Hãy nêu cảm nghĩ sau khi học xong bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ"
Bài 1: Từ văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" em hãy rút ra đựoc bài học gì cho bản thân
Bài 2: nêu cảm xúc của em về đức tính giản dị sau khi học xong văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ"
Từ những cảm nhận sau khi học xong văn bản đức tính giản dị của Bác Hồ và những trải nghiệm của bản thân hãy nêu suy nghĩ của em về đức tính giản dị bằng 1 đoạn văn từ 5 đến 7 câu
Tham khảo:
Đức tính giản dị là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện và học hỏi không ngừng trong cuộc sống. Giản dị là sự đơn giản, không cầu kì, phô trương. Một con người có lối sống giản dị là một con người không quá đề cao vẻ bề ngoài. Họ sống thanh cao, bình dị. Giản dị tỏng cả lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc và ăn uống. Như bác Hồ của chúng ta, Bác là một vị lãnh tự tối cao của dân tộc những lại có lối sống vô cùng giản dị, giản dị trong sinh hoạt và tỏng cả công việc. Giản dị có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người.. Nó giúp con người ta hoàn thiện được bản thân, được mọi người xung quanh quý mến và tôn trọng. Một người có lối sống giản dị thì cuộc ống sẽ trở nên thanh cao, thanh thản và điềm đạm hơn. Tóm lại, đay là một lối sống đẹp và vô cùng cần thiết. Vì vậy mỗi chúng ta hãy cùng nhau rèn luyện đức tính này vì một cuộc sống tươi đẹp hơn.
sau khi học xong bài '' Đức tính giản dị của Bác Hồ '' em hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về lối sống giản dị của Bác
ai nhanh mk tick nha thank
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Lời nói của Bác dễ hểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vìsự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý. Ôi ! Vị lãnh tụ vĩ đại của tổ quốc thân yêu !
sau khi học xong bài '' Đức tính giản dị của Bác Hồ '' em hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về lối sống giản dị của Bác
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.
Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.
Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói’ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"
Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự
giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo
chúc bạn học tốt
Giản dị là một đức tính tốt trong lối sống của người Việt Nam ta. Bác Hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang một tâm hồn Việt. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mặt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc,... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản như rau,... Trong cách ăn mặc cũng vậy bác chỉ mặc một cái áo mỏng và không cầu kì. Lời nói của Bác dễ hểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp chất chửa bao nhiêu tình cảm lòng yêu nước. Tuy bận bịu nhưng ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ và gọn gàng. Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vì đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý và kính trọng. Vị lãnh tụ vĩ đại của tổ quốc Việt Nam thân yêu !
Vẽ sơ đồ tư duy bài: đức tính giản dị của Bác Hồ. Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về Bác sau khi học xong văn bản. l
Tham khảo:
Ý 1:
Ý 2:
Văn bản 'Đức tính giản dị" đã cho người đọc cảm nhận một cách chân thực nhất vẻ đpẹ của đức tính giản dị trong phong cách của Bác. Phẩm chất cao quý ấy vẫn được giữ vẹn nguyên qua chặng đường 60 năm hoạt động, một sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch. Giản dị thể hiện trong lối sống qua bữa ăn, nơi ở, việc làm và giản dị trong quan hệ với mọi người. Bác quý trọng kết quả sản xuất của con người, quý trọng người phục vụ. Gianr dị trong quan hệ với mọi người: việc gì tự làm được thì Bác không cần người giúp, người phục vụ rất ít. Dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn luôn dành thời gian quan tâm, thăm hỏi chiến sĩ, đồng bào. Trong lời nói, giản dị thể hiện ở sự ngắn gọn, dễ nhớ, có sức tập hợp và lôi cuốn mạnh mẽ. Đây thực sự là phẩm chất cao quý tuyệt đẹp của đời sống thật sự văn minh mà mọi người cần noi theo gương sáng của Bác.
cảm nhận suy nghĩ nêu lên bài học của bản thân khi học về đức tính giản dị của bác hồ
Tham khảo:
Nguồn: Cô Nguyễn Thu Hương
Qua văn bản ta thấy được và học tập được những đức tính tốt đẹp từ sự giản dị của Bác:
- Giản dị trong đời sống: lối ăn, mặc, ở
- Giản dị trong lời nói và bài viết
- Giản dị trong quan hệ, giao thiệp với mọi người
=> Trong cuộc sống, ta cũng cần học tập đức tính này để vừa khiêm tốn, vừa góp phần phát triển cuộc sống và đất nước.
tham khảo:
Hai đoạn văn đầu, tác giả khẳng định “sự nhất quán” trong nhân cách vĩ đại của Bác Hồ: “đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn”. Tiếp theo, ông ca ngợi Bác Hồ suốt đời “vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng”. Người đã sống và chiến đấu vì một lí tưởng cao quý: “tất cả vì nước vì dân, vì sự nghiệp lớn”. Đạo đức của Người“trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”. Phần đầu bài văn cho thấy một giọng văn sôi nổi lôi cuốn, trang trọng, lí lẽ đanh thép hùng hồn, ngôn từ chuẩn mực, đĩnh đạc, biểu cảm: “Điều rất quan trọng”, “đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất”, “vô cùng giản dị và khiêm tốn”, “rất lạ lùng, rất kì diệu”, “một cuộc đời sóng gió”, “vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý”, “tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”.
Đoạn văn thứ ba, Phạm Văn Đồng đã chứng minh một cách sáng tỏ đời sống giản dị của Bác Hồ trên ba phương diện: cách ăn, cách ở, cách làm việc.
– Cách ăn của Bác rất giản dị: “Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm; ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất”. Tác giả nêu lên bốn chi tiết rất cụ thể để chứng minh cách ăn giản dị của Bác. Phạm Văn Đồng đã từng sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc tổ chức (1925), đã từng bí mật sang Vân Nam gặp Bác (1940). Và từ những ngày ở chiến khu đến Cách mạng tháng Tám và suốt trong những năm dài kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông đã từng sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ, nên mới có thể nói một cách tỉ mỉ, cụ thể về cách ăn của Bác như vậy. Đây là một câu văn bình luận rất hay, từ cách ăn, tác giả ca ngợi đạo đức của Bác: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ”.
– Cách ở của Bác cũng rất giản dị. Tác giả lập luận tương phản giữa tâm hồn và cách ở của Bác; tâm hồn thì “lộng gió thời đại” mà nhà ở của Bác chỉ là nhà sàn “vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng”. Nơi ở “luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn” do tự tay Bác trồng vàchăm bón. Tác giả đã bình và ca ngợi cách ở giản dị của Bác “thanh bạch và tao nhã biết bao”.
– Cách làm việc của Bác càng giản dị: “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ…”. Phong cách làm việc ấy của Bác thể hiện một tinh thần xả thân, bền bỉ, cần mẫn, chu đáo và rất giản dị. Tác giả nêu lên bốn việc rất nhỏ Bác thường làm để ca ngợi cách làm việc giản dị, chu đáo của Bác như: “trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn”. Là Chủ tịch nước nhưng Bác rất giản dị trong sinh hoạt: “Việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp”, số người giúp việc và phục vụ Hồ Chủ tịch có thể đếm trên đầu ngón tay, mỗi người được Bác đặt cho một cái tên mới “gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”.
Đoạn văn thứ tư, Phạm Văn Đồng bình luận về đời sống của Hồ Chủ tịch. Cách sống giản dị của Bác không phải là “sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật”. Đời sống giản dị, thanh bạch của Bác Hồ là một sự hòa hợp tuyệt đẹp, bởi vì Người đã “sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc sống đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân”. Hòa hợp giữa “đời sống vật chất giản dị’ với “đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất". Hai mặt đối lập mà thống nhất ấy, “là nơi sống thực sự văn minh”, “một gương sáng” mà Bác Hồ đã nêu lên trong thế giới ngày nay. Qua đó, ta thấy cách lập luận của tác giả rất chặt chẽ, lời bình luận rất sắc sảo.
viết đoạn nêu cảm nghĩ về bác hồ sau khi học xong văn bản đức tinh gian dị của bác hồ
Hai đoạn văn đầu, tác giả khẳng định “sự nhất quán” trong nhân cách vĩ đại của Bác Hồ: “đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn”. Tiếp theo, ông ca ngợi Bác Hồ suốt đời “vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng”. Người đã sống và chiến đấu vì một lí tưởng cao quý: “tất cả vì nước vì dân, vì sự nghiệp lớn”. Đạo đức của Người“trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”. Phần đầu bài văn cho thấy một giọng văn sôi nổi lôi cuốn, trang trọng, lí lẽ đanh thép hùng hồn, ngôn từ chuẩn mực, đĩnh đạc, biểu cảm: “Điều rất quan trọng”, “đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất”, “vô cùng giản dị và khiêm tốn”, “rất lạ lùng, rất kì diệu”, “một cuộc đời sóng gió”, “vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý”, “tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”.
Đoạn văn thứ ba, Phạm Văn Đồng đã chứng minh một cách sáng tỏ đời sống giản dị của Bác Hồ trên ba phương diện: cách ăn, cách ở, cách làm việc.
– Cách ăn của Bác rất giản dị: “Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm; ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất”. Tác giả nêu lên bốn chi tiết rất cụ thể để chứng minh cách ăn giản dị của Bác. Phạm Văn Đồng đã từng sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc tổ chức (1925), đã từng bí mật sang Vân Nam gặp Bác (1940). Và từ những ngày ở chiến khu đến Cách mạng tháng Tám và suốt trong những năm dài kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông đã từng sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ, nên mới có thể nói một cách tỉ mỉ, cụ thể về cách ăn của Bác như vậy. Đây là một câu văn bình luận rất hay, từ cách ăn, tác giả ca ngợi đạo đức của Bác: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ”.
– Cách ở của Bác cũng rất giản dị. Tác giả lập luận tương phản giữa tâm hồn và cách ở của Bác; tâm hồn thì “lộng gió thời đại” mà nhà ở của Bác chỉ là nhà sàn “vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng”. Nơi ở “luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn” do tự tay Bác trồng vàchăm bón. Tác giả đã bình và ca ngợi cách ở giản dị của Bác “thanh bạch và tao nhã biết bao”.
– Cách làm việc của Bác càng giản dị: “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ…”. Phong cách làm việc ấy của Bác thể hiện một tinh thần xả thân, bền bỉ, cần mẫn, chu đáo và rất giản dị. Tác giả nêu lên bốn việc rất nhỏ Bác thường làm để ca ngợi cách làm việc giản dị, chu đáo của Bác như: “trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn”. Là Chủ tịch nước nhưng Bác rất giản dị trong sinh hoạt: “Việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp”, số người giúp việc và phục vụ Hồ Chủ tịch có thể đếm trên đầu ngón tay, mỗi người được Bác đặt cho một cái tên mới “gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”.
Đoạn văn thứ tư, Phạm Văn Đồng bình luận về đời sống của Hồ Chủ tịch. Cách sống giản dị của Bác không phải là “sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật”. Đời sống giản dị, thanh bạch của Bác Hồ là một sự hòa hợp tuyệt đẹp, bởi vì Người đã “sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc sống đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân”. Hòa hợp giữa “đời sống vật chất giản dị’ với “đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất". Hai mặt đối lập mà thống nhất ấy, “là nơi sống thực sự văn minh”, “một gương sáng” mà Bác Hồ đã nêu lên trong thế giới ngày nay. Qua đó, ta thấy cách lập luận của tác giả rất chặt chẽ, lời bình luận rất sắc sảo.
Sau khi học xong bài Đức tính giản dị của Bác Hồ, là một học sinh, em cần làm gì để thể hiện đức tính giản dị? ( Viết thành 1 đoạn văn)
Giúp mình với!!!
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, là người mỗi người Việt đều luôn phải nhớ ơn và học hỏi. Một trong những đức tính mà chúng ta cần học nhất đó là sự giản dị trong con người Bác. Tuy là một người có quyền lực nhất đất nước nhưng Bác không bao giờ xoa hoa lãng phí. Mỗi người chúng ta cũng vậy, phải luôn tiết kiệm, giản dị. Những thứ không cần thiết, thì không cần phải quá cầu kì, luôn sử dụng mọi đồ vật chỉ ở mức đủ dùng. Như là những người học sinh, chúng ta ăn mặc thật phù hợp, không ăn chơi đua đòi, không tha hóa tệ nạn xã hội. Như thế vừa là tốt cho bản thân mỗi chúng ta, vừa là tốt cho mọi người xung quanh.
Viết đoạn văn ngắn từ 10-15 dòng nêu cảm nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác Hồ và rút ra bài học cho bản thân
tk
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đức tính giản dị. Bác giản dị trong đời sống hằng ngày, trong công việc hay trong lời nói, bài viết. Hiếm có một vị nguyên thủ quốc gia nào có lối sống như Bác. Nơi ở của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Ngôi nhà của một vị Chủ tịch chỉ có vài ba phòng, với những món đồ đơn sơ. B ữa ăn hằng ngày của Bác chỉ có vài món hết sức đơn giản. Tất cả đều là những món ăn dân tộc như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. Bác luôn hăng say lao động, suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc. Từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho đồng chí… Bởi vậy, xung quanh Bác có rất ít Người giúp việc. Trong quan hệ với mọi người, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Giản dị trong đời sống, nên Hồ Chí Minh cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Cách nói, cách viết của Người đều dễ hiểu với mục đích để cho quần chúng hiểu được, nhớ được và làm được. Nhưng cách sống đó của Bác không khắc khổ theo lối nhà tu hành, hay thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Mà Người chủ động lựa chọn lối sống này như là một cách để “tu dưỡng tâm hồn”. Qua chứng minh, chúng ta càng thêm yêu mến và cảm phục Bác nhiều hơn.
tham khảo
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vô cùng vĩ đại, khiến không chỉ người dân Việt Nam mà cả thế giới đều nghiêng mình ngưỡng mộ. Một trong những điều khiến người ta vô cùng nể phục chính là đức tính giản dị và lối sống thanh bạch của Bác. Tuy là người đứng đầu cả một dân tộc, nhưng Bác lại giản dị từ trong cách ăn mặc, sinh hoạt, phong cách. Bữa cơm của Bác chỉ gồm vài món đạm bạc, nhưng Bác vẫn ăn rất ngon, không để thừa dù chỉ một hạt. Áo quần của Bác là vài bộ đồ đã cũ, sờn vai với mấy đôi dép lốp đã mòn đế. Ngôi nhà Bác ở là ngôi nhà sàn ba gian nhỏ bé, với khu vườn rộng rãi đầy các loại cỏ cây do một tay Bác chăm sóc. Những người dân, người bộ đội luôn được Bác quan tâm, yêu quý và chia sẻ cho biết bao nhiêu thứ. Chính vì sự bình dị, giản đơn ấy, mà đối với dân tộc ta, Bác không chỉ là một vị lãnh tụ, mà còn là một người cha kính yêu nữa.
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đức tính giản dị. Bác giản dị trong đời sống hằng ngày, trong công việc hay trong lời nói, bài viết. Hiếm có một vị nguyên thủ quốc gia nào có lối sống như Bác. Nơi ở của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Ngôi nhà của một vị Chủ tịch chỉ có vài ba phòng, với những món đồ đơn sơ. B ữa ăn hằng ngày của Bác chỉ có vài món hết sức đơn giản. Tất cả đều là những món ăn dân tộc như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. Bác luôn hăng say lao động, suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc. Từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho đồng chí… Bởi vậy, xung quanh Bác có rất ít Người giúp việc. Trong quan hệ với mọi người, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Giản dị trong đời sống, nên Hồ Chí Minh cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Cách nói, cách viết của Người đều dễ hiểu với mục đích để cho quần chúng hiểu được, nhớ được và làm được. Nhưng cách sống đó của Bác không khắc khổ theo lối nhà tu hành, hay thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Mà Người chủ động lựa chọn lối sống này như là một cách để “tu dưỡng tâm hồn”. Qua chứng minh, chúng ta càng thêm yêu mến và cảm phục Bác nhiều hơn.
Bài học cho bản thân :Sau khi đọc đoạn văn, ta thấy rõ Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, là người mỗi người Việt đều luôn phải nhớ ơn và học hỏi. Một trong những đức tính mà chúng ta cần học nhất đó là sự giản dị trong con người Bác. Tuy là một người có quyền lực nhất đất nước nhưng Bác không bao giờ xoa hoa lãng phí. Mỗi người chúng ta cũng vậy, phải luôn tiết kiệm, giản dị. Những thứ không cần thiết, thì không cần phải quá cầu kì, luôn sử dụng mọi đồ vật chỉ ở mức đủ dùng. Như là những người học sinh, chúng ta ăn mặc thật phù hợp, không ăn chơi đua đòi, không tha hóa tệ nạn xã hội. Như thế vừa là tốt cho bản thân mỗi chúng ta, vừa là tốt cho mọi người xung quanh.
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về sự giản dị của Bác (dựa vào văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ")
Giúp với please!!!!!
Sau khi học xong bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ" của tác giả Phạm Văn Đồng, em cảm thấy thật ngạc nhiên xen lẫn tự hào về đức tính giản dị của vị chủ tịch vĩ đại của dân tộc. Bác đã giản dị trong lối sống : bữa ăn chỉ vài ba món, lúc ăn không để rơi vãi, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được xếp tươm tất ; nơi ở thì chỉ là một cái nhà sàn nhỏ, vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, làm từ những việc rất lớn (cứu nước, cứu dân) đến việc rất nhỏ, Bác làm việc suốt ngày,....Đối với mọi người thì Bác luôn gần gũi, thân thiện với mọi người, viết thư, quan tâm tới mọi người. Qua những việc làm này của Bác, em luôn cảm thấy mình cần học tập đức tính này của Bác. Tóm lại, sau khi học qua về đức tính này của Bác, em sẽ cố gắng học tập thật tốt,rèn luyện tốt đạo đức và đức tính giản dị để sau này giúp ích cho đất nước, thành người công dân có ích.
Qua việc học bài đức tính giản dị của bác hồ hãy viết đoạn văn ngắn 6-7 câu về đức tính giản dị của Bác
1.Mở bài: Khẳng định sự giản dị của Bác Hồ trong bữa ăn, căn nhà, việc làm, quan hệ với mọi người, lời nói, bài viết.
2. Thân bài
* Giản dị trong bữa ăn:
- Chỉ vài ba món giản đơn.
- Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
- Ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.
* Giản dị trong căn nhà:
- Vẻn vẹn có 3 phòng.
- Lộng gió và ánh sáng.
* Giản dị trong việc làm:
- Thường tự làm lấy, ít cần người phục vụ.
- Gần gũi, thân thiện với mọi người: thăm hỏi, đặt tên...
* Trong quan hệ với mọi người:
- Viết thư cho một đồng chí.
- Nói chuyện với các cháu miền Nam.
- Đi thăm nhà tập thể của công nhân.
* Giản dị trong lời nói, bài viết:
- Câu “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
- “ Nước Việt Nam là một...”
3. Kết bài: Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày này.