Những câu hỏi liên quan
Chi Nguyễn
Xem chi tiết
Đỗ Quỳnh Anh
2 tháng 5 2020 lúc 18:59

 1.Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có : Văn chương khơi gợi tình cảm cho con người,giúp ta tiếp thu những tình cảm cao đẹp, những nét ứng xử tinh tế, những bài học về cuộc đời để chúng ta làm giàu thêm tâm hồn. 

 2.Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời nó cũng luyện những tình cảm ta sẵn có. Bạn có nghĩ vậy không ? Văn chương dạy, giúp ta hiểu thêm ý nghĩa, giá trị của tình cảm gia đình là to lớn, là quan trọng nhường nào. Giúp mỗi học sinh chúng ta thấm thía hơn nỗi vất vả, tình thương vô bờ của bậc làm cha làm mẹ. Nhờ văn chương, chúng ta biết trân trọng tình cảm bạn bè thiêng liêng, biết nuôi dưỡng và phát triển lòng yêu nước trong tim mỗi người. Những tình cảm ấy, có phải chúng ta chưa có đâu. Nhưng nhờ có văn chương và thông qua văn chương mà mỗi người thấm thía hơn, tôi rèn những tình cảm ấy trở nên sâu đậm hơn.

Khách vãng lai đã xóa
Lê Quang Mạnh
Xem chi tiết
Đinh Xuân Thiện
25 tháng 3 2020 lúc 15:26

Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đưa ta đến những tình huống, những hoàn cảnh, những số phận ta chưa từng gặp trong đời. Qua các nhân vật, các cảm xúc, thái độ,… của nhân vật, văn chương gây cho ta những tình cảm, cảm xúc mới mẻ, tạo ra sự đồng cảm giữa bạn đọc và tác giả. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài làm rung động lòng trắc ẩn của mỗi chúng ta trước số phận những đứa trẻ tội nghiệp có bố mẹ li dị nhau. Không chỉ thế, người đọc còn thấy đồng cảm với tâm trạng, cảm xúc của những đứa trẻ sắp phải lìa xa người thân. Điều đó cũng xảy ra khi ta đọc những bài Ca dao than thân, “Sài Gòn tôi yêu”, “Xa ngắm thác núi Lư”,… Nhờ đó, mỗi chúng ta rút ra cho mình một bài học, gây dựng cho mình một tình cảm đúng đắn đối với những biểu hiện của cái đẹp, cái tốt cũng như cái xấu, cái ác trong cuộc đời này. Bên cạnh đó, văn chương còn “luyện” những tình cảm ta sẵn có. Từ thuở lọt lòng, ai ai cũng đã có những tình cảm nhất định đối với gia đình, bạn bè, thầy cô, quê hương,… Văn chương thực hiện nhiệm vụ hình dung sự sống và sáng tạo sự sống chẳng những phản ánh đầy đủ về những tình cảm ấy mà còn làm đẹp hơn, sâu sắc hơn những hiện thực vốn có tồn tại trong đời sống của con người. Nhờ vậy, chúng ta cảm nhận đủ đầy và sâu sắc hơn những tình cảm của lòng mình. Đọc ca dao về tình cảm gia đình với những hình ảnh như “núi Thái Sơn, nước trong nguồn”, “Anh em như thể chân tay”,… Đọc những bài thơ như “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, những bài ca dao về quê hương đất nước,…. Ta thêm yêu, thêm trân trọng hạnh phúc gia đình mình đang có, thêm yêu quê hương đất nước tươi đẹp của mình,… Chính những công dụng tuyệt vời đó khiến văn chương trở thành một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống con người.

Mk mải nhắn quá nên k để ý có trạng ngữ/câu đb hay ko,bn tự sửa nha

Khách vãng lai đã xóa
Lê Quang Mạnh
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
22 tháng 2 2019 lúc 9:21

HS cần giải thích và chứng minh thành 2 vế.

* Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có:

- Văn chương bắt nguồn từ đời sống và là lăng kính muôn màu của đời sống. Văn chương vì thế mà phong phú, muôn màu, nêu ra những tình cảm ta không có hoặc chưa từng trải qua. => Văn chương bồi đắp cho tình cảm của ta thêm phong phú.

- Ví dụ: Đọc một tác phẩm văn chương ta biết vui, buồn, mừng, giận

* Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có:

- Văn chương khơi gợi, thức dậy những tình cảm trong ta: tình cảm gia đình, tình mẫu tử, tình bạn, tình anh em,....

Hoàng Sơn Tùng
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
6 tháng 3 2017 lúc 20:08

Ôn tập ngữ văn lớp 7Ôn tập ngữ văn lớp 7

Thảo Phương
6 tháng 3 2017 lúc 20:48

Qua những hình tượng đẹp,gợi cảm văn chương khơi gợi những tình cảm cao đẹp tác động đến thế giới tinh thần của con ng giúp con ng phân biệt nhận thức đc cái tốt cái xấu từ đs sống đẹp cao thượng và giàu lòng vị tha hơn.Đs chính là sức mạnh tác động của v/ch đs vs nhân cách con ng.V/ch còn đánh thức khơi gợi nh xúc cảm cao đẹp mà bấy lâu nay hoặc chưa xuất hiện ở con ng hoặc bị ngủ quên:''Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.''.Trong cái câu nay ta thấy rõ nét đặc sắc của văn nghị luận Hoài thanh ........tự lm típ nk vi fcj k còn time nx e tham khảo 1 số ý mà Mai lm rồi ghép vào nk

Nguyễn Huy Tú
6 tháng 3 2017 lúc 20:03

@Mai Nguyễn, @Linh Phương, các bạn khác...

Thảo Nguyễn 7B5
Xem chi tiết
hello
4 tháng 3 2022 lúc 21:48

https://hoidap247.com/cau-hoi/1715085 bạn vào đường link này tham khảo nhé

Miên Khánh
4 tháng 3 2022 lúc 21:49

Sức mạnh của văn chương là điều mà chúng ta không thể đong đếm hết ,đặc biệt là khả năng khơi gợi tình cảm của nó! Nhắc đến ý nghĩa văn chương có người cho rằng: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có" . Thật vậy, cuộc sống muôn màu , muôn vẻ với sự vận động trôi chảy của văn chương sẽ cho ta những rung cảm trước mọi sự vật, hiện tượng.Sống trong thời kì hiện đại nam nữa bình đẳng, chúng ta đâu biết được thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Thế nhưng đến với Truyện Kiều của Nguyễn Da, Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương ; chúng ta cũng phải khóc than cho số phận của những người " tài sắc vẹn toàn" nhưng số phận hẩm hiu. Văn chương thật tuyệt vời , nó đem đến cho chúng ta những thứ tình cảm chỉ thoáng qua mọt lát rồi lại đi nhưng để lại cho ta hồi ức thật đẹp, vì vậy hãy luôn trân trọng và yêu quý nó.

minh nguyet đã xóa
Toản Trần
Xem chi tiết
Cherry
1 tháng 4 2021 lúc 13:08

Là một nhà phê bình văn học xuất sắc, chắc hẳn hơn ai hết, Hoài Thanh phải nhận thức sâu săc về ý nghĩa và sức mạnh của văn chương. Chính vì vậy, trong tác phẩm Ý nghĩa văn chương của mình, ông đã khẳng định chắc chắn: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có .
Khả năng của văn chương thật kì diệu, nó có thể tác động tới nơi sâu kín trong tâm hồn con người – tình cảm. Và một khi đã thấm vào tâm hồn, tình cảm con người thì hiệu quà nó mang lại rất to lớn và lâu bền. Những tác phẩm văn chương đích thực thật sự là những người thầy gây và luyện cho ta thứ tình cảm cao quý.

Phương Hà
Xem chi tiết
minh nguyet
4 tháng 4 2021 lúc 19:30

Tham khảo:

Văn chương là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ kết tinh tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm như một lớp phù sa để lại trong ta những kí ức đẹp, những cảm nhận riêng về thiên nhiên, con người. văn chương là thứ khí giới thanh cao mà đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác làm cho lòng người trong sạch phong phú hơn. Chính vì thế, đến với văn chương ta như được ngao du trên cánh đồng thảo nguyên trong lành để được di dưỡng tâm hồn thêm trong sạch. Và bằng câu chữ có thần của nó, văn chương cứ tự nhiên ngân rung lên trong lòng ta những nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn một cách hồn nhiên và cao thượng nhất. qua con đường tình cảm, văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có đó là tình cảm mới mẻ với thiên nhiên, tình cảm mới mẻ, sinh động về một thế giới trong tưởng tượng, nhưng văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có đó là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn bè, thầy cô trở nên càng sâu sắc và thiêng liêng hơn. Nhận định của Hoài Thanh khẳng định sức mạnh và sứ mệnh của văn chương về mặt tác động tình cảm tới con người, đó cũng chính là đặc trưng cơ bản nhất của văn học.

Phong Thần
4 tháng 4 2021 lúc 19:40

'' Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.'' Thật vậy, văn chương đưa ta đến với biết bao những tình huống , hoàn cảnh, số phận mà ta chưa từng gặp trong đời. Ta có thể có những tình cảm, cảm xúc mới mẻ, tạo ra sự đồng cảm giữa người đọc và tác giả qua các nhân vật, thái độ, cảm xúc,... của các nhân vật trong văn chương. Ví như tác phẩm "Cuộc chia tay của những con búp bê" chắc đã làm rung động lòng trắc ẩn trong mỗi chúng ta trước số phận của những đứa trẻ tội nghiệp không thể trọn vẹn có được tình yêu thương của bố mẹ. Không những vậy, người đọc còn thấy đồng cảm với tâm trạng, cảm xúc của những đứa trẻ khi sắp phải rời xa người thân. Những cảm xúc ấy cũng xảy ra khi ta đọc những câu hát than thân, Sài Gòn tôi yêu, Xa thác ngắm núi lư,... Để từ đó ta có thể rút ra cho bản thân mình 1 bài học, gây dựng nên những tình cảm cao đẹp trong cuộc đời chúng ta.

đỗ mạnh quân
Xem chi tiết

Văn học là tiếng nói thăm sâu nhất của tâm hồn con người, ra đi từ tấm lòng mãnh liệt của người nghệ sĩ kết tinh trên trang giấy những dòng chữ cuộn trào cảm xúc. Chính những tình cảm, tư tưởng ấy của nhà văn sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận thế. Nói bằng tình cảm, văn chương tác động đến con người qua con đường của trái tim, và vì thế văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

Văn chương là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ kết tinh tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm như một lớp phù sa để lại trong ta những kí ức đẹp, những cảm nhận riêng về thiên nhiên, con người. văn chương là thứ khí giới thanh cao mà đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác làm cho lòng người trong sạch phong phú hơn. Chính vì thế, đến với văn chương ta như được ngao du trên cánh đồng thảo nguyên trong lành để được di dưỡng tâm hồn thêm trong sạch. Và bằng câu chữ có thần của nó, văn chương cứ tự nhiên ngân rung lên trong lòng ta những nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn một cách hồn nhiên và cao thượng nhất. qua con đường tình cảm, văn chương gây cho ta những tình cảm ta chwua có đó là tình cảm mới mẻ với thiên nhiên, tình cảm mới mẻ, sinh động về một thế giới trong tưởng tượng, nhưng văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có đó là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn bè, thầy cô trở nên càng sâu sắc và thiêng liêng hơn. Nhận định của Hoài Thanh khẳng định sức mạnh và sứ mệnh của văn chương về mặt tác động tình cảm tới con người, đó cũng chính là đặc trưng cơ bản nhất của văn học.

Những câu thơ, ca dao, những câu hò điệu hát về vẻ đẹp của quê hương:

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay alr rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”.

Chẳng phải là qua nhưng câu thơ ấy mà ta thấy quê hương ta thật đẹp, cũng thật giản dị, mà chân tình đó ư. Nó làm ta thêm yêu xứ sở, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình và yêu cả những tên đất tên làng dù vô danh trên khắp mọi miền tổ quốc này. Từ ngàn đời nay vẻ đẹp của những câu dân ca thấm trong lòng người xưa muốn răn dạy con cháu về những đạo lí truyền thống của dân tộc, về những triết lí nhân sinh cần khắc cốt ghi tâm có bao giờ cũ đâu, vẫn cứ còn nguyên vẹn, vẫn cứ làm ta thêm bồi hồi và nhức nhối, để ta càng yêu những giá trị đẹp đẽ ấy, yêu những con người vĩ đại đã sinh ra và nuôi nấng ta nên người:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Hay như:

“Ngó lên nạt luộc mái nhà

Bao nhiêu lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.”

Chính văn chương đã khơi thông và làm cho mạch nguồn truyền thống tình cảm của con người, của dân tộc, của cá nhân cứ chảy mãi không dừng, mà ngày càng bồi đắp trở nên mãnh liệt, tha thiết hơn bao giờ hết.

Nhưng đâu chỉ có vậy, từ những câu chuyện tấm Cám, truyện Thạch Sanh, truyện Cây Khế dân gian còn gửi gắm đến cho con cháu đời sau thông điệp về sự khát vọng, ước mơ một lẽ sống tươi đẹp công bằng ở đời, đó là yêu cái thiện, cái thiện chiến thắng cái ác, bỏ đi cái tầm thường, ích kỉ, toan tính cá nhân. Từ những bài học giản dị mà chân thành ấy, ta lớn lên, ta trưởng thành, ta thêm hiểu mình, hiểu đời hơn. Đó chẳng phải nhờ văn chương đấy ư.

Văn chương là tiếng gọi tha thiết, mãnh liệt nhất của tình cảm. Văn chương giúp thế giới không còn vô tình, khô cằn vì thiếu đi tình thương giữa con người với nhau. Từ đó ta càng phải trân trọng từng dòng thơ, lời văn; yêu mến chúng; đọc nhiều hơn để tâm hồn ta thêm bay bổng, thêm nhiều những tình cảm từ văn chương ban tặng.

Khách vãng lai đã xóa
đỗ mạnh quân
24 tháng 5 2021 lúc 13:04

= 1 bài văn nha mn

Khách vãng lai đã xóa