Những câu hỏi liên quan
NguyễnMai
Xem chi tiết
Ngan Dang Bao
Xem chi tiết
Nguyễn Công Tỉnh
16 tháng 3 2018 lúc 19:59

Bài 1: Em hãy tìm trong thơ ca những câu có sự hài hòa về thanh điệu (3 câu)

Trong văn học truyền thống, quan niệm thơ là phải có luật chi phối sáng tác của nhà văn và đánh giá của người đọc. Tài năng của nhà thơ là ở chỗ vừa phải tuân theo khuôn luật đã cố định vừa phải chuyển tải được khoảnh khắc thăng hoa tinh tế đầy xúc cảm từ tâm hồn. Bên cạnh luật về nhịp, hiệp vần, luật về phối thanh là một yếu tố quan trọng. Luật phối thanh của các thể thơ có luật như lục bát, song thất lục bát, các thể thơ Đường luật…chủ yếu theo luật bằng - trắc ( không chú ý nhiều đến luật cao - thấp).

Thơ lục bát là thể thơ thuần tuý dân tộc xuất phát từ dân gian. Thơ lục bát trước hết gắn liền với ca dao. Ca dao sinh ra trong môi trường, khung cảnh ca hát, diễn xướng nên có lẽ vì thế thể thơ lục bát thường mang âm điệu mượt mà, uyển chuyển. Tính chất đó bắt nguồn từ cách sử dụng thanh điệu. Ở thể thơ này, những tiếng hiệp vần (tiếng cuối câu lục hiệp vần với tiếng thứ sáu câu bát, rồi tiếng cuối câu bát lại hiệp với tiếng cuối câu lục) thường mang thanh bằng.

“ Trên trời có đám mây xanh

Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng.

Ước gì anh lấy được nàng,

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây

Xây dọc rồi lại xây ngang

Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân…”

Hay:

“Trèo lên cây khế nửa ngày

Ai làm chua xót lòng này khế ơi”

Dù nội dung là lời tỏ tình của tình yêu trai gái đầy thơ mộng và mơ ước hay thất vọng đắng cay, kể cả nỗi khổ phận nghèo, nỗi bất bình trước bất công ngang trái, ở những điểm nhấn của bài thơ vẫn là thanh bằng. Bài ca dao thứ nhất đọc lên ngân vang như một lời ca miên man, say đắm do thanh điệu được sử dụng trong sự kết hợp với các bộ phận khác của âm tiết tạo nên. Nguyên âm /a/ là nguyên âm sáng, có độ mở rộng và phụ âm cuối vang /ng/, /nh/ cùng với thanh bằng nhẹ nhàng, du dương tạo biểu tượng về tính chất tươi sáng, ngân vang như ước mơ đẹp của chàng trai.

Cũng với thanh bằng trong thơ lục bát nhưng bài ca dao thứ hai lại mang một âm hưởng khác. Thanh bằng kết hợp với vần /ay/ có độ mở hẹp gợi âm hưởng về sự đau xót, nghẹn ngào.

Ngoài ra, thơ lục bát còn yêu cầu về sự phối hợp cao thấp (bổng trầm), nhất là sự kết hợp chuyển đổi bổng trầm ở tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám của câu bát. Nhờ chuyển đổi âm vực nên âm điệu thơ thanh thoát, du dương:

Đến Nguyễn Du, tinh hoa của thể thơ lục bát đạt đến độ chín muồi. Luật bằng trắc vốn đã được xác định nay phát huy hiệu quả ngay trong sự xác định đó:

“Kiếp hồng nhan có mong manh

Nửa chừng xuân, thoắt gãy cành thiên hương”(Truyện Kiều)

Thanh trắc ở âm tiết thứ tư trong câu bát theo đúng luật với tính chất đứt gãy thể hiện sự đột ngột, thời gian mang tính bước ngoặt của cuộc đời ca nhi Đạm Tiên vốn “nổi danh tài sắc một thì”.

Tuy giới hạn bởi thi luật song luật bằng - trắc trong thơ lục bát vẫn co giãn, không nghiêm ngặt như các thể thơ Đường luật, đặc biệt là thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Đây được xem là một trong những thể thơ có niêm luật chặt chẽ, nghiêm ngặt nhất trong nền văn học thế giới. Luật phối thanh thơ thất ngôn bát cú rất phức tạp, buộc phải theo sự quy định về thanh bằng, thanh trắc trong từng câu và trong cả bài ( tiếng thứ 1, 3, 5, 7 không cần theo luật, tiếng thứ 2, 4, 6 bắt buộc phải theo luật). Sự xen kẽ, điệp, đối bằng trắc làm cho điệu thơ cân xứng, hài hoà, nhịp nhàng và giàu tính nhạc.

Bài 2: Thời đại ngày nay là thời đại đất nước ta mở rộng giao lưu với nước khác. Theo em, làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

Tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ) là ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam ta; là thứ tài sản vô cùng quý giá của đất nước. Tiếng Việt là tinh hoa văn hóa của dân tộc ta được giữ gìn, bảo tồn, phát triển qua hàng ngàn năm tồn tại. Tuy nhiên để tiếng Việt mãi giàu đẹp chúng ta cần chung tay giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Tiếng Việt đã trải qua một quá trình đấu tranh để phát triển, trường tồn khá bền bỉ. Từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ người dân ta chưa có một thứ ngôn ngữ riêng cho dân tộc mình. Vì vậy chúng ta đã mượn hình thức chữ Hán , phiên âm ra tiếng Việt gọi là chữ Hán Việt. Đến khoảng thể kỉ XII-XIII, cha ông ta dựa trên chữ Hán Việt đã sáng tạo ra ngôn ngữ của dân tộc mình là chữ Hán Nôm. Nhưng loại chữ này là chữ tượng hình vì vậy khó đọc, khó viết và khó nhớ nên không được phố biến rộng rãi. Chủ yếu là tầng lớp quan lại phong kiến và các nho sĩ. Đến khoảng thể kỉ XVI-XVII , các giáo sĩ phương Tây sang nước ta để truyền bá đạo giáo. Họ nhận thấy nếu truyền bá đạo mà dùng ngôn ngữ Hán Nôm thì không được vì hầu hết người dân ta đều không biết chữ. Vì vậy họ đã sáng tạo ra thứ ngôn ngữ mới dựa trên chữ cái La-tinh gọi là chữ Quốc ngữ. Khi chữ Quốc ngữ ra đời, người dân ta nhận thấy đây là thứ ngôn ngữ có ưu điểm vượt trội: Vừa dễ viết, dễ đọc, dễ thuộc lại dễ nhớ nên nó nhanh chóng đi vào đời sống người Việt ta.

Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ chính thống của đất nước ta. Nó được dùng là ngôn ngữ chính thức trong các văn kiện lịch sử quan trọng, trong đối ngoại, trong giao lưu văn hóa, trong giao tiếp hàng ngày của người dân.

Tuy nhiên hiện nay, một bộ phận giới trẻ của ta chưa ý thức được tầm quan trọng của tiếng Việt. Họ quên trau dồi, học tập , thậm chí còn lạm dụng tiếng nước ngoài làm cho tiếng Việt của ta mất đi sự trong sáng. Biểu hiện ngay trong những bài viết văn sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp hay sự lai căng trong ngôn ngữ giao tiếp.

Trong thời đại kinh tế thị trường, nước ta đang mở rộng cửa để giao lưu văn hóa với các quốc gia trên thế giới nên việc học thêm ngoại ngữ là điều cần thiết nhưng trước hết phải học tốt tiếng Việt. Phải không ngừng trau dồi, học hỏi, làm giàu có và chuẩn xác vốn tiếng Việt của mình. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh rất rõ vai trò của tiếng Việt với dân tộc mình “ Chúng ta cần phải làm cho tiếng Việt giàu đẹp vì đó là sự sống còn của cả dân tộc” . Vì vậy muốn học tốt ngoại ngữ trước hết hãy học tốt tiếng Việt.

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân Việt Nam, trong đó có học sinh - những người thường xuyên sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong giao tiếp xã hội, trong học tập, nghiên cứu. Công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi phải có sự nỗ lực trên các phương diện: tình cảm, nhận thức và hành động. Trước hết mỗi học sinh cần có tình cảm yêu mến và có ý thức quý trọng tiếng Việt. Mỗi người cần thấm nhuần và khắc sâu lời dặn của Hồ Chủ Tịch “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” . Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng đòi hỏi mỗi người cần có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt. Đó là hiểu biết về chuẩn mực và quy tắc tiếng Việt ở các phương diện phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản, tiến hành giao tiếp.Muốn có hiểu biết, người học cần tích lũy kinh nghiệm từ thực tế giao tiếp, qua sách báo, học tập ở trường. Có thể tìm hiểu và học tập tiếng Việt ở mọi lúc mọi nơi.

Sự trong sáng của tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng .Tuy nhiên cần tiếp nhận những yếu tố tích cực từ tiếng nước ngoài để làm giàu ngôn ngữ mình, đồng thời tránh cách nói thô tục, kệch cỡm để nói “ lời hay, ý đẹp”.

ádad
Xem chi tiết
ádad
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
14 tháng 3 2022 lúc 7:01

REFER

Tinh thần yêu nước là một ngọn lửa lớn cháy mãi trong lòng nhân dân Việt Nam. Đến lớp trẻ ngày hôm nay, chúng em vinh dự được tiếp nối ngọn lửa ấy. Cuộc sống hòa bình hiện nay có được là do cha ông ta đã vất vả dành lấy, chúng em sẽ cố gắng hết sức mình để gìn giữ và xây dựng đất nước ngày càng phát triển hơn. Chúng em thể hiện tình yêu nước của mình theo những cách riêng của mình. Chúng em học tập và rèn luyện chăm chỉ để mai sau có thể cống hiến được nhiều cho tổ quốc, có thể đưa nước Việt ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ mong đợi. Chúng em sẵn sàng lên tiếng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên mọi diễn đàn dành cho mình mà không e ngại bất cứ điều gì. Chúng em tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, giúp đỡ các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ những người già neo đơn, để thắt chặt tình đồng bào. Chúng em đem niềm tự hào về dân tộc Việt Nam lên báo chí, âm nhạc và rất nhiều các hoạt động khác mà mình tham gia. Mỗi bạn, với một thế mạnh riêng sẽ có cách thể hiện tình yêu nước riêng. Nhưng tất cả đều có một điểm chung đó là chúng em là công dân nước Việt Nam, chúng em yêu và tự hào về quốc gia của mình.

Uyên  Thy
14 tháng 3 2022 lúc 7:06

Tham khảo e nhé!
Qua từng trang sử vẻ vang của dân tộc, qua những lời dạy mà ông bà, cha mẹ đã truyền dạy cho thế hệ trẻ về tinh thần yêu nước của nhân dân ta, dường như lòng yêu  nước cũng đã in sâu vào thế hệ trẻ ngày nay. Tinh thần yêu nước ngày nay không thể hiện qua những trận đánh lịch sử hào hùng của dân tộc, nhưng ngày nay tinh thần yêu nước vẫn thể hiện rõ qua từng hành động, qua từng việc làm cụ thể. Đó là những nghĩa cử cao đẹp nhường cơm sẻ áo, thương người như thể thương thân, điển hình là những trận lũ lụt hay những đợt dịch bệnh vừa qua, tinh thần yêu thương hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau càng nói lên được tình yêu nước yêu dân tộc của người dân Việt Nam ta. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em vẫn luôn làm theo lời dạy của Bác "tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình". Em luôn cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức để trở thành một người con ngoan trò giỏi. Em luôn yêu quê hương đất nước, yêu gia đình, bè bạn, thầy cô... Em cùng thầy cô và các bạn tham gia các hoạt động tình nguyện, thăm các em nhỏ làng trẻ SOS và các trung tâm bảo trợ xã hội, các cụ già neo đơn.... Em tin rằng, những việc làm của em dù là nhỏ thôi nhưng cũng góp phần lan tỏa những điều tốt đẹp tới những người xung quanh, để đất nước Việt Nam ta sẽ ngày càng trở nên tươi đẹp hơn.

NguyễnMai
Xem chi tiết
Hoàng hôn  ( Cool Team )
11 tháng 3 2020 lúc 9:37

Câu 1 : ( Trắc nghiệm)     Trong những câu sau , câu  nào có ý trái ngược với các câu còn lại ?

                                           A. Uống nước nhớ nguồn                B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 

                                          C. Ăn cháo đá bát                             D. Uống nước nhớ người đào giếng 

Khách vãng lai đã xóa

Câu 1 : C 

Câu 2 : 

Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã trình bày hai chứng cứ về ý kiến của người nước ngoài về tiếng Việt và ý kiến của bản thân trực tiếp phân tích, miêu tả trên nhiều phương diện. Cụ thể như sau: Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài. Tác giả đã đưa ra những chứng cứ rất toàn diện, từ người không biết tiếng Việt cho đến người biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì chỉ cần căn cứ vào âm thanh cũng nhận ra rằng, "tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc". Người biết tiếng Việt có thể đưa ra những nhận định cụ thể. Phương thức này tuy không thể cung cấp những nhận định khái quát và đầy đủ nhưng có ưu điểm là rất khách quan.Để bổ sung cho chứng cứ trên, tác giả trực tiếp phân tích, miêu tả các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện cơ bản, từ ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng. Về ngữ âm: tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu (sáu thanh). Về ngữ pháp: tiếng Việt rất uyển chuyển, nhịp nhàng. Về từ vựng: tiếng Việt gợi hình, giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng dồi dào trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Cấu tạo và khả năng thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống mạnh mẽ của tiếng Việt.Qua hệ thống luận cứ và những dẫn chứng toàn diện về mọi mặt như vậy, tác giả sắp xếp từ những chứng cớ gián tiếp đến trực tiếp, từ người ngoại quốc tới người trong cuộc, làm nổi bật cái đẹp và cái hay của tiếng Việt. Cái đẹp của tiếng Việt thể hiện ở sự hài hoà về âm hưởng, thanh điệu, còn cái hay lại thể hiện trong sự tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt những tư tưởng, tình cảm của con người và thoả mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hoá ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,...

Ví dụ: Sự kết hợp giữa âm thanh, nhịp điệu và ý nghĩa đã tạo cho các câu thơ Việt một khả năng biểu đạt vô cùng phong phú và sâu sắc:

Con lại về quê mẹ nuôi xưa

Một buổi trưa nắng dài bãi cát

Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa

Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.

(Tố Hữu, Mẹ Tơm) 

Đoạn thơ trên rất giàu hình ảnh và nhạc điệu. Buổi trưa nắng dài bãi cát, có gió lộng xôn xao, có sóng biển đu đưa, và lòng người cũng xôn xao, đu đưa cùng với sóng, với gió. Bởi thế nên sự chuyển đổi nghĩa trong câu thơ cuối (lòng ta mát rượi, ngân nga tiếng hát) trở nên hết sức tự nhiên, khiến cho bạn đọc cũng cảm thấy rạo rực, bâng khuâng, dễ dàng đồng cảm, sẻ chia nỗi niềm tâm trạng với tác giả.

Câu 3 : Mình ko biết làm sorry

Khách vãng lai đã xóa
TGH...!
Xem chi tiết
Long Sơn
23 tháng 3 2022 lúc 9:08

Câu 14: Hãy kể tên những phong tục tập quán nào của người Việt được bảo tồn suốt thời Bắc thuộc và vẫn có mặt trong đời sống văn hóa hằng ngày của chúng ta ngày nay.

Phong tục tập quán: ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình, búi tóc,...

Tốn tại đến ngày nay: ăn trầu, búi tóc,..

Câu 15: Theo em, tiếng nói có vai trò như thế nào trong việc giữ gìn và sự phát triển bản sắc văn hóa dân tộc?

- Tiếng nói giúp người ta không quên đi cội nguồn dân tộc.

- Tiếng nói tạo nên cái riêng của dân tộc.

Câu 16: Em có suy nghĩ gì về hiện tượng nhiều học sinh “pha” tiếng nước ngoài vào tiếng Việt khi giao tiếp? (Tham khảo)

Tuy việc sử dụng tiếng lóng cũng có tác dụng nhất định đối với giới trẻ như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian (chủ yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo…làm cho hoạt động giao tiếp cũng phong phú hơn nhưng việc lạm dụng sử dụng quá đà sẽ đánh mất đi bản sắc dân tộc, mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

Câu 17: Theo em, các triều đại phong kiến phương Bắc chủ trương đặt nước ta thành quận, huyện trực thuộc Trung Quốc nhằm mục đích:

- Biến nước ta thành một phần của Trung Quốc.

- Để bắt nhân dân ta nộp tô thuế, tìm ngọc trai, đồi mồi cống nạp cho chúng,...

Nguyễn DUC TOM
Xem chi tiết
Amee
24 tháng 3 2021 lúc 22:03

tham khảo

Mỗi chúng ta, ai cũng là những phần tử nhỏ bé trong một xã hội rộng lớn, chính vì thế việc chung sức xây dựng quê hương, đát nước là trách nhiệm của tất cả mọi người chứ không phải của riêng một ai.  Việc xây dựng đất nước là trách nhiệm của tất cả mọi người, riêng với học sinh - Là một đối tượng nhỏ tuổi, lại  đang ngồi trên ghế nhà trường, thiết nghĩ mỗi người học trò cần phải xác định được mục đích học tập của mình là gì avf phải nỗ lực hết mình để hoàn thành mục đích đã đề ra ấy. Chúng ta phải thật sự nhiệt huyết và tận tâm với việc học của chính mình vì học tập là để kiến tạo tương lai và xây dựng một đất nước giàu mạnh, vững bền. Bên cạnh đó, tuổi trẻ cũng  cần năng nổ, nhiệt tình hơn trong các hoạt động, phong trào tập thể, cần là người đi đầu để lôi kéo mọi người tham gia để cùng nhau xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh. Nếu mỗi người, ai cũng ý thức một chút, ai cũng cố gắng và tận tâm hơn nữa với công việc, ai cũng không quản ngại cống hiến cho tổ quốc thì ắt đất nước của chúng ta sẽ ngày càng phát triển. Và đây cũng chính là cách để mỗi cá nhân thể hiện trách nhiệm của mình đối với  việc xây dựng và phát triển quê hương, đất nước

Amee
24 tháng 3 2021 lúc 22:04

tham khảo

Từ thuở xa xưa thanh niên Việt Nam ta đã ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân đối với đất nước. Trong thời chiến ( đấu tranh) họ luôn là lực lượng tiên phong trong các phong trào đánh giặc cứu nước và giữ nước, luôn là lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam, luôn sẵn sàng xả thân vì tổ quốc mà không tiếc thời tuổi trẻ. Vậy chúng ta những thanh niên may mắn được sinh ra trong thời bình, chúng là phải  tự biôt bản thân mình có trách nhiệm như thế nào để gìn giữ và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng đã được đổi bằng xương máu của biết bao thế hệ đi trước, phải làm gì để xứng đáng hưởng được những thành quả như ngày hôm nay. Mỗi chúng ta phải xác định cho mình một lí tưởng sống cao đẹp, phải có ước mơ và hoạch định ra cho mình một kế hoạch cụ thể trong tương lai, phải rèn đức luyện tài năng,  phải hiểu được vai trò đất nước đối với chúng ta, có như vậy chúng ta mới xác định được đúng đắn nhiệm vụ của mình đối với đất nước và thực hiện chúng. Chúng ta ra sức học tập cũng là đang thực hiện nhiệm vụ của mình đối với đất nước, nó không phải là một cái gì đó sâu xa như các bạn nghĩ nó chỉ đơn giản là làm tốt bổn phận của mình để phấn đấu trở thành một công dân tốt góp phần xây dựng một đất nước giàu đẹp vững mạnh. Như vậy trách nhiệm của thanh niên ở thời chiến hay thời bình đều do ý thức mỗi con người tuy nhiên nó lại được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.

phanduonghuy
25 tháng 12 2023 lúc 20:28

dcm như chubin

Dương Triệu Dương 6/9
Xem chi tiết
Z﹏﹏Tùngdz123 ︵☆
13 tháng 3 2022 lúc 20:56

làm đồ gốm, học sinh thì cần chăm học................

lạc lạc
14 tháng 3 2022 lúc 7:09

Trình bày quá trình phát triển văn hóa dân tộc của nhân dân ta thời bắc thuộc?

undefined

duong vu minh khanh
Xem chi tiết
Nguyễn Minh
16 tháng 12 2020 lúc 14:07