Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 3 2019 lúc 15:49

Học sinh học thuộc đoạn trích, chép lại đúng những câu thơ miêu tả về nhân vật Mã Giám Sinh.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 7 2017 lúc 16:40

a. Mở bài.

Giới thiệu về nội dung- vị trí đoạn trích. Khái quát nghệ thuật miêu tả nhân vật phản diện độc đáo của tác giả.

b.Thân Bài.

* Giới thiệu: Màn kịch vấn danh.

- Trong lễ vấn danh Mã Giám Sinh xuất hiện là một sinh viên trường Quốc tử Giám đến hỏi Kiều làm vợ.

   + Giới thiệu: là người viễn khách – khách phương xa

   + Quê “Huyện lâm Thanh cũng gần. Họ tên không rõ ràng.

   + Tuổi ngoại tứ tuần.

   + Diện mạo: mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao → chải chuốt, trai lơ.

Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh. Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần → cộc lốc

   + Cử chỉ hành vi: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng → sỗ sàng, thô lỗ, kệch cỡm.

Tóm lại: Tác giả để nhân vật tự bộc lộ tính cách. Nhân vật Mã Giám Sinh đã phơi bày chân tướng – Một con buôn vô học.

* Màn mua bán. ( Dẫn chứng, Phân tích)

- Gặp Kiều: nhìn, ngắm, cân đo, xoay lên đặt xuống coi Kiều như một món hàng ngoài chợ, khi bằng lòng : mặc cả “cò kè” → bộc lộ rõ bản chất bỉ ổi, trắng trợn, ti tiện, bẩn thỉu

→ Hình thức là một lễ vấn danh nhưng thực chất lại là cuộc buôn thịt bán ng-ười, trắng trợn bỉ ổi. Từ việc mua bán đề cập tới một hiên thực: xã hội đồng tiền và một loại người xuất hiện ở đó đồng tiền có thế lực vạn năng nên việc mua bán con người dễ dàng như mua một món đồ ngoài chợ.

* Thúy Kiều với nỗi đau đầu đời.

- Tâm trạng đau khổ ê chề, nỗi đau khổ tột cùng nhưng vẫn không làm suy giảm vẻ trang đài của nàng.Thấy được sự cảm thông, lòng yêu thương sâu sắc của tác giả với số phận nhân vật của mình.( Dẫn chứng, Phân tich)

c. Kết bài.

- Bằng ngoại hình, hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật, đoạn trích khắc hoạ chân tướng Mã Giám sinh - Tên buôn thịt bán người giả dối đểu cáng, trơ trẽn qua nghệ thuật miêu tả nhân vật phản diện đặc sắc của tác giả. Đó cũng là tiếng nói cảm thông chia sẻ - Tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du với cuộc đời, với con người trong xã hội xưa.

Mai Thị Xuân Bình
Xem chi tiết
my yến
25 tháng 3 2018 lúc 20:47
Soạn bài: Mã Giám Sinh mua Kiều

(trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Bố cục:

- Phần 1 (mười câu thơ đầu): Bức tranh về ngoại hình, tính cách của tên xấu xa Mã Giám Sinh.

- Phần 2 (mười sáu câu còn lại): Tình cảnh tội nghiệp, nỗi đau đớn, tái tê của Thúy Kiều trong cuộc mua bán với bọn buôn người.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Trong đoạn trích, từ ngoại hình đến tính cách, bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh được bộc lộ rõ nét:

- Ngoại hình: Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao

+ Cử chỉ, hành động, cách nói năng: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng; Đắn đo cân sắc cân tài - ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ; Cò kè bớt một thêm hai,…

+ Tính cách: thể hiện bản chất con buôn, bất nhân, xem con người chỉ như một món hàng hoá có thể mua bán, thậm chí cò kè bớt xén; giả dối từ việc giới thiệu lí lịch cho đến trình bày mục đích mua Kiều: "Rằng: "Mua ngọc đến Lam Kiều - Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?"…

Câu 2: Cảm nhận của em về hình ảnh của Thúy Kiều.

Cuộc đời của Thúy Kiều, một cô gai tài hoa nhưng bạc mệnh, cuộc đời của nàng là một chuỗi dài của sự bi thương đau đớn. Trong đoạn trích, hình ảnh của nàng là một chuỗi dài của sự bi thương đau đớn. Trong đoạn trích, hình ảnh của nàng hiện lên tuy không nhiều nhưng chúng ta vẫn cảm nhận được tình cảnh tội nghiệp và nỗi đau đớn tái tê của nàng.

a. Tình cảnh tội nghiệp: Gia đình nàng gặp cơn nguy biến, Kiều phải bán mình cứu cha.

b. Nỗi đau đớn, tái tê.

- Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng, Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai. Đó là nỗi đau đớn đến tột cùng. Từ một cô gái khuê các, sống trong cảnh "trướng gấm màn che" bỗng dưng nàng bị ném vào cuộc đời ô trọc, bầm dập.

- Trong lòng nàng lúc bấy giờ đang ngổn ngang trăm mối tơ vò: tình duyên đứt đoạn, cha và em bị đánh đập, cửa nhà tan nát thế nhưng nàng phải đánh đàn, phải làm thơ để cho Mã Giám Sinh vừa lòng, trong lòng thì lại chất chứa lo lắng vì số phận sắp tới của mình.

Câu 3:

Đoạn trích thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du:

- Tấm lòng cảm thương, xót xa trước thân phận nhỏ nhoi của con người, giá trị con người bị chà đạp.

- Vạch trần thực trạng xã hội đen tối, thế lực và đồng tiền lộng hành; Gián tiếp lên án thế lực phong kiến đã đẩy con người vào tình cảnh đau đớn, lên án thế lực đồng tiền bất nhân.

- Bày tỏ thái độ căm phẫn, khinh bỉ trước bọn buôn người giả dối, bất nhân.

Ý nghĩa - Nhận xét

- Qua đoạn trích, học sinh thấy được bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh thông qua những nét về ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại, đồng thời thương xót cho số phận con người, đặc biệt là những người phụ nữ tài sắc như Thúy Kiều trong xã hội đồng tiền đáng ghê tởm.

- Học sinh thấy được ngòi bút khắc họa tính cách nhân vật tài tình của tác giả Nguyễn Du.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 4 2017 lúc 17:22

Chọn đáp án: A.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
27 tháng 8 2023 lúc 20:32

- Biện pháp đối được sử dụng trong đoạn trích: khuân trăng – nét ngài, đầy đặn – nở nang, học – ngọc, cười – thốt, mây – tuyết, thua – nhường, nước tóc – màu da.

- Việc sử dụng biện pháp đối trong trong đoạn trích giúp người đọc hình dung rõ nét chân dung của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Đó là một vẻ đẹp chuẩn mực, lí tưởng của phụ nữ phong kiến.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 2 2019 lúc 6:39

- Trong đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều có các lời dẫn trực tiếp

    + Hỏi tên, rằng “Mã Giám Sinh”

Hỏi quê rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”

    + Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều”

    + Mối rằng: “Giá đáng nghìn vàng

- Cách xưng hô, nói năng của Mã Giám Sinh cộc lốc, trịch thượng, sỗ sàng, vừa kiểu cách vừa giả tạo

    + Lời của mụ mối đưa đẩy, vòng vo, nhún nhường giả tạo, đúng là kẻ chuyên nghề mối lái

Ducduy Pha
Xem chi tiết
minh nguyet
25 tháng 11 2021 lúc 20:16

Em tham khảo:

Bút pháp miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều?

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 12 2017 lúc 16:41

- Mở đoạn: Giới thiệu chung về vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều.

- Thân đoạn: Vẻ đẹp chung của hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều.

- Kết đoạn: Khẳng định vẻ đẹp cao quý của chị em Thuý Kiều qua nghệ thuật tả người tài tình của tác giả Nguyễn Du.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 4 2019 lúc 8:17

Mụ mối gần nhà kiều ngỏ ý giới thiệu viễn khách đến vấn danh Thúy Kiều. Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh, học sinh trường Quốc Tử Giám, quê huyện Lâm Thanh, tuổi ngoài 40 nhưng tên họ Mã bề ngoài trông chải chuốt, quần bảnh bao, mày râu nhẵn nhụi làm ra vẻ thư sinh nhưng thực chất bản chất “sỗ sàng”, lố bịch được bộc lộ. Mã Giám Sinh bộc lộ bản chất con buôn khi thúc giục Kiều xem mặt, thử tài đàn hát. Kiều xuất thân là con nhà gia giáo, nay lâm vào cảnh ngộ này, Kiều đau đớn, xót xa cho số kiếp của mình. Mỗi bước đi lệ tuôn vì tủi nhục, xấu hổ. Kiều thấy tủi nhục hơn trước sự sỗ sàng như kẻ vô học, bản chất con buôn của Mã Giám Sinh bộc lộ khi ngã giá mua Thúy Kiều như món hàng với giá ngoài bốn trăm.