Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Bangtan Bàngtán Bất Bình...
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Anh‏
17 tháng 2 2019 lúc 11:07

Tim bồ câu có 4 ngăn hoàn chỉnh, giữa tâm nhĩ và tâm thất có van đảm bảo cho máu đi 1 chiều . -gồm 2 vòng tuần hoàn 
máu từ tâm thất trái theo động mạch phổi lên phổi lấy O2 rồi theo tĩnh mạch phổi về tâm nhỉ phải. Từ tâm nhĩ phải máu đi xuống tâm thất phải theo động mạch chủ đi đến các cơ quan để cung cấp 02.Máu sau khi cung cấp đủ O2 theo tĩnh mạch chủ về tâm nhĩ trái, từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái,kết thúc một chu trình tuần hoàn

the loser
17 tháng 2 2019 lúc 11:07
Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẩm đi từ tâm thất phải đi theo động mạch phổi đến phổi, thải CO2 và nhận O2, máu trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các cơ quan. Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng, nhận CO2 và chất bã, máu trở thành máu đỏ thẩm theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới trở về tâm nhĩ phải.
Phúc Kiều
Xem chi tiết
scotty
25 tháng 4 2022 lúc 20:28

Nêu tên các hệ cơ quan trong hệ tuần hoàn?

- Hệ tuần hoàn bao gồm : Tim, mạch máu. mạch bạch huyết

Nêu các thành phần máu và chức năng của từng phần ?

- Các thành phần của máu : 

+ Hồng cầu : vận chuyển khí oxi và khí cacbonic

+ Bạch cầu : Bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus khi xâm nhập vào cơ thể

+ Tiểu cầu : Làm đông máu khi bị đứt mạch máu,.... giúp máu không chảy ra nhiều khi bị đứt mạch máu,...

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
23 tháng 3 2017 lúc 11:36

- Dựa vào hình:

   + Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua dộng mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5).

   + Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái (6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).

- Vai trò chủ yếu của tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch. Vai trò chủ yếu của hệ mạch: dẩn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ).

- Vai trò của hệ tuần hoàn máu: Lưu chuyển máu trong toàn cơ thể.

 
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
3 tháng 2 2019 lúc 14:14

- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá: Tim bơm máu vào động mạch, máu theo động mạch đến hệ thống mao mạch mang tại đây diễn ra quá trình trao đổi khí, máu trở thành máu đỏ tươi (giàu oxi), tiếp theo vào động mạch lưng và vào hệ thống mao mạch tại đây diễn ra trao đổi khí, máu trở thành máu đõ thẩm (nghèo oxi) theo tĩnh mạch trở về tim.

Hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn vì chỉ có một vòng tuần hoàn.

- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú:

    + Vòng tuần hoàn lớn: máu giàu O2 được tim bơm vào động mạch chủ đến các động mạch nhỏ hơn và đến mao mạch ở các cơ quan, bộ phận để thực hiện trao đổi khí và chất, sau đó máu giàu CO2 đi theo tĩnh mạch về tim.

    + Vòng tuần hoàn nhỏ: máu giàu CO2 được tim bơm lên phổi để trao đổi khí và trở thành máu giáu O2 quay trở lại tim.

Hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép vì có hai vòng tuần hoàn (lớn và nhỏ).

 

- Ưu điểm của hệ tuần hoàn máu trong hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn: máu sau khi trao đổi khí ở mao mạch phổi, máu quay về tim và được tim bơm đến các cơ quan dưới áp lực cao, máu chảy nhanh, đi xa, tạo ra áp lực thuận lợi cho quá trình trao đổi chất ở mao mạch.

Minh Lệ
Xem chi tiết
datcoder
23 tháng 10 2023 lúc 22:22

- Học sinh chỉ đường đi của máu trong sơ đồ sau.

- Nếu chức năng của tim và các mạch máu:

+ Tim: có chức năng co bóp đẩy máu đi khắp cơ thể.

+ Các mạch máu:

Mao mạch: nối động mạch và tĩnh mạch trong cơ thể.

Tĩnh mạch: đưa máu từ các cơ quan của cơ thể về tim.

Động mạch: đưa máu từ tim đến các cơ quan của cơ thể.

- Cơ quan tuần hoàn có chức năng vận chuyển máu chứa ô xi và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Đồng thời chúng vận chuyển máu chứa khí các – bô – níc và chất thải từ các cơ quan trong cơ thể ra ngoài.

Phúc Kiều
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Diệp
7 tháng 3 2022 lúc 21:46

THAM KHẢO Ạ :

Tuần hoàn bên trong cơ thể con người gồm hai vòng tuần hoàn, là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn qua phổi).

- Dựa vào hình:

+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua động mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5). 

+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái (6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).



 

scotty
7 tháng 3 2022 lúc 21:47

Gồm 2 vòng tuần hoàn. Đó lak vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn

Mô tả : (tham khảo)

- Sơ đồ cấu tạo vòng tuần hoàn nhỏ: 

Tâm thất phải → động mạch phổi → mao mạch phổi → tĩnh mạch phổi → tâm nhĩ trái.

- Sơ đồ cấu tạo vòng tuần hoàn lớn:

Tâm thất trái →động mạch chủ →mao mạch → tế bào và mô → tĩnh mạch chủ trên và dưới→tâm nhĩ phải.

Phat Nguyen
Xem chi tiết
👉Vigilant Yaksha👈
24 tháng 12 2020 lúc 12:55

+)Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẩm đi từ tâm thất phải đi theo động mạch phổi đến phổi, thải CO2 và nhận O2, máu trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.

+)Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các cơ quan. Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng, nhận CO2 và chất bã, máu trở thành máu đỏ thẩm theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới trở về tâm nhĩ phải.

NAM NGUYỄN
Xem chi tiết
Cá Biển
6 tháng 11 2021 lúc 16:43

Tham khảo!
 

+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua động mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5). 

+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái (6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).

 

༺ミ𝒮σɱєσиє...彡༻
6 tháng 11 2021 lúc 16:45

tham khảo:

+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải qua động mạch phổi, rồi vào mao mạch phổi, qua tĩnh mạch phổi rồi trở về tâm nhĩ trái. 

+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái qua động mạch chủ, rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể và các mao mạch phần dưới cơ thể, từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên rồi trở về tâm nhĩ phải, từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới rồi cũng trở về tâm nhĩ phải.

quỳnh hương
Xem chi tiết
Bà ngoại nghèo khó
10 tháng 11 2021 lúc 12:47

Tham khảo

+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải qua động mạch phổi, rồi vào mao mạch phổi, qua tĩnh mạch phổi  rồi trở về tâm nhĩ trái . 

+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái qua động mạch chủ, rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể và các mao mạch phần dưới cơ thể , từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên rồi trở về tâm nhĩ phải, từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới rồi cũng trở về tâm nhĩ phải .

- Vai trò chủ yếu của tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch. Vai trò chủ yếu của hệ mạch: dẫn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ).

- Vai trò của hệ tuần hoàn máu: Lưu chuyên máu trong toàn cơ thể.

Minh Hiếu
10 tháng 11 2021 lúc 13:01

+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải qua động mạch phổi, rồi vào mao mạch phổi, qua tĩnh mạch phổi  rồi trở về tâm nhĩ trái . 

+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái qua động mạch chủ, rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể và các mao mạch phần dưới cơ thể , từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên rồi trở về tâm nhĩ phải, từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới rồi cũng trở về tâm nhĩ phải .

- Vai trò chủ yếu của tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch. Vai trò chủ yếu của hệ mạch: dẫn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ).

- Vai trò của hệ tuần hoàn máu: Lưu chuyên máu trong toàn cơ thể.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
27 tháng 10 2019 lúc 14:24

- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở (hình 18.1) và hệ tuần hoàn kín (hình 18.2):

    + Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở: Tim → Động mạch → Khoang cơ thể → Tĩnh mạch → Tim

    + Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín: Tim → Động mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch →Tim.

- Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở: máu chảy trong mao mạch với áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh. Máu đi được xa, điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan nhanh, do vậy, đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và chất cao.