Hướng dẫn soạn bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngan Dang Bao

Bài 1: Em hãy tìm trong thơ ca những câu có sự hài hòa về thanh điệu (3 câu)

Bài 2: Thời đại ngày nay là thời đại đất nước ta mở rộng giao lưu với nước khác. Theo em, làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

Nguyễn Công Tỉnh
16 tháng 3 2018 lúc 19:59

Bài 1: Em hãy tìm trong thơ ca những câu có sự hài hòa về thanh điệu (3 câu)

Trong văn học truyền thống, quan niệm thơ là phải có luật chi phối sáng tác của nhà văn và đánh giá của người đọc. Tài năng của nhà thơ là ở chỗ vừa phải tuân theo khuôn luật đã cố định vừa phải chuyển tải được khoảnh khắc thăng hoa tinh tế đầy xúc cảm từ tâm hồn. Bên cạnh luật về nhịp, hiệp vần, luật về phối thanh là một yếu tố quan trọng. Luật phối thanh của các thể thơ có luật như lục bát, song thất lục bát, các thể thơ Đường luật…chủ yếu theo luật bằng - trắc ( không chú ý nhiều đến luật cao - thấp).

Thơ lục bát là thể thơ thuần tuý dân tộc xuất phát từ dân gian. Thơ lục bát trước hết gắn liền với ca dao. Ca dao sinh ra trong môi trường, khung cảnh ca hát, diễn xướng nên có lẽ vì thế thể thơ lục bát thường mang âm điệu mượt mà, uyển chuyển. Tính chất đó bắt nguồn từ cách sử dụng thanh điệu. Ở thể thơ này, những tiếng hiệp vần (tiếng cuối câu lục hiệp vần với tiếng thứ sáu câu bát, rồi tiếng cuối câu bát lại hiệp với tiếng cuối câu lục) thường mang thanh bằng.

“ Trên trời có đám mây xanh

Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng.

Ước gì anh lấy được nàng,

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây

Xây dọc rồi lại xây ngang

Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân…”

Hay:

“Trèo lên cây khế nửa ngày

Ai làm chua xót lòng này khế ơi”

Dù nội dung là lời tỏ tình của tình yêu trai gái đầy thơ mộng và mơ ước hay thất vọng đắng cay, kể cả nỗi khổ phận nghèo, nỗi bất bình trước bất công ngang trái, ở những điểm nhấn của bài thơ vẫn là thanh bằng. Bài ca dao thứ nhất đọc lên ngân vang như một lời ca miên man, say đắm do thanh điệu được sử dụng trong sự kết hợp với các bộ phận khác của âm tiết tạo nên. Nguyên âm /a/ là nguyên âm sáng, có độ mở rộng và phụ âm cuối vang /ng/, /nh/ cùng với thanh bằng nhẹ nhàng, du dương tạo biểu tượng về tính chất tươi sáng, ngân vang như ước mơ đẹp của chàng trai.

Cũng với thanh bằng trong thơ lục bát nhưng bài ca dao thứ hai lại mang một âm hưởng khác. Thanh bằng kết hợp với vần /ay/ có độ mở hẹp gợi âm hưởng về sự đau xót, nghẹn ngào.

Ngoài ra, thơ lục bát còn yêu cầu về sự phối hợp cao thấp (bổng trầm), nhất là sự kết hợp chuyển đổi bổng trầm ở tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám của câu bát. Nhờ chuyển đổi âm vực nên âm điệu thơ thanh thoát, du dương:

Đến Nguyễn Du, tinh hoa của thể thơ lục bát đạt đến độ chín muồi. Luật bằng trắc vốn đã được xác định nay phát huy hiệu quả ngay trong sự xác định đó:

“Kiếp hồng nhan có mong manh

Nửa chừng xuân, thoắt gãy cành thiên hương”(Truyện Kiều)

Thanh trắc ở âm tiết thứ tư trong câu bát theo đúng luật với tính chất đứt gãy thể hiện sự đột ngột, thời gian mang tính bước ngoặt của cuộc đời ca nhi Đạm Tiên vốn “nổi danh tài sắc một thì”.

Tuy giới hạn bởi thi luật song luật bằng - trắc trong thơ lục bát vẫn co giãn, không nghiêm ngặt như các thể thơ Đường luật, đặc biệt là thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Đây được xem là một trong những thể thơ có niêm luật chặt chẽ, nghiêm ngặt nhất trong nền văn học thế giới. Luật phối thanh thơ thất ngôn bát cú rất phức tạp, buộc phải theo sự quy định về thanh bằng, thanh trắc trong từng câu và trong cả bài ( tiếng thứ 1, 3, 5, 7 không cần theo luật, tiếng thứ 2, 4, 6 bắt buộc phải theo luật). Sự xen kẽ, điệp, đối bằng trắc làm cho điệu thơ cân xứng, hài hoà, nhịp nhàng và giàu tính nhạc.

Bài 2: Thời đại ngày nay là thời đại đất nước ta mở rộng giao lưu với nước khác. Theo em, làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

Tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ) là ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam ta; là thứ tài sản vô cùng quý giá của đất nước. Tiếng Việt là tinh hoa văn hóa của dân tộc ta được giữ gìn, bảo tồn, phát triển qua hàng ngàn năm tồn tại. Tuy nhiên để tiếng Việt mãi giàu đẹp chúng ta cần chung tay giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Tiếng Việt đã trải qua một quá trình đấu tranh để phát triển, trường tồn khá bền bỉ. Từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ người dân ta chưa có một thứ ngôn ngữ riêng cho dân tộc mình. Vì vậy chúng ta đã mượn hình thức chữ Hán , phiên âm ra tiếng Việt gọi là chữ Hán Việt. Đến khoảng thể kỉ XII-XIII, cha ông ta dựa trên chữ Hán Việt đã sáng tạo ra ngôn ngữ của dân tộc mình là chữ Hán Nôm. Nhưng loại chữ này là chữ tượng hình vì vậy khó đọc, khó viết và khó nhớ nên không được phố biến rộng rãi. Chủ yếu là tầng lớp quan lại phong kiến và các nho sĩ. Đến khoảng thể kỉ XVI-XVII , các giáo sĩ phương Tây sang nước ta để truyền bá đạo giáo. Họ nhận thấy nếu truyền bá đạo mà dùng ngôn ngữ Hán Nôm thì không được vì hầu hết người dân ta đều không biết chữ. Vì vậy họ đã sáng tạo ra thứ ngôn ngữ mới dựa trên chữ cái La-tinh gọi là chữ Quốc ngữ. Khi chữ Quốc ngữ ra đời, người dân ta nhận thấy đây là thứ ngôn ngữ có ưu điểm vượt trội: Vừa dễ viết, dễ đọc, dễ thuộc lại dễ nhớ nên nó nhanh chóng đi vào đời sống người Việt ta.

Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ chính thống của đất nước ta. Nó được dùng là ngôn ngữ chính thức trong các văn kiện lịch sử quan trọng, trong đối ngoại, trong giao lưu văn hóa, trong giao tiếp hàng ngày của người dân.

Tuy nhiên hiện nay, một bộ phận giới trẻ của ta chưa ý thức được tầm quan trọng của tiếng Việt. Họ quên trau dồi, học tập , thậm chí còn lạm dụng tiếng nước ngoài làm cho tiếng Việt của ta mất đi sự trong sáng. Biểu hiện ngay trong những bài viết văn sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp hay sự lai căng trong ngôn ngữ giao tiếp.

Trong thời đại kinh tế thị trường, nước ta đang mở rộng cửa để giao lưu văn hóa với các quốc gia trên thế giới nên việc học thêm ngoại ngữ là điều cần thiết nhưng trước hết phải học tốt tiếng Việt. Phải không ngừng trau dồi, học hỏi, làm giàu có và chuẩn xác vốn tiếng Việt của mình. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh rất rõ vai trò của tiếng Việt với dân tộc mình “ Chúng ta cần phải làm cho tiếng Việt giàu đẹp vì đó là sự sống còn của cả dân tộc” . Vì vậy muốn học tốt ngoại ngữ trước hết hãy học tốt tiếng Việt.

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân Việt Nam, trong đó có học sinh - những người thường xuyên sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong giao tiếp xã hội, trong học tập, nghiên cứu. Công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi phải có sự nỗ lực trên các phương diện: tình cảm, nhận thức và hành động. Trước hết mỗi học sinh cần có tình cảm yêu mến và có ý thức quý trọng tiếng Việt. Mỗi người cần thấm nhuần và khắc sâu lời dặn của Hồ Chủ Tịch “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” . Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng đòi hỏi mỗi người cần có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt. Đó là hiểu biết về chuẩn mực và quy tắc tiếng Việt ở các phương diện phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản, tiến hành giao tiếp.Muốn có hiểu biết, người học cần tích lũy kinh nghiệm từ thực tế giao tiếp, qua sách báo, học tập ở trường. Có thể tìm hiểu và học tập tiếng Việt ở mọi lúc mọi nơi.

Sự trong sáng của tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng .Tuy nhiên cần tiếp nhận những yếu tố tích cực từ tiếng nước ngoài để làm giàu ngôn ngữ mình, đồng thời tránh cách nói thô tục, kệch cỡm để nói “ lời hay, ý đẹp”.


Các câu hỏi tương tự
TRẦN MINH NGỌC
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Kinomoto Sakura
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Ngan Dang Bao
Xem chi tiết
ღ๖ۣۜBĭη➻²ƙ⁸ღ
Xem chi tiết
Đạt Nguyễn
Xem chi tiết
Tô Thành Minh
Xem chi tiết
bồ đào
Xem chi tiết