Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Tiểu Mộc Mộc
Xem chi tiết
Lê Phương Anh
6 tháng 3 2019 lúc 20:59

Chúng ta đều biết, môn Văn là một môn học rộng bao gồm ba phân môn nhỏ là Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn.

Môn học này đang chiếm thời lượng nhiều nhất nên số lượng tiết học dao động từ 4-5 tiết/tuần. Vì lượng kiến thức rộng, đòi hỏi người dạy và học có sự khái quát cao mới cảm nhận hết được.

Trong khi đó, trải qua nhiều lần chỉnh sửa sách giáo khoa chúng ta phải thừa nhận rằng cách viết sách hiện nay vẫn dài dòng, rườm rà.

Đặc biệt là phân môn Tập làm văn, nhiều bài nhập nhằng vào nhau và diễn đạt một cách chủ quan theo người viết sách.

Nội dung phản ánh của môn học rộng, chẳng hạn như môn Văn học gồm các tác phẩm Văn học trong nước, nước ngoài nhưng lại không sắp xếp theo trình tự thời gian mà hướng người dạy, người học theo hướng tích hợp cả ba phân môn.

Chính vì vậy mà đang Văn học trung đại lại nhảy sang Văn học hiện đại, hay Văn học nước ngoài .

Vì thế, nếu học sinh không chú tâm sẽ rất khó nhớ được tác phẩm văn học nào là hiện đại, tác phẩm nào là trung đại và không có một mạch cảm xúc xuyên suốt.

Đồng thời, sách giáo khoa cũng bố trí quá nhiều văn bản nhật dụng vào môn học nên giảm đi đặc trưng của văn học.

Trong khi đó, nhiều thầy cô dạy Văn không chịu làm mới mình. Một số thầy cô vẫn chủ quan cho rằng mình dạy lâu năm có nhiều kinh nghiệm, lên lớp cứ thao thao từ năm này qua năm khác với chừng ấy kiến thức.

Phần văn học trung đại là phần đòi hỏi phải có nhiều kiến thức Lịch sử, Triết học, sự hiểu biết về chữ Hán, Nôm thì mới thẩm thấu hết được, đằng này chỉ bám vào phần dịch thơ, hay văn bản tiếng Việt.

Chúng ta biết rằng nhiều bài thơ dịch không thể sát với nguyên bản tiếng Hán bởi người dịch phải dịch theo thể thơ, theo vần điệu…

Nhiều thầy cô chỉ bám vào hướng dẫn của sách giáo viên và thiết kế bài giảng đã có sẵn nên bài giảng cứng nhắc, rập khuôn.

Môn Văn lại luôn cần sự sáng tạo, luôn cần cái riêng để khám phá cái hay, cái đẹp của văn chương.

Từ lâu, khi kinh tế đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều ngành nghề mới được mở, khả năng sau khi ra trường kiếm được thu nhập cao hơn, cơ hội xin việc dễ hơn.

Trong khi môn Văn chỉ thi được một số ngành mà cơ hội việc làm lại thấp. Vì thế, các môn tự nhiên là đối tượng các em yêu thích hơn, đầu tư nhiều hơn.

Một điều khó khăn nữa là một số hướng dẫn hiện hành mang tính cứng nhắc. Bởi từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục phát hành quyển Chuẩn kiến thức môn Ngữ văn.

Vì thế, trong quá trình dạy phải hướng học sinh tới cái “chuẩn” đã quy định. Nhất là phần nghệ thuật và ý nghĩa phải giống nhau nên tạo nên những máy móc bắt buộc.

Ai cũng phải thực hiện các mục này giống nhau. Nếu không giống thì bị bắt bẻ khi có giáo viên, Hội đồng bộ môn hay Ban giám hiệu dự giờ. Trong khi hai phần này gần như đều đã nằm trong ghi nhớ của bài học.

Chúng ta cũng cần thiết có một cái chuẩn chung cho mọi đối tượng học sinh. Nhưng, việc bắt buộc người dạy, người học phải đi qua chừng ấy các đề mục là điều không cần thiết.

Văn chương trước hết phải là văn chương, không nên gò bó hàng triệu mái đầu vào cùng chung một suy nghĩ của một người viết “chuẩn kiến thức”.

Trong những năm gần đây, việc thay đổi liên tục về phương pháp, cách tiếp cận, cách ra đề kiểm tra, đề thi cũng là một trong những nguyên nhân làm cho môn Văn không còn được nguyên vẹn như trước.

Mãi đến giữa học kì 1 của lớp 9 các em mới bắt đầu tiếp cận với phần nghị luận văn học nhưng cách định hướng kiểm tra cho phần cảm thụ văn học không nhiều, chủ yếu mới dừng lại ở phần “vận dụng thấp”...

Theo quy định hiện hành mỗi học kì giáo viên phải dự giờ một số tiết theo quy định, đặc biệt là thỉnh thoảng chúng tôi được dự một số tiết thao giảng của các trường trong huyện, tỉnh hoặc một số tiết dạy mẫu trong các đợt tập huấn.

Mặc dù, những tiết dạy mẫu có sự đầu tư của nhiều người cho tiết thao giảng, hay là sự báo trước cho chuẩn bị của các giáo viên trong trường, chúng tôi vẫn cảm thấy tiết dạy nhạt nhẽo và nhiều lỗi.

Nhiều tiết giảng văn mà giống như giảng bài môn học Giáo dục công dân. Êm đều, không có một điểm nhấn, cách đọc thơ vô hồn rất khó chấp nhận của một người giảng văn. Chất văn trong mỗi giờ học rất ít có.

Có lẽ, muốn cho học sinh yêu thích học môn Văn, thiết nghĩ không phải là điều quá khó đối với mỗi người thầy.

Chúng ta phải đặt mình trong vị trí người học. Nếu như một tuần có từ 4-5 tiết Văn mà người thầy cứ vào dạy một cách máy móc thì học sinh sẽ rất mau nhàm chán.

Từng buổi học, chúng ta phải tự làm mới mình bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Khi cảm thấy học sinh căng cứng phải cần phải thay đổi phương pháp hoặc có thể kể một câu chuyện vui liên quan đến bài giảng để tạo khoảng nghỉ và thư giãn cho học sinh.

Người thầy phải chuẩn bị chu đáo từng câu hỏi, từng bài để gợi mở cho các em tìm tòi, khám phá.

Chúng ta tận dụng tối đa những điểm nhấn của công nghệ thông tin về tranh, phim ảnh, về những bài ngâm thơ mẫu để tạo cho các em sự hứng thú và tái tạo lại bối cảnh lịch sử qua từng tác phẩm để các em đối chiếu tác phẩm văn học qua từng giai đoạn lịch sử.

Những bài dài như phân môn Tập làm văn phải biết cô đọng lại bài để 45 phút của tiết học các em phải hệ thống được kiến thức bài giảng và đặc biệt là giúp các em nắm được các kĩ năng làm bài Văn .

Dù ở thời đại nào thì môn Văn cũng là một môn học quan trọng trong trường phổ thông bởi môn học này không chỉ giúp các em nắm được các kĩ năng cảm thụ văn học, kĩ năng viết bài, nắm được sự giàu đẹp của tiếng Việt mà đây còn là môn học định hướng nhân cách, đạo đức, sống có ước mơ, hoài bão cho học trò.

Vì thế, môn Văn có một vị trí vô cùng quan trọng trong trường phổ thông và đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn nhận lại cách dạy và học của môn học này.

Linh Linh
6 tháng 3 2019 lúc 21:00

Trong vài năm trở lại đây việc học môn Ngữ văn đang trở thành vấn đề lo ngại của nhiều trường. Học sinh thế kỷ 21 dường như quá chán nản với việc học môn văn. Tình trạng học văn luôn ở trong tình trạng gượng ép chống đối, việc kiểm tra làm bài các em phụ thuộc quá nhiều và sách tham khảo, hay các bài văn mẫu. Đây là một thực trạng đáng buồn của giáo dục Việt Nam.

Nhà văn M.Goóc-ki đã từng nói rằng “văn học là nhân học” đó chính là câu nói làm toát lên những ý nghĩa sâu xa của văn học. Theo nho giáo của khổng tử việc học văn làm thơ đã từng hưng thịnh qua nhiều thời phong kiến. Trong mỗi bài văn,  bài thơ đều là những bài học về giá trị nhân văn sâu sắc. Các cụ nhà ta có câu “học ăn, học nói, học gói, học mở”  học văn chính là học cách làm người, học cách đối nhân xử thế. Văn học cũng là nơi lưu giữ tâm hồn của các thế hệ cha anh.  Tuy nhiên, trong những năm gần đây giáo viên, học sinh, phụ huynh ngày càng xem nhẹ môn học này.


 

Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng này? Đầu tiên phải nói đến phương pháp dạy văn của Việt Nam qua nhiều năm rồi chưa có sự thay đổi cho phù hợp với thế hệ học trò mới. Nhiều thầy cô chỉ dạy theo lối dập khuôn máy móc theo hướng đọc – chép chưa khiến học trò cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Các tác phẩm văn học trong chương trình cũng xa lạ và ít gắn liền với thế hệ của các em. Cùng với thực trạng này là sự phát triển kinh tế kéo theo lối văn hóa nghe nhìn đã chiếm ưu thế, văn hóa đọc bị suy giảm trầm trọng, dẫn đến việc học sinh không còn yêu thích môn văn.

Một trong số những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng này chính là việc bố mẹ thường hướng cho con theo các khối khoa học tự nhiên xem nhẹ các môn xã hội. Vì nghĩ rằng các con học văn hay thi vào khoa văn tương lai sẽ không rộng mở. Chính vì tâm lý này nên các em ra sức học các môn tự nhiên còn ngữ văn chỉ cần trung bình là được.

Nhưng văn học là một môn học đặc biệt và cực kỳ cần thiết cho cuộc sống. Đó là môn học dạy chúng ta biết cách yêu thương, dạy chúng ta biết cách làm người. Dạy chúng ta cách đối nhân xử thế, biết nói những lời dễ nghe, thuyết phục lòng người. Nếu chúng ta không học văn học tâm hồn chúng ta sẽ khô cứng trước vẻ đẹp, lời nói sẽ thiếu đi sự thuyết phục, nhận thức về các giá trị trong cuộc sống sẽ có sự lệch lạc. Đến lúc này chúng ta muốn học thì cũng là quá muộn.

Văn chương mang màu sắc của cuộc sống nếu cuộc sống thiếu văn chương thì sẽ thật tẻ nhạt.  Trong thời đại ngày nay, học tốt văn chương sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội trong cuộc sống. Đã bao giờ bạn tự hỏi sao các tổng thống mỹ họ có những bài phát biểu làm lay động lòng người? Tại sao các giám đốc công ty lớn họ có thể thuyết phục động viên kết nối nhân viên của mình chỉ bằng vài câu nói ngắn gọn. Đó chính là sức mạnh của văn chương.  Chính vì trong thời đại toàn cầu hóa cùng với sự hội nhập quốc tế văn học lại càng trở nên cần thiết.

Văn chương cũng là nơi lưu giữ tâm hồn của các thế hệ cha anh. Vì vậy, đọc các câu ca dao tục ngữ chúng ta sẽ hiểu về nếp sống và những phong tục tập quán xưa của cha ông, cũng như những bài học kinh nghiệm  mà cha ông ta muốn gửi gắm đến chúng ta.  Học tốt ngữ văn sẽ giúp chúng ta làm chủ được ngôn ngữ nói và viết đây sẽ là tiền đề giúp chúng ta học tốt các môn học khác.

Học văn sẽ giúp khơi dậy trong chúng ta những điều tốt đẹp giúp chúng ta rèn luyện những nhân cách tốt trong bản thân và thành công hơn trong cuộc sống. Khi học văn học chúng ta còn giúp chúng ta hình dung ra cuộc sống lý tưởng của các thi nhân, thi si thời xưa hiểu được ước mơ khát vọng của một thế hệ. Ví như đọc thơ của Bác chúng ta cảm nhận được cái đẹp trong tâm hồn chiến sỹ, hiểu được chất thép trong thơ Bác sẽ hiểu được rằng văn chương cũng là một thứ vũ khí góp phần và chiến thắng dành độc lập dân tộc.

Thật sự, nếu chúng ta đam mê học tin học, toán học, vật lý… không có gì là sai. Tuy nhiên nếu chỉ giỏi số học mà quên đi văn học thì sẽ là một điều thiệt thòi lớn trong đời người.

Làm sao để học tốt ngữ văn? Điều đầu tiên cần đến từ cách dạy của những người thầy, người cô. Chính cách dạy đọc chép đã quá xưa cũ các thầy cô nên thêm vào chương trình học những phương pháp dạy mới để khích lệ khả năng sáng tạo ngôn ngữ của các em. Cùng với đó các bạn là bộ giáo dục cần thêm vào nhiều tác phần gắn liền với thực tế cuộc sống của các em để giảm bớt đi sự nhàm chán trong môn học.

Bản thân mỗi bạn học sinh đều cần rèn cho mình thói quen đọc sách. Thói quen này không chỉ giúp ích cho môn văn học mà còn giúp bạn bổ sung kiến thức cho nhiều môn học khác. Niềm đam mê và yêu thích văn học sẽ giúp bạn gắt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

♥✪BCS★Mây❀ ♥
6 tháng 3 2019 lúc 21:00

Văn học ko pk là bn đồng hành của học sinh hết đời này,nó chỉ góp phần nào đó trong việc học tập mà thôi.Học văn rồiđể sau này làm j??Nhà Văn hay nhà Báo??mọi chuyện ko bao h có thể đoán và quyết định được khi học lắm Văn
Đa số học sinh hiện nay ghét môn Văn vô đối

 

Nguyễn Hoàng Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Sang
Xem chi tiết
Tung Duong
13 tháng 9 2021 lúc 15:52

undefinedBạn tham khảo cách giải

Gọi X là tập hợp tất cả các học sinh của lớp 6A;

V là tập hợp các học sinh thích môn Ngữ Văn;

T là tập hợp các học sinh thích môn Toán.

Câu hỏi ở đề bài "Lớp 6A có tất cả bao nhiêu học sinh?" đồng nghĩa với việc đi tìm số phần tử của tập hợp X.

Ta mô tả các tập hợp X, V, T như sau:

undefined

Có 15 học sinh thích Ngữ Văn nên V có 15 phần tử.

Có 20 học sinh thích Toán nên T có 20 phần tử.

Trong hình trên, phần nằm "chồng lên nhau" giữa T và V biểu thị tập hợp các học sinh vừa thích Ngữ văn vừa thích toán, tập hợp này có 8 phần tử.

Phần hình nằm trong X nhưng nằm ngoài cả T và V biểu thị tập hợp các học sinh không thích môn nào cả, tập hợp này có 10 phần tử.

Vậy số phần tử của tập hợp X là:

15 + 20 - 8 + 10 = 37.

Tức là lớp 6A có 37 học sinh.

Cre: Olm

@Ngien

Khách vãng lai đã xóa
Nông Minh Thi
14 tháng 9 2021 lúc 10:11

Gọi X là tất cả các học sinh của lớp 6A.

V là các tập hợp các học sinh thích môn Ngữ Văn.

T là các tập  hợp các học sinh thích môn Toán.

Có 15 học sinh thich môn Ngữ Văn nên V  có 15 phần tử .

Có 20 học sinh thích Toán nên  T có 20 phần tử.

Hình nằm trong X nhưng nằm ngoài cả T và V biểu thị tập hợp các các học sinh không thích môn nào cả , tập hợp này có 10 phần tử.

Vậy số phần tử của tập hợp X là :

15+10-8+10= 37  .

Tức là lớp 6A có 37 học sinh.

 

 

Khách vãng lai đã xóa
Công Chúa Lấp Lánh
Xem chi tiết
Ngocc :33
Xem chi tiết
Bảo Minh
Xem chi tiết
Nie =)))
8 tháng 9 2021 lúc 21:55

Số học sinh của lớp 6A là;

15+20-8+10=37 (em)

Đáp số: 37 em

Tớ ko chắc 

Ht

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Đức Anh
8 tháng 9 2021 lúc 21:59

37
nếu sai thì xin lỗi
hok tốt

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Đức Anh
8 tháng 9 2021 lúc 22:05

ai bảo sai vậy :((

Khách vãng lai đã xóa
hellokitty
Xem chi tiết
Trần Thu Hà
7 tháng 6 2020 lúc 17:17

Tham khảo:

Sau khi học xong bài "Ý nghĩa văn chương" của Hoài Thanh đã làm cho tâm hồn, lí chí của mình hiểu rằng "văn chương" là một điều không thể thiếu đối với con người. Bằng một lối văn nghị luận kết hợp hài hòa giữa lí lẽ sắc bén với cảm xúc tinh tế, trong văn bản này, Hoài Thanh khẳng định: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng. Hơn thế, văn chương còn góp phần sáng tạo ra sự sống, gây cho con người những tình cảm không có và luyện những tình cảm sẵn có. Cũng bởi vậy, đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt. Và ngoài ra, văn chương nâng cao nhận thức, làm phong phú tâm hồn con người. Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sống trên trái đất này. Cuối cùng ta có thể khẳng định một điều rằng " văn chương" luôn luôn là nguồn sáng bất diệt cho mỡi con người

Khách vãng lai đã xóa
Tạ Yên Nhi ( ✎﹏IDΣΛ亗 )
7 tháng 6 2020 lúc 22:14

Văn chương như nuôi dưỡng tư tưởng , tâm tư , tình cảm của con người chúng ta .Văn chương còn giúp ta hình dung sự sống  , sáng tạo sự sống , gây cho ta những tình cảm ta ko có , luyện cho ta những tình cảm sẵn có , và khắc sâu tình cảm ấy vào trái tim nhỏ bé và ấm áp của chúng ta .  Để chúng ta có thể nắm vững những bài học về cuộc sống , rèn luyện , chăm sóc , làm giàu cho tâm hồn con người .

Khách vãng lai đã xóa
ღղɕọℭ ɦ¡ếղ ღ
7 tháng 6 2020 lúc 23:17

5 tháng 4 2017 lúc 17:36

Văn chương là tiếng nói của tình cảm con người, nó khơi dậy trong mỗi người những tình cảm sẵn có nhg nó cũng gây cho ta những tình cảm ta chưa có. Đó là lòng vị tha, sự đồng cảm, là khát vọng cống hiến, hy sinh...Văn chương nhen nhóm, làm nảy nở và tạo ra những tình cảm đó. Lời nhận định: " ( trích dẫn ra nhá ) của tác giả Hoài Thank là hoàn toàn đúng đắn. Đó là lòng vị tha, là sự đồng cảm, khát vọng cống hiến, hy sinh...mà các tác phẩm: Bài ca nhà trank bị gió thu phá đã làm rung động những trái tim cộc cằn, khô khan, gây cho người ta 1 tình yêu thương đồng loại và chấp nhận hy sink. Hay bài thơ Bánh trôi nc của Hồ Xuân Hương, bài thơ Sau phút chia ly của đoàn thị điểm, k ai có thể chắc chắn rằng mỳnk k thg xót, đồng cảm, vs những ng phụ nữ xã hội phong kiến xưa, cũng k ai có thể chắc rằng mỳnk sẽ có 1 tình cảm vợ chồk sâu sắc đến vậy. Thành ngữ, tục ngữ cũng đâu chỉ là " túi khôn" của nhân loại, chẳng phải ca dao, dân ca là cây đàn muôn điệu, là tiếng nói tâm tình cảu nhân dân VN sao? Cuộc sống muôn hình vạn trạng hiện lên qua từng câu ca dao ( trích dẫn nhé ), đi vào trái tim từng con người, thắp lên những ánh lửa nhân ái, gắn chặt tình yêu thg của người vs ngườiĐó chính là Giá trị thiêng liêng của văn chg. Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều điều nhg tiếp nhận chúng thế nèo, cảm nhận chúng ra sao lại là 1 vấn đề khác. Văn chg gây cho ta nhữg tình cảm ta chưa có và chúg ta là nhữg người phải biến chúg thành những tình cảm thật trong cuộc sống

Khách vãng lai đã xóa
Trần Lan
Xem chi tiết
Thuỳ linh Vương
Xem chi tiết