Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Quỳnh Giang
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
22 tháng 12 2016 lúc 19:11

Tôi thấy người ta có bảo rằng:

Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!

Cung trăng thằng Cuội lên trên ở

Nói dối coi chừng rụng hết răng!

Bình luận (0)
văn tài
14 tháng 3 2017 lúc 20:06

Văn Tài đã chỉ bạn làm thơ
Giới luật phân chia tự chia giờ
Ngoài ra còn có vài thể nữa
Vào search Google "thể loại thơ"

Lật trang thơ cũ ôi nhiều vẻ
Mổi bạn mỗi tài, mỗi sắc khoe..
Vườn thơ càng lúc càng tấn tiến
Khoái chí ta cười lên ..he he..

Bình luận (1)
Thân Thị Phương Trang
20 tháng 12 2016 lúc 15:38

THU Hà NỘi

Thu lại trở về, về bên Hà Nội

Về lại ấm áp thổi nồi xôi

Nhớ bóng mẹ già đơn chăn gối

Bên chõng tre xưa chiếc giường tồi.

chúc bạn hk tốt mk cũng vừa đc điểm bài này sog afk. yên tâm nhé

 

Bình luận (0)
Tạ Thu Huyền
Xem chi tiết
Trần Thảo Nguyên
14 tháng 3 2019 lúc 15:03

Mái Trường

Em yêu trường lắm
Mái trường Thành Công
Sân trường rộng lớn
Có hai hang cây
Hàng cây xanh mát
To ra mỗi lúc
Cao lên mỗi ngày.


Mỗi lúc chuông reo
Là báo ra chơi
Sân trường nhộn nhịp
Bao giờ có dịp
Mời bạn đến thăm.

Mỗi khi ra về
Lòng sao vương vấn
Vương vấn mái trường
Mái trường Thành Công.

Thơ mình tự nghĩ đấy <3


 

Bình luận (0)
Tạ Thu Huyền
14 tháng 3 2019 lúc 15:08

thank bạn,mình đã nghĩ đc 1 bài.nhưng mẹ đọc thì cười quá chừng

Bình luận (0)
Tạ Thu Huyền
14 tháng 3 2019 lúc 15:09

1 k đg cho bạn đó

Bình luận (0)
Trần Ngọc Xuân Nghi
Xem chi tiết
ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
8 tháng 9 2018 lúc 20:53

Nếu ai hỏi em, người bạn thân nhất của em là ai thì em sẽ trả lời ngay đó là Hiền.

Hiền là người bạn học chung với em suốt thời tiểu học. Dù lên cấp hai, em và Hiền không còn học chung nữa nhưng cả hai vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Hiền có dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt tròn trịa với nước da bánh mật. Bạn có đôi môi nhỏ, lúc nào cũng nở nụ cười rất duyên dáng. Đôi mắt Hiền hai mí, to tròn và đen láy. Mũi Hiền be bé, không cao nhưng khá cân xứng với khuôn mặt. Tóc bạn không nhiều và hơi hoe vàng vì bị phơi nắng. Hiền thường cột tóc đuôi gà trông rất tinh nghịch. Hiền có cách ăn mặc rất giản dị và gọn gàng, sạch sẽ. Bạn thường đeo vòng tay bằng bạc – món quà kỉ niệm mà mẹ Hiền ở dưới quê cho bạn. Nhà Hiền nghèo và ở xa nên bạn phải sống ở nhà bác ruột để tiện đi học. Dù thiếu thốn và sống xa gia đình nhưng Hiền luôn đạt thành tích tốt trong học tập. Năm nào bạn cũng đạt học sinh giỏi. Trên lớp, Hiền luôn chăm chú nghe thầy cô giảng bài. Môn học nào Hiền cũng thường xuyên giơ tay phát biểu. Chính vì thế Hiền luôn được thầy cô và bạn bè yêu quý. Ngoài ra, chữ viết Hiền rất đẹp. Hiền từng đạt giải nhì hội thi viết chữ đẹp toàn trường. Nhờ thành tích học tập tốt, Hiền được cô giáo phân làm tổ trưởng. Hiền rất gương mẫu và công bằng khi giải quyết các vấn đề trong tổ. Có bạn nào trong tổ không hiểu bài là Hiền sẵn sàng chỉ giúp. Phong trào của trường lớp thì Hiền đều tích cực tham gia và vận động các bạn khác. Khi em hỏi sau này Hiền muốn làm gì. Hiền trả lời ngay là muốn làm cô giáo để đi dạy học cho học sinh nghèo. Chình điều này làm em thêm yêu quý bạn. Ngày liên hoan chia tay lớp 5, Hiền thông báo là sẽ về quê học cấp hai để phụ giúp bố mẹ công việc nhà. Hiền tặng em một cây bút và chúc em cố gắng học tốt. Khi quay đi, em thấy Hiền len lén chìu đi những giọt nước mắt đang lăn dài trên má. Vậy là đã gần hai năm em và Hiền xa nhau. Cứ cách vài tháng là hai đứa lại gọi điện, hỏi thăm về tình hình học tập.

Em thật may mắn khi có một người bạn như Hiền. Em sẽ trân trọng và giữ gìn tình bạn này mãi mãi.

Bình luận (0)
Trúc Ly
Xem chi tiết
Xem chi tiết

thơ tự viết : k cop mạng 
bài số 1

Đêm đêm làm bạn với u sầu ,

Mắt nhòa lệ ướt, bởi vì đâu?

 Hỏi trăng, sao buồn không đến hẹn?

 Mây đen giăng kín, phủ trên đầu.

Bình luận (0)

Thơ tự viết , k cop mạng : 

bài số 2

Ngày nào gió thổi vào lòng sâu ,

 Niềm tin, sức sống thật muôn màu ,

 Mà nay tất cả còn sót lại ,

 Chỉ là vết tích của thương đau!

Bình luận (0)

Thơ tự viết , k cop mạng 

bài 3

Nhớ ai trăng thức cả đêm thâu

Đổ xuống thế gian một bóng sầu

 Phải chăng trăng cũng buồn cũng nhớ

Cũng biết mong chờ, cũng biết đau?

Bình luận (0)
Tuan Tran Ngoc
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
25 tháng 11 2016 lúc 18:48

Đề 1 :

Hồ xuân Hương là một trong rất ít phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường mượn cảnh , mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số đó.



“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”



Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:



“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”



Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn .Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như



chiếc bánh trôi nước trong nồi.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”



Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi , cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non” .

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”



Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phảng kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân

cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ



“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”



Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ - sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.

Bình luận (0)
Lưu Hạ Vy
25 tháng 11 2016 lúc 18:49

Đề 2 :

Thơ Nguyễn Khuyến chẳng có mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước tình cảnh đất nước đau thương, trước thói đời éo le, bạc bẽo. Nhất là từ khi cáo quan về sống ẩn dật ở quê nhà thì nỗi buồn ấy trong thơ ông càng sâu, càng đậm. Tuy vậy nhưng bài Bạn đến chơi nhà lại là nốt vui bất chợt làm bừng sáng cái thông minh, dí dỏm vốn có trong tính cách cụ Tam Nguyên. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn già kháng khít, keo sơn, vượt qua mọi ràng buộc của những nghi thức tầm thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp, chân thành. Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng không theo cấu trúc 4 phần (đề, thực, luận, kết), mỗi phần hai câu như thường thấy. Ở bài này, Nguyễn Khuyên chỉ sử dụng có một câu làm câu đề, câu thứ hai đã chuyển sang phần thực. Giữa phần thực và phần luận lại không có ranh giới rõ rệt. Hai câu 7 và 8 thì câu 7 gắn với phần luận, chỉ có câu 8 là phần kết. Sự phá cách này tạo nên nét độc đáo trong cấu trúc bài thơ, đồng thời chứng tỏ khả năng sáng tạo của nhà thơ. Đã bấy lâu nay bác tới nhà Câu mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp lại nhau. Tuổi già là tuổi người ta thường cảm thấy cô đơn nên khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Chính vì thế nên khi được bạn đến thăm, nhà thơ thực sự vui mừng. Ông gọi bạn bằng bác. Cách gọi dân dã, thân tình song cũng rất nể trọng, thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hằng ngày ấy sẽ là tiền đề cho sự giãi bày tiếp sau đó: Đã lâu rồi, nay mới có dịp bác quá bộ tới chơi nhà, thật là quý hóa. Vậy mà… thôi thì cứ tình thực mà nói, mong bác hiểu mà vui lòng đại xá cho! Sau khi Nguyễn Khuyến rũ áo từ quan, về ở chốn quê nghèo chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa mà vẫn có bạn tìm tới thăm thì hẳn người ấy phải là tri kỉ; bởi thói đời giàu thời tìm đến, khó thời lui. Xúc động thật sự, nhà thơ nhân đó lấy cái giàu có, quý giá của tình bạn để khỏa lấp cái nghèo nàn vật chất trong cuộc sống của mình. Theo phép xã giao, khi khách đến chơi, trước hết chủ nhà phải có nước có trầu tiếp khách. Bạn thân ở nơi xa tới, lâu ngày mới gặp thì nhất thiết phải mời cơm,mời rượu. Ở chốn phố phường còn có quán xá chứ ở vùng quê Nguyễn Khuyến thì kiếm đâu ra? Cái hay của bài thơ bắt đầu từ ý này: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Nhà thơ phân trần với khách về sự tiếp đãi không thể chu đáo của mình. Vừa mới tay bắt mặt mừng mà lại giãi bày với ý: “Nhà vắng người sai bảo, chợ ở xa, tôi thì già yếu không đi được”, liệu có làm mất lòng nhau? Nhưng bạn già chắc sẽ thông cảm vì lí do chủ nhà đưa ra nghe chừng đúng cả. Mọi thứ ở nhà tuy sẵn nhưng ngặt nỗi: Ao sâu nước cả khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
 Hiểu theo bề nổi của chữ nghĩa, nhà thơ muốn thanh minh với bạn: Cá thì nhiều đấy, nhưng ao sâu nước cả. Gà không thiếu nhưng vườn rộng rào thưa. Cải, cà, bầu, mướp thì đang ở độ chửa ra cây, còn mới nụ, vừa rụng rốn, đương hoa. Nghĩa là toàn ở độ dở dang, sắp sửa, chưa dùng được. Vậy là bữa cơm đãi khách với đầy đủ cá thịt hay đạm bạc rau dưa đều không thể có. Thôi thì ta nói chuyện với nhau bằng điếu thuốc, chén nước, miếng trầu vậy. Nhưng giở đến trầu thì đã hết tự bao giờ : Đầu trò tiếp khách trầu không có, mà xưa nay miếng trầu là đầu câu chuyện. Người đọc như hình dung ra rõ ràng cái sự loay hoay, lúng túng thật dễ thương của vị đại quan xưa, nay đã thành ông già dân dã chốn quê mùa. Nhưng xét kĩ thì chủ nhà không nghèo, ngược lại, ông là người giàu có. Câu thơ toàn nói đến cái không nhưng lại hàm chứa cái có. Cái nghèo vật chất trong hiện tại được thi vị hóa như là sự giàu có trong tương lai. Có thể những thứ cá, gà, cải, cà, bầu, mướp đều chẳng thiếu và nhà thơ đã tiếp đãi bạn rất chu tất còn nội dung bài thơ chỉ là cách giới thiệu độc đáo của cụ Tam Nguyên với bạn về cuộc sống thanh đạm của mình sau khi từ quan chăng?!
Cách nói của nhà thơ là cố làm ra vẻ giàu có, dư dả nhưng thực ra ông rất nghèo và cái nghèo ấy dễ gì che giấu được! Bạn biết ta nghèo, lại ở một nơi xa xôi hẻo lánh mà vẫn tìm đến thăm ta, điều đó còn gì quý giá bằng! Tuy vậy, ẩn trong lời nói khiêm nhường của Nguyễn Khuyến là sự tự hào về cảnh sống thanh bần của mình. Ta tuy nghèo thật nhưng dễ gì giàu sang đổi được cái nghèo ấy! Trong đoạn thơ trên thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh, thâm Thúy của bậc đại nho.
 

Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.

 Cậu thơ đã thể hiện cách sử dụng từ ngữ tài tình của Nguyễn Khuyến. Đáng chú ý nhất là cụm từ ta với ta. Đại từ ta trong tiếng Việt vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều. Nguyễn Khuyến dùng cả hai nghĩa: ta với ta tuy hai nhưng là một. Từ với gắn hai từ ta lại. Bạn và nhà thơ ngồi bên nhau thủ thỉ tâm tình, hai người hòa thành một. Quả là không gì có thể đánh đổi được tình bạn Thủy chung giữa hai ta. Bài thơ Bạn đến chơi nhà là tấm lòng của nhà thơ và cũng là bức tranh phong cảnh nông thôn bình dị tràn đầy sức sống. Khu vườn với luống cà, giàn mướp; mặt ao sóng gợn, tiếng gà xao xác trưa hè… là hiện thân của mảnh hồn quê mộc mạc, đậm đà, sâu lắng. Màu xanh trong của nước ao, màu xanh mơn mởn của vồng cải, màu tím hoa cà, màu vàng tươi hoa mướp… loại nào cũng đang độ tươi non, làm vui mắt và ấm lòng người. Những sự vật tưởng như tầm thường ấy thực ra có sức an ủi rất lớn đối với một tâm hồn mang nặng nỗi đau đời của nhà thơ. Được đón bạn đến chơi nhà trong khung cảnh rạo rực sức sống ấy, chắc hẳn niềm vui của cụ Tam Nguyên cũng tăng lên gấp bội. Bài thơ nói về một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ. Giọng thơ tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân quê mùa, chất phác, ấy vậy nhưng nó vẫn bộc lộ rõ nét tài hoa của ngòi bút Nguyễn Khuyến trong tả cảnh, tả tình. Cảnh, tình đan xen, hòa hợp, bổ sung cho nhau để tạo nên một bức tránh quê trong sáng, tươi mát và ấm áp tình người.
Bình luận (0)
★ღTrúc Lyღ★
Xem chi tiết
anime horikita
14 tháng 3 2018 lúc 21:26

Bổn phận làm con

Không được coi thường

Làm con không dễ 

Như trò trẻ con

Phải biết giúp đỡ

Cha mẹ của ta

Để không phụ lòng

Công lao cha mẹ

Bao công vất vả 

Bao giọt mồ hôi

Không ngại nắng mưa

Những ngày làm lũ

Nuôi ta ăn học 

Lớn khôn trưởng thành

Tóc trắng vài sợi 

Chỉ vì lũ con

Để giúp cha mẹ

Thì ta phải ngoan 

Chăm làm chăm học

Mới xứng là con

Bình luận (0)
Vũ Nguyễn Phương Thảo
14 tháng 3 2018 lúc 19:40

Đang đi trực thăng

Bỗng nhiên hết xăng

Tình hình rất căng 

Rơi xuống mặt trăng

Liên quan quá nhỉ

Chẳng liên quan gì

Đến đây là hết

Bai bai mọi người

Bình luận (0)
Bùi Thị Thanh Hường
14 tháng 3 2018 lúc 19:41

bạn tôi là linh

nó rất linh tinh

tính thì thần kinh

mặt như tinh tinh

hay nói linh tinh

đúng là con thần kinh

Bình luận (0)
nguyễn bảo my
Xem chi tiết
Người
26 tháng 3 2019 lúc 21:39

Đến mùa em đi thi

Bài làm có một tí

Nhưng tặng cô một tỉ

Nên cô nâng điểm thi

Bình luận (0)
nguyễn nhật ánh
26 tháng 3 2019 lúc 21:44

Xuân về vui phơi phới

Mai, đào khắp nẻo đường

Chim ca hát tưng bừng 

Hoà không khí vui tươi.

Bình luận (0)
Ƭhiêท ᗪii
26 tháng 3 2019 lúc 21:47

THAM KHẢO:

Mưa đêm

Đêm qua mùa trở gió
Hạt mưa buồn ghé sang
Ướt hàng cây, ngọn cỏ
Ôi nàng mưa đa mang
Tôi ngồi bên khói thuốc
Cõng đêm dài trên vai
Mưa rơi vào ô cửa
Nhạt nhòa bóng hình ai
Bao lâu rồi mưa nhỉ
Ngày người xa nơi ta?
Mưa buồn rơi thủ thỉ
Chỉ mới ngày hôm qua…
Ngày hôm qua? Ôi thôi
Ngày người xa nơi tôi
Ba mùa thu thay lá
Ngày nhân tình chia đôi
Tôi vẫn tìm vẫn đợi
Hỡi nàng mưa khuya ơi?
Mây trời cao vời vợi
Người tôi yêu nơi đâu?
Tôi bước trên lối khói
Người lạc giữa đường mây?
Lời yêu thương chưa nói
Đã xa rời vòng tay?
Tôi chờ trên lối tuyết
Người hát giữa đường trăng?
Một đời tôi tìm kiếm
Người ơi! Nghe hay chăng!?…

Nguồn: google

Bình luận (0)
ღ子猫 Konღ
Xem chi tiết
mi ni on s
7 tháng 3 2018 lúc 18:52

Tôi làm con gái
Buồn như lá cây
Chút hồn thơ dại
Xanh xao tháng ngày

Tôi làm con gái
Một lần qua đây
Rồi không trở lại
Ôi mùa xuân này 
(Nhã Ca - Bài Nhã Ca thứ nhất)


Buổi trưa lim dim
Nghìn con mắt lá
Bóng cũng nằm im
Trong vườn êm ả.

Bò ơi, bò nghỉ
Sau buổi cày mai
Có gì ngẫm nghĩ
Nhai mãi, nhai hoài...

Bình luận (0)
tth_new
7 tháng 3 2018 lúc 18:56

                                                        Em yêu ....

                                                Em yêu nhà em

                                             Mái lều tranh nhỏ

                                               Tường bao quanh nha

                                             Với muôn hình vẽ

                                               Của tuổi ấu thơ

                                             Mà em đã vẽ.

                                         

                                              Em yêu đất nước

                                          Lũy tre thân yêu !

                                             Bao ngày chống giặc

                                          Con đường làng em

                                        Qua bao năm tháng

                                          Nay cũng đã mòn

                                          

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Hà My
7 tháng 3 2018 lúc 19:13

Nghe vẻ nghe ve 
nghe vè làm biếng, 
thật là khó kiếm 
một cặp xứng đôi, 
nói chuyện nghe chơi 
ông chồng mắc dịch, 
trưa trời trưa trợt 
còn nướng trong mùng, 
để vợ kêu rùm 
5 hồi 10 hiệp, 
thiệt là dị kiếp 
ló ra cái mặt 
hết muống mần ăn, 
lại chạy lăng xăng 
không kịp mặc quần áo. 
Thật là phát giận: 
như người bại trận, 
lết đếch bát cơm, 
vợ chưa kịp đơm 
thò tay vô bốc! 

Chồng: 
Ngu gì không bốc 
đói bụng làm sao...? 

Bình luận (0)
Đàm Hương Giang
Xem chi tiết
lưu phương thảo
23 tháng 11 2016 lúc 21:08

thầy tôi.

năm nay thầy đã già rồi.

trên đầu thầy có những sợi tóc trắng.

nhưng trông thầy vẫn trẻ lắm.

những kiến thưc vẫn còn đâu đó gần thầy tôi.

ngồi đây tôi vẫn nghĩ về kỉ niểm đó.

thầy trò tôi đi chơi xa vượt đèo rốc ko ngại khó

nhưng trên môi thầy vẫn nở nụ cười ấy.

đi đường thầy hỏi việc học tạp ra sao?

tôi sợ thầy buồn nên im lặng.

nhưng tôi vẫn thấy sao sao ý

ko để ý nụ cười của thầy đã ko còn trên môi nữa.

và hình như thầy đâng buồn

tôi rật mình khi thầy gọi tôi .

tiếng nói ấy đầy cảm súc đang dâng trào của thầy tôi

lúc dố tôi đã tháy hối hận về câu trả im lặng đó của tôi.

lúc đó tôi thốt lên một câu rằng thầy ơi chúng ta đến nơi chưa?

thầy bảo rằng em đã hỏi câu này bao lần rồi?

tôi ko trả lời

khi đó tôi thấy sựu xuất hiện của nụ cười đó trên gương mặt thaayf

mk ko giỏi viết thơ nên viết thành văn rồi thôi ko hay cứ tick cho mình nhé .thank yeuhihinhớ like nhiêu vô! đừng chê nhé

 

 

 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Hà An
28 tháng 12 2016 lúc 18:57

Núi Thái Sơn đâu bằng công cha

Nước trong nguồn bằng làm sao sữa mẹ

Công nghĩa cha mẹ mênh mông là thế ?

Bằng làm sao công của cô thầy

Ngày 20 - 11 năm nay

1 bài thơ tặng cô em viết

Ôi mái trường sao mà thắm thiết

Asnh mắt của cô là ánh mắt mẹ hiền

Tà áo dài và giọng nói thân thương

Khi lên lớp em ngỡ là cô Tấm

Cô Tấm ơi sao đầu cô chẳng nấm

Mà đẹp tươi một đóa hoa hồng

Lời của cô em ghi mãi trong lòng

Học giỏi chăm ngoan là điều cô dạy

Líu lo nghe giọng hát chhim ca

Lời của em là những đóa hoa

Ngắt tặng mừng cô giáo

Mến yêu cô em nhớ lời dạy bảo

Chăm học chăm làm đẹp ý mẹ cha

Mơ ước ngắm nhìn như những đóa hoa

Là những điểm 10 cô cho thắm trên trang vở mới

Tuổi học trò muôn ngàn nỗi nhớ

Nhớ nhất nụ cười cô giáo mến yêu ơi !

Bình luận (0)