Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lulyliu
Xem chi tiết
Lulyliu
Xem chi tiết
Khang Diệp Lục
23 tháng 2 2021 lúc 19:52

Qua bài thơ, ta thấy nổi bật nhiệt tình yêu đời, khát khao tự do, tinh thần hăng say hoạt động của nhà thơ - nhân vật trữ tình - người làm cho ta thấy tinh thần hăng say hoạt động của người chiến sĩ. Nếu ở khổ thơ đầu, ta mới gián tiếp cảm nhận được tâm trạng của người chiến sĩ trẻ: thì đến khổ thơ cuối, ta đã được trực tiếp với nỗi niềm đang cuộn lên như sóng lũ trong tâm hồn chàng trai giữa tù ngục. Đó là nỗi phẫn uất trước cảnh tù túng giam cầm: Người chiến sĩ đòi hỏi hành động trước sự thôi thúc của thiên nhiên mùa hè đang vang dậy bên ngoài. Anh muốn đạp tan phòng giam, anh nghe rõ tiếng hè náo nức. Phải chăng, nỗi phẫn uất đã buột thành lời, như một điệp khúc hai lần dằn vặt? 

                       "Ngột làm sao, chết uất thôi"

Tiếng chim tu hú ngoài trời gióng giả không ngớt, càng như giục giã chàng trai: đồng thời như một biểu hiện cao độ khát vọng tự do của người chiến sĩ nhiệt tình sôi sục được hòa mình gắn bó với cuộc sống đầy sinh lực.Nhà thơ qua bài "Khi con tu hú" đã bộc lộ cả một nhiệt tình ham sống, một khát vọng tự do, tham gia hoạt động, nhập cuộc với sự sống đang trào dâng trong một thiên nhiên đầy nét tươi đẹp cùa mùa hè.

*Câu nghi vấn mình in đậm ạ.

Phạm Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Khánh Nghiêm
Xem chi tiết
Chuột Hà Nội
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 3 2018 lúc 2:23

Chọn đáp án: A

Âu Dương Khắc
Xem chi tiết
Việt Nam
18 tháng 2 2018 lúc 17:20

Bước chân vào hoạt động cách mạng, lần đầu tiên anh thanh niên Tố Hữu đã bị bắt giam ở nhà lao Thừa Thiên. Sau khi bị giam được khoảng 3 tháng, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ này qua đó anh đã bộc lộ tâm trạng ngột ngạt, uất hận của mình ở trong tù và lòng khao khát tự do, khao khát hoạt động của anh - một người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi.

‘Khi con tu hú gọi bẩy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn cây dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không... ‘

Mở đầu bài thơ là một bức tranh cảnh vật quê hương lúc vào hè. Bằng trí tưởng tượng khá nhạy bén, nhà thơ trong bốn bức tường giam đã dựng lên một bức tranh sôi động, khoáng đãng lạ thường về cảnh vật quê hương với tiếng chim tu hú bỗng cất lên đâu đây (‘Khi con tu hú gọi bầy’) và ngân nga xa như gọi mùa hè đến. Và mùa hè đã ùa đến sống động, rộn ràng như mở rộng, lan toả dần khắp quê hương: ‘Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần’, câu thơ gợi cho người đọc cảm tưởng như thiên nhiên và cuộc sống của quê hương cũng đang ‘chín’ dần lên, đầm ấm, ngọt ngào. Rồi ‘vườn râm’ bỗng ‘rộn tiếng ve ngân’ và một mùa hè đầy màu sắc rực rỡ như đang trải ra trước mắt nhà thơ: ‘Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào’.

Bầu trời cũng thật là cao rộng: ‘Trời xanh càng rộng càng cao’ và cứ như cao thêm, rộng thêm mãi ra để đôi ba ‘con diều sáo’ thả sức ‘lộn nhào’ trên ‘từng không’ của quê hương đang bước vào hè. Âm thanh rộn rã, màu sắc rực rỡ, hình ảnh sống động, đó là những nét nổi bật trong bức tranh cảnh vật quê hương lúc bước vào hè do trí tưởng tượng nhạy bén của nhà thơ đã dựng lên khi chợt nghe thấy tiếng chim tu hú gọi bầy ở đâu xa bỗng vọng vào trong bốn bức tường nhà giam.

Đặc biệt, hình ảnh ‘đôi con diều sáo lộn nhào từng không’ là một nét điển hình của nông thôn Việt Nam thanh bình và tự do. ở đây nó như nói với ta tâm trạng khao khát tự do, khao khát hoạt động của nhà thơ, của người thanh niên yêu nước Tố Hữu. Nó trở thành nét đặc sắc và sống động nhất, trở thành hình ảnh có sức thu hút mạnh nhất trong toàn cảnh bức tranh vào hè của quê hương.

‘Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi,

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! '

Nếu bức tranh ở khổ thơ trên là bức tranh cảnh vậy thì bức tranh ở khổ thơ dưới là bức tranh con người,hay nói cho đúng hơn đó là bức tranh tâm trạng con người trước cảnh vật. Đó là tâm trạng ngột ngạt đến muốn ‘chết uất’ của bản thân nhà thơ. Mùa hè của quê hương ùa dậy sôi động, rực rỡ, khoáng đạt như thế mà nhà thơ lại bị giam cầm trong bốn bức tường chật hẹp của nhà tù nghẹt thở nhưthế này!

‘Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muôn đạp tan phòng, hè ôi! ‘

Phép tu từ thậm xưng ‘muốn đạp tan phòng’ biểu hiện mạnh mẽ tình cảm khao khát tự do, khao khát muốn thoát khỏi lao tù để hoạt động của nhà thơ. Bởi vì:

‘Ngột làm sao, chết uất thôi,

Con chim tu hú ngoài trời cứkêu’

Lòng khao khát tự do, khao khát hoạt động của tuổi trẻ như càng bị thôi thúc mạnh mẽ, càng được nhân lên, càng trở lên mãnh liệt khi tiếng con chim tu hú ngoài trời cứ vọng vào liên tiếp và gợi lên bức tranh vào hè sôi động và khoáng đãng của quê hương. Song, mọi cảnh vật quê hương đều là do tưởng tượng mà thấy được dù là rất ‘thực’: riêng tiếng kêu của con chim tu hú gọi hè ở ngoài trời là có thực, có vọng vào bốn bức tường nhà giam thật là da diết, nó rót vào tai, nó xoáy vào tâm tư con người với một sức dồn nén tới mức nhà thơ phải kêu lên, như một tiếng kêu thống thiết để đòi tự do:

‘Ngột làm sao, chết uất thôi,

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu’

Ý nghĩa độc đáo của hình ảnh con chim tu hú trở lại một lần nữa ở cuối bài thơ chính là ỏ chỗ đó. Nó khắc sâu thêm chủ đề của bài thơ một cách hồn nhiên, chân thực...

Nguyễn Công Tỉnh
19 tháng 5 2018 lúc 22:35

Khi mới là một thanh niên 19 tuổi đời, đang sôi nổi hoạt động cách mạng tại thành phố Huế thì Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Phủ. Tại đây, tác giả có dịp “nghỉ dân” và sáng tác thơ ca. Những bài thơ trong tù được in trong tập “từ ấy”. Bài thơ “Khi con tu hú” là bài thơ lục bát rút trong tập thơ này đã vẽ nên một bức tranh mùa hè và hơn hết mọi hình ảnh vẫn là nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Bắt đầu là “Khi con tú hú gọi bầy”, mang đến cho người tù sự liên tưởng về không gian bên ngoài với “Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần” với “ Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”, với trời xanh và “Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”… Một bức tranh sinh động đầy sức sống, đầy màu sắc, âm thanh vang lên từ chính tâm hồn đang khao khát tự do, muốn hòa mình cùng thiên nhiên, trời đất của tác giả. Người đang bị giam cầm trong xà lim Thừa Phủ ấy. Đó cũng là cảnh đẩy người tù đến tâm trạng:

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi
Ngột làm sao chết uất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu.

Có thể nói âm thanh của tiếng chim tu hú là mối dây duy nhất lúc này đưa người đang mang thân tù tội về với cuộc đời, mỗi âm thanh là một tín hiệu về cuộc sống và cũng chở những suy tư của nhà thơ: yêu đời nhưng bị tách đời, muốn hòa mình vào cuộc đời nhưng lại bị ngăn cách hữu hình với song sắt nhà tù.

HELLO MỌI NGƯỜI
Xem chi tiết
HELLO MỌI NGƯỜI
1 tháng 3 2021 lúc 18:52

Tu hú là một loài chim mang tiếng hót của mình để báo hiệu một mùa hè đến với nhân loại. Tiếng chim tu hú đã xuất hiện trong những vẫn thơ của nhà thơ Tố Hữu để thể hiện được nội dung tư tưởng của thi nhân. Mở đầu và kết thúc bài thơ Khi con tu hú đều có tiếng tu hú kêu. Tiếng chim tu hú ở cả hai câu đều là tiếng của một loài chim và biểu tượng cho một điều gì đó. Tuy nhiên tiếng tu hú ở câu đầu gợi ra cảnh mùa hè tươi vui trong tâm trạng háo hức, bồn chồn của tác giả. Còn tiếng tu hú ở câu cuối như thúc giục cuộc sống tự do làm cho tác giả vô cùng đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù đầy.  Dù tiếng chim tu hú được đặt ở hai phần khác nhau nhưng nó đã bộc lộ được khao khát tự do mãnh liệt trong lòng người chiến sĩ cách mạng đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của tự do, của cuộc sống ngoài kia đầy quyến rũ đối với người tù nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú lại rất khác nhau. 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 5 2018 lúc 16:41

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

   + Sáng tác tháng 10/ 1954 nhân sự kiện quân ta đánh tan thực dân Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

   + Các chiến sĩ rời chiến khi về thủ đô, từ đó thấy được tình cảm lưu luyến của nhân dân Việt Bắc dành cho chiến sĩ, Tố Hữu sáng tác ra bài thơ Việt Bắc này

- Sắc thái tâm trạng của nhân vật trữ tình:

   + Tâm trạng thể hiện qua lời đối đáp

   + Lưu luyến, bịn rịn giữa người đi- kẻ ở. Không khí ân tình của hồi tưởng, hoài niệm của ước vọng và tin tưởng

   + Lối đối đáp: kết cấu quen thuộc trong ca dao, cách xưng hô mình – ta thể hiện tình cảm sự hô ứng

Đỗ Khánh
Xem chi tiết
Trần Manh
5 tháng 3 2022 lúc 15:22

Tham khảo 

Qua bốn câu thơ cuối, ta như cảm nhận được tâm trạng bức bối, ngột ngạt và tâm hồn khao khát tự do cháy bỏng của nhà thơ trong ngục giam tăm tối. Thanh âm của tiếng chim tu hú đã gợi dẫn tác giả về miền liên tưởng những ngày hạ tháng bảy. Những thanh âm của mùa hạ rộn rã và khung cảnh thiên nhiên vui tươi như giục giã, gọi mời người tù cách mạng hướng tâm hồn ra bên ngoài song sắt. Sự đối lập của không gian nhà tù và không gian tự do, giữa quá khứ và hiện tại khiến nhà thơ cảm thấy sự ngột ngạt, tù túng, niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù. Sự uất hận đó dường như lên tới đỉnh điểm khi nhà thơ “muốn đập tan phòng”. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy. Tiếng chim tu hú vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Sự lặp lại âm thanh của tiếng tu hú cuối bài thơ vừa nhấn mạnh, vừa tô đậm ý chí và khát khao tự do của người chiến sĩ cách mang trong chốn lao tù.