linh Chi
13 tháng 5 2020 lúc 13:48

 Mẹ

 Mẹ em mắt sáng 

Dáng tròn hòn bi

Nụ cười mê ly

Tóc xoăn tin tít.

Mẹ là xe buýt 

Đưa em đi chơi 

Mẹ là xe hơi 

Đưa em đi học.

Khi em trằn trọc 

Mẹ luôn vỗ về

Mẹ là chú hề

Làm em vui vẻ.

Em mong mẹ khỏe 

Sống thật là lâu 

Để lúc lo âu

Em đều có mẹ!

Lớp 4. Em đảm bảo 100% tự làm

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Minh Trang
13 tháng 5 2020 lúc 19:22

Cảm ơn tất cả các bạn nhiều nha!!!

Khách vãng lai đã xóa
Nhật Hạ
Xem chi tiết
Doãn Thanh Phương
29 tháng 3 2019 lúc 20:30

Viên phấn nào trên tay
Thầy dạy em học chữ
Bụi phấn nào bay bay
Vương tóc thầy trắng xóa
Bao mùa thu đi qua
Thầy xưa nay đã già
Khai trí em thêm sáng
Cho cây đời nở hoa
Từng lời giảng yêu thương
Bao lớp trẻ xa trường
Gói hành trang thêm nặng
Nghĩa tình thầy vấn vương
Mai lớn khôn nên người
Khi nào em quên được?
Công ơn người đi trước
Dìu dắt chúng em theo.

Bài làm

Khi thời còn học sinh

Tôi chơi đùa quậy phá

Bị thầy cô la mắng

Mà cũng đâu biết chừa.

Bạn bè tôi lại khác 

Ủng hộ thật nhiệt tình

Những lúc đạp cửa kính

Còn có xé rèm màn.

Ôi! Thật là nhớ quá

Những kỉ niệm tuổi thơ

Thầy cô và bạn bè

Để lại ấn tượng sâu.

Qua bao năm xa cách

Thầy cô và bạn bè

Nhưng mà tôi vẫn nhớ

Những ngày thời học sinh


# Chúc bạn học tốt #

                                                       Tình bạn 

Bạn bè là Đám Mây , 

Còn tôi là Mặt Trời

Đôi bạn bước cùng nhau

Trên con đường tình bạn

Tình bạn là vô tận ,

Dễ tìm nhưng dễ mất

Tình bạn mãi tồn tại ,

Tình bạn luôn sống mãi

Trong trái tim con người

Tình bạn có câu rằng :

Nếu có ai hỏi bạn

Tình bạn giá bao nhiêu ?

Bạn hãy trả lời rằng

Tình bạn là vô giá .

Hok_Tốt

#Thiên_Hy

Nguyễn Trần Như Hằng
Xem chi tiết
Ngây Ngô Ngân
6 tháng 8 2016 lúc 13:59

dàn bài nhé

I. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

– Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

– Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…

2. Các loại tre:

– Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…

3. Đặc điểm:

– Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi

– Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai

– Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.

– Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.

– Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.

– Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…

4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam:

a. Trong lao động:

– Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.

– Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.

b. Trong sinh hoạt:

– Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…

– Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.

– Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp:

+ Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.

+ Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…

+ Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre.

+ Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…

c. Trong chiến đấu:

– Tre là đồng chí…

– Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.

– Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…

– Tre hi sinh để bảo vệ con người

III – Kết bài:

Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre.

huy
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
21 tháng 12 2016 lúc 20:47

– Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận.

– Lòng nhân hậu là sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu.. Đây là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người.

– Biểu hiện của lòng nhân hậu trong cuộc sống:

+ Cảm thông, quan tâm, giúp đỡ những người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống, yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất đạo đức tốt, tình cảm cao đẹp…(dẫn chứng).

+ Lòng nhân hậu tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, bồi đắp cho tâm hồn giới trẻ trong sáng, cao đẹp hơn (dẫn chứng).

– Phê phán những hiện tượng sống thờ ơ vô cảm, ích kỉ, cơ hội trong xã hội hiện nay.

– Khẳng định cuộc sống cần có lòng nhân hậu nhất là đối với giới trẻ, liên hộ phương hướng phấn đấu rèn luyện của bản thân.
 

Trịnh Ngọc Quỳnh Anh
14 tháng 2 2018 lúc 22:03

Tấ​m lòng nhân hậu luôn xuất phát từ trái tim con người chứ không phải là vẻ hào nhoáng qua vẻ bên ngoài. Lòng nhân hậu là sự đồng cảm giữa mọi người và đây còn là một nhân phẩm tốt đẹp của mỗi con người . Lòng nhân hậu đc tạo nên bởi các mối quan hệ mật thiết giữa người với người. Nhân hậu cx là một cách để phê phán những thói hư tật xấu có trong xã hội. Vì vậy, nhân hậu là một đức tính tốt đẹp không thể thiếu trong xã hội ngày nay.

Gia Hân
Xem chi tiết
NGUYỄN THU HƯƠNG
29 tháng 9 2023 lúc 22:35

Bạn bè như cá với nước 

Cá thì ko thể thiếu nước

Còn nước mà thiếu thì cá chết nhe răng nhe nhe 😁

Lưu Nguyễn Hà An
30 tháng 9 2023 lúc 8:09

Tự vt nên ko hay nha bn:

Gia đình - nơi chúng ta

Có thể quay về

Bất cứ lúc nào

Không cần tài năng

Không cần giàu có

Không cần thành công

Bạn vẫn sẽ được

Vào nhà bình thường

Vì nó sẽ luôn

Chờ và mong bạn

Khi bạn trưởng thành

Và lúc còn thơ

Chúng ta coi nhà,

Gia đình la một 

THỨ VÔ CÙNG CAO CẢ!