Tại sao bơm không khí vào bong bóng, bóng lại không bay?
a) Tại sao khi thả quả bóng có bơm khí Hidro trong không khí thì quả bóng bay lên, còn khi thả 1 quả bóng bơm đầy khí Oxi trong không khí thì quả bóng lại rơi xuống đất?
b) Tại sao khi nhốt con dế mèm trong chiếc hộp kín, sau một thời gian thì thấy con dế bị chết?
c) Tại sao khi nuôi cá cảnh người ta thường phải sục khí liên tục vào trong bể?
a) vì hidro nhẹ hơn không khí còn oxi nặng hơn không khí
b) do quá trình hô hấp nên dế mèn sẽ sử dụng oxi và thải ra khí cacbonic, sau một thời gian lượng khí oxi giảm dần, không còn oxi để hô hấp dế sẽ chết
c) khí oxi ít tan trong nước nên phải thường xuyên sục khí vào bể để duy trì nồng độ oxi có trong bể, từ đó cá mới có thể hô hấp
1, quả bóng bay có thể bơm những khí gì? vì sao bơm khí đó thì quả bóng bay lên được còn bơm khí cacbonic vào quả bóng thì không bay lên được?
2, một quả bóng bơm bằng khí hidro, nếu để quả bóng sát vào ngọn lửa thì sẽ có hiện tượng gì? từ đó em hãy rút ra kinh nghiệm gì cho bản thân khi sử dụng bóng chứa khí hdro?
1,Những khí đc bơm phổ biến vào bóng bay là Heli và Hydro. khi bơm khí CO2 thì bóng ko bay lên đc vì nó nặng hơn không khí.
2,Hiện tượng: Nổ.
Kinh nghiệm: Ko đc đốt bóng có chứa khí H2
hihi mik bt đc thế thôi
Học tốt
Bài 1:
1. Người ta thường sử dụng 2 loại khí để bơm bóng bay: Heli (He) và Hydro (H2).
2. Bơm khí đó thì quả bóng bay lên được còn bơm khí cacbonic vào quả bóng thì không bay lên được vì Heli và Hydro đều là những khí nhẹ hơn Oxi. Heli có số nguyên tử khối = 4 đvC, Hydro có số nguyên tử khối = 1 đvC mà nguyên tử khối của Oxi = 32 đvC.
Bài 2:
1. Một quả bóng bơm bằng khí Hydro, nếu để quả bóng sát vào ngọn lửa thì sẽ xảy ra hiện tượng nổ quả bóng rất nguy hiểm.
2. Rút kinh nghiệm:
- Không nên để bóng bay có chứa khí Hydro lại gần ngọn lửa
- Không chơi bóng bay vào mùa hè, nhiệt độ cao có thể gây nổ bóng
Muối có được một quả bóng bay, em phải bơm khí gì vào trong đó. Vì sao?
Nếu bơm không khí vào một quả bóng bay thì dù có buộc chặt không khí vẫn thoát được ra ngoài, còn nếu bơm không khí vào một quả cầu bằng kim loại rồi hàn thì hầu như không khí không thể thoát ra ngoài. Tại sao?
Khoảng cách giữa các phân tử của vỏ bóng bay lớn hơn nên các phân tử không khí trong bóng bay có thể lọt ra ngoài. Khoảng cách giữa các nguyên tử kim loại rất nhỏ nên các phân tử không khí trong quả cầu hầu như không thể lọt ra ngoài.
Trong thực tế để có được bóng bay người ta bơm khí H2 vào quả bóng thì quả bóng sẽ bay lên trời.
a) Em hãy giải thích hiện tượng trên ?
b) Nếu người ta thay khí H2 bằng không khí thì quả bóng có bay được không ? Vì sao ?
a) Vì khí H2 nhẹ hơn không khí, là chất khí nhẹ nhất
b) Quả bóng không bay được
a) Vì khí H2 nhẹ hơn ko khí
b) Nếu thay bằng ko khí thì quả bóng sẽ ko bay được.
Cho các chất khí sau: CH4, O2, CO2, H2 . Chất khí nào bơm vào bong bóng thì bong bóng sẽ bay lên? (Cho C = 12; H = 1; O = 16)
Trong các lễ hội, en thường thấy các trường thả bóng. Những quả bóng đó có thể bơm bằng khí gì? Em hãy giải thích vì sao sau khi bơm các khí đó thì quả bóng bay lên được, còn bơm không khí thì bóng không bay được?
Những quả bóng có thể được bơm bằng khí hidro.
Nên khí hidro nhẹ hơn xấp xỉ bằng 1/15 không khí nên bóng bay được.
Tại sao khí heli nặng hơn khí hiđro mà người ta lại bơm khí hiđro vào bóng bay, còn khí heli thì lại bơm vào khinh khí cầu ?
Khí hidro là loại khí không màu, không mùi và không vị, rất dễ cháy, nếu trong không khí bị hòa lẫn hidro từ 4% tới 74% trong điều kiện có lửa sẽ dẫn đến phát nổ, nguy hiểm hơn nữa, trong điều kiện không có ánh sáng và nhiệt độ thấp, dung dịch không khí và khí Hidro có thể tự phát nổ mà không cần tia lửa, nếu không khí và hidro được hòa lẫn ở tỉ lệ 1:1 sẽ dẫn đến phát nổ ở điều kiện ánh sáng thường.
He là nguyên tố nhẹ thứ hai sau Hidro. Ở điều kiện bình thường Heli trơ, không cháy, không hỗ trợ sự cháy, không màu, không mùi, không độc nhưng là một loại khí không thể tổng hợp hay chiết tách từ các hợp chất khác được mà nguồn cung cấp chủ yếu vẫn là nguồn tự nhiên chính vì thế giá thành khí Heli rất cao.
Chính vì những nguyên nhân đó mà ngta k bơm khí H2 vào khinh khí cầu .
Vì H2 tác dụng với hai O2 tạo ra nổ rất to còn Heli là khí trơ không tác dụng với các khí khác
Tại sao khí heli nặng hơn khí hiđro mà người ta lại bơm khí heli vào bóng bay và khinh khí cầu?
Khí Heli là khí hiếm, không gây cháy nổ. Do đó, để đảm bảo đến mức độ an toàn của người điều khiển khinh khí cầu thì nên dùng khí heli.
vì khí Hidro dễ gây cháy nổ . Khí Heli là khí hiếm, khá trơ, không gây cháy nổ. Do đó, để đảm bảo đến mức độ an toàn của người điều khiển khinh khí cầu thì nên dùng khí heli.
Tại sao người ta lại rút hết không khí và bơm khí trơ vào bóng đèn thì sẽ tăng tuổi thọ đèn?
Vào cuối khóa học, các học sinh, sinh viên dùng bong bóng bay chụp ảnh kỉ yếu. Tuy nhiên, có một số vụ bong bóng bay bị nổ mạnh khi tiếp xúc với lửa làm nhiều người bị bỏng nặng.
a. Hãy giải thích nguyên nhân gây nổ của chất khí trong bong bóng.
b. Để sử dụng bong bóng an toàn, một học sinh đề nghị dùng khí He bơm vào bong bóng. Em hãy nhận xét cơ sở khoa học và tính khả thi của đề nghị trên
a. Bóng bay chụp ảnh kỉ yếu thường bơm khí H2 (thường gặp nhất), đôi khi là CH4 hoặc C2H2. Khi gặp nguồn nhiệt (lửa) khí H2 sẽ phát nổ rất mạnh, thậm chí trong không gian kín như otô thì không cần nguồn nhiệt, bóng bay vẫn phát nổ, do thể tích khoang xe hạn hẹp, nồng độ hiđro đậm đặc.
b) Đề nghị trên hợp lí. Vì khí He là khí trơ nên không phát nổ khi gặp nguồn nhiệt hoặc ma sát, do vậy sẽ an toàn khi sử dụng. Có điều khí He đắt hơn nhiều so với khí H2.