Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Yếnn Nhii
Xem chi tiết
Nguyễn Bích Ngọc
11 tháng 4 2017 lúc 9:44

bạn ơi phần nội dung bài học trang 40 sách giáo khoa giáo dục công dân nhé

chào ạ
Xem chi tiết
nguyễn Thị Hồng Ngọc
16 tháng 3 2017 lúc 17:14

Bạn hãy làm như sau: chỗ chấm chấm là:

:tùy điều kiện cụ thể, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời

Bạn k cho mình nhé!

Trần Thị Khánh Huyền
Xem chi tiết
❤к-ρ๏ρ⁀ᶦᵈᵒᶫ❤
25 tháng 2 2019 lúc 20:45

- Quyền :

+ Mọi công dân đều có thể học tập, không hạn chế về trình độ, độ tuổi

+ Được học bằng nhiều hình thức

+ Học bất cứ ngành nghề gì phù hợp với điều kiện , sở thích của mình

- Nghĩa vụ :

+ Công dân từ 6 - 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục Tiểu học, từ 11 - 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS

+ Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập 

Phan Minh Thao
25 tháng 2 2019 lúc 20:45

Giở vở ra ta có thôi (Gấp vở lại ta quên)

Tú Linh
Xem chi tiết
Tú Linh
10 tháng 3 2017 lúc 20:17

làm ơn giúp với

Bùi Khánh Thi
5 tháng 4 2017 lúc 13:10

Quy định của pháp luật về học tập .
- Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân
- Mọi công dân có thể học không hạn chế, từ bậc giáo dục tiểu học
đến trung học, đại học, sau đại học; có thể học bất kỳ ngành nghề nào
thích hợp với bản thân; tùy điều kiện cụ thể, có thể học bằng nhiều hình
thức và học suốt đời
- Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn
thành bậc giáo dục tiểu học, là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo
dục nước ta.
- Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là ở bậc giáo dục tiểu học.

Bảo Hà
Xem chi tiết
Tố Uyên
21 tháng 5 2019 lúc 11:36

Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân

+ Quyền đó là: học không hạn chế bậc giáo dục từ tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học

+ Có thể học bất kỳ nghành nghề nào mà bản thân thích

+Tùy điều kiện cụ thể có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời

Nghĩa vụ: Trẻ em trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5) là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước ta.

Đối với bản thân: Giúp cho con người có thêm kiến thức, có hiểu biết, có phẩm chất tốt, được phát triển một cách toàn diện, trở thành người có ích cho chính mình, cho gia đình và xã hội.
- Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng một gia đình no ấm, hạnh phúc.
- Đối với xã hội: Những người được học tập, lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực để xây dựng một đất nước phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa, giàu đẹp.

CHÚC BN HOK TỐT!

Tuệ An
21 tháng 5 2019 lúc 11:53

Câu 2:

Đối với bản thân :
+ Học để sau này có việc làm kiếm sống, đền ơn cha mẹ.
+ Học để trở thành người có ích.
Đối với gia đình :
+ Học để gia đình được tôn trọng.
+ Học để giúp đỡ gia đình sau này.
Đối với xã hội :
+ Học để trở thành người có ích, làm cho đất nước thêm giàu đẹp.
+ Học để trở thành một người công dân tốt.

Câu 1:

* Quyền:

Mọi công dân có thể học không hạn chế, từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học; Có thể học bất cứ ngành nghề nào thích hợp với bản thân Có thể học bằng nhiều hình thức, học suốt đời

* Nghĩa vụ:

Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học, là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước ta. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là ở bậc giáo dục tiểu học.
sakura Kiemono
21 tháng 5 2019 lúc 17:44

Câu 1: Nội dung quyền nghĩa vụ học tập.

a) Quyền học tập:

- Mọi công dân đều có quyền học tập, không chế hạn về trình độ, độ tuổi.

- Được học bằng nhiều hình thức.

- Học bất cứ ngành nghề gì phù hợp với điều kiện, sở thích của mình.

b) Nghĩa vụ học tập:

- Từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành giáo dục tiểu học; từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS.

Câu 2: Ý nghĩa của quyền học tập đối với mọi người.

- - Đối với bản thân: Giúp cho con người có thêm kiến thức, có hiểu biết, có phẩm chất tốt, được phát triển một cách toàn diện, trở thành người có ích cho chính mình, cho gia đình và xã hội.

- Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng một gia đình no ấm, hạnh phúc.

- Đối với xã hội: Những người được học tập, lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực để xây dựng một đất nước phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa, giàu đẹp.

Chúc bạn thi tốt !?!?!?!hihi

Phạm Trần Minh Anh
Xem chi tiết
minh nguyet
28 tháng 3 2021 lúc 20:25

a. Quyền học tập:

 

- Mọi công dân đều có quyền học tập, không hạn chế về trình độ, độ tuổi.

 

- Được học bằng nhiều hình thức.

- Học bất cứ ngành nghề gì phù hợp với điều kiện, sở thích của mình.

b. Nghĩa vụ học tập:

- CD từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc GD tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS.

- Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.

Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân

Ví dụ: Học sinh lên 6 tuổi được đi học tiểu học...

 

Lạc Chỉ
Xem chi tiết

haha để mik tìm cho chờ tí nha cho mik đã

Đặng Hoàng Long
11 tháng 2 2019 lúc 21:47

 Quyền công dân:

Học tậpNghiên cứu khoa họcTự do đi lại và cư trúKhông bị xâm hại về chỗ ở và thân thểHưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.

- Nghĩa vụ công dân:

Bảo vệ đất nướcĐi nghĩa vụ quân sự (Đối với nam)Tông trọng và bảo vệ tài sản nhà nướcĐóng thuế, lao động công íchTuân theo hiến pháp và pháp luật.

- Quyền của trẻ em:

Quyền sống còn: quyền cố hữu được sống, đăng kí khai sinh ngay sau khi sinh...Quyền được bảo vệ: bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ phẩm giá, giúp đỡ đặc biệtQuyền phát triển: được học hành, tham gia các hoạt động xã hội...Quyền tham gia: trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến...

- Bổn phận trẻ em:

Trẻ em hiểu sự quan tâm, biết ơn cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình.Đền đáp lại công ơn đó bằng cách thực hiện tốt bổn phận của mình: cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành công dân có ích cho đất nước;
Nguyễn Hoa Hạ Mây
11 tháng 2 2019 lúc 21:57

*Các quyền:

+ Quyền sống còn: quyền cố hữu được sống, đăng kí khai sinh ngay sau khi sinh...

+ Quyền được bảo vệ: bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ phẩm giá, giúp đỡ đặc biệt

+ Quyền phát triển: được học hành, tham gia các hoạt động xã hội...

+ Quyền tham gia: trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến...

* Bổn phận:

+ Trẻ em hiểu sự quan tâm, biết ơn cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình.

+ Đền đáp lại công ơn đó bằng cách thực hiện tốt bổn phận của mình: cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành công dân có ích cho đất nước; thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân.

⬛사랑drarry🖤
Xem chi tiết
nguyễn phạm lan anh
Xem chi tiết
ưewqe2
2 tháng 5 2019 lúc 17:55

tao là thằng học ngu nhưng... con cặc tụi bay

Nguyễn Viết Ngọc
3 tháng 5 2019 lúc 14:47

Điều 14  

1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Điều 15  

1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Điều 16  

1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Điều 17  

1. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

2. Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.

3. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.

Điều 18  

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

 2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Điều 19  

Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. 

Điều 20  

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.

Điều 21  

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. 

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

Điều 22  

1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.

Điều 23  

Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Điều 24

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Điều 25  

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Điều 26  

1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.

Điều 27  

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Điều 28  

1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Điều 29   

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

Điều 30  

1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. 

3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

Điều 31  

1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai. 

3. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.

4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. 

5. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.

Điều 32  

1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. 
2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.

3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.

Điều 33  

Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Điều 34  

Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.

Điều 35  

1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.

2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.   

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu. 

Điều 36  

1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

 2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.

 Điều 37  

1. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

2. Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.

3. Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 38  

1. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.

2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.

Điều 39  

Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.

Điều 40  

Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó.

Điều 41  

Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa. 

Điều 42  

Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.

Điều 43   

Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. 

Điều 44  

Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.

Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.

Điều 45  

1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

2. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân. 

Điều 46  

Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.

Điều 47  

Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.

Điều 48  

Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam.

Điều 49  

Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét cho cư trú.

bạn tự chắt lọc ra nhé !

 
nguyễn phạm lan anh
6 tháng 5 2019 lúc 19:27

công dân có quyền và có trách nhiệm giám sát góp ý kiến vào hoạt động cử các đải biểu và các cơ quan đại biểu do mình bầu ra đông thời có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách phát luật của nhà nước bảo vệ các cơ quan nhà nước giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành công vụ