máy nóng lạnh muốn đun nước để tắm.Vậy mà nước là chất dẫn điện mà mỗi khi ta tắm phải xả nước ra. Làm sao mà nguồn điện lại ko truyền đc tới ta khi ta xả nc
Môn vật lí lớp 6
câu 1 có mấy loại máy cơ đơn giản?Kể tên và nêu công dụng của chúng
câu 2 có mấy loại ròng rọc?Kể tên và nêu công dụng
câu 3 so sánh sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của các chất rắn,lỏng,khí( lập bảng thống kế khác nhau)
câu 4 tại sao khi đun nước nóng khối lượng riêng của chất lỏng giảm?
câu 5 tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dễ bị vỡ muốn cốc ko bị vỡ khi rót nước nóng thì ta phải làm gì?
Câu 6 kể tên nhiệt kế và nêu công dụng của từng loại?
câu 7 tại sao khi đun nước người ta ko đổ đầy ấm(nước máy)?
Câu 8 tại sao khi đóng chai nước ngọt người ta không đổ đầy mà đổ lưng?
câu 9 hãy giải thích có hai cái cốc thủy tinh bị kẹt mà ko lấy ra được làm thế nào để lấy hai cốc ra ngoài?
Các bạn hãy giải mấy câu này vì ngày may có kiểm tra 1 tiết môn Vật Lí.
à tôi giả vờ học sinh để coi sao mà em dám hỏi thế à
CÂU 1+2
Có 3 loại máy cơ đơn giản
- mặt phẳng nghiêng :giúp giảm lực kéo so với phương thẳng đứng
- ròng rọc :
Ròng rọc cố định: Làm thay đổi hướng của lực tác dụng vào nóRòng rọc động: Giúp kéo vật lên cao với 1 lực nhỏ hơn trọng lượng của lực- đòn bẩy : dùng đòn bẩy để nâng vật
CÂU 3:
- Giống nhau: Các chất này nở ra khi nóng và khi lạnh thì co lại.
- Khác nhau:
+ Các chất rắn khác nhau nở ra vì nhiệt cũng khác nhau.
+ Các chất lỏng khác nhau nở ra vì nhiệt cũng khác nhau.
+ Các chất khí khác nhau nở ra vì nhiệt giống nhau.
CÂU 4:
Khối lượng riêng của một chất là đơn vị thể tích của chất đó. Khi ta đun nóng chất lỏng, thể tích chất lỏng sẽ dản nở ( thể tích tăng lên ) mà khối lượng vẫn không thay đổi. Vì vậy, là cho khối lượng riêng giảm đi.
CÂU 5
-Thủy tinh là chất liệu rất đặc biệt, tùy thuộc vào nhiệt độ và độ dày mà thủy tinh dãn nỡ ở các mức khác nhau. Chính vì đặc điểm đặc biệt này nên hiện tượng cốc thủy tinh bị nứt vỡ khi rót nước nóng vào xảy ra rất thường xuyên.
- – Xếp tất cả cốc thủy tinh mới vào trong xoong to, đổ nước ngập cốc. Sau đó đun nóng lên, bao giờ sôi thì dừng lại, đợi nước nguội thì lấy cốc ra đem dùng. Việc này giúp cốc thủy tinh quen với sự tăng nhiệt độ nên chúng sẽ dãn nỡ đều khi gặp nhiệt nên ly không bể khi rót nước
– Đối với những cốc thủy tinh dày mỏng không đều, khi rót nước sôi vào dễ bị nứt hơn những loại cốc thông thường khác. Hãy đặt vào cốc một vật kim loại như đĩa đồng, thìa canh nhôm, sau đó mới rót nước sôi vào thì cốc không bị nứt.
Trong quá trình sử dụng các bạn nên chú ý khi rót nước sôi vào cốc nên đổ hết nước lạnh còn lại trong cốc ra ngoài. Khi rót, nên rót nước sôi vào giữa cốc từ từ, không nên rót lệch về một thành cốc, vì đáy cốc bao giờ cũng dầy hơn thành cốc. Mùa đông, trước khi đổ nước sôi vào cốc nên cho một chiếc thìa kim loại vào trong cốc để làm giảm nhiệt độ, tránh vỡ cốc.
CÂU 6:
CÓ 3 LOẠI NHIỆT KẾ:
+ nhiệt kế thủy ngân: Đo nhiệt độ trong phòng TN
+ nhiệt kế y tế: Đo nhiệt độ cơ thể người.
+ nhiệt kế rượu: Đo nhiệt độ khí quyển
CÂU7:
Vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài
CÂU 8:
Có 2 lí do :
- Chất lỏng gần như là không bị thay đổi thể tích khi bị nén. Vì vậy nếu đổ đầy hoàn toàn khi nhiệt độ cao thì dễ bị vỡ chai
- Do bên trong có CO2 hòa tan dưới áp suất cao , khi mở nắp (áp suất khí quyển ) thì có 1 phần sẽ bị thoát ra, nếu đổ quá đầy thì khi mởi ra nước ngọt sẽ bị trào ra ngoài.
CÂU 9:
+ Sử dụng đá lạnh:
Các bạn chỉ cần thả một vài viên đá lạnh vào chiếc cốc ở bên trên và nhúng cốc bên dưới vào nước ấm, sự giãn nở vì nhiệt của những chiếc cốc sẽ giúp bạn lấy chúng ra một cách dễ dàng.
+ Ngâm cốc vào xà phòng
Ngoài ra thì các bạn có thể ngâm 2 chiếc cốc "tai nạn" này vào nước xà phòng, nước rửa bát, sau đó nhẹ nhàng úp ngược cốc xuống để chúng rời nhau ra.
MÃI MỚI XONG.~HỌC TỐT NHA~mình chỉ làm một vài câu thôi nhé ;)))
Câu 4:
Ta có công thức: D= m/V
Khi đun chất lỏng sôi, khối lượng m giữ nguyên, còn thể tích V tăng.
Do đó, khối lượng riêng D giảm.
Câu 5:
- Vì khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh, nhiệt độ mặt bên trong cốc sẽ tăng làm mặt đó nóng lên, nở ra, nhưng mặt bên ngoài vẫn lạnh (vì sức nóng chưa kịp truyền ra bên ngoài). Mặt bên trong cốc đang dãn nở bị mặt bên ngoài ngăn cản gây ra một lực lớn làm vỡ cốc.
- Muốn cốc thủy tinh ko vỡ, trước tiên phải rót một lượng ít nước sôi vào cốc để hai mặt bên trong và ngoài của cốc đều nóng sau đó mới rót tiếp lượng nước còn lại.
Câu 7:
Khi đun, nước trong ấm sẽ nóng lên, nở ra, ấm nước cũng nóng lên nở ra. Vì nước (chất lỏng) nở vì nhiệt nhiều hơn ấm nước (chất rắn) nên khi nước sẽ dãn nở vì nhiệt sẽ bị ngăn cản bởi ấm nước gây ra một lực rất lớn có thể làm nước tràn ra ngoài gây bỏng cho những người xung quanh.
Câu 8:
Vì trong quá trình vận chuyển, thời tiết thay đổi nóng lạnh khác nhau, nước ngọt sẽ tràn ra ngoài.
Câu 9:
Cho nước đá vào cốc nằm bên trong để cốc này co lại, đồng thời nhúng cốc ngoài vào nước nóng để cốc này nở ra.
~Study well ~
Người ta dự định làm một bể cá bằng kính dạng hình hộp chữ nhật (không có nắp đậy) có kích thước như hình vẽ.
a) Tính thể tích của bể cá.
b) Người ta xả nước vào bể sao cho nước chiếm 2/3 thể tích bể. Nếu muốn xả 144 dm3 nước mà kích thước đáy bể không đổi thì chiều cao của bể phải tăng thêm bao nhiêu cm?
Giúp mình với, đang gấp ;-;
Thầy chưa thấy hình vẽ em nha
Trong nhà máy thuỷ điện có một tuabin. Khi tuabin này quay làm cho rôto của máy phát điện quay theo, cung cấp cho ta năng lượng điện Tuabin này quay liên tục nhờ nước ở hồ chứa mà ta không mất công bơm lẻn. Phải chăng tuabin này là một động cơ vĩnh cửu? Vì sao?
Không phải. Vì:
+ Muốn cho tuabin chạy, phải cung cấp cho nó năng lượng ban đầu, đó là năng lượng của nước từ trên cao chảy xuống. Ta không phải bơm nước lên, nhưng chính Mặt Trời đã cung cấp nhiệt năng làm cho nước bốc hơi bay lên cao thành mây rồi thành mưa rơi xuống hồ chứa nước ở trên cao.
+ Nếu hồ cạn nước thì tuabin cũng ngừng hoạt động.
Tại sao trong ấm điện dùng để đun nước, dây đun được đặt ở dưới gần sát đáy ấm? Còn khi làm lạnh cá ta lại xếp các lớp nước đá đặt lên phía trên?
1. Điền từ thích hợp
a. Khi nung nóng ......quả cầu tăng lên, ngược lại .........của nó sẽ ........ khi.......
b. Có 1 quả cầu ko lọt vòng kim loại , muốn quả cầu thả lọt vòng kim loại ta phải..............vong kim loại để nó..........., hoặc ta phải...........quả cầu để nó ........
c.Chất rắn .......... khi nóng lên , co lại khi........
d. Khi rớt nước nóng vào ly thuỷ tinh dày, ............tăng lên đột ngột làm thuỷ tinh.....đột ngột ko đồng kết, kết quả là ly thuỷ tinh bị nứt
e. Các chất rắn khác nhau thì......khác nhau
2. Tại sao khi rót nước sôi vào ly thuỷ tinh , để cho ly khỏi bị nứt, người ta thường để vào trong ly 1 cái muỗng ỗn rồi rót nước nóng lên cái muỗng?
3. tại sao đáy nồi nhôm nấu nướng lâu ngày lại bị võng xuống?
4.Tại sao nồi nhôm người ta dùng rive bằng nhôm để tán mà ko dùng kim loại khác?
a) Tại sao các tấm tôn lợp lại có hình lượn sóng mà không phải tôn phẳng.
b) Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước , rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ta . Làm thế nào để tránh hiện tượng này.
a)Lượn sóng là thiết kế đặc trưng của mái tôn, được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình xây dựng như nhà ở, nhà xưởng,... Các tấm tôn lợp có dạng lượn sóng thường có hai tác dụng chính:
1. Gia tăng khả năng chịu lực
Theo các kỹ sư xây dựng cho biết, việc thiết kế lượn sóng sẽ giúp mái tôn gia tăng khả năng chịu lực. Chính vì thế mà các mái tôn có hình lượn sóng sẽ chịu được lực tốt hơn các mái tôn phẳng, chống chịu được các yếu tố như: Nước mưa, gió, bão, vật cứng va đập mạnh,...
Không chỉ vậy, với thiết kế dạng lượn sóng sẽ giúp giảm tiếng ồn, hạn chế ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến không gian bên trong, đặc biệt trong trường hợp có mưa lớn.
2. Tản nhiệt tốt hơn
Tại sao các tấm tôn lợp nhà lại có hình lượn sóng, bởi lẽ tôn được sử dụng để bảo vệ căn nhà khỏi những tác động từ các yếu tố bên ngoài, đây là nơi chịu tác động trực tiếp của nắng, gió, mưa. Đặc biệt, vào những ngày nhiệt độ tăng cao lên trên 40 độ C, bức xạ nhiệt cao sẽ khiến tấm tôn giãn nở, việc sử dụng tôn lượn sóng sẽ tạo không gian tốt giúp tôn giãn nở, tản nhiệt tốt hơn, hạn chế sự ảnh hưởng đến kết cấu của mát và không làm ốc vít bị tung ra.
Ngược lại, Với những dạng tôn thẳng, khi giãn nở sẽ không đủ diện tích sẽ làm tấm tôn đứt gãy hoặc các đinh vít bị bung ra.
b)Vì theo mình nghĩ là do khối khí có trong phích bị nước nóng làm ấm lên, nở ra và bị nắp ngăn cản nên mới bị bật nút ra.
Để tránh hiện tượng này chúng ta cần để phích nước đỡ nóng hơn rồi mới đóng nắp lại.
b) Vì khi đó không khí lạnh vào phích , khi đậy nút lại thì không khí trong phích chênh lệch khiến cho nút hay bị bật ra . Để tránh hiện tượng này thì ta phải đợi một lúc rồi mới đậy nút lại.
bạn vô tab ẩn danh là t i c k được cho mình nha
Một một bếp điện được mắt vào nguồn điện có hiệu điện thế 220 vôn khi hoạt động bình thường có điện trở là R=55 Ôm a, tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 20 giây b, dùng bét trên để đun sôi 1,5 lít nước ở 40°C. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng vỏ bếp và tỏa ra môi trường. Tính thời gian đun sôi nước ? Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K
a,Điện trở của bếp:\(I=\dfrac{U}{R}=\dfrac{220}{55}=4\left(A\right)\)
Nhiệt lượng bếp tỏa ra bên ngoài trong 20 giây: \(Q=UIt=220.4.20=17600\left(J\right)\)
b,Đổi: 1,5l nước = 1,5kg nước
Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước:
\(Q_i=mc\Delta t=1,5.4200.\left(100-40\right)=378000\left(J\right)\)
\(Q_{tp}=UIt=220.4.t=880t\)
Bỏ qua sự mất mát nhiệt nên \(Q_i=Q_{tp}\)
⇔ \(880t=378000\Rightarrow t\approx429,5\left(giây\right)\approx7,16\left(phút\right)\)
giải thích vì sao khi pha trà hay cafe thì người ta dùng nước sôi nóng mà không dùng nước lạnh hay nguội?
Vì nhiệt độ càng cao, các phân tử chuyển động càng nhanh nên khi dùng nước sôi thì các phân tử nước sẽ di chuyển nhanh sẽ giúp trà và cà phê dễ tan hơn. Nước lạnh và nguội thì các phân tử nước sẽ di chuyển chậm nên sẽ khó tan hơn
1. Tại sao trong ấm điện dùng để đun nước, dây đun thường đặt ở dưới gần sát đáy ấm mà không được đặt ở trên ?
2. Tại sao trời lạnh sờ tay vào thép thấy lạnh hơn sờ vào gỗ ? Có phải vì nhiệt
độ của thép thấp của gỗ không ?
3.Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thuỷ tinh thì cốc dày dễ vỡ hơn cốc mỏng ? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào ?
4. Tại sao máy lạnh trong phòng thường được gắn ở vị trí cao, lò sưởi thì đặt ở dưới thấp
5. Trước mặt em là 1 lon nước ngọt và 1 cục đá lạnh. Em phải đặt lon nước trên cục đá hay đặt cục đá trên lon nước để nước trong lon có thể lạnh đi nhanh nhất? tại sao?
III. Bài tập định lượng
Bài 1. Một học sinh thả một miếng đồng có khối lượng 600 g ở nhiệt độ 100oC vào 2,5 kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 300C. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường bên ngoài, biết nhiệt dung riêng của đồng bằng 380J/kg.K, của nước bằng 4200J/kg.K
Bài 2.Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,15 kg được đun nóng tới 100o C vào
một cốc nước ở 20o C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều
bằng 25o C. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt
cho nhau, biết nhiệt dung riêng của nhôm bằng 880J/kg.K, của nước bằng 4200J/kg.K
Bài 3: Vào mùa đông người ta pha một lượng nước nóng ở 85oC vào bình chứa 12 lít nước lạnh có nhiệt độ 15oC. Nhiệt độ cuối cùng khi có cân bằng nhiệt là 38oC. Tính lượng nước nóng đã pha thêm bào bình. Cho nhiệt dung riêng của nước c = 4200J/kg.K.
1. Do nhiệt lượng đồng tỏa ra bằng với nhiệt lượng nước thi vào nên:
\(Q_1=Q_2\)
\(\Leftrightarrow m_1.c_1.\Delta t_1=m_2.c_2.\Delta t_2\)
\(\Leftrightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\Delta t_2\)
\(\Leftrightarrow0,6.380.\left(100-30\right)=2,5.4200.\Delta t_2\)
\(\Leftrightarrow15960=10500\Delta t_2\)
\(\Leftrightarrow\Delta t_2=\dfrac{15960}{10500}\approx1,52^oC\)
2. Do nhiệt lượng của miếng nhôm tỏa ra bằng với nhiệt lượng nước thu vào ta có:
\(Q_1=Q_2\)
\(\Leftrightarrow m_1.c_2.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)
\(\Leftrightarrow0,15.880.\left(100-25\right)=m_2.4200.\left(25-20\right)\)
\(\Leftrightarrow9900=21000m_2\)
\(\Leftrightarrow m_2=\dfrac{9900}{21000}\approx0,47kg\)
3. Do nhiệt lượng nước nóng tỏa ra bằng nhiệt lượng nước lạnh thu vào ta có:
\(Q_1=Q_2\)
\(\Leftrightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)
\(\Leftrightarrow m_1.4200.\left(38-15\right)=12.4200.\left(85-38\right)\)
\(\Leftrightarrow96600m_1=23688800\)
\(\Leftrightarrow m_1=\dfrac{2368800}{96600}\approx24,5kg\)
Bạn chia từng bài ra đăng từng lần mình trả lời cho
1. Vì khi đun nóng nước dòng nước nóng trước có nhiệt độ thấp hơn sẽ di chuyển lên trên, còn dòng nước chưa nóng nặng hơn nên di chuyển xuống dưới cách này giúp cho nước nóng đều và sẽ nóng được nhiều hơn
2. Vì kim loại dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên nhiệt lượng của tay cũng được truyền cho kim loại nhanh hơn so với gỗ, cũng có nghĩa tay ta mất nhiệt và cũng chính kim loại đã cho ta cảm giác lạnh .
3. Vì rót nước lạnh vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong sẽ nóng trước còn lớp thủy tinh bên ngoài thì vẫn chưa kịp nóng nên sẽ nở ra làm vỡ cốc, nếu rót vào cốc mỏng thì cả hai lớp thủy tinh sẽ được nóng đều và nở ra đều nên sẽ không bị vở cốc. Muốn không vỡ cốc thì cần vừa rót nước nóng vào cốc và vừa ngâm cốc trong nước nóng hoặc trán một lớp nước nóng rồi mới rót nước vào.
4. Khi đặt máy lạnh ở vị trí cao nhất thì không khí được làm lạnh nặng hơn không khí chưa được làm lạnh sẽ hạ xuống dưới và không khí chưa được làm lạnh sẽ nổi lên trên. còn lò sưởi được đặt ở chỗ thấp nhất rồi không khí được làm nóng trước sẽ bay lên cao và không khí chưa được làm nóng sẽ được hạ xuống.
5. Khi đặt đá lên trên lon nước, nước phía trên sẽ được làm lạnh rồi di chuyển xuống dưới còn nước chưa được làm lạnh sẽ di chuyển lên trên rồi được làm lạnh tiếp dần nước sẽ được làm lạnh đều