Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Lê Quỳnh Trang
19 tháng 2 2017 lúc 21:20

Tiếng Việt ra đời từ rất sớm, hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử. Tiếng Việt có nhiều thể loại và nhiều cách thể hiện khác nhau, từ hội họa, ca nhạc, điêu khắc, đến thơ, văn chương truyền khẩu, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Văn học cũng là một khía cạnh của Tiếng Việt. Cũng như Tiếng Việt, văn học Việt Nam ra đời từ thời viễn cổ ((chỗ này hơi lũng cũng)), phát triển qua các giai đoạn lịch sử và phân hóa thành hai thể loại: Văn chương truyền khẩu và văn học viết ((bao gồm chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ)). Dù ở giai đoạn nào ((vh vn phát triển qua 4 giai đoạn)), thể loại ((văn xuôi, hồi kí, tùy bút, tác phẩm tự sự,ca dao, tục ngữ...)) hay hình thức thể hiện ((văn xuôi hoặc thơ)) nào thì văn học Việt Nam vẫn mang đậm truyền thống yêu nước ((Nguyễn Trãi, HCM,Huy Cận, Tố Hữu,...)) và tinh thần tự hào dân tộc ((HCM, Tế Hanh,...)), tình nhân ái, tấm lòng nhân đạo ((Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,...)), yêu thương con người và bản sắc dân tộc, yêu cảnh sắc non sông đất nước....((nên kể thêm các tp và tg: Tản Đà, Trần Huy Khải, Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Tuân,...)). Văn chương thể hiện số phận của con người, cuộc sống của người dân qua các giai đoạn lịch sử, con người trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Văn học giúp con người xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn. Văn chương thể hiện tình cảm của tác giả, nhà văn, nhà thơ trước thực tế cuộc sống. Vì vậy, có thể nói văn học Việt Nam cũng thể hiện sự giàu đẹp của Tiếng Việt.

sofia đệ nhất
Xem chi tiết
tominhvu
5 tháng 5 2018 lúc 19:31

tự mà nghĩ ik / dễ như ăn cháo 

Bùi Anh Thư
Xem chi tiết
Nga Nguyễn
1 tháng 2 2018 lúc 18:08

và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó

là một phương tiện trao đổi tình cảm ý nghĩ của người với người, một thứ tiếng hay trước hết phải thỏa mãn đc nhu cầu ấy của xã hội

Suny nguyễn
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn
3 tháng 4 2020 lúc 18:59

Từ xưa đến nay, người Việt Nam luôn tự hào về tiếng nói của dân tộc mình. Tiếng Việt giàu và đẹp với vốn nguyên âm, phụ âm, dấu câu phong phú, với nhiều kiểu câu đa dạng giúp khả năng diễn đạt linh hoạt, sâu sắc. Tiếng Việt là kết quả của chặng đường dài dựng nước giữ nước, là sản phẩm lao động sản xuất, là tiếng nói tâm tư, tình  cảm của nhân dân. Dù ở miền xuôi hay miền ngược, dù ở miền nui hay đảo xa , người dân Việt Nam vẫn luôn tự hào, gìn giữ và ra sức bảo vệ tiếng mẹ đẻ. Tình yếu tiếng nói của dân tôi là biểu hiện của tình yêu nước.

tham khảo nha

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Xuân Nhi
3 tháng 4 2020 lúc 19:14

"Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta, chúng ta càng thấy rõ cái tinh hoa đặc sắc và độc đáo của tiếng Việt; nhiều câu thơ vừa là họa, lại vừa là nhạc, ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải... Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo. Câu thơ tám chữ đã miêu tả một đấng anh hùng, một nhân sinh quan đồng thời là một bức tranh tuyệt đẹp."

Khách vãng lai đã xóa
Phượng Thiên Hoàng Y ( T...
3 tháng 4 2020 lúc 19:21

Bạn tham khảo !!!

bài tham khảo 1 :                                     Bài làm

   Tiếng Việt là một thứ tiếng truyền thống của dân tộc ta đc ra đời từ rất sớm, hình thành và pt̉ qua ǹ giai đoạn ls. Từ xưa đến nay, tiếng Việt luôn giàu đẹp và phong phú, bởi nó có ǹ thể loại và ǹ cách thể hiện khác nhau: từ hội họa, ca nhạc, điêu khắc, đến thơ, văn chương truyền khẩu, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Tiếng Việt có sự hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu. Tiếng Việt uyển chuyển trong cách đặt câu. Có thể nói, tiếng Việt có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người VN và để t/m yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì ls. Vì vậy, tất cả chúng ta phải biết yêu tiếng Việt, học tiếng Việt và ra sức giữ gìn sự trong sáng ngôn ngữ của nước ta.

Trạng ngữ: Từ xưa đến nay

Tác dụng: Xác định hoàn cảnh, đk diễn ra sv nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu văn thêm đầy đủ, chính xác.

bai tham khảo 2 :                       Bài làm

       Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu đẹp trên nhiều phương diện. Thật vậy, người dân Việt Nam có quyền tự hào về sự giàu đẹp, đa dạng và muôn màu của tiếng mẹ đẻ. Đầu tiên, tiếng Việt đa dạng về ngữ âm và cách phát âm. Một từ tiếng việt nhưng nếu được phát âm bằng những sắc thái khác nhau thì sẽ cho ra nội dung và hàm ý khác nhau. Ví dụ như "Sớm nhỉ?" mà được phát âm bất ngờ thì nó sẽ mang sắc thái bất ngờ còn nếu mà được phát âm theo giọng mỉa mai thì tức là người kia đang muộn chứ không hề sớm. Hơn nữa, người dân mỗi vùng miền lại có cách phát âm và âm điệu khác nhau. Thậm chí, ngay cả trong một thành phố, ngữ âm và cách phát âm của người dân cũng có những nét khác nhau. Đặc biệt, tiếng việt là thứ tiếng có dấu nên việc phát âm dấu của mỗi miền cũng có sự khác biệt nhất định. Người miền Trung phát âm dấu ngã thành dấu hỏi. Thứ hai, sự giàu đẹp của tiếng việt thể hiện ở hệ thống từ đồng âm và từ đồng nghĩa cũng như hệ thống kiểu câu, và ngữ pháp tiếng việt vô cùng phức tạp. Riêng về các loại câu thì tiếng việt có câu đơn, câu ghép; về chức năng câu thì có câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn,...; về các loại từ thì có từ đơn, từ ghép, từ láy. Hơn nữa, những thành phần tiếng việt như trợ từ, thán từ, thành phần biệt lập, phó từ,... cũng vô cùng đa đạng và giàu đẹp. Cuối cùng sự giàu đẹp của tiếng việt thể hiện ở cách dùng của người dân. Tiếng Việt đi vào thơ ca, âm nhạc, kịch nói, sân khấu, chèo tuồng và lời ăn tiếng nói vô cùng linh hoạt và đậm chất văn hóa nước nhà. Tóm lại, tiếng việt là thứ tiếng giàu đẹp và là niềm tự hào của người dân Việt Nam.

  ( bài này tự làm nhé , mình nhắc lắm)

Khách vãng lai đã xóa
27.N7.Hà Phương.7a6
Xem chi tiết
minh nguyet
7 tháng 3 2022 lúc 10:06

Em tham khảo:

Bác Hồ là một trong những biểu tượng về lối sống giản dị mà thanh bạch. Lối sống giản dị được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong công việc. Đối với việc ăn uống hết, món ăn toàn là: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… Vào những dịp lễ tết(Trạng ngữ chỉ thời gian), có món gì ngon lạ, ngon Bác đều mời anh chị phục vụ ăn cùng. Những thức ăn còn lại Bác sắp xếp tươm tất, Bác không muốn để người khác ăn phần thừa của mình. Ngay cả trong công việc hay trong quan hệ với mọi người cũng sống vô cùng giản dị (Câu rút gọn). Xung quanh đều có rất ít người giúp việc. Những công việc có thể tự làm, Bác không để ai phải giúp đỡ. Đối với nhân dân, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Có thể kể đến những việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến… Cách sống giản dị của Bác khiến mỗi người dân Việt Nam không khỏi ngưỡng mộ và tự hào. Mỗi người dân hãy cố gắng học tấm và làm theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Minh Anh sô - cô - la lư...
7 tháng 3 2022 lúc 10:06

Tham khảo :

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là người đã in dấu đậm vào lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Dù đã mãi mãi đi xa nhưng những tư tưởng đạo đức mà người để lại luôn là bài học bổ ích cho nhân dân trên toàn thế giới. Đặc biệt là lối sống giản dị vô cùng thanh bạch trong con người Bác. Đối với Người, đức tính giản dị thể hiện trong từng cái ăn, cái mặc, trong cách làm việc, cách đối xử với mọi người xung quanh; và cả trong cách nói lẫn cách viết. Bữa cơm của Bác chỉ vài ba món đơn giản cũng giống như bữa cơm của nhân dân. Ăn mặc thì cũng chỉ có bộ quần áo kaki đã sờn phai và đôi dép cao su mộc mạc. Đó là cái ăn, cái mặc hằng ngày còn cách làm việc hay đối xử với mọi người càng giản dị hơn cả. Không giống như những người chức cao quyền trọng khác, căn phòng làm việc của Bác chỉ vài món đồ, đơn sơ mà rộng rãi, thoáng mát. Với người dân Bác là một tấm gương đáng để noi theo, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian cho nhân dân, thỉnh thoảng Bác viết thư thăm hỏi những người dân vùng sâu vùng xa, đến thăm hỏi những gia đình có hoàn cảnh khó khăn và hơn nữa là viết thư cho các em nhỏ trong ngày tết thiếu nhi. Không những trong cuộc sống hằng ngày mà lối sống giản dị đó còn bộc lộ rõ trong cách nói và cách viết. Trong những lời phát biểu hay trong những tác phẩm văn thơ Bác luôn luôn có cách viết giản dị, chân thật vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Chính vì lối sống giản dị đó đã làm Hồ Chủ tịch cần thêm gần gũi với nhân dân, thấu hiểu bao khó nhọc để đưa con thuyền Cách mạng Việt Nam đến bến bờ thắng lợi. Và chính đức tính giản dị ấy mãi là tấm gương cho nhân dân VN và cả trên thế giới; điều đó càng làm ta thêm nể phục và kính yêu vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

minh nguyet đã xóa
Trần Anh Minh
Xem chi tiết
•๛♡长เℓℓëɾ•✰ツ
1 tháng 4 2020 lúc 20:28

Bài làm:

 Một đoạn văn tham khảo:

"Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta, chúng ta càng thấy rõ cái tinh hoa đặc sắc và độc đáo của tiếng Việt; nhiều câu thơ vừa là họa, lại vừa là nhạc, ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải... Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo. Câu thơ tám chữ đã miêu tả một đấng anh hùng, một nhân sinh quan đồng thời là một bức tranh tuyệt đẹp."

(Phạm Văn Đồng - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - 1966)

Trạng ngữ trong đoạn văn trên:

Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta

ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải

=> Tác dụng: Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

                                 ~Học tốt!~

Khách vãng lai đã xóa
Thanh Nhàn ♫
1 tháng 4 2020 lúc 20:40

 Một đoạn văn tham khảo:

"Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta, chúng ta càng thấy rõ cái tinh hoa đặc sắc và độc đáo của tiếng Việt; nhiều câu thơ vừa là họa, lại vừa là nhạc, ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải... Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo. Câu thơ tám chữ đã miêu tả một đấng anh hùng, một nhân sinh quan đồng thời là một bức tranh tuyệt đẹp."

(Phạm Văn Đồng - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - 1966)

Trạng ngữ trong đoạn văn trên:

Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta

ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải

=> Tác dụng: Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác;

Tham khảo

Khách vãng lai đã xóa
Long quyền tiểu tử
Xem chi tiết
Bảo Ngọc
4 tháng 3 2018 lúc 13:46

tham khảo  đây là đường link

https://h.vn/hoi-dap/question/178486.html

hok tốt

Trương Văn Châu
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Việt
19 tháng 2 2016 lúc 22:00

 

I. VỀ TÁC GIẢ

Đặng Thai Mai (1902-1984) là một nhà văn, đồng thời là nhà nghiên cứu văn học lớn. Những bài phê bình, những công trình nghiên cứu của ông có giá trị lớn về học thuật, mang đến cho bạn đọc những nhận thức sâu sắc về tác gia, tác phẩm văn học, về ngôn ngữ dân tộc,...

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đây chỉ là một đoạn trích nên bố cục không hoàn chỉnh. Có thể chia thành các phần như sau:

- Phần mở đầu (đoạn 1, 2): Nêu luận điểm khái quát.

- Phần khai triển (còn lại): Vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt. Phần này gồm hai ý:

+ Từ "Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó" đến "rất ngon lành trong những câu tục ngữ": Tiếng Việt trong con mắt người nước ngoài;

+ Từ "Tiếng Việt chúng ta gồm có" đến hết: Những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt.

2. Nhận định "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay" được giải thích khá rõ ràng qua một cấu trúc lặp có nhịp điệu: "nói thế có nghĩa là nói rằng..." gồm hai vế. Ở vế thứ nhất, tác giả nêu những đặc trưng cơ bản của tiếng Việt ("hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu"), vế thứ hai tiếp nối vế trước, nêu khả năng của tiếng Việt trong việc "diễn tả tình cảm, tư tưởng và thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử".

3. Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức gián tiếp và trực tiếp. Với mỗi phương thức, tác giả lại đưa ra những chứng cứ cụ thể, giàu sức thuyết phục.

Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài. Tác giả đã đưa ra những chứng cứ rất toàn diện, từ người không biết tiếng Việt cho đến người biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì chỉ cần căn cứ vào âm thanh cũng nhận ra rằng, "tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc". Người biết tiếng Việt có thể đưa ra những nhận định cụ thể. Phương thức này tuy không thể cung cấp những nhận định khái quát và đầy đủ nhưng có ưu điểm là rất khách quan.

Để bổ sung cho phương thức trên, tác giả trực tiếp phân tích, miêu tả các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện cơ bản, từ ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng. Về ngữ âm: tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu (sáu thanh). Về ngữ pháp: tiếng Việt rất uyển chuyển, nhịp nhàng. Về từ vựng: tiếng Việt gợi hình, giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng dồi dào trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Cấu tạo và khả năng thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống mạnh mẽ của tiếng Việt.

Qua hệ thống luận cứ và những dẫn chứng toàn diện về mọi mặt như vậy, tác giả đã làm nổi bật cái đẹp và cái hay của tiếng Việt. Cái đẹp của tiếng Việt thể hiện ở sự hài hoà về âm hưởng, thanh điệu, còn cái hay lại thể hiện trong sự tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt những tư tưởng, tình cảm của con người và thoả mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hoá ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,...

Ví dụ: Sự kết hợp giữa âm thanh, nhịp điệu và ý nghĩa đã tạo cho các câu thơ Việt một khả năng biểu đạt vô cùng phong phú và sâu sắc:

Con lại về quê mẹ nuôi xưa

Một buổi trưa nắng dài bãi cát

Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa

Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.

(Tố Hữu, Mẹ Tơm)

Đoạn thơ trên rất giàu hình ảnh và nhạc điệu. Buổi trưa nắng dài bãi cát, có gió lộng xôn xao,có sóng biển đu đưa, và lòng người cũng xôn xao, đu đưa cùng với sóng, với gió. Bởi thế nên sự chuyển đổi nghĩa trong câu thơ cuối (lòng ta mát rượi, ngân nga tiếng hát) trở nên hết sức tự nhiên, khiến cho bạn đọc cũng cảm thấy rạo rực, bâng khuâng, dễ dàng đồng cảm, sẻ chia nỗi niềm tâm trạng với tác giả.

4. Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện:

- Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh).

- Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp.

- Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ.

- Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.

- Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Có khả năng thích ứng với sự phát triển liên tục của thời đại và cuộc sống.

5.* Về nghệ thuật nghị luận, bài viết này có nhiều ưu điểm nổi bật: Tác giả đã kết hợp hài hoà giữa giải thích, chứng minh với bình luận. Tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ: nêu nhận định khái quát, giải thích bằng nhiều phương thức linh hoạt, tiếp đó dùng các dẫn chứng để chứng minh. Các dẫn chứng được dẫn ra khá bao quát, toàn diện.

Để cho bài viết thêm ngắn gọn, súc tích, tác giả đã nhiều lần sử dụng biện pháp mở rộng thành phần câu. Ví dụ: "Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người "nghe" và chỉ nghe thôi". Hoặc: "Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói...". Cách mở rộng câu như vậy giúp tác giả không phải viết nhiều câu, đồng thời lại làm cho các ý gắn kết với nhau chặt chẽ và mạch lạc hơn.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Bài văn chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.

2. Cách đọc

Cũng giống như văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đoạn trích này được tổ chức rất chặt chẽ, lô gích với hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng vừa sinh động vừa khoa học. Ngoài các yêu cầu chung khi đọc kiểu bài nghị luận (đã trình bày ở bài trước), cần chú ý đến tổ chức ngôn ngữ riêng, giọng điệu và cách hành văn riêng của từng tác giả, tác phẩm. Cụ thể, trong văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, hệ thống lập luận được trình bày theo hướng từ khái quát đến cụ thể, từ thực tiễn đến lí luận, trong đó có cả lí luận về tiếng, về vần, về thanh, từ từ vựng đến ngữ pháp, ngữ âm,...

Nếu như trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, cấu trúc trùng điệp của văn bản có gây ít nhiều khó khăn cho việc đọc nhưng lại có thể giúp bạn đọc nắm bắt được nhịp điệu một cách nhanh chóng thì trong văn bản này, đặc điểm đó lại không được thể hiện một cách rõ ràng (dẫu tác giả có sử dụng biện pháp lặp cấu trúc). Yêu cầu chung với các văn bản nghị luận vẫn là tập đọc trước nhiều lần để nắm bắt được tư tưởng, nhất là mạch văn của tác giả, từ đó có sự điều chỉnh giọng đọc cho phù hợp.

3. Đọc bài Tiếng Việt giàu và đẹp (trích trong cuốn Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của Phạm Văn Đồng) và ghi lại những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Có thể lấy các ví dụ kiểu như:

-                                        Đường vô xứ Huế quanh quanh,

                                 Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ…

(Ca dao)

-                               … Thân em như chẽn lúa đòng đòng,

                                Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

(Ca dao)

- … Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong kí ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh.

    (Mai Văn Tạo)

- … Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

(Vũ Bằng)

Bạch Hà An
20 tháng 2 2016 lúc 15:03

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả 

Đặng Thai Mai sinh  ngày 25/12/1902, mất ngày 25/9/1984 tại Hà Nội, hưởng thọ 82 tuổi. Ông bút danh Thanh Tuyền. Quê ông là làng Lương Điền, tổng Bích Triều, hiện nay là xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. 

Ông là người có vốn nho học uyên thâm và am hiểu văn học cổ điển Pháp, văn học hiện đại Trung Quốc, văn học cận đại Việt Nam. Đặng Thai Mai là nhà lí luận phê bình sắc sảo. Năm 1982, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 1996, ông lại được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới

2. Tác phẩm

Văn bản này được trích từ phần đầu của bài nghiên cứu "Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc" của Đặng Thai Mai - nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng nước ta. Đoạn trích tập trung nói về cái đẹp và cái hay của Tiếng Việt.

II. Trả lời câu hỏi

1. Đây chỉ là một đoạn trích nên bố cục không hoàn chỉnh. Có thể chia thành các phần sau :

- Phần mở đầu (đoạn 1, 2)  : Nêu luận điểm khái quát

- Phần khai triển (còn lại) : Vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt. Phần này gồm hai ý :

    + Tiếng Việt trong con mắt người nước ngoài

    + Những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và sức sống của Tiếng Việt

2. Nhận định " Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay" được giải thích khá rõ ràng qua một cấu trúc lặp lại có nhịp điệu : " nói thế có nghĩa là nói rằng ...." gồm hai vế. Ở vế thứ nhất, tác giả nêu những đặc trưng cơ bản của Tiếng Việt ("hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu"); vế thứ hai tiếp nối vế trước, nêu khả năng của tiếng Việt trong việc "diễn tả tình cảm, tư tưởng và thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kỳ lịch sử"

3. Để chứng minh cho vẻ đẹp của Tiếng Việt, tác giả đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức gián tiến và trực tiếp. Với mỗi phương thức, tác giả lại đưa ra những chứng cứ cụ thể, giàu sức thuyết phục.

Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài. Tác giả đã đưa ra những chứng cứ rất toàn diện, từ người không biết tiếng Việt đến người biết tiếng Việt thì chỉ cần căn cứ vào âm tham cũng nhận ra rằng "tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc". Người biết tiếng Việt có thể đưa ra những nhận định cụ thể. Phương thức này tuy không thể cung cấp những nhận định khái quát và đầy đủ nhưng có ưu điểm là rất khách quan.

Để bổ sung cho phương thức trên, tác giả trực tiếp phân tích, miêu tả các yếu tố ngôn ngữ của Tiếng Việt trên các phương diện cơ bản, từ ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng.

Qua hệ thống luận cứ và những dẫn chứng toàn diện về mọi mặt như vậy, tác giả đã làm nổi bật lên cái đẹp và cái hay của Tiếng Việt. Cái đẹp của tiếng Việt thể hiện ở  sự hài hòa âm hưởng, thanh điệu, còn cái hay lại thể hiện trong sự tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt những tư tưởng, tình cảm con người và thỏa mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,....

4. Về nghệ thuật nghị luận, bài viết này có nhiều ưu điểm nổi bật : tác giả đã kết hợp hài hòa giữa giải thích, chứng minh với bình luận. Tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ : nêu nhận định khái quát, giải thích bằng nhiều phương thức linh hoạt, tiếp đó dùng các dẫn chứng để chứng minh. Các dẫn chứng được dẫn ra khá bao quát, toàn diện. Để cho bài viết thêm ngắn gọn, súc tích, tác giả đã nhiều lần sử dụng biện pháp mở rộng thành phần câu, giúp không phải viết nhiều câu, đồng thời lại làm cho các ý gắn kết với nhau chặt chẽ và mạch lạc hơn.

 

Đỗ Gia Ngọc
17 tháng 1 2017 lúc 23:26
Soạn bài: Sự giàu đẹp của tiếng việt - Đặng Thai Mai

Đọc hiểu văn bản

Câu 1: Đây chỉ là một đoạn trích nên bố cục không hoàn chỉnh. Có thể chia thành các phần như sau:

- Phần mở đầu (đoạn 1, 2): Nêu luận điểm khái quát.

- Phần khai triển (còn lại): Vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt. Phần này gồm hai ý:

Từ "Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó" đến "rất ngon lành trong những câu tục ngữ": Tiếng Việt trong con mắt người nước ngoài;

Từ "Tiếng Việt chúng ta gồm có" đến hết: Những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt.

Câu 2: Trình tự lập luận và chi tiết để giải thích"Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay"

Ở đoạn 1, câu mở đầu khẳng định giá trị và địa vị của tiếng Việt, từ đó đưa ra luận điểm cơ bản bao trùm: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

Tiếp theo, tác giả giải thích ngắn gọn, rõ ràng về đặc tính đẹp và hay của tiếng Việt.

Câu 3: Những chứng cứ để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt với cách lập luận chặt chẽ theo trình tự lập luận như sau:

Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, đẹp trước hết ở mặt ngữ âm.

Nêu ý kiến của người nước ngoài, một giáo sĩ thạo tiếng Việt, để khẳng định lí lẽ.

Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú, giàu thanh điệu.

Câu 4: Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện:

Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh).

Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp.

Câu 5: Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn:

Kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận.

Lập luận chặt chẽ: nêu nhận định ngay ở phần Mở bài, tiếp theo là giải thích và mở rộng nhận định ấy, sau đó dùng các chứng cứ để chứng minh.

Các dẫn chứng khá toàn diện, bao quát, không sa vào trường hợp quá cụ thể, tỉ mỉ.

Về cấu trúc câu, tác giả thường sử dụng biện pháp mở rộng câu, vừa nhằm làm rõ nghĩa, vừa để bổ sung các khía cạnh mới hoặc mở rộng thêm ý.

Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ.

Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.

Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Có khả năng thích ứng với sự phát triển liên tục của thời đại và cuộc sống.

Nguyễn Văn Quyến
Xem chi tiết
Phước Lộc
23 tháng 2 2018 lúc 10:15

"Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta, chúng ta càng thấy rõ cái tinh hoa đặc sắc và độc đáo của tiếng Việt; nhiều câu thơ vừa là họa, lại vừa là nhạc, ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải... Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo. Câu thơ tám chữ đã miêu tả một đấng anh hùng, một nhân sinh quan đồng thời là một bức tranh tuyệt đẹp."

(Phạm Văn Đồng - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - 1966)

Trạng ngữ trong đoạn văn trên:

Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta

ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải

=> Tác dụng: Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác;

Trần Tiến Đạt
23 tháng 2 2018 lúc 10:29

ai cho mk 1 tk đi

mk lại bị trừ điểm